2. Hoàn cảnh sinh hoạt thiêng liêng của con người
Muốn khám phá ra lý do tại sao tự bản chất của nó, sự chết là biến cố cực kỳ quan yếu trong hiện sinh con người, ta phải phân tích hoàn cảnh sinh hoạt thiêng liêng trong trạng thái hiện nay khi thân xác vẫn còn kết hợp với linh hồn và sau đó, tìm hiểu xem điều gì tiếp diễn khi sự kết hợp này không còn nữa. Sinh hoạt thiêng liêng của con người mà ta tìm hiểu ở đây là sinh hoạt tự do, có chủ tâm.
Thân xác còn kết hợp với linh hồn. Trong thân phận tử sinh của con người, mọi diễn trình sinh dưỡng (vegetative), cảm thức, và tri thức đều được tích nhập vào đời sống chọn lựa, nhờ đó, họ chọn lựa các mục đích và tự điều hướng họ về các mục đích này. Bao lâu con người còn thực hiện các chọn lựa trong tư cách một hợp thể gồm cả xác lẫn hồn, thì việc họ cam kết long trọng nhất và toàn diện nhất đối với một mục đích vẫn thiếu sự ổn định hoàn hảo ở bên trong. Bất kể họ tốt lành đến đâu, cá tính luân lý của họ cũng không tuyệt đối bất khả hủ hóa. Do đó, ngay trong cam kết đối với điều họ coi là sự thiện cao nhất, sự lựa chọn của họ vẫn có thể được sửa đổi ngay từ bên trong. Việc có thể sửa đổi này xuất phát từ các điều kiện mà vấn đề ấy đã đem vào đời sống chọn lựa của họ. Đời sống tri thức và ý chí của họ trực tiếp lệ thuộc việc nó vận hành đối với đời sống cảm thức, là đời sống liên tục tiếp xúc với thực tại vật chất luôn luôn thay đổi. Việc tiếp xúc này làm trí tưởng tượng của con người chuyển dịch không ngừng từ vật này tới vật nọ.
Sự chuyển dịch như trên của trí tưởng tượng dẫn tới sự chuyển dịch của chú ý tri thức, và sự chuyển dịch này, đến lượt nó, làm cho sự chuyển dịch về ý hướng của ý chí trở thành khả hữu trong cam kết của con người đối với một mục đích. Sự chuyển dịch trong ý chí này không nên xẩy ra, nhưng nó luôn luôn có thể xẩy ra bao lâu sự cam kết của con người còn lệ thuộc thứ nhận thức luôn luôn thay đổi quan điểm của mình và do đó, có khả năng xem xét các chọn lựa và các cách hành động khác với mục đích mà họ đã cam kết. Bởi thế, bao lâu tinh thần con người còn trực tiếp lệ thuộc các điều kiện thuộc thời gian và không gian trong sinh hoạt của nó, thì họ phải luôn tái duyệt phán đoán của họ xem điều gì mới cực kỳ quan trọng và đâu là cam kết của họ đối với mục đích của đời họ.
Lúc hồn lìa khỏi xác. Nhưng một khi lìa khỏi vật chất, tinh thần con người không còn lệ thuộc tính dễ thay đổi mà các điều kiện vật chất đã đem vào sinh hoạt của nó. Mục đích đã được tự do ấn định như là cùng đích của nó sẽ mãi mãi là nguyên lý thứ nhất của mọi chọn lựa và sinh hoạt sau đó. Mục đích này đã trở thành sự thiện tối cao đối với linh hồn, một sự thiện được linh hồn cam kết với hết cá tính của nó, với sự thông sáng và chú ý hoàn toàn và trọn vẹn của trí khôn. Việc cam kết với cùng đích này nay không còn có thể sửa đổi từ bên trong được nữa. Cùng đích này nay được ước muốn hoàn toàn chỉ vì một mình nó mà thôi, và bất kể việc gì khác có thể được ước muốn sau đó đều được ước muốn cách nào đó vì cùng đích này mà thôi. Sự chọn lựa này chỉ có thể thay đổi nếu có thể thay đổi quá khứ, làm cho điều đã làm không xẩy ra. Nhưng linh hồn nay đã xác định hướng đi yếu tính và nền tảng cho sinh hoạt của nó từ bên trong và vĩnh viễn rồi.
3. Giây phút chuyển tiếp
Nhưng vẫn còn một điều phải xem xét nữa, đó là giây phút thực sự chuyển tiếp từ cách hành động này qua cách hành động nọ, tức giây phút chết. Chính ở giây phút lìa khỏi thân xác này, mà linh hồn hết hành động một cách dễ thay đổi từ trong nền tảng và bắt đầu hành động với một ý hướng không thể thay đổi từ bên trong hướng về một cùng đích cụ thể. Nếu người nào đó chết trong Chúa Kitô, thì ý hướng này mãi mãi hướng về Thiên Chúa trong yêu thương, suy phục và hân hoan. Nếu ai đó chết trong khi bác bỏ Chúa Kitô, thì ý hướng này mãi mãi hướng về chính họ trong thù ghét Thiên Chúa và nổi loạn cùng khốn khổ khôn nguôi. Nhưng ý hướng này sau cùng đã xuất hiện ra sao? Vào giờ chết, con người cuối cùng đã cố định ra sao hướng đi của mình nhắm tới cùng đích?
a. Quan điểm chọn lựa tự do. Các nhà thần học không hoàn toàn đồng ý với nhau về câu trả lời cho câu hỏi trên. Một số dành cho hành vi này, thực hiện lúc hồn lìa khỏi xác, mọi đặc tính của một hành vi hoàn toàn tự do. Sau khi tự lên khuôn một phần cho mình bằng man vàn các chọn lựa nhưng chưa bao giờ hoàn toàn đính kết họ vào một mục đích dứt khoát, con người giờ đây, nhờ mang trọn lịch sử các chọn lựa ấy, nên đã, một cách dứt khoát, không thể vãn hồi, hoàn toàn tự do chọn một là phê chuẩn đời sống họ vốn sống hai là bác bỏ nó. Đây là một hành vi cực kỳ nhân bản, cực kỳ tự do, cuối cùng được chọn lựa giữa Thiên Chúa và sự thiện tạo dựng, chấm dứt thời gian thử thách gian nan và liên kết nó với hậu quả vĩnh viễn của nó. Cần phải nhấn mạnh rằng hành vi này, dù tự do, nhưng không diễn ra mà lại không có liên hệ hay lệ thuộc chi với đời sống trước đó. Theo các nhà thần học này, về lý thuyết, người ta rất có thể sống một đời sống hoàn toàn tội lỗi và vị kỷ nhưng đến lúc chết vẫn có thể suy phục ơn thánh cứu rỗi của Thiên Chúa; nhưng, họ nói thêm, điều này cực kỳ khó có thể xẩy ra. Như thể người ta phải đi dây qua một vực thẳm không đáy để qua bên kia an toàn. Nếu trước đây, họ chưa bao giờ nghiêm túc lưu ý tới việc phải đi dây ra sao (khi luôn có lưới an toàn ở bên dưới), thì không có bao nhiêu hy vọng cố gắng sau cùng này sẽ thành công. Các thói quen đã thành hình trong cuộc sống trước đó không hề mất đi chút sức mạnh nào trong việc ảnh ưởng tới sự chọn lựa vào lúc phải quyết định sau cùng này. Một người mà trọn cuộc sống của họ chỉ hoàn toàn để thoả mãn bản thân thì, vào lúc này, gần như chắc chắn càng quan tâm đến họ nhiều hơn bất cứ điều gì khác, và sẽ chỉ nghĩ đến Thiên Chúa như phương tiện để tạo hạnh phúc riêng của họ, chứ không phải là cùng đích đáng thờ phượng trong kính yêu. Chắc chắn họ chỉ tự do chọn sống vĩnh viễn như họ đã tự do chọn sống thời gian.
Phê bình quan điểm chọn lựa tự do. Một số luận điểm khác nhau đã được đưa ra để nâng đỡ lý thuyết tự do chọn lựa nói trên vào lúc chết. Không tội trọng nào phạm lúc còn sống mà lại xấu xa đủ để biện minh cho hình phạt đời đời trong hỏa ngục; nhưng một hành vi chống lại Thiên Chúa, phạm với sự hiểu biết rõ ràng hoàn toàn mới tập trung trong nó mọi sự dữ vốn nhất thiết được coi là đủ để giáng hình phạt khủng khiếp kia. Hành vi hoàn toàn có chủ tâm bác bỏ Thiên Chúa này tự nó đã giập tắt các thói quen của đức tin và đức cậy siêu nhiên nơi những người tội lỗi nào lúc chết đang sở hữu chúng, dù họ thiếu đức ái; vì xem ra không thích đáng khi coi Thiên Chúa như nguyên nhân trực tiếp của việc ngưng các thói quen này, nhưng chúng phải ngưng khi linh hồn vĩnh viễn phải cắt rời khỏi Thiên Chúa mà vào hỏa ngục. Giải pháp này có thể giải thích được việc ơn thánh Thiên Chúa có thể tác động ra sao và cứu được các trẻ thơ chết mà chưa được chịu Phép Rửa; vì vào lúc này, các em được ban cho khả năng chọn Thiên Chúa như cùng đích của các em và do đó, đạt được hạnh phúc vĩnh cửu với Người. Sau cùng, các nhà thần học này nói rằng: điều xem ra lạ lùng là hành vi mà mọi sự trong hiện hữu của con người tùy thuộc vào lại không phải là một hành vi nhân linh, nghĩa là một hành vi hoàn toàn tự do, có chủ tâm, theo nghĩa đầy đủ nhất.
Các luận điểm trên, dù có khả năng thuyết phục, nhưng không thuyết phục được ai, và chúng thiếu hỗ trợ thực chất trong Thánh Kinh và Thánh Truyền. Toàn bộ Thánh Kinh đã cho rằng con người cuối cùng sẽ bị phán xét và số phận đời đời của họ sẽ được xác định bởi các việc làm và chọn lựa đã thực hiện lúc còn sống cuộc sống tử sinh, lúc linh hồn còn kết hợp với thân xác và hành xử một cách lệ thuộc nó. Không một chỗ nào nhắc đến việc chọn lựa có tính quyết định của linh hồn vào lúc nó rời khỏi xác và không phụ thuộc thân xác nữa. Thánh Phaolô, chẳng hạn, viết rằng “Mọi người chúng ta đều sẽ xuất hiện trước tòa án của Chúa Kitô, để nhận lãnh điều tốt hay điều xấu, tùy theo những gì mỗi người từng làm trong thân xác” (2Cr 5:10). Các Giáo Phụ đã giả thiết một cách tỏ tường rằng thời gian thử thách và trạng thái kết hợp chỉ là một. Điều này đặc biệt rõ ràng trong các giáo huấn của các ngài về phép thống hối, trong đó, các ngài cảnh cáo các Kitô hữu rằng họ sẽ không còn cơ hội thống hối một khi họ đã lìa bỏ thế giới này (xem Pseudo-Clement, Cor. 8.2–3). Ngoài ra, đức tin định tín của Công Giáo dạy rằng mọi trẻ thơ chết sau khi chịu Phép Rửa đều được cứu rỗi. Ấy thế nhưng, nếu các em tự do chọn cùng đích của mình ở lúc chết, thì xem ra không có lời giải thích tại sao một số em lại không chọn việc bác bỏ Thiên Chúa, giống như một số thiên thần đã làm lúc bị thử thách.
Hơn nữa, Giáo Hội hữu hình, Nhiệm Thể Chúa Kitô, được mạc khải trình bầy như hòm bia cứu rỗi, một phương thế để đạt tới sự sống đời đời. Như thế, xem ra sinh hoạt dứt khoát của con người để đạt được sự kết hợp mãi mãi với Chúa Kitô hẳn phải xẩy ra khi họ còn là chi thể của Giáo Hội hữu hình. Cuối cùng, khi nhớ lại rằng các trước tác đầu tiên của phái Ngộ Đạo đầy rẫy các truyện kể về các thử thách và cám dỗ cần phải vượt qua khi linh hồn không còn kết hợp với thân xác nữa, thì hẳn ta sẽ lấy làm lạ, thậm chí khó hiểu, khi toàn bộ mạc khải Kitô Giáo hoàn toàn im lặng đối với các thử thách này, các thử thách mà mọi sự giả thiết phải tùy thuộc. Vì thế, nhiều thần học gia không chấp nhận thuyết chọn lựa tự do ở lúc chết và giải thích cách khác về sinh hoạt của linh hồn, một sinh hoạt khai mở trạng thái không thể thay đổi của con người vào lúc qua đời.
Kỳ sau: b. Quan điểm tóm kết các hành vi tự do
Muốn khám phá ra lý do tại sao tự bản chất của nó, sự chết là biến cố cực kỳ quan yếu trong hiện sinh con người, ta phải phân tích hoàn cảnh sinh hoạt thiêng liêng trong trạng thái hiện nay khi thân xác vẫn còn kết hợp với linh hồn và sau đó, tìm hiểu xem điều gì tiếp diễn khi sự kết hợp này không còn nữa. Sinh hoạt thiêng liêng của con người mà ta tìm hiểu ở đây là sinh hoạt tự do, có chủ tâm.
Thân xác còn kết hợp với linh hồn. Trong thân phận tử sinh của con người, mọi diễn trình sinh dưỡng (vegetative), cảm thức, và tri thức đều được tích nhập vào đời sống chọn lựa, nhờ đó, họ chọn lựa các mục đích và tự điều hướng họ về các mục đích này. Bao lâu con người còn thực hiện các chọn lựa trong tư cách một hợp thể gồm cả xác lẫn hồn, thì việc họ cam kết long trọng nhất và toàn diện nhất đối với một mục đích vẫn thiếu sự ổn định hoàn hảo ở bên trong. Bất kể họ tốt lành đến đâu, cá tính luân lý của họ cũng không tuyệt đối bất khả hủ hóa. Do đó, ngay trong cam kết đối với điều họ coi là sự thiện cao nhất, sự lựa chọn của họ vẫn có thể được sửa đổi ngay từ bên trong. Việc có thể sửa đổi này xuất phát từ các điều kiện mà vấn đề ấy đã đem vào đời sống chọn lựa của họ. Đời sống tri thức và ý chí của họ trực tiếp lệ thuộc việc nó vận hành đối với đời sống cảm thức, là đời sống liên tục tiếp xúc với thực tại vật chất luôn luôn thay đổi. Việc tiếp xúc này làm trí tưởng tượng của con người chuyển dịch không ngừng từ vật này tới vật nọ.
Sự chuyển dịch như trên của trí tưởng tượng dẫn tới sự chuyển dịch của chú ý tri thức, và sự chuyển dịch này, đến lượt nó, làm cho sự chuyển dịch về ý hướng của ý chí trở thành khả hữu trong cam kết của con người đối với một mục đích. Sự chuyển dịch trong ý chí này không nên xẩy ra, nhưng nó luôn luôn có thể xẩy ra bao lâu sự cam kết của con người còn lệ thuộc thứ nhận thức luôn luôn thay đổi quan điểm của mình và do đó, có khả năng xem xét các chọn lựa và các cách hành động khác với mục đích mà họ đã cam kết. Bởi thế, bao lâu tinh thần con người còn trực tiếp lệ thuộc các điều kiện thuộc thời gian và không gian trong sinh hoạt của nó, thì họ phải luôn tái duyệt phán đoán của họ xem điều gì mới cực kỳ quan trọng và đâu là cam kết của họ đối với mục đích của đời họ.
Lúc hồn lìa khỏi xác. Nhưng một khi lìa khỏi vật chất, tinh thần con người không còn lệ thuộc tính dễ thay đổi mà các điều kiện vật chất đã đem vào sinh hoạt của nó. Mục đích đã được tự do ấn định như là cùng đích của nó sẽ mãi mãi là nguyên lý thứ nhất của mọi chọn lựa và sinh hoạt sau đó. Mục đích này đã trở thành sự thiện tối cao đối với linh hồn, một sự thiện được linh hồn cam kết với hết cá tính của nó, với sự thông sáng và chú ý hoàn toàn và trọn vẹn của trí khôn. Việc cam kết với cùng đích này nay không còn có thể sửa đổi từ bên trong được nữa. Cùng đích này nay được ước muốn hoàn toàn chỉ vì một mình nó mà thôi, và bất kể việc gì khác có thể được ước muốn sau đó đều được ước muốn cách nào đó vì cùng đích này mà thôi. Sự chọn lựa này chỉ có thể thay đổi nếu có thể thay đổi quá khứ, làm cho điều đã làm không xẩy ra. Nhưng linh hồn nay đã xác định hướng đi yếu tính và nền tảng cho sinh hoạt của nó từ bên trong và vĩnh viễn rồi.
3. Giây phút chuyển tiếp
Nhưng vẫn còn một điều phải xem xét nữa, đó là giây phút thực sự chuyển tiếp từ cách hành động này qua cách hành động nọ, tức giây phút chết. Chính ở giây phút lìa khỏi thân xác này, mà linh hồn hết hành động một cách dễ thay đổi từ trong nền tảng và bắt đầu hành động với một ý hướng không thể thay đổi từ bên trong hướng về một cùng đích cụ thể. Nếu người nào đó chết trong Chúa Kitô, thì ý hướng này mãi mãi hướng về Thiên Chúa trong yêu thương, suy phục và hân hoan. Nếu ai đó chết trong khi bác bỏ Chúa Kitô, thì ý hướng này mãi mãi hướng về chính họ trong thù ghét Thiên Chúa và nổi loạn cùng khốn khổ khôn nguôi. Nhưng ý hướng này sau cùng đã xuất hiện ra sao? Vào giờ chết, con người cuối cùng đã cố định ra sao hướng đi của mình nhắm tới cùng đích?
a. Quan điểm chọn lựa tự do. Các nhà thần học không hoàn toàn đồng ý với nhau về câu trả lời cho câu hỏi trên. Một số dành cho hành vi này, thực hiện lúc hồn lìa khỏi xác, mọi đặc tính của một hành vi hoàn toàn tự do. Sau khi tự lên khuôn một phần cho mình bằng man vàn các chọn lựa nhưng chưa bao giờ hoàn toàn đính kết họ vào một mục đích dứt khoát, con người giờ đây, nhờ mang trọn lịch sử các chọn lựa ấy, nên đã, một cách dứt khoát, không thể vãn hồi, hoàn toàn tự do chọn một là phê chuẩn đời sống họ vốn sống hai là bác bỏ nó. Đây là một hành vi cực kỳ nhân bản, cực kỳ tự do, cuối cùng được chọn lựa giữa Thiên Chúa và sự thiện tạo dựng, chấm dứt thời gian thử thách gian nan và liên kết nó với hậu quả vĩnh viễn của nó. Cần phải nhấn mạnh rằng hành vi này, dù tự do, nhưng không diễn ra mà lại không có liên hệ hay lệ thuộc chi với đời sống trước đó. Theo các nhà thần học này, về lý thuyết, người ta rất có thể sống một đời sống hoàn toàn tội lỗi và vị kỷ nhưng đến lúc chết vẫn có thể suy phục ơn thánh cứu rỗi của Thiên Chúa; nhưng, họ nói thêm, điều này cực kỳ khó có thể xẩy ra. Như thể người ta phải đi dây qua một vực thẳm không đáy để qua bên kia an toàn. Nếu trước đây, họ chưa bao giờ nghiêm túc lưu ý tới việc phải đi dây ra sao (khi luôn có lưới an toàn ở bên dưới), thì không có bao nhiêu hy vọng cố gắng sau cùng này sẽ thành công. Các thói quen đã thành hình trong cuộc sống trước đó không hề mất đi chút sức mạnh nào trong việc ảnh ưởng tới sự chọn lựa vào lúc phải quyết định sau cùng này. Một người mà trọn cuộc sống của họ chỉ hoàn toàn để thoả mãn bản thân thì, vào lúc này, gần như chắc chắn càng quan tâm đến họ nhiều hơn bất cứ điều gì khác, và sẽ chỉ nghĩ đến Thiên Chúa như phương tiện để tạo hạnh phúc riêng của họ, chứ không phải là cùng đích đáng thờ phượng trong kính yêu. Chắc chắn họ chỉ tự do chọn sống vĩnh viễn như họ đã tự do chọn sống thời gian.
Phê bình quan điểm chọn lựa tự do. Một số luận điểm khác nhau đã được đưa ra để nâng đỡ lý thuyết tự do chọn lựa nói trên vào lúc chết. Không tội trọng nào phạm lúc còn sống mà lại xấu xa đủ để biện minh cho hình phạt đời đời trong hỏa ngục; nhưng một hành vi chống lại Thiên Chúa, phạm với sự hiểu biết rõ ràng hoàn toàn mới tập trung trong nó mọi sự dữ vốn nhất thiết được coi là đủ để giáng hình phạt khủng khiếp kia. Hành vi hoàn toàn có chủ tâm bác bỏ Thiên Chúa này tự nó đã giập tắt các thói quen của đức tin và đức cậy siêu nhiên nơi những người tội lỗi nào lúc chết đang sở hữu chúng, dù họ thiếu đức ái; vì xem ra không thích đáng khi coi Thiên Chúa như nguyên nhân trực tiếp của việc ngưng các thói quen này, nhưng chúng phải ngưng khi linh hồn vĩnh viễn phải cắt rời khỏi Thiên Chúa mà vào hỏa ngục. Giải pháp này có thể giải thích được việc ơn thánh Thiên Chúa có thể tác động ra sao và cứu được các trẻ thơ chết mà chưa được chịu Phép Rửa; vì vào lúc này, các em được ban cho khả năng chọn Thiên Chúa như cùng đích của các em và do đó, đạt được hạnh phúc vĩnh cửu với Người. Sau cùng, các nhà thần học này nói rằng: điều xem ra lạ lùng là hành vi mà mọi sự trong hiện hữu của con người tùy thuộc vào lại không phải là một hành vi nhân linh, nghĩa là một hành vi hoàn toàn tự do, có chủ tâm, theo nghĩa đầy đủ nhất.
Các luận điểm trên, dù có khả năng thuyết phục, nhưng không thuyết phục được ai, và chúng thiếu hỗ trợ thực chất trong Thánh Kinh và Thánh Truyền. Toàn bộ Thánh Kinh đã cho rằng con người cuối cùng sẽ bị phán xét và số phận đời đời của họ sẽ được xác định bởi các việc làm và chọn lựa đã thực hiện lúc còn sống cuộc sống tử sinh, lúc linh hồn còn kết hợp với thân xác và hành xử một cách lệ thuộc nó. Không một chỗ nào nhắc đến việc chọn lựa có tính quyết định của linh hồn vào lúc nó rời khỏi xác và không phụ thuộc thân xác nữa. Thánh Phaolô, chẳng hạn, viết rằng “Mọi người chúng ta đều sẽ xuất hiện trước tòa án của Chúa Kitô, để nhận lãnh điều tốt hay điều xấu, tùy theo những gì mỗi người từng làm trong thân xác” (2Cr 5:10). Các Giáo Phụ đã giả thiết một cách tỏ tường rằng thời gian thử thách và trạng thái kết hợp chỉ là một. Điều này đặc biệt rõ ràng trong các giáo huấn của các ngài về phép thống hối, trong đó, các ngài cảnh cáo các Kitô hữu rằng họ sẽ không còn cơ hội thống hối một khi họ đã lìa bỏ thế giới này (xem Pseudo-Clement, Cor. 8.2–3). Ngoài ra, đức tin định tín của Công Giáo dạy rằng mọi trẻ thơ chết sau khi chịu Phép Rửa đều được cứu rỗi. Ấy thế nhưng, nếu các em tự do chọn cùng đích của mình ở lúc chết, thì xem ra không có lời giải thích tại sao một số em lại không chọn việc bác bỏ Thiên Chúa, giống như một số thiên thần đã làm lúc bị thử thách.
Hơn nữa, Giáo Hội hữu hình, Nhiệm Thể Chúa Kitô, được mạc khải trình bầy như hòm bia cứu rỗi, một phương thế để đạt tới sự sống đời đời. Như thế, xem ra sinh hoạt dứt khoát của con người để đạt được sự kết hợp mãi mãi với Chúa Kitô hẳn phải xẩy ra khi họ còn là chi thể của Giáo Hội hữu hình. Cuối cùng, khi nhớ lại rằng các trước tác đầu tiên của phái Ngộ Đạo đầy rẫy các truyện kể về các thử thách và cám dỗ cần phải vượt qua khi linh hồn không còn kết hợp với thân xác nữa, thì hẳn ta sẽ lấy làm lạ, thậm chí khó hiểu, khi toàn bộ mạc khải Kitô Giáo hoàn toàn im lặng đối với các thử thách này, các thử thách mà mọi sự giả thiết phải tùy thuộc. Vì thế, nhiều thần học gia không chấp nhận thuyết chọn lựa tự do ở lúc chết và giải thích cách khác về sinh hoạt của linh hồn, một sinh hoạt khai mở trạng thái không thể thay đổi của con người vào lúc qua đời.
Kỳ sau: b. Quan điểm tóm kết các hành vi tự do