NEW YORK - Cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới hiện nay là một đe dọa nghiêm trọng đối với quyền căn bản của con người không bị đói ăn, nhưng nó là một dịp để cộng đồng quốc tế chứng tỏ tinh thần trách nhiệm của mình.
Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh tổ chức Liên Hiệp Quốc tại New York, đã nói như trên trong bài tham luận đọc trước Ủy Ban kinh tế xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC) về các cộng đồng vùng quê và cuộc khủng hoảng lương thực, hôm mùng 2-7-2008.
Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng để thắng vượt cuộc khủng hoảng này các nước đang trên đường phát triển cần đẩy mạnh các cuộc cải cách ruộng đất, cung cấp các dụng cụ canh tác cho nông dân, làm sao đế thăng tiến sự phát triển và đạt tới các thị trường quốc tế. Hiện nay sự phát triển các cộng đoàn nông thôn bị ngăn trở bởi cuộc khủng hoảng lương thực và nền kinh tế tiến chậm tại nhiều nước đang trên đường phát triển. Hậu qủa là mức độ thiếu dinh dưỡng gia tăng tại nhiều vùng trên thế giới và giá cả ngũ cốc tăng vọt tại nhiều nước khác. Đó là một cuộc khủng hoảng kéo theo hệ lụy trên toàn xã hội. Trong số các lý do có các đường lối chính trị kinh tế và nông nghiệp thiển cận tạo ra sự xung khắc giữa nhịp cung và cầu. Ngoài ra còn có nạn đầu cơ tích trữ gia tăng, gía cả xăng nhớt không thể kiểm soát nổi, và các điều kiện thời tiết bất lợi. Chính vì thế cộng đồng thế giới không thể chờ đợi, mà phải có bổn phận trả lời cho cuộc khủng hoảng lương thực này. Thật là không thể tưởng tượng được sự kiện cộng đồng quốc tế không có một ngân qũy đặc biệt dể trợ giúp các dân tộc bị nạn đói đe dọa, trong khi đó thế giới bỏ ra mỗi năm 1.300 tỹ mỹ kim cho các dịch vụ mua bán khí giới. Nhưng để cho sự trợ giúp được hữu hiệu cần phải có nỗ lực thỏa hiệp giữa mọi phe liên hệ để tài trợ cho các chương trình phát triển nông nghiệp dài hạn.
Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh tổ chức Liên Hiệp Quốc tại New York, đã nói như trên trong bài tham luận đọc trước Ủy Ban kinh tế xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC) về các cộng đồng vùng quê và cuộc khủng hoảng lương thực, hôm mùng 2-7-2008.
Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng để thắng vượt cuộc khủng hoảng này các nước đang trên đường phát triển cần đẩy mạnh các cuộc cải cách ruộng đất, cung cấp các dụng cụ canh tác cho nông dân, làm sao đế thăng tiến sự phát triển và đạt tới các thị trường quốc tế. Hiện nay sự phát triển các cộng đoàn nông thôn bị ngăn trở bởi cuộc khủng hoảng lương thực và nền kinh tế tiến chậm tại nhiều nước đang trên đường phát triển. Hậu qủa là mức độ thiếu dinh dưỡng gia tăng tại nhiều vùng trên thế giới và giá cả ngũ cốc tăng vọt tại nhiều nước khác. Đó là một cuộc khủng hoảng kéo theo hệ lụy trên toàn xã hội. Trong số các lý do có các đường lối chính trị kinh tế và nông nghiệp thiển cận tạo ra sự xung khắc giữa nhịp cung và cầu. Ngoài ra còn có nạn đầu cơ tích trữ gia tăng, gía cả xăng nhớt không thể kiểm soát nổi, và các điều kiện thời tiết bất lợi. Chính vì thế cộng đồng thế giới không thể chờ đợi, mà phải có bổn phận trả lời cho cuộc khủng hoảng lương thực này. Thật là không thể tưởng tượng được sự kiện cộng đồng quốc tế không có một ngân qũy đặc biệt dể trợ giúp các dân tộc bị nạn đói đe dọa, trong khi đó thế giới bỏ ra mỗi năm 1.300 tỹ mỹ kim cho các dịch vụ mua bán khí giới. Nhưng để cho sự trợ giúp được hữu hiệu cần phải có nỗ lực thỏa hiệp giữa mọi phe liên hệ để tài trợ cho các chương trình phát triển nông nghiệp dài hạn.