Theo tin AP ngày 7 tháng 8, ISIS, nhóm Hồi Giáo quá khích trong vụ xua đuổi các Kitô Hữu ra khỏi Mosul, Iraq, tay không, đang kiểm soát phần lớn làng mạc thuộc Bình Nguyên Niniveh, khu vực phía bắc nơi các Kitô hữu phải ẩn trốn để tránh thoát điều xem ra như một cuộc diệt chủng.
Nhân dịp này, văn phòng báo chí Tòa Thánh có ra một tuyên cáo. Trong đó, Cha Lombardi, phát ngôn viên của Tòa Thánh cho hay: Đức Thánh Cha rất quan tâm lo lắng trước những tin thảm khốc đang diễn ra tại phía bắc Iraq cho những người dân không một chút phương tiện tự bảo vệ nào. Cha nhắc lại lời Đức Thánh Cha tuyên bố ngày 20 tháng 7 vừa qua: “Anh em chúng ta đang bị bách hại, họ đang bị quăng ra ngoài, họ phải rời bỏ nhà cửa của họ mà không thể mang theo vật dụng gì. Tôi muốn bày tỏ với các gia đình và những người này sự gần gũi và lời cầu nguyện liên lỉ của tôi. Anh chị em rất quí mến, bị bách hại như thế, tôi biết anh chị em đau đớn rất nhiều; tôi biết anh chị em đã bị tước đoạt mọi sự. Tôi luôn hiện diện với anh chị em trong đức tin vào Đấng đã chiến thắng sự ác!”.
Với các biến cố đáng lo ngại hiện nay, Đức Thánh Cha lặp lại sự gần gũi thiêng liêng của ngài đối với tất cả những ai đang kinh qua cơn thử thách hết sức đau đớn và ngài cùng hợp nhất với các lời kêu gọi xé lòng của các giám mục địa phương xin mọi người, cùng với các ngài và cùng với các cộng đồng đang bị bách hại, đồng thanh liên lỉ cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần ban ơn bình an.
Đàng khác, Đức Thánh Cha cũng lên tiếng khẩn thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế để, trong khi cố gắng chấm dứt thảm cảnh nhân đạo đang diễn ra, họ tìm hết cách bảo vệ tất cả những ai đang bị bạo lực đàn áp hay đe dọa và bảo đảm trợ giúp tất cả những người di tản, nhất là để họ có được những nhu cầu khẩn thiết nhất, vì số phận họ hiện hoàn toàn phụ thuộc vào tình liên đới của người khác.
Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi lương tâm mọi người và mọi tín hữu: “Xin Thiên Chúa của hòa bình khơi dậy nơi mọi người ước muốn đối thoại và hoà giải chân chính. Không thể đánh bại bạo lực bằng bạo lực được. Bạo lực chỉ có thể bị đánh bại bởi hoà bình mà thôi! Ta hãy thinh lặng cầu nguyện, xin được ơn bình an”.
Thượng Phụ Louis Raphael I Sako của Giáo Hội Công Giáo Canđê cũng gửi một lá thư cho Aleteia, cơ quan ngôn luận của Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Có Nhu Cầu để tường trình về biến cố đang diễn ra: “Các chiến binh ISIS đang tấn công bằng súng cối hầu hết các làng thuộc bình nguyên Niniveh, trong đêm 6-7 tháng Tám và hiện họ đang kiểm soát khu vực này”.
Hãng tin AP, trích dẫn “một số vị linh mục ở phía Bắc Iraq” thì tường trình rằng các chiến binh của nhóm Quốc Gia Hồi Giáo đã tàn phá một nhóm làng mạc đa số theo Kitô Giáo dọc theo vùng bán tự trị của người Kurd, khiến hàng chục ngàn thường dân và chiến binh Kurd phải trốn chạy khỏi khu vực.
Việc chiếm Qaraqoush, ngôi làng Kitô Giáo lớn nhất Iraq và ít nhất bốn ấp gần đó đã đem Quốc Gia Hồi Giáo tới sát biên giới lãnh thổ của người Kurd tại Iraq và thủ phủ của họ là Irbil.
Thượng Phụ Sako cho hay: Irbil là một trong các thị trấn mà dân Kitô Giáo của bắc Iraq, ước lượng chừng 100,000 người, đã trốn tới, cùng với Duhok và Soulaymiyia. Những người trốn chạy dưới nhiệt độ hết sức cao này bao gồm người bệnh, trẻ sơ sinh và các phụ nữ mang thai. “Họ đang đối diện với một thảm họa nhân bản và liều mình bị diệt chủng. Họ cần nước, thực phẩm, chỗ ở…”.
Thượng Phụ Sako nói rằng các nhà thờ và tài sản của các nhà thờ này tại các làng Kitô Giáo đang bị chiếm hữu, một số bị tiêu hủy và phạm thánh. Việc tiêu hủy bao gồm việc thiêu rụi các sách chép tay và các tài liệu cổ xưa.
Quốc Gia Hồi Giáo đã chiếm những mảng lớn thuộc các vùng bắc và tây Iraq trong một cuộc tấn công thần tốc hồi tháng Sáu, trong đó có thành phố lớn thứ nhì của Iraq là Mosul. Cuộc tấn công dữ dội này đã đẩy Iraq vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất sau cuộc rút lui của quân đội Mỹ vào năm 2011.
Nhóm tách ra từ al-Qaida này từ đó đã áp đặt một chế độ giáo sĩ trị (caliphate) tự biên tự diễn trên phần đất họ kiểm soát được ở Iraq và Syria bằng cách tự ý giải thích luật Hồi Giáo một cách rất khắc nghiệt. Các lực lượng của chính phủ Iraq và các dân quân bộ lạc theo giáo phái Sunni liên minh với họ đang chật vật tìm cách đẩy lui lực lượng của Quốc Gia Hồi Giáo, nhưng rất ít tiến bộ.
Đức Cha Joseph Tomas, hiện hoạt động tại thành phố Kirkuk do người Kurd điều hành, nói rằng Quốc Gia Hồi Giáo, hôm thứ Tư vừa qua, đã tấn công Qaraqoush và bốn ấp lân cận là Tilkaif, Bartella, Karamless và Alqosh, tới thứ Năm thì họ kiểm soát được cả năm nơi.
Các đơn vị người Kurd có nhiệm vụ bảo vệ khu vực, đã cùng các thường dân trốn chạy. Các linh mục khác được AP tiếp xúc cũng xác nhận như thế.
Cha Gabriel, một cư dân tại Alqosh cho hay: cuộc tấn công khởi đầu hôm thứ Tư và tới 10 giờ đêm, phần lớn các quân sĩ người Kurd đã bỏ chạy. Các Kitô hữu và thành viên của các nhóm thiểu số khác chạy thoát thân: hàng ngàn người hướng lên phía Bắc Iraq do người Kurd kiểm soát.
Đức Cha Tomas cho hay: “Mọi làng Kitô Giáo hiện nay đều trống rỗng”.
Khi Mosul rơi vào tay họ, Quốc Gia Hồi Giáo ra cho các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo một tối hậu thư: trở lại Hồi Giáo, trả một món thuế cắt cổ hay bỏ nhà ra đi. Ai không tuân, sẽ bị giết.
Hôm thứ Hai, Thủ Tướng Nouri al-Maliki ra lệnh cho không quân Iraq cung cấp không trợ cho các lực lượng của người Kurd; đây là một hợp tác hiếm hoi giữa Baghdad và chính quyền địa phương người Kurd, đủ cho thấy cuộc khủng hoảng hiện rất nghiêm trọng.
Ở Batella, một trong các ấp bị tràn ngập chỉ trong một đêm, các binh sĩ người Kurd và các nhân viên an ninh Kitô Giáo địa phương tới gõ cửa từng nhà, yêu cầu họ ra đi.
Um Fadi, một nhân viên chính phủ, từng từ Mosul trốn chạy về Batella hai tuần trước, cho hay: “tình trạng của chúng tôi thật bi đát. Chúng tôi không biết phải làm gì hay đi đâu”.
Ông Nechirvan Barzani, đứng đầu chính quyền của vùng người Kurd, yêu cầu người Kurd tại Iraq “đừng hoảng sợ nhưng hãy bình thản” ở lại nơi hiện ở và tiếp tục sinh hoạt như thường lệ.
Nhưng tuần rồi, Quốc Gia Hồi Giáo lấy thêm thị trấn Sinjar ở tây bắc, buộc hàng chục ngàn người thuộc nhóm thiểu số Yazidi cổ xưa phải trốn vào vùng núi và vùng người Kurd.
Trong khi đó, số tử vong do loạt đặt bom hôm thứ Tư ở Baghdad đã lên tới 61, sau khi một số người bị thương qua đời. Thoạt đầu, hai vụ nổ bom xe hơi phát nổ tại khu phố đông dân của người Shiite tại Thành Phố Sadr, tiếp theo là vụ đặt bom tại khu vực Ur gần đó và hai vụ đặt bom khác tại đông nam Baghdad.
AP cũng tường rình rằng Quốc Gia Hồi Giáo còn chiếm giữ chiếc đập lớn nhất gần thành phố Mosul.
Thượng phụ Sako cho rằng chính phủ trung ương tại Iraq “bất lực không thi hành được luật lệ và trật tự” trong vùng, còn chính quyền vùng, do người Kurd nắm giữ, cũng gặp rắc rối vì phải đương đầu với một cuộc tiến quân dữ dội của những người thánh chiến.
Ngài nói rằng “rõ ràng đang có sự thiếu cộng tác giữa chính phủ trung ương và chính phủ tự trị miền. Cảnh ‘chân không’ này đã được Quốc Gia Hồi Giáo vận dụng để áp đặt ách cai trị và sự khủng bố của họ. Chúng ta cần sự hỗ trợ của quốc tế và một quân đội chuyên nghiệp, được vũ trang tốt. Tình thế đang từ xấu trở nên tệ hơn”.
Thượng Phụ Sako kết luận"Chúng tôi buồn sầu và đau đớn kêu gọi lương tâm mọi người và mọi người có thiện chí cũng như Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Âu Châu, cứu những con người vô tội này khỏi chết. Chúng tôi hy vọng sẽ không quá trễ”
Obama đáp ứng
Hình như Tổng Thống Obama nghe rõ lời kêu cứu của Đức Phanxicô và của Thượng Phụ Sako trên đây. Nên theo tin CNN hôm nay, ông vừa ra lệnh cho lực lượng quân sự Hoa Kỳ không trợ cho chính phủ Iraq bằng cách “oanh tạc một số mục tiêu đã nhắm trước” và nhất là thả dù thực phẩm thuốc men xuống các vùng tị nạn hiện đang gia tăng nhanh chóng ở bắc Iraq.
Ông Obama nói rằng oanh kích như thế để “bảo vệ nhân viên Mỹ và giúp các lực lượng Iraq”. Ông bảo: “Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ người của chúng ta. Chúng ta trợ giúp các đồng minh của ta khi họ gặp nguy biến”.
Quan tâm chính của Hoa Kỳ là hàng tá nhân viên sứ quán và các cố vấn quân sự của họ đang làm việc với giới quân sự Iraq tại Irbil, thành phố lớn nhất ại Iraq của người Kurd. Ông Obama nói ằng ông sẽ ra lệnh cho quân sự oanh kích nhóm Hồi Giáo quá khích nếu chúng tấn công thành phố.
Ông Obama cũng nói rằng ông đã cho phép các vụ không kích có nhắm trước “nếu cần” để giúp các lực luợng Iraq bảo vệ thường dân của họ. Ông bảo: “Khi có khả năng giúp tránh cơn tàn sát, thì tôi tin Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ không thể làm ngơ. Chúng ta có thể hành động một cách thận trọng và có trách nhiệm để ngăn chặn một hành vi có tiềm năng diệt chủng”
Tuy nhiên, ông cho hay sẽ không thể có việc quân bộ Hoa Kỳ trở lại Iraq, sau khi đã rút lui cách nay 2 năm.
Ông Obama nói thêm: ông cho phép không kích sau khi Hoa Kỳ đã cho thả dù thực phẩm và nước uống xuống Iraq, cung cấp viện trợ nhân đạo cho các nhóm thiểu số bị kẹt. “Sứ mệnh này được thi hành bởi một số máy bay quân sự Hoa Kỳ dưới sự điều khiển của Bộ Chỉ Huy Trung Ương Mỹ”.
Nhân dịp này, văn phòng báo chí Tòa Thánh có ra một tuyên cáo. Trong đó, Cha Lombardi, phát ngôn viên của Tòa Thánh cho hay: Đức Thánh Cha rất quan tâm lo lắng trước những tin thảm khốc đang diễn ra tại phía bắc Iraq cho những người dân không một chút phương tiện tự bảo vệ nào. Cha nhắc lại lời Đức Thánh Cha tuyên bố ngày 20 tháng 7 vừa qua: “Anh em chúng ta đang bị bách hại, họ đang bị quăng ra ngoài, họ phải rời bỏ nhà cửa của họ mà không thể mang theo vật dụng gì. Tôi muốn bày tỏ với các gia đình và những người này sự gần gũi và lời cầu nguyện liên lỉ của tôi. Anh chị em rất quí mến, bị bách hại như thế, tôi biết anh chị em đau đớn rất nhiều; tôi biết anh chị em đã bị tước đoạt mọi sự. Tôi luôn hiện diện với anh chị em trong đức tin vào Đấng đã chiến thắng sự ác!”.
Với các biến cố đáng lo ngại hiện nay, Đức Thánh Cha lặp lại sự gần gũi thiêng liêng của ngài đối với tất cả những ai đang kinh qua cơn thử thách hết sức đau đớn và ngài cùng hợp nhất với các lời kêu gọi xé lòng của các giám mục địa phương xin mọi người, cùng với các ngài và cùng với các cộng đồng đang bị bách hại, đồng thanh liên lỉ cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần ban ơn bình an.
Đàng khác, Đức Thánh Cha cũng lên tiếng khẩn thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế để, trong khi cố gắng chấm dứt thảm cảnh nhân đạo đang diễn ra, họ tìm hết cách bảo vệ tất cả những ai đang bị bạo lực đàn áp hay đe dọa và bảo đảm trợ giúp tất cả những người di tản, nhất là để họ có được những nhu cầu khẩn thiết nhất, vì số phận họ hiện hoàn toàn phụ thuộc vào tình liên đới của người khác.
Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi lương tâm mọi người và mọi tín hữu: “Xin Thiên Chúa của hòa bình khơi dậy nơi mọi người ước muốn đối thoại và hoà giải chân chính. Không thể đánh bại bạo lực bằng bạo lực được. Bạo lực chỉ có thể bị đánh bại bởi hoà bình mà thôi! Ta hãy thinh lặng cầu nguyện, xin được ơn bình an”.
Thượng Phụ Louis Raphael I Sako của Giáo Hội Công Giáo Canđê cũng gửi một lá thư cho Aleteia, cơ quan ngôn luận của Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Có Nhu Cầu để tường trình về biến cố đang diễn ra: “Các chiến binh ISIS đang tấn công bằng súng cối hầu hết các làng thuộc bình nguyên Niniveh, trong đêm 6-7 tháng Tám và hiện họ đang kiểm soát khu vực này”.
Hãng tin AP, trích dẫn “một số vị linh mục ở phía Bắc Iraq” thì tường trình rằng các chiến binh của nhóm Quốc Gia Hồi Giáo đã tàn phá một nhóm làng mạc đa số theo Kitô Giáo dọc theo vùng bán tự trị của người Kurd, khiến hàng chục ngàn thường dân và chiến binh Kurd phải trốn chạy khỏi khu vực.
Việc chiếm Qaraqoush, ngôi làng Kitô Giáo lớn nhất Iraq và ít nhất bốn ấp gần đó đã đem Quốc Gia Hồi Giáo tới sát biên giới lãnh thổ của người Kurd tại Iraq và thủ phủ của họ là Irbil.
Thượng Phụ Sako cho hay: Irbil là một trong các thị trấn mà dân Kitô Giáo của bắc Iraq, ước lượng chừng 100,000 người, đã trốn tới, cùng với Duhok và Soulaymiyia. Những người trốn chạy dưới nhiệt độ hết sức cao này bao gồm người bệnh, trẻ sơ sinh và các phụ nữ mang thai. “Họ đang đối diện với một thảm họa nhân bản và liều mình bị diệt chủng. Họ cần nước, thực phẩm, chỗ ở…”.
Thượng Phụ Sako nói rằng các nhà thờ và tài sản của các nhà thờ này tại các làng Kitô Giáo đang bị chiếm hữu, một số bị tiêu hủy và phạm thánh. Việc tiêu hủy bao gồm việc thiêu rụi các sách chép tay và các tài liệu cổ xưa.
Quốc Gia Hồi Giáo đã chiếm những mảng lớn thuộc các vùng bắc và tây Iraq trong một cuộc tấn công thần tốc hồi tháng Sáu, trong đó có thành phố lớn thứ nhì của Iraq là Mosul. Cuộc tấn công dữ dội này đã đẩy Iraq vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất sau cuộc rút lui của quân đội Mỹ vào năm 2011.
Nhóm tách ra từ al-Qaida này từ đó đã áp đặt một chế độ giáo sĩ trị (caliphate) tự biên tự diễn trên phần đất họ kiểm soát được ở Iraq và Syria bằng cách tự ý giải thích luật Hồi Giáo một cách rất khắc nghiệt. Các lực lượng của chính phủ Iraq và các dân quân bộ lạc theo giáo phái Sunni liên minh với họ đang chật vật tìm cách đẩy lui lực lượng của Quốc Gia Hồi Giáo, nhưng rất ít tiến bộ.
Đức Cha Joseph Tomas, hiện hoạt động tại thành phố Kirkuk do người Kurd điều hành, nói rằng Quốc Gia Hồi Giáo, hôm thứ Tư vừa qua, đã tấn công Qaraqoush và bốn ấp lân cận là Tilkaif, Bartella, Karamless và Alqosh, tới thứ Năm thì họ kiểm soát được cả năm nơi.
Các đơn vị người Kurd có nhiệm vụ bảo vệ khu vực, đã cùng các thường dân trốn chạy. Các linh mục khác được AP tiếp xúc cũng xác nhận như thế.
Cha Gabriel, một cư dân tại Alqosh cho hay: cuộc tấn công khởi đầu hôm thứ Tư và tới 10 giờ đêm, phần lớn các quân sĩ người Kurd đã bỏ chạy. Các Kitô hữu và thành viên của các nhóm thiểu số khác chạy thoát thân: hàng ngàn người hướng lên phía Bắc Iraq do người Kurd kiểm soát.
Đức Cha Tomas cho hay: “Mọi làng Kitô Giáo hiện nay đều trống rỗng”.
Khi Mosul rơi vào tay họ, Quốc Gia Hồi Giáo ra cho các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo một tối hậu thư: trở lại Hồi Giáo, trả một món thuế cắt cổ hay bỏ nhà ra đi. Ai không tuân, sẽ bị giết.
Hôm thứ Hai, Thủ Tướng Nouri al-Maliki ra lệnh cho không quân Iraq cung cấp không trợ cho các lực lượng của người Kurd; đây là một hợp tác hiếm hoi giữa Baghdad và chính quyền địa phương người Kurd, đủ cho thấy cuộc khủng hoảng hiện rất nghiêm trọng.
Ở Batella, một trong các ấp bị tràn ngập chỉ trong một đêm, các binh sĩ người Kurd và các nhân viên an ninh Kitô Giáo địa phương tới gõ cửa từng nhà, yêu cầu họ ra đi.
Um Fadi, một nhân viên chính phủ, từng từ Mosul trốn chạy về Batella hai tuần trước, cho hay: “tình trạng của chúng tôi thật bi đát. Chúng tôi không biết phải làm gì hay đi đâu”.
Ông Nechirvan Barzani, đứng đầu chính quyền của vùng người Kurd, yêu cầu người Kurd tại Iraq “đừng hoảng sợ nhưng hãy bình thản” ở lại nơi hiện ở và tiếp tục sinh hoạt như thường lệ.
Nhưng tuần rồi, Quốc Gia Hồi Giáo lấy thêm thị trấn Sinjar ở tây bắc, buộc hàng chục ngàn người thuộc nhóm thiểu số Yazidi cổ xưa phải trốn vào vùng núi và vùng người Kurd.
Trong khi đó, số tử vong do loạt đặt bom hôm thứ Tư ở Baghdad đã lên tới 61, sau khi một số người bị thương qua đời. Thoạt đầu, hai vụ nổ bom xe hơi phát nổ tại khu phố đông dân của người Shiite tại Thành Phố Sadr, tiếp theo là vụ đặt bom tại khu vực Ur gần đó và hai vụ đặt bom khác tại đông nam Baghdad.
AP cũng tường rình rằng Quốc Gia Hồi Giáo còn chiếm giữ chiếc đập lớn nhất gần thành phố Mosul.
Thượng phụ Sako cho rằng chính phủ trung ương tại Iraq “bất lực không thi hành được luật lệ và trật tự” trong vùng, còn chính quyền vùng, do người Kurd nắm giữ, cũng gặp rắc rối vì phải đương đầu với một cuộc tiến quân dữ dội của những người thánh chiến.
Ngài nói rằng “rõ ràng đang có sự thiếu cộng tác giữa chính phủ trung ương và chính phủ tự trị miền. Cảnh ‘chân không’ này đã được Quốc Gia Hồi Giáo vận dụng để áp đặt ách cai trị và sự khủng bố của họ. Chúng ta cần sự hỗ trợ của quốc tế và một quân đội chuyên nghiệp, được vũ trang tốt. Tình thế đang từ xấu trở nên tệ hơn”.
Thượng Phụ Sako kết luận"Chúng tôi buồn sầu và đau đớn kêu gọi lương tâm mọi người và mọi người có thiện chí cũng như Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Âu Châu, cứu những con người vô tội này khỏi chết. Chúng tôi hy vọng sẽ không quá trễ”
Obama đáp ứng
Hình như Tổng Thống Obama nghe rõ lời kêu cứu của Đức Phanxicô và của Thượng Phụ Sako trên đây. Nên theo tin CNN hôm nay, ông vừa ra lệnh cho lực lượng quân sự Hoa Kỳ không trợ cho chính phủ Iraq bằng cách “oanh tạc một số mục tiêu đã nhắm trước” và nhất là thả dù thực phẩm thuốc men xuống các vùng tị nạn hiện đang gia tăng nhanh chóng ở bắc Iraq.
Ông Obama nói rằng oanh kích như thế để “bảo vệ nhân viên Mỹ và giúp các lực lượng Iraq”. Ông bảo: “Chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ người của chúng ta. Chúng ta trợ giúp các đồng minh của ta khi họ gặp nguy biến”.
Quan tâm chính của Hoa Kỳ là hàng tá nhân viên sứ quán và các cố vấn quân sự của họ đang làm việc với giới quân sự Iraq tại Irbil, thành phố lớn nhất ại Iraq của người Kurd. Ông Obama nói ằng ông sẽ ra lệnh cho quân sự oanh kích nhóm Hồi Giáo quá khích nếu chúng tấn công thành phố.
Ông Obama cũng nói rằng ông đã cho phép các vụ không kích có nhắm trước “nếu cần” để giúp các lực luợng Iraq bảo vệ thường dân của họ. Ông bảo: “Khi có khả năng giúp tránh cơn tàn sát, thì tôi tin Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ không thể làm ngơ. Chúng ta có thể hành động một cách thận trọng và có trách nhiệm để ngăn chặn một hành vi có tiềm năng diệt chủng”
Tuy nhiên, ông cho hay sẽ không thể có việc quân bộ Hoa Kỳ trở lại Iraq, sau khi đã rút lui cách nay 2 năm.
Ông Obama nói thêm: ông cho phép không kích sau khi Hoa Kỳ đã cho thả dù thực phẩm và nước uống xuống Iraq, cung cấp viện trợ nhân đạo cho các nhóm thiểu số bị kẹt. “Sứ mệnh này được thi hành bởi một số máy bay quân sự Hoa Kỳ dưới sự điều khiển của Bộ Chỉ Huy Trung Ương Mỹ”.