NEW YORK: Toà Thánh yêu cầu cộng đồng quốc tế giúp giải quyết tình hình khủng hoảng tại vùng Trung Đông, nhất là đem lại hòa bình cho Siria và Thánh Địa.
ĐTGM Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức của Liên Hiệp Quốc tại New York, đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu khai mạc phiên họp của Hội đồng an ninh bàn về tình hình Trung Đông bao gồm cả vấn đề của người Palestin ngày 23 tháng 7 vừa qua. ĐC nói Tòa Thánh luôn theo dõi tình hình vùng Trung Đông và lo âu trước các cuộc xung đột tiếp tục gia tăng. Nhưng xem ra cộng đồng quốc tế đã quen với các xung đột này và chưa tích cực hoạt động để có một giải pháp thích đáng. Tình hình tại Siria đặc biệt nghiêm trọng vì cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan tới phân nửa tổng số 12 triệu dân nước này. Tình hình thê thảm này của Siria cần mau chóng có giải pháp chính trị ,và đòi hỏi phải bỏ ra một bên các lợi lộc riêng tư để chú ý tới lọi ích của dân nước Siria.
Bên Irak tình hình cũng trầm trọng vì các cuộc khủng bố của Nhà nước Hồi giáo. Nó là thách đố cho toàn vùng Trung Đông, và đòi hỏi sự hiệp lực của toàn cộng đồng quốc tế trong việc ngăn cản tệ nạn này đang lan tràn sang nhiều nước khác. Vị đại diện Toà Thánh cũng thỉnh cầu thế giới liên đới tiếp tay với hai nưóc Libăng và Giordania trong việc lo lắng cho hàng triệu người di cư tỵ nạn Siri chạy trốn chiến tranh. Toà Thánh cũng hy vọng Libăng mau chóng có thổng thống, vì đã hơn một năm rồi mà nước này vẫn chưa chọn được quốc trưởng.
ĐTGM Auza cũng nêu bật các khổ đau, khó khăn và bất công, mà kitô hữu và các nhóm thiểu số toàn vùng Trung Đông đang phải gánh chịu. Sự kiện số tín hữu kitô giảm sút là một mất mát rất lớn cho vùng Trung Đông. Ngay từ đầu họ đã đóng góp vào việc xây dựng các xã hội hài hoà và hoạt đông cho công ích của đất nước, thăng tiến hoà bình, hòa giải và phát triển. Ngày 26 tháng 6 vùa qua Tòa Thánh và chính quyền Palestin đã ký kết thỏa hiệp dựa trên thỏa hiệp căn bản năm 2000. Tòa Thánh hy vọng nó góp phần khích lệ việc thành lập hai quốc gia và chấm dứt cuộc xung đột kéo đã dài từ bao thập niên qua giữa người Israel và người Palestin, gây ra biết bao nhiêu chết chóc và khổ đau cho cả hai bên. Như ĐTC Phanxicô đã nói trong chuyến viếng thăm Thánh Địa năm ngoái: Đã đến lúc mọi người phải tìm ra can đảm để quảng đại và có óc sáng tạo trong việc phục vụ công ích, can đảm xây dựng hoà bình dựa trên việc mọi người thừa nhận quyền hiện hữu và an ninh của hai quốc gia được trật tự quốc tế thừa nhận (SD 24-7-2015)
ĐTGM Bernardito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức của Liên Hiệp Quốc tại New York, đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu khai mạc phiên họp của Hội đồng an ninh bàn về tình hình Trung Đông bao gồm cả vấn đề của người Palestin ngày 23 tháng 7 vừa qua. ĐC nói Tòa Thánh luôn theo dõi tình hình vùng Trung Đông và lo âu trước các cuộc xung đột tiếp tục gia tăng. Nhưng xem ra cộng đồng quốc tế đã quen với các xung đột này và chưa tích cực hoạt động để có một giải pháp thích đáng. Tình hình tại Siria đặc biệt nghiêm trọng vì cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan tới phân nửa tổng số 12 triệu dân nước này. Tình hình thê thảm này của Siria cần mau chóng có giải pháp chính trị ,và đòi hỏi phải bỏ ra một bên các lợi lộc riêng tư để chú ý tới lọi ích của dân nước Siria.
Bên Irak tình hình cũng trầm trọng vì các cuộc khủng bố của Nhà nước Hồi giáo. Nó là thách đố cho toàn vùng Trung Đông, và đòi hỏi sự hiệp lực của toàn cộng đồng quốc tế trong việc ngăn cản tệ nạn này đang lan tràn sang nhiều nước khác. Vị đại diện Toà Thánh cũng thỉnh cầu thế giới liên đới tiếp tay với hai nưóc Libăng và Giordania trong việc lo lắng cho hàng triệu người di cư tỵ nạn Siri chạy trốn chiến tranh. Toà Thánh cũng hy vọng Libăng mau chóng có thổng thống, vì đã hơn một năm rồi mà nước này vẫn chưa chọn được quốc trưởng.
ĐTGM Auza cũng nêu bật các khổ đau, khó khăn và bất công, mà kitô hữu và các nhóm thiểu số toàn vùng Trung Đông đang phải gánh chịu. Sự kiện số tín hữu kitô giảm sút là một mất mát rất lớn cho vùng Trung Đông. Ngay từ đầu họ đã đóng góp vào việc xây dựng các xã hội hài hoà và hoạt đông cho công ích của đất nước, thăng tiến hoà bình, hòa giải và phát triển. Ngày 26 tháng 6 vùa qua Tòa Thánh và chính quyền Palestin đã ký kết thỏa hiệp dựa trên thỏa hiệp căn bản năm 2000. Tòa Thánh hy vọng nó góp phần khích lệ việc thành lập hai quốc gia và chấm dứt cuộc xung đột kéo đã dài từ bao thập niên qua giữa người Israel và người Palestin, gây ra biết bao nhiêu chết chóc và khổ đau cho cả hai bên. Như ĐTC Phanxicô đã nói trong chuyến viếng thăm Thánh Địa năm ngoái: Đã đến lúc mọi người phải tìm ra can đảm để quảng đại và có óc sáng tạo trong việc phục vụ công ích, can đảm xây dựng hoà bình dựa trên việc mọi người thừa nhận quyền hiện hữu và an ninh của hai quốc gia được trật tự quốc tế thừa nhận (SD 24-7-2015)