Xem triển lãm "Exit Saigon - Enter Little Saigon" Tháng Tư Đen
ĐÃ BUỒN LẠI BUỒN THÊM
* Tổ chức triển lãm Smithsonian
Học viện Smithsonian là một tổ chức lớn nhất thế giới chuyên nghiên cứu và thiết lập các bảo tàng viện. Hiện nay, Viện đã thành lập được 18 bảo tàng viện và 9 trung tâm nghiên cứu. Trụ sở chính của Viện đặt tại Washington DC. Trung bình hàng năm có 24 triệu người đến thăm các bảo tàng viện của Smithsonian và 97 triệu người vào thăm mạng lưới điện tử của Viện.
Từ năm 2004, Viện đã thành lập Chương Trình Nghiên Cứu về Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt nhằm ghi lại cuộc di cư và định cư của gần hai triệu người Việt Nam (VN) tại Hoa Kỳ (HK). Mục đích của Viện là giáo dục, thông tin và thiết lập một Cộng Đồng Việt Nam vững mạnh cho các thế hệ tương lai qua những phương thức hội thảo và triển lãm lưu động trên các thành phố lớn ở HK. Chương trình triển lãm quan trọng mang tên "Exit Saigon, Enter Little Saigon" nhằm trình bày nền văn hóa và lịch sử của Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt. Viện dự tính bỏ ra một triệu Mỹ Kim cho công tác này. Ban Giám Đốc chương trình gồm Tiến Sĩ Franklin Odo, Giám Đốc, và hai phụ tá là Tiến Sĩ Phạm H. Vũ và bà Francey Lim Youngberg. Cuộc triển lãm lưu động đã khởi sự tại thành phố Garden Grove, California và địa điểm thứ nhì được chọn là San Jose. Theo dự tính, cho đến năm 2010, Viện sẽ triển lãm được tại 12 đến 15 thành phố lớn ở HK. Tờ quảng cáo chính thức của Viện đã tóm tắt mục đích triển lãm là: "Tìm lại những hình ảnh và những đoạn phim sống động nói lên tinh thần phấn đấu và những thành công vẻ vang của người Mỹ gốc Việt trên đường tìm tự do; những hình ảnh chen chúc tại các trại tỵ nạn ở khắp vùng Thái Bình Dương; những mẩu chuyện diễn tả ý chí sinh tồn và sự thành đạt bất chấp mọi nghịch cảnh - và bằng phương pháp nào, với hai bàn tay trắng, họ đã dựng lại được cuộc sống và những giấc mơ tan vỡ để tạo thành một cộng đồng vững mạnh, đóng góp thêm sức sống cho nhiều khu phố và thành thị trên khắp đất nước HK".
* Tháng Tư đen ngơ ngác buồn
Cũng ngày tháng này 33 năm về trước, Saigon đang trong cơn hấp hối. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngơ ngác buông súng sau khi Dương Văn Minh, nhân danh Tổng Thống VNCH, tuyên bố đầu hàng. Dân chúng hốt hoảng tìm đường trốn chạy khỏi Saigon. Hôm nay, sống giữa Little Saigon của San Jose, trong lúc tâm hồn đầy xúc động nhớ về Saigon, tôi đi xem triển lãm, với hy vọng những hình ảnh xưa sẽ làm tôi thanh thản và nhất là những âm thanh "Saigon", "Little Saigon" trong cuộc tranh đấu của đồng bào San Jose trong vài tháng trước đây như vẫn còn vang vọng với nhiều xúc động. Tôi bước lên bực thang khá cao của tòa nhà chính của Đại Học San Jose City College và tìm đến khu triển lãm. Tôi tưởng nó phải là nơi tấp nập người ra kẻ vào, nhưng sự thật không phải vậy. Từ lúc tôi đến cho đến khi ra về chỉ có một mình tôi đi lại thong thả trong phòng triển lãm. Thực sự, nếu cố gắng xem thật kỹ và đọc hết những chú thích hình ảnh thì chỉ mất khoảng 7 phút. Còn nếu đứng xem hết hai đoạn video: Cuốn một dài khoảng 7 phút gồm vài hình ảnh tản cư hỗn loạn và định cư và cuốn hai gồm những lời phát biểu của vài nhân vật cũng mất 7 phút nữa. Và như vậy là ba bẩy hai mươi mốt phút. Hết! Không còn gì để coi thêm.
* Nội dung triển lãm
Các tấm hình chụp to nhỏ, nhiều kích thước được trình bày rất mỹ thuật và trang trọng xoay quanh đề tài người Việt di tản khổ cực, rồi định cư ổn định và thành công rực rỡ.
Những người Mỹ gốc Việt thực sự phải biết ơn Học Viện Smithsonian đã dành nỗ lực và tốn kém để thành lập chương trình triển lãm và đưa cuộc tỵ nạn của gần hai triệu người Việt vào dòng lịch sử HK.
Cuộc triển lãm đã nhắc đến một sự kiện lịch sử rất đẹp và nhiều ý nghĩa, nhưng ít người biết đến là ngay từ năm 1787, khi Tổng Thống Thomas Jefferson lúc đó là một quan chức HK tại Pháp đã gặp Hoàng Tử Cảnh của VN và đã xin Hoàng Tử những loại hạt giống lúa khác nhau của VN để đem về trồng tại HK. Và rồi kể từ năm 1900 đã có một số du học sinh hoặc quân nhân đến Mỹ tu nghiệp và đến năm 1975 thì ồ ạt hàng triệu thuyền nhân đã đến HK để làm phong phú và tươi mát xứ sở này.
Khởi đi từ biến cố quân đội HK rút khỏi miền Nam và quân đội Bắc Việt tiến chiếm miền Nam VN, một số người liều chết trốn đi tìm tự do qua đại lộ kinh hoàng và bằng những chiếc thuyền mong manh trên biển cả. Một số đông khác không chạy thoát được, đành ở lại và bị giam cầm trong các "trại học tập". Rồi đến cảnh đồng bào sinh sống tại những trại tạm cư ở Hong Kong, Mã Lai, Thái Lan, Phi Luật Tân, Indonesia và Singapore, hoặc tại những trại tiếp cư trên đất HK như Guam, Camp Pendleton, Eglin, Fort Chaffee và Indiantown Gap.
Những ngày đầu khi đến Mỹ, họ được định cư rải rác khắp các Tiểu Bang, nhưng đến sau, họ tập trung lại với nhau rất đông tại các Tiểu Bang Cali, Texas, Washington, Virginia và Massachusetts.
Họ đã phải trải qua nhiều khó khăn trong cuộc định cư, như khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ xa lạ, công việc vất vả. Những khủng hoảng về gia đình giữa các thế hệ già trẻ cũng được ghi nhận. Nhưng tất cả đã tìm đến với nhau để bảo vệ những giá trị văn hóa cổ truyền, tái tạo cuộc sống và tham gia đầy đủ vào các sinh hoạt tôn giáo, chính trị và thương mại tại HK. Nhiều báo chí Việt ngữ và những cơ sở văn hóa được thành lập. Một số con lai cũng được đặc biệt đem về HK.
Cuối cùng thì Cộng Đồng này đã rất thành công và tên tuổi nhiều người Mỹ gốc Việt hiện đã chiếm những vị trí đặc biệt trong guồng máy xã hội HK. Họ cũng đã cùng chung số phận với những nạn nhân trong trận bão lụt Katrina để phải tái định cư một lần nữa.
Ngoài những nét đặc biệt vừa trình bày, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét để đóng góp với Ban Tổ Chức (BTC) cuộc triển lãm, với ước mong mọi việc sẽ được hoàn chỉnh trong những cuộc triển lãm sắp tới.
* Người tỵ nạn không chân dung
Trong suốt cuộc hành trình tỵ nạn với biết bao kỷ niệm kinh hoàng bắt đầu năm 1975 và những năm kế tiếp, ai cũng tưởng mình sẽ gặp lại những hình ảnh đó trong cuộc triển lãm này. Nhưng vì hình ảnh quá ít - có vẻ như nghèo nàn - cho nên người xem có cảm tưởng mình không gặp lại được cảnh cũ người xưa. Thực sự, từ lúc mở cửa bước vào phòng triển lãm cho đến lúc đẩy cửa bước ra, tôi không hề có một ấn tượng đặc biệt nào cả. Sau 21 phút xem hết triển lãm, tôi cảm thấy như hụt hẫng, như thiếu thốn, không gặp lại được những gì tôi đang mong chờ. Phòng triển lãm hình như không hồn, thiếu sinh động, không đủ sức tạo nên một cảm giác hấp dẫn nào trong tôi. Tại sao?
* Vắng bóng Cờ Vàng
Tôi đứng lặng yên thật lâu, ngắm bức tranh tiêu biểu của cuộc triển lãm với hình một thiếu nữ VN mặc áo vàng, đeo chiếc giải đỏ vắt ngang vai, hai tay giang rộng với hai chiếc quạt màu vàng rất lớn. Xa xa có các thiếu nữ mặc áo dài đủ màu, tay cầm nón. Xa hơn nữa là một cột cờ với lá cờ Mỹ trên đỉnh và bên dưới, có lá cờ nhỏ lúc đầu tôi tưởng đó là cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, nhưng nhìn kỹ thì không phải, vì lá cờ nền trắng chỉ có hai sọc đỏ mà kích thước của hai sọc này không đúng với kích thước lá cờ VNCH. Có thể vì vậy mà tôi cảm thấy cuộc triển lãm này thiếu một điều gì quan trọng lắm. Nóng lòng, tôi đi tìm khắp phòng triển lãm đề tìm lá Cờ Vàng, nhưng chỉ thấy tấm hình chụp một ông già tay cầm hai lá cờ giấy HK và VNCH, nhưng lá cờ HK che khuất gần hết lá cờ Vàng. Đến khi xem khúc phim tỵ nạn thì có đoạn chụp lại bức hình thiếu nữ đang "vá cờ VNCH", nhưng đó chỉ là một hình ảnh phụ, rất phụ. Dù sao thì vá cờ chỉ xảy ra trong thời chiến tranh. Người Việt tỵ nạn ngày nay không còn phải vá cờ nữa, mà Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đã được chính thức tung bay ngạo nghễ tại các cơ sở công quyền HK. Nói đến người tỵ nạn VN mà không có Cờ Vàng thì chỉ là nói tới cái xác không hồn. Tại sao Lá Cờ Vàng thân thương đó lại không được trưng bày một cách trang trọng ở đây? Phải chăng BTC vô tình hay hữu ý?
* Lý do tỵ nạn mơ hồ
Một thiếu sót quan trọng nữa của cuộc triển lãm là đã không trình bày đầy đủ và rõ ràng lý do tại sao người Việt tỵ nạn phải lâm vào kiếp lưu đày như vậy? Trước hết, cần minh xác rằng cuộc tỵ nạn của người Việt năm 1975 không phải mang tính cách kinh tế, mà là hoàn toàn chính trị. Việt Nam nghèo thật, dân chúng đói khổ thật, nhưng không vì đói, cũng không vì khổ mà họ phải đứt ruột bỏ lại mồ mả tổ tiên, bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, cũng như rời bỏ quê hương thân yêu để liều chết ra đi. Cuộc triển lãm có giới thiệu rằng đây là những người đi "tìm tự do". Nhưng trả lời như thế chưa đủ. Ai đã tước đoạt tự do của họ? Hiển nhiên đó là Cộng Sản. Nhưng BTC chỉ viết rằng: "Khi Hoa Kỳ rút quân thì quân đội Bắc Việt và du kích Việt Cộng tiến chiếm thủ đô Saigon. Sự sụp đổ của chính quyền Nam Việt Nam vào ngày 30-4-1975 đã gây nên cuộc di tản vĩ đại rời khỏi đất nước" (As America withdrew its forces, North Vietnamese troops and Viet Cong guerillas advanced on the capital city of Saigon. The fall of South Vietnam's government on April 30, 1975, resulted in mass evacuations from the country.) Tại một góc triển lãm khác, BTC lại viết thêm rằng: "Vào năm 1975, chính quyền Nam Việt Nam thua quân đội miền Bắc. Người Hoa Kỳ cuối cùng rời khỏi miền Nam thì cũng là lúc người tỵ nạn đầu tiên trong số hàng triệu người Việt lên đường." (In 1975, South Vietnam's government fell to North Vietnamese troops. The last Americans left Vietnam, and so did the first of millions of Vietnamese refugees.) Vì Học Viện Smithsonian có mục đích cung cấp các tài liệu giáo dục cho học sinh và sinh viên nên tôi muốn được BTC suy nghĩ và sửa chữa điểm này. Với con số trên 50,000 người Mỹ tử trận và khoảng 300,000 người Hoa Kỳ bị thương trên chiến trường VN, phong trào chống chiến tranh VN vào những năm đầu của thập niên 1970 đã thành công trong những cuộc biểu tình vĩ đại, nên ngoại trưởng Henry Kissinger đã đi đêm với Trung Cộng để bán đứng Nam VN cho Cộng Sản Bắc Việt bằng Hiệp Định Paris 1973. Quả thực, việc quân đội Mỹ rút khỏi VN đã gây ảnh hưởng trầm trọng cho cuộc chiến đấu của quân lực VNCH. Nhưng dù vậy, thua trận không phải là lý do người Việt phải đi tỵ nạn. Thực ra, nếu HK không cố tình trói chân trói tay và làm tan nát bộ chỉ huy của lực lượng chiến đấu miền Nam vào những ngày cuối tháng Tư 1975 thì còn lâu quân đội Bắc Việt mới chiếm được miền Nam. Lý do của cuộc tỵ nạn vĩ đại này không phải vì quân đội HK rút khỏi VN, cũng không phải vì chính quyền VN sụp đổ, mà chỉ vì người Việt tỵ nạn dứt khoát khước từ chủ thuyết Cộng Sản. Vì Cộng Sản còn khiếp khủng hơn sự chết. Cộng Sản còn tàn ác hơn hải tặc. Cộng Sản còn dã man hơn Phát xít Đức-Ý-Nhật. Chỉ vì vậy mà người Việt đành bỏ quê hương ra đi. Sứ điệp quan trọng nhất của gần ba triệu người Việt tỵ nạn sống sót, cộng thêm khoảng trên 500 ngàn đồng bào bỏ xác trên biển Đông muốn gửi đến toàn thế giới là phải tiêu diệt tận gốc chế độ Cộng Sản trên thế gian. Người Việt tỵ nạn rất vui mừng khi chế độ Cộng Sản Đông Âu sụp đổ tan tành năm 1989. Nhưng chế độ Cộng Sản ngày nay vẫn còn thoi thóp tại một vài quốc gia là Cuba, Trung Cộng, Bắc Hàn và Việt Nam. Ngày nào còn Cộng Sản, thế giới còn bất an. Ngày nào còn Cộng Sản, Đuốc Thế Vận còn bị dập tắt.
* Hình ảnh lạc đề
Cuộc triển lãm không những đã thiếu sót những hình ảnh cần phải có và đã không nói lên đúng mức lý do cuộc tỵ nạn, nhưng lại còn trình chiếu những hình ảnh rất thừa thãi và lạc đề. BTC đã đăng hình tuyên dương 15 nhân vật. Đó là: 1) Nguyễn Xuân Phác, Ký giả, San Jose, California. 2) Trần Thùy Trang, Hoa Hậu VN 1988, San Jose, California. 3) Nguyễn Thượng Vũ, Bác Sĩ, San Jose, California. 4) Nguyễn thị Ngoan, Giám Đốc, Hội Người Việt tại Illinois, Chicago, Illinois. 5) Lê Xuân Khoa, Giám Đốc, Trung Tâm Tác Vụ Đông Dương, Washington, DC. 6) Hoàng Tuấn Anh, Bác Sĩ, Trị liệu Tổng Quát, San Francisco, California. 7) Thái Thanh, Ca Sĩ, Stanton, California. 8) Vũ Đức Vượng, Giám Đốc, Trung Tâm Định Cư Đông Nam Á, San Francisco, California. 9) Hồ Lê Mai Hương, Trung Tâm Sức Khỏe Tâm Thần, Santa Clara, California. 10) Dustin Nguyễn, Tài Tử, Chương Trình "21 Jump St." Hollywood, California. 11) Nguyễn Ngọc Linh, Nhà Báo, Houston, Texas. 12) Đỗ Thị Thơ, Điều Hợp Viên, Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Thiếu Niên Việt, San Francisco, California. 13) Lê Văn Tuấn, Cầu Thủ Football, Đại Học Stanford, California. 14) Kiều Chinh, Tài Tử, Studio City, California. 15) Phạm Duy, Nhạc Sĩ, Midway City, California.
Có nhiều người tên tuổi rất xa lạ, mặc dù tôi cũng đã nhiều năm hoạt động cộng đồng. Hơn nữa, có những người tôi biết rất rõ và hết sức ngạc nhiên tại sao họ lại có hình trong bảng tuyên dương này. Đáng kể nhất là trường hợp ông Vũ Đức Vượng. Đồng bào tại miền Bắc California đều biết rất rõ về ông này. Có lẽ BTC không biết rằng trương hình ông lên không phải là một vinh dự cho Cộng Đồng, mà là một sự sỉ nhục cho người Việt tỵ nạn. Thực vậy, ông Vượng không hề sống một ngày nào trong lộ trình tỵ nạn, vì ông là du học sinh trước năm 1975. Ông đã là người xuất hiện tại Quốc Hội California để phản đối việc thừa nhận và vinh danh lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Cộng Đồng người Việt tỵ nạn. Ông luôn có mặt trong các buổi lễ lạc và tiếp tân của các giới chức cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ. Ông đã nhiều lần đến tham dự các buổi trình diễn văn nghệ và diễn thuyết do CSVN tổ chức và vênh váo đi ngang qua hàng rào đồng bào biểu tình chống đối. Ông là người đã được Báo Tuổi Trẻ Online của Cộng Sản ngày 17-8-2005 ca tụng như sau: "Còn với giáo sư Vũ Đức Vượng (Việt kiều tại Mỹ), đó là gương mặt của những người thân chào đón ông ở sân bay mỗi lần ông về." Đồng bào ở Nam Cali còn nhớ ngày ông vênh vang tháp tùng bà Tôn Nữ Thị Ninh, phó chủ nhiệm đối ngoại Quốc hội VN đến nói chuyện ở University of California, San Diego vào tháng 12 năm 2004. Nếu nói rằng hình ông được trương lên vì vào năm 1984, ông là Giám đốc Trung tâm Tái Định cư Đông Nam Á (The Center for Southeast Asian Refugee Resetlement) ở San Francisco, vậy thì sao không có hình của các Giám Đốc Trung Tâm Định Cư khác trong vùng này? Hơn nữa, nhắc đến chức vụ này của ông chắc chắn không phải là "thành quả" của ông, vì người ta còn nhớ ông đã bị đuổi ra khỏi chức vụ đó như thế nào qua bài tường thuật của ký giả Ken McLaughlin của báo San Jose Mercury News số ra ngày 23-1-1997. Và tung tích của ông này còn rất nhiều điểm chứng minh ông luôn luôn hoạt động chống lại Cộng Đồng người Việt. Tuyên dương ông, không khác nào khiêu khích và chọc giận Cộng Đồng người Việt tỵ nạn. Cách đây khoảng hai năm, ông Vũ Đức Vượng đã trúng giải Vinh Danh Nước Việt do báo điện tử VN Express của Hà Nội tổ chức. Nếu muốn tổ chức triển lãm vinh danh những người Mỹ gốc Việt làm đẹp đảng Cộng Sản VN thì trương hình ảnh các ông Vũ Đức Vượng và Phạm Duy thiết tưởng rất thích hợp. Nhưng rõ ràng đó không phải là mục đích của Học Viện Smithsonian.
* Khiếm diện về tôn giáo
Đối với người Công Giáo, khi vừa chân ướt chân ráo bước lên phần đất tự do này, họ đã quây quần bên nhau để thờ phượng Thiên Chúa bằng ngôn ngữ và tập quán VN. Họ đã trải qua những giai đoạn rất khó khăn để chống lại chủ trương đồng hóa giáo dân Việt bằng cách ngăn cấm việc xây nhà thờ Việt Nam và thành lập các giáo xứ Việt Nam. Ngay tại San Jose này, họ đã bị giáo quyền địa phương đàn áp, kể cả việc trưng dụng chó má và cảnh sát vào canh gác nhà thờ và cung thánh để hù dọa giáo dân. Nhưng mọi việc đã qua, hiện nay nhiều giáo xứ Việt Nam khắp nơi đã được thành lập, mang danh hiệu Việt Nam và tôn vinh các Thánh Việt Nam. Nhiều cuộc tập họp của giáo dân với hàng vạn người mang tính cách lịch sử, như cuộc gặp gỡ giữa Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II với Cộng Đồng Giáo Dân VN tại Denver, HK ngày 15-8-1993. Đức Giáo Hoàng đã nhiệt liệt tán thưởng tinh thần sống đạo của giáo dân VN và nhắn nhủ họ phải gìn giữ nền văn hóa dân tộc VN. Những sự kiện lịch sử quan trọng như vậy không được nhắc đến trong cuộc triển lãm, mà chỉ có tấm hình chụp vài ông cha đang hành lễ. Bức hình rất tầm thường, không nói lên một ý nghĩa nào cả. Còn đối với Phật Giáo thì sao? Có biết bao nhiêu ngôi chùa đã được kiến tạo nguy nga do công sức của các Phật tử, tăng ni đạo đức gương mẫu, với bao nhiêu sinh hoạt đạo giáo và văn hoá đang nở rộ khắp nơi, khiến người dân địa phương phải kính nể và ca tụng, nhưng người ta đã không tìm thấy những cảnh sinh hoạt tấp nập này trong cuộc triển lãm. Trái lại, có một tấm bảng của BTC viết như sau: "Các vị lãnh đạo tôn giáo danh tiếng, như nhà sư Phật Giáo và cũng là nhà hoạt động hòa bình Thích Nhất Hạnh, đã có nhiều ảnh hưởng đối với các đạo hữu tại HK và trên khắp thế giới". Ai cũng biết ông Thích Nhất Hạnh có một thời núp áo cà sa để làm gián điệp cho Việt Cộng. Khi hết công tác, ông hồi tục, lấy vợ và từ đó, xưng mình là "thiền sư". Mối quan hệ của ông thiền sư này với Cộng Sản từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa đến nay như thế nào đã được các giới chức tình báo VNCH cũng như báo chí phanh phui ra quá nhiều. Nói rằng ông Thích Nhất Hạnh là "người lãnh đạo tôn giáo danh tiếng" và "có nhiều ảnh hướng đối với các đạo hữu tại HK và trên khắp thế giới", tôi e rằng đó chỉ là sáo ngữ. Ông không phải là người Việt tỵ nạn ở HK mà chỉ dạy thiền cho môn phái của ông có trụ sở tại Pháp thôi. Vì thế, những hoạt động của ông chẳng đáng gì để làm rạng rỡ lịch sử người Việt tỵ nạn "tại HK và trên khắp thế giới". Trường hợp Thích Nhất Hạnh cũng y như trường hợp của các ông Vũ Đức Vượng hay Phạm Duy mà thôi.
* Thiếu sót về văn hóa
Trong lãnh vực văn hóa, BTC đã trịnh trọng giới thiệu những công trình văn hóa và nghệ thuật của người Việt tỵ nạn, nhưng chỉ nhắc đến một cơ quan duy nhất là "Paris By Night". Nếu chỉ những trung tâm sản xuất đĩa nhạc nào trả tiền quảng cáo cho BTC mới được giới thiệu thì chúng tôi không dám lạm bàn. Còn nếu không thì sự thiếu sót trong việc giới thiệu hai trung tâm khác cũng rất đáng được vinh danh, đó là "Asia" với những đóng góp tuyệt vời trong việc nêu cao chính nghĩa của quân dân cán chính VNCH và "Vân Sơn Entertainment" với những nét đẹp sáng tạo trong nền văn nghệ VN hải ngoại. Nếu so sánh những nhân tài được các trung tâm này tuyên dương với danh sách các cá nhân được BTC nhắc đến trong cuộc triển lãm thì rõ ràng BTC còn thiếu sót và chủ quan rất nhiều. Đó là chưa kể đến việc BTC không nhắc gì đến chương trình truyền hình SBTN hoạt động 24/24 giờ trên toàn nước Mỹ mà ít có sắc dân tỵ nạn nào thực hiện được. Hơn nữa, các trường dạy Việt ngữ được mở rầm rộ khắp mọi nơi cũng là một thành quả văn hóa rất đáng được ca ngợi.
* Kết luận
Thật là một may mắn hiếm có cho khối người Việt tỵ nạn, khi tổ chức Smithsonian đã dành ngân khoản lớn lao để thiết lập một chương trình triển lãm nhằm vinh danh Cộng Đồng người Việt tỵ nạn. Tuy nhiên, BTC triển lãm đã quá chú trọng đến những thành tích cá nhân mà quên đi những sinh hoạt tập thể quy tụ hàng ngàn, hàng vạn người để tranh đấu cho sự hiện diện hợp pháp của lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, để chống lá cờ Máu Cộng Sản, để đòi quyền tự do thờ phượng theo ngôn ngữ và nghi lễ VN trên đất Hoa Kỳ này. BTC cũng đã bỏ quên biến cố đồng bào ngư phủ VN bị kỳ thị, bị lăng nhục tại Texas và Louisiana. Ngoài ra, còn rất nhiều cuộc biểu tình vĩ đại đòi tự do, dân chủ, chống cảnh bịt mồm bịp miệng các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại VN. Nếu muốn vinh danh cá nhân thì xin tìm đúng những người có căn cước tỵ nạn. Thực sự, không hiếm những tấm gương cần cù rất đặc biệt mà khó có thể tìm được nơi các sắc dân khác, đó là những người cha, người mẹ VN đã từng đi nhặt lon, bỏ báo, rửa chén, cắt "coupon" để chắt chiu từng đồng, từng xu, nuôi con ăn học thành tài. Mong rằng những ý kiến ngắn gọn của chúng tôi sẽ được BTC triển lãm lưu ý điều chỉnh, để những cuộc triển lãm tương lai ở các thành phố khác mang nhiều thành công hơn.
Viết tại San Jose ngày 30-4-2008
ĐÃ BUỒN LẠI BUỒN THÊM
* Tổ chức triển lãm Smithsonian
Học viện Smithsonian là một tổ chức lớn nhất thế giới chuyên nghiên cứu và thiết lập các bảo tàng viện. Hiện nay, Viện đã thành lập được 18 bảo tàng viện và 9 trung tâm nghiên cứu. Trụ sở chính của Viện đặt tại Washington DC. Trung bình hàng năm có 24 triệu người đến thăm các bảo tàng viện của Smithsonian và 97 triệu người vào thăm mạng lưới điện tử của Viện.
Từ năm 2004, Viện đã thành lập Chương Trình Nghiên Cứu về Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt nhằm ghi lại cuộc di cư và định cư của gần hai triệu người Việt Nam (VN) tại Hoa Kỳ (HK). Mục đích của Viện là giáo dục, thông tin và thiết lập một Cộng Đồng Việt Nam vững mạnh cho các thế hệ tương lai qua những phương thức hội thảo và triển lãm lưu động trên các thành phố lớn ở HK. Chương trình triển lãm quan trọng mang tên "Exit Saigon, Enter Little Saigon" nhằm trình bày nền văn hóa và lịch sử của Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt. Viện dự tính bỏ ra một triệu Mỹ Kim cho công tác này. Ban Giám Đốc chương trình gồm Tiến Sĩ Franklin Odo, Giám Đốc, và hai phụ tá là Tiến Sĩ Phạm H. Vũ và bà Francey Lim Youngberg. Cuộc triển lãm lưu động đã khởi sự tại thành phố Garden Grove, California và địa điểm thứ nhì được chọn là San Jose. Theo dự tính, cho đến năm 2010, Viện sẽ triển lãm được tại 12 đến 15 thành phố lớn ở HK. Tờ quảng cáo chính thức của Viện đã tóm tắt mục đích triển lãm là: "Tìm lại những hình ảnh và những đoạn phim sống động nói lên tinh thần phấn đấu và những thành công vẻ vang của người Mỹ gốc Việt trên đường tìm tự do; những hình ảnh chen chúc tại các trại tỵ nạn ở khắp vùng Thái Bình Dương; những mẩu chuyện diễn tả ý chí sinh tồn và sự thành đạt bất chấp mọi nghịch cảnh - và bằng phương pháp nào, với hai bàn tay trắng, họ đã dựng lại được cuộc sống và những giấc mơ tan vỡ để tạo thành một cộng đồng vững mạnh, đóng góp thêm sức sống cho nhiều khu phố và thành thị trên khắp đất nước HK".
* Tháng Tư đen ngơ ngác buồn
Cũng ngày tháng này 33 năm về trước, Saigon đang trong cơn hấp hối. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngơ ngác buông súng sau khi Dương Văn Minh, nhân danh Tổng Thống VNCH, tuyên bố đầu hàng. Dân chúng hốt hoảng tìm đường trốn chạy khỏi Saigon. Hôm nay, sống giữa Little Saigon của San Jose, trong lúc tâm hồn đầy xúc động nhớ về Saigon, tôi đi xem triển lãm, với hy vọng những hình ảnh xưa sẽ làm tôi thanh thản và nhất là những âm thanh "Saigon", "Little Saigon" trong cuộc tranh đấu của đồng bào San Jose trong vài tháng trước đây như vẫn còn vang vọng với nhiều xúc động. Tôi bước lên bực thang khá cao của tòa nhà chính của Đại Học San Jose City College và tìm đến khu triển lãm. Tôi tưởng nó phải là nơi tấp nập người ra kẻ vào, nhưng sự thật không phải vậy. Từ lúc tôi đến cho đến khi ra về chỉ có một mình tôi đi lại thong thả trong phòng triển lãm. Thực sự, nếu cố gắng xem thật kỹ và đọc hết những chú thích hình ảnh thì chỉ mất khoảng 7 phút. Còn nếu đứng xem hết hai đoạn video: Cuốn một dài khoảng 7 phút gồm vài hình ảnh tản cư hỗn loạn và định cư và cuốn hai gồm những lời phát biểu của vài nhân vật cũng mất 7 phút nữa. Và như vậy là ba bẩy hai mươi mốt phút. Hết! Không còn gì để coi thêm.
* Nội dung triển lãm
Các tấm hình chụp to nhỏ, nhiều kích thước được trình bày rất mỹ thuật và trang trọng xoay quanh đề tài người Việt di tản khổ cực, rồi định cư ổn định và thành công rực rỡ.
Những người Mỹ gốc Việt thực sự phải biết ơn Học Viện Smithsonian đã dành nỗ lực và tốn kém để thành lập chương trình triển lãm và đưa cuộc tỵ nạn của gần hai triệu người Việt vào dòng lịch sử HK.
Cuộc triển lãm đã nhắc đến một sự kiện lịch sử rất đẹp và nhiều ý nghĩa, nhưng ít người biết đến là ngay từ năm 1787, khi Tổng Thống Thomas Jefferson lúc đó là một quan chức HK tại Pháp đã gặp Hoàng Tử Cảnh của VN và đã xin Hoàng Tử những loại hạt giống lúa khác nhau của VN để đem về trồng tại HK. Và rồi kể từ năm 1900 đã có một số du học sinh hoặc quân nhân đến Mỹ tu nghiệp và đến năm 1975 thì ồ ạt hàng triệu thuyền nhân đã đến HK để làm phong phú và tươi mát xứ sở này.
Khởi đi từ biến cố quân đội HK rút khỏi miền Nam và quân đội Bắc Việt tiến chiếm miền Nam VN, một số người liều chết trốn đi tìm tự do qua đại lộ kinh hoàng và bằng những chiếc thuyền mong manh trên biển cả. Một số đông khác không chạy thoát được, đành ở lại và bị giam cầm trong các "trại học tập". Rồi đến cảnh đồng bào sinh sống tại những trại tạm cư ở Hong Kong, Mã Lai, Thái Lan, Phi Luật Tân, Indonesia và Singapore, hoặc tại những trại tiếp cư trên đất HK như Guam, Camp Pendleton, Eglin, Fort Chaffee và Indiantown Gap.
Những ngày đầu khi đến Mỹ, họ được định cư rải rác khắp các Tiểu Bang, nhưng đến sau, họ tập trung lại với nhau rất đông tại các Tiểu Bang Cali, Texas, Washington, Virginia và Massachusetts.
Họ đã phải trải qua nhiều khó khăn trong cuộc định cư, như khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ xa lạ, công việc vất vả. Những khủng hoảng về gia đình giữa các thế hệ già trẻ cũng được ghi nhận. Nhưng tất cả đã tìm đến với nhau để bảo vệ những giá trị văn hóa cổ truyền, tái tạo cuộc sống và tham gia đầy đủ vào các sinh hoạt tôn giáo, chính trị và thương mại tại HK. Nhiều báo chí Việt ngữ và những cơ sở văn hóa được thành lập. Một số con lai cũng được đặc biệt đem về HK.
Cuối cùng thì Cộng Đồng này đã rất thành công và tên tuổi nhiều người Mỹ gốc Việt hiện đã chiếm những vị trí đặc biệt trong guồng máy xã hội HK. Họ cũng đã cùng chung số phận với những nạn nhân trong trận bão lụt Katrina để phải tái định cư một lần nữa.
Ngoài những nét đặc biệt vừa trình bày, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét để đóng góp với Ban Tổ Chức (BTC) cuộc triển lãm, với ước mong mọi việc sẽ được hoàn chỉnh trong những cuộc triển lãm sắp tới.
* Người tỵ nạn không chân dung
Trong suốt cuộc hành trình tỵ nạn với biết bao kỷ niệm kinh hoàng bắt đầu năm 1975 và những năm kế tiếp, ai cũng tưởng mình sẽ gặp lại những hình ảnh đó trong cuộc triển lãm này. Nhưng vì hình ảnh quá ít - có vẻ như nghèo nàn - cho nên người xem có cảm tưởng mình không gặp lại được cảnh cũ người xưa. Thực sự, từ lúc mở cửa bước vào phòng triển lãm cho đến lúc đẩy cửa bước ra, tôi không hề có một ấn tượng đặc biệt nào cả. Sau 21 phút xem hết triển lãm, tôi cảm thấy như hụt hẫng, như thiếu thốn, không gặp lại được những gì tôi đang mong chờ. Phòng triển lãm hình như không hồn, thiếu sinh động, không đủ sức tạo nên một cảm giác hấp dẫn nào trong tôi. Tại sao?
* Vắng bóng Cờ Vàng
Tôi đứng lặng yên thật lâu, ngắm bức tranh tiêu biểu của cuộc triển lãm với hình một thiếu nữ VN mặc áo vàng, đeo chiếc giải đỏ vắt ngang vai, hai tay giang rộng với hai chiếc quạt màu vàng rất lớn. Xa xa có các thiếu nữ mặc áo dài đủ màu, tay cầm nón. Xa hơn nữa là một cột cờ với lá cờ Mỹ trên đỉnh và bên dưới, có lá cờ nhỏ lúc đầu tôi tưởng đó là cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, nhưng nhìn kỹ thì không phải, vì lá cờ nền trắng chỉ có hai sọc đỏ mà kích thước của hai sọc này không đúng với kích thước lá cờ VNCH. Có thể vì vậy mà tôi cảm thấy cuộc triển lãm này thiếu một điều gì quan trọng lắm. Nóng lòng, tôi đi tìm khắp phòng triển lãm đề tìm lá Cờ Vàng, nhưng chỉ thấy tấm hình chụp một ông già tay cầm hai lá cờ giấy HK và VNCH, nhưng lá cờ HK che khuất gần hết lá cờ Vàng. Đến khi xem khúc phim tỵ nạn thì có đoạn chụp lại bức hình thiếu nữ đang "vá cờ VNCH", nhưng đó chỉ là một hình ảnh phụ, rất phụ. Dù sao thì vá cờ chỉ xảy ra trong thời chiến tranh. Người Việt tỵ nạn ngày nay không còn phải vá cờ nữa, mà Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đã được chính thức tung bay ngạo nghễ tại các cơ sở công quyền HK. Nói đến người tỵ nạn VN mà không có Cờ Vàng thì chỉ là nói tới cái xác không hồn. Tại sao Lá Cờ Vàng thân thương đó lại không được trưng bày một cách trang trọng ở đây? Phải chăng BTC vô tình hay hữu ý?
* Lý do tỵ nạn mơ hồ
Một thiếu sót quan trọng nữa của cuộc triển lãm là đã không trình bày đầy đủ và rõ ràng lý do tại sao người Việt tỵ nạn phải lâm vào kiếp lưu đày như vậy? Trước hết, cần minh xác rằng cuộc tỵ nạn của người Việt năm 1975 không phải mang tính cách kinh tế, mà là hoàn toàn chính trị. Việt Nam nghèo thật, dân chúng đói khổ thật, nhưng không vì đói, cũng không vì khổ mà họ phải đứt ruột bỏ lại mồ mả tổ tiên, bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, cũng như rời bỏ quê hương thân yêu để liều chết ra đi. Cuộc triển lãm có giới thiệu rằng đây là những người đi "tìm tự do". Nhưng trả lời như thế chưa đủ. Ai đã tước đoạt tự do của họ? Hiển nhiên đó là Cộng Sản. Nhưng BTC chỉ viết rằng: "Khi Hoa Kỳ rút quân thì quân đội Bắc Việt và du kích Việt Cộng tiến chiếm thủ đô Saigon. Sự sụp đổ của chính quyền Nam Việt Nam vào ngày 30-4-1975 đã gây nên cuộc di tản vĩ đại rời khỏi đất nước" (As America withdrew its forces, North Vietnamese troops and Viet Cong guerillas advanced on the capital city of Saigon. The fall of South Vietnam's government on April 30, 1975, resulted in mass evacuations from the country.) Tại một góc triển lãm khác, BTC lại viết thêm rằng: "Vào năm 1975, chính quyền Nam Việt Nam thua quân đội miền Bắc. Người Hoa Kỳ cuối cùng rời khỏi miền Nam thì cũng là lúc người tỵ nạn đầu tiên trong số hàng triệu người Việt lên đường." (In 1975, South Vietnam's government fell to North Vietnamese troops. The last Americans left Vietnam, and so did the first of millions of Vietnamese refugees.) Vì Học Viện Smithsonian có mục đích cung cấp các tài liệu giáo dục cho học sinh và sinh viên nên tôi muốn được BTC suy nghĩ và sửa chữa điểm này. Với con số trên 50,000 người Mỹ tử trận và khoảng 300,000 người Hoa Kỳ bị thương trên chiến trường VN, phong trào chống chiến tranh VN vào những năm đầu của thập niên 1970 đã thành công trong những cuộc biểu tình vĩ đại, nên ngoại trưởng Henry Kissinger đã đi đêm với Trung Cộng để bán đứng Nam VN cho Cộng Sản Bắc Việt bằng Hiệp Định Paris 1973. Quả thực, việc quân đội Mỹ rút khỏi VN đã gây ảnh hưởng trầm trọng cho cuộc chiến đấu của quân lực VNCH. Nhưng dù vậy, thua trận không phải là lý do người Việt phải đi tỵ nạn. Thực ra, nếu HK không cố tình trói chân trói tay và làm tan nát bộ chỉ huy của lực lượng chiến đấu miền Nam vào những ngày cuối tháng Tư 1975 thì còn lâu quân đội Bắc Việt mới chiếm được miền Nam. Lý do của cuộc tỵ nạn vĩ đại này không phải vì quân đội HK rút khỏi VN, cũng không phải vì chính quyền VN sụp đổ, mà chỉ vì người Việt tỵ nạn dứt khoát khước từ chủ thuyết Cộng Sản. Vì Cộng Sản còn khiếp khủng hơn sự chết. Cộng Sản còn tàn ác hơn hải tặc. Cộng Sản còn dã man hơn Phát xít Đức-Ý-Nhật. Chỉ vì vậy mà người Việt đành bỏ quê hương ra đi. Sứ điệp quan trọng nhất của gần ba triệu người Việt tỵ nạn sống sót, cộng thêm khoảng trên 500 ngàn đồng bào bỏ xác trên biển Đông muốn gửi đến toàn thế giới là phải tiêu diệt tận gốc chế độ Cộng Sản trên thế gian. Người Việt tỵ nạn rất vui mừng khi chế độ Cộng Sản Đông Âu sụp đổ tan tành năm 1989. Nhưng chế độ Cộng Sản ngày nay vẫn còn thoi thóp tại một vài quốc gia là Cuba, Trung Cộng, Bắc Hàn và Việt Nam. Ngày nào còn Cộng Sản, thế giới còn bất an. Ngày nào còn Cộng Sản, Đuốc Thế Vận còn bị dập tắt.
* Hình ảnh lạc đề
Cuộc triển lãm không những đã thiếu sót những hình ảnh cần phải có và đã không nói lên đúng mức lý do cuộc tỵ nạn, nhưng lại còn trình chiếu những hình ảnh rất thừa thãi và lạc đề. BTC đã đăng hình tuyên dương 15 nhân vật. Đó là: 1) Nguyễn Xuân Phác, Ký giả, San Jose, California. 2) Trần Thùy Trang, Hoa Hậu VN 1988, San Jose, California. 3) Nguyễn Thượng Vũ, Bác Sĩ, San Jose, California. 4) Nguyễn thị Ngoan, Giám Đốc, Hội Người Việt tại Illinois, Chicago, Illinois. 5) Lê Xuân Khoa, Giám Đốc, Trung Tâm Tác Vụ Đông Dương, Washington, DC. 6) Hoàng Tuấn Anh, Bác Sĩ, Trị liệu Tổng Quát, San Francisco, California. 7) Thái Thanh, Ca Sĩ, Stanton, California. 8) Vũ Đức Vượng, Giám Đốc, Trung Tâm Định Cư Đông Nam Á, San Francisco, California. 9) Hồ Lê Mai Hương, Trung Tâm Sức Khỏe Tâm Thần, Santa Clara, California. 10) Dustin Nguyễn, Tài Tử, Chương Trình "21 Jump St." Hollywood, California. 11) Nguyễn Ngọc Linh, Nhà Báo, Houston, Texas. 12) Đỗ Thị Thơ, Điều Hợp Viên, Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Thiếu Niên Việt, San Francisco, California. 13) Lê Văn Tuấn, Cầu Thủ Football, Đại Học Stanford, California. 14) Kiều Chinh, Tài Tử, Studio City, California. 15) Phạm Duy, Nhạc Sĩ, Midway City, California.
Có nhiều người tên tuổi rất xa lạ, mặc dù tôi cũng đã nhiều năm hoạt động cộng đồng. Hơn nữa, có những người tôi biết rất rõ và hết sức ngạc nhiên tại sao họ lại có hình trong bảng tuyên dương này. Đáng kể nhất là trường hợp ông Vũ Đức Vượng. Đồng bào tại miền Bắc California đều biết rất rõ về ông này. Có lẽ BTC không biết rằng trương hình ông lên không phải là một vinh dự cho Cộng Đồng, mà là một sự sỉ nhục cho người Việt tỵ nạn. Thực vậy, ông Vượng không hề sống một ngày nào trong lộ trình tỵ nạn, vì ông là du học sinh trước năm 1975. Ông đã là người xuất hiện tại Quốc Hội California để phản đối việc thừa nhận và vinh danh lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của Cộng Đồng người Việt tỵ nạn. Ông luôn có mặt trong các buổi lễ lạc và tiếp tân của các giới chức cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ. Ông đã nhiều lần đến tham dự các buổi trình diễn văn nghệ và diễn thuyết do CSVN tổ chức và vênh váo đi ngang qua hàng rào đồng bào biểu tình chống đối. Ông là người đã được Báo Tuổi Trẻ Online của Cộng Sản ngày 17-8-2005 ca tụng như sau: "Còn với giáo sư Vũ Đức Vượng (Việt kiều tại Mỹ), đó là gương mặt của những người thân chào đón ông ở sân bay mỗi lần ông về." Đồng bào ở Nam Cali còn nhớ ngày ông vênh vang tháp tùng bà Tôn Nữ Thị Ninh, phó chủ nhiệm đối ngoại Quốc hội VN đến nói chuyện ở University of California, San Diego vào tháng 12 năm 2004. Nếu nói rằng hình ông được trương lên vì vào năm 1984, ông là Giám đốc Trung tâm Tái Định cư Đông Nam Á (The Center for Southeast Asian Refugee Resetlement) ở San Francisco, vậy thì sao không có hình của các Giám Đốc Trung Tâm Định Cư khác trong vùng này? Hơn nữa, nhắc đến chức vụ này của ông chắc chắn không phải là "thành quả" của ông, vì người ta còn nhớ ông đã bị đuổi ra khỏi chức vụ đó như thế nào qua bài tường thuật của ký giả Ken McLaughlin của báo San Jose Mercury News số ra ngày 23-1-1997. Và tung tích của ông này còn rất nhiều điểm chứng minh ông luôn luôn hoạt động chống lại Cộng Đồng người Việt. Tuyên dương ông, không khác nào khiêu khích và chọc giận Cộng Đồng người Việt tỵ nạn. Cách đây khoảng hai năm, ông Vũ Đức Vượng đã trúng giải Vinh Danh Nước Việt do báo điện tử VN Express của Hà Nội tổ chức. Nếu muốn tổ chức triển lãm vinh danh những người Mỹ gốc Việt làm đẹp đảng Cộng Sản VN thì trương hình ảnh các ông Vũ Đức Vượng và Phạm Duy thiết tưởng rất thích hợp. Nhưng rõ ràng đó không phải là mục đích của Học Viện Smithsonian.
* Khiếm diện về tôn giáo
Đối với người Công Giáo, khi vừa chân ướt chân ráo bước lên phần đất tự do này, họ đã quây quần bên nhau để thờ phượng Thiên Chúa bằng ngôn ngữ và tập quán VN. Họ đã trải qua những giai đoạn rất khó khăn để chống lại chủ trương đồng hóa giáo dân Việt bằng cách ngăn cấm việc xây nhà thờ Việt Nam và thành lập các giáo xứ Việt Nam. Ngay tại San Jose này, họ đã bị giáo quyền địa phương đàn áp, kể cả việc trưng dụng chó má và cảnh sát vào canh gác nhà thờ và cung thánh để hù dọa giáo dân. Nhưng mọi việc đã qua, hiện nay nhiều giáo xứ Việt Nam khắp nơi đã được thành lập, mang danh hiệu Việt Nam và tôn vinh các Thánh Việt Nam. Nhiều cuộc tập họp của giáo dân với hàng vạn người mang tính cách lịch sử, như cuộc gặp gỡ giữa Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II với Cộng Đồng Giáo Dân VN tại Denver, HK ngày 15-8-1993. Đức Giáo Hoàng đã nhiệt liệt tán thưởng tinh thần sống đạo của giáo dân VN và nhắn nhủ họ phải gìn giữ nền văn hóa dân tộc VN. Những sự kiện lịch sử quan trọng như vậy không được nhắc đến trong cuộc triển lãm, mà chỉ có tấm hình chụp vài ông cha đang hành lễ. Bức hình rất tầm thường, không nói lên một ý nghĩa nào cả. Còn đối với Phật Giáo thì sao? Có biết bao nhiêu ngôi chùa đã được kiến tạo nguy nga do công sức của các Phật tử, tăng ni đạo đức gương mẫu, với bao nhiêu sinh hoạt đạo giáo và văn hoá đang nở rộ khắp nơi, khiến người dân địa phương phải kính nể và ca tụng, nhưng người ta đã không tìm thấy những cảnh sinh hoạt tấp nập này trong cuộc triển lãm. Trái lại, có một tấm bảng của BTC viết như sau: "Các vị lãnh đạo tôn giáo danh tiếng, như nhà sư Phật Giáo và cũng là nhà hoạt động hòa bình Thích Nhất Hạnh, đã có nhiều ảnh hưởng đối với các đạo hữu tại HK và trên khắp thế giới". Ai cũng biết ông Thích Nhất Hạnh có một thời núp áo cà sa để làm gián điệp cho Việt Cộng. Khi hết công tác, ông hồi tục, lấy vợ và từ đó, xưng mình là "thiền sư". Mối quan hệ của ông thiền sư này với Cộng Sản từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa đến nay như thế nào đã được các giới chức tình báo VNCH cũng như báo chí phanh phui ra quá nhiều. Nói rằng ông Thích Nhất Hạnh là "người lãnh đạo tôn giáo danh tiếng" và "có nhiều ảnh hướng đối với các đạo hữu tại HK và trên khắp thế giới", tôi e rằng đó chỉ là sáo ngữ. Ông không phải là người Việt tỵ nạn ở HK mà chỉ dạy thiền cho môn phái của ông có trụ sở tại Pháp thôi. Vì thế, những hoạt động của ông chẳng đáng gì để làm rạng rỡ lịch sử người Việt tỵ nạn "tại HK và trên khắp thế giới". Trường hợp Thích Nhất Hạnh cũng y như trường hợp của các ông Vũ Đức Vượng hay Phạm Duy mà thôi.
* Thiếu sót về văn hóa
Trong lãnh vực văn hóa, BTC đã trịnh trọng giới thiệu những công trình văn hóa và nghệ thuật của người Việt tỵ nạn, nhưng chỉ nhắc đến một cơ quan duy nhất là "Paris By Night". Nếu chỉ những trung tâm sản xuất đĩa nhạc nào trả tiền quảng cáo cho BTC mới được giới thiệu thì chúng tôi không dám lạm bàn. Còn nếu không thì sự thiếu sót trong việc giới thiệu hai trung tâm khác cũng rất đáng được vinh danh, đó là "Asia" với những đóng góp tuyệt vời trong việc nêu cao chính nghĩa của quân dân cán chính VNCH và "Vân Sơn Entertainment" với những nét đẹp sáng tạo trong nền văn nghệ VN hải ngoại. Nếu so sánh những nhân tài được các trung tâm này tuyên dương với danh sách các cá nhân được BTC nhắc đến trong cuộc triển lãm thì rõ ràng BTC còn thiếu sót và chủ quan rất nhiều. Đó là chưa kể đến việc BTC không nhắc gì đến chương trình truyền hình SBTN hoạt động 24/24 giờ trên toàn nước Mỹ mà ít có sắc dân tỵ nạn nào thực hiện được. Hơn nữa, các trường dạy Việt ngữ được mở rầm rộ khắp mọi nơi cũng là một thành quả văn hóa rất đáng được ca ngợi.
* Kết luận
Thật là một may mắn hiếm có cho khối người Việt tỵ nạn, khi tổ chức Smithsonian đã dành ngân khoản lớn lao để thiết lập một chương trình triển lãm nhằm vinh danh Cộng Đồng người Việt tỵ nạn. Tuy nhiên, BTC triển lãm đã quá chú trọng đến những thành tích cá nhân mà quên đi những sinh hoạt tập thể quy tụ hàng ngàn, hàng vạn người để tranh đấu cho sự hiện diện hợp pháp của lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, để chống lá cờ Máu Cộng Sản, để đòi quyền tự do thờ phượng theo ngôn ngữ và nghi lễ VN trên đất Hoa Kỳ này. BTC cũng đã bỏ quên biến cố đồng bào ngư phủ VN bị kỳ thị, bị lăng nhục tại Texas và Louisiana. Ngoài ra, còn rất nhiều cuộc biểu tình vĩ đại đòi tự do, dân chủ, chống cảnh bịt mồm bịp miệng các nhà tranh đấu cho nhân quyền tại VN. Nếu muốn vinh danh cá nhân thì xin tìm đúng những người có căn cước tỵ nạn. Thực sự, không hiếm những tấm gương cần cù rất đặc biệt mà khó có thể tìm được nơi các sắc dân khác, đó là những người cha, người mẹ VN đã từng đi nhặt lon, bỏ báo, rửa chén, cắt "coupon" để chắt chiu từng đồng, từng xu, nuôi con ăn học thành tài. Mong rằng những ý kiến ngắn gọn của chúng tôi sẽ được BTC triển lãm lưu ý điều chỉnh, để những cuộc triển lãm tương lai ở các thành phố khác mang nhiều thành công hơn.
Viết tại San Jose ngày 30-4-2008