Thánh đường Công giáo tại Cizhong |
Kết quả là cộng đồng nhỏ bé chỉ có 1000 giáo dân này, nơi vùng rừng núi nên thơ, giữa một khu vực dân cư đa số theo Phật giáo, do những biến động mới đây, đã bị ảnh hưởng đến vấn đề họ quan tâm nhất, đó là tôn giáo.
Theo lời những người dân địa phương cho biết thì Chủ nhật Phục sinh là ngày quan trọng nhất cho cộng đoàn tín hữu tại Cizhong, nơi có ngôi thánh đường cổ gần 100 năm, vì mối tương đồng giữa sự phục sinh của Đức Kitô và tín ngưỡng luân hồi của Phật giáo Tây tạng.
Tay tạng và Đức Lạt ma |
Lễ Phục sinh này lại đặc biệt quan trọng vì Cha Yao Fei, gốc người Mông cổ, gần 40 tuổi, dáng người thấp bé, mắt đeo kính, chỉ mới đến vùng Cizhong này hồi tháng 2 năm nay.
Đây là vị linh mục thường trú đầu tiên ở đây kể từ khi các giáo sĩ người Pháp bị trục xuất không bao lâu sau khi nước Trung hoa cộng sản được thành lập vào năm 1949.
Bên trong thánh đường |
Nghi thức ngày chủ nhật là phụng vụ đầu tiên Cha Yao cử hành tại thánh đường Cizhong. Nhà thờ này xây năm 1910, gần 50 năm sau khi đạo Công giáo được truyền vào vùng này do các thừa sai người Pháp và Thụy sĩ.
Tuy nhiên, sau cuộc biến động gây chết chóc ngày 14 tháng 3 tại Lhasa, công an từ quận Diqing (Địch khánh) ở Tây tạng, phía tây bắc tỉnh Yunnan (Vân nam), bắt các chức sắc giáo hội chỉ được giới hạn các nghi lễ với số tham dự dưới 100 người.
Họ không cho biết lý do, nhưng lệnh được ban hành ngay sau cuộc bạo động tàn tệ nhất từ gần 20 năm nay ở Tây tạng
Trung quốc nói có 18 thường dân vô tội và 1 sĩ quan công an bị giết trong cuộc biến động ngày 14 tháng 3 tại thủ đô của Tây tạng là Lhasa.
Chính phủ lưu vong Tây tạng đóng tại thành phố đồi núi Ấn độ là Dharamshala lại cho biết tổn thất sinh mạng một tuần suốt vùng Hy mã lạp sơn và các tỉnh lân cận lên đến 99 người.
Cha Yao nói với thông tấn xã AFP hôm thứ Sáu Tuần Thánh: “Chúng tôi ước tính chỉ có khoảng 80 giáo hữu từ các làng xã (ở Cizhong) tới tham dự những nghi lễ ngày lễ Phục sinh, vì các tín hữu ở các làng mạc khác không được phép đến tham dự.
Nằm ở cao độ 2000 met (6,600 feet) bên trên mực nước biển, dọc theo sông Lancang – được biết nhiều hơn với tên gọi Mekong (Cửu Long) – Cizhong chỉ cách biên giới vùng Tự trị Tây tạng của Trung quốc có 120 cây số (75 miles)
Cha Yao nói giáo hội Công giáo ở đây phải đương đầu với những khó khăn tương tự như Phật giáo trong việc phát triển và mở rộng. Cha nói thêm ngài hy vọng sẽ hợp tác với những Phật tử địa phương vùng Diqing (Địch khánh) nhằm giúp các tôn giáo phục vụ xã hội tốt đẹp hơn.
Ở Olympia bên Hy Lạp thả chim bồ câu cầu cho Hòa Bình |
Ngài cho biết chính phủ cộng sản quản trị cả hai giáo hội Công giáo và Phật giáo tại Trung quốc, và tương tự như nhau, Bắc kinh từ chối thương thảo trực tiếp với cả Tòa thánh Vatican lẫn vị lãnh đạo Tây tạng lưu vong là đức Đạt Lai Lạt Ma.
Cha nói: đồng thời, chính phủ cộng sản cũng đã công nhận rằng suốt 20 năm tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, chỉ nguyên sự phong phú vật chất mà thôi không thể đáp ứng được nhu cầu tâm linh của dân chúng Trung quốc.
“Dân chủ và tôn giáo, cả hai đều quan trọng để giải quyết các vấn đề xã hội. Ai cũng biết điều đó.”
“Nếu các vấn đề xã hội không thể giải quyết được bằng dân chủ và tôn giáo, thì hỗn loạn sẽ hoành hành trong xã hội.”
Được giáo dục trong chủng viện Công giáo tại Bắc kinh, cha Yao gốc người vùng Nội Mông phiá bắc Trung quốc và trước kia đã phục vụ giáo hội Công giáo tại tỉnh Fujian (Phúc kiến) nằm ở phía đông nam Trung quốc.
Tại Cizhong, cha hy vọng sẽ cộng tác với cụ già 80 tuổi Francis và các gia đình Tây tạng khác đã theo đạo Công giáo suốt bao thế hệ, nhằm rao truyền đức tin cho những người khác trong vùng nông thôn dân cư sống rải rác này.
Cụ ông Francis nói: “Thân phụ tôi đã làm việc tại nhà thờ này với Cha Andre người Pháp đến đây vào những năm 1920.”
“Đã có 6 linh mục tại nhà thờ này, tất cả đều ngậm đắng nuốt cay mà đến đây để dậy dỗ chúng tôi tình yêu thương và đức từ tâm của Chúa. Chúng tôi vui mừng được có Cha Yao là vị linh mục đầu tiên từ Trung quốc đến Cizhong.”