Ngày mùng 4-12-2007 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chỉ định giáo sư Antonio Paolucci làm tân giám đốc Viện bảo tàng Vaticăng. Cho tới nay ông Paolucci đã là giám đốc viện bảo tàng Polo tại Firenze, trung Italia và đã từng là Bộ Trưởng Gia Tài Văn Hóa Italia. Nay với việc bổ nhiệm này, ông thay thế giáo sư Francesco Buranelli, chuyên viên khảo cổ, được Đức Thánh Cha chỉ định làm thư ký Ủy Ban đặc trách Gia tài văn hóa của Tòa Thánh và là Thanh tra Ủy ban khảo cổ của Tòa Thánh.
Hỏi: Thưa giáo sư Paolucci, từ chức giám đốc viện bảo tàng Polo tỉnh Firenze lên chức giám đốc Viện bảo tàng của Tòa Thánh, giáo sư có cảm tưởng gì?
Đáp: Thật khó có thể so sánh hai chức vụ. Viện bảo tàng Vaticăng là một trong những viện bảo tàng cổ xưa và lớn nhất thế giới. Như là người Ý, tôi coi sự chỉ định này của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là một vinh dự và ân huệ lớn, mà các đồng nghiệp nước ngoài rất ước mơ.
Bảo tàng viện Vaticăng là nơi đặc biệt trong đó người ta có thể gặp gỡ gia tài văn hóa nghệ thuật của toàn nhân loại, từ các bộ sưu tầm khảo cổ về người Etruski cho tới các bộ sưu tầm về người Ai Cập, các tác phẩm hội họa của Caravaggio, rồi các vết tích của các đền thờ Roma vv... Nghĩa là một gia tài mênh mông, vô tận. Tôi mới ở bước đầu cuộc mạo hiểm của chức vụ đặc trách về một nơi, mà cho tới nay tôi cũng chưa biết trong tư cách là người viếng thăm cũng như trong tư cách là nhà nghiên cứu. Tôi tin tưởng nơi sự hiểu biết chuyên môn và giá trị của các cộng sự viên sát cánh với tôi trong nhiệm vụ này.
Hỏi: Thưa giáo sư Paolucci, một trong các vấn đề lớn nhất của Viện bảo tàng Vaticăng là tính cách phức tạp và đa diện của nó. Làm thế nào để giúp các người viếng thăm Viện bảo tàng định hướng khi thăm viếng?
Đáp: Vâng, đó là điều chắc chắn rồi. Nếu một người muốn đi hết các lộ trình trong một lần viếng thăm duy nhất thôi, thì sẽ không biết được nhiều tin tức liên quan tới lịch sử, nghệ thuật, vì nhảy từ khu vực trưng bầy các mặt nạ thuộc quần đảo Polinesia cho tới các tác phẩm của Bernini và qua Otto Dix. Viện bảo tàng Vaticăng bao gồm hàng ngàn năm tiền lịch sử và lịch sử của nhiều dân tộc trên thế giới... mênh mông như thế làm sao một lần mà có thể thăm hết được....
Hỏi: Thưa giáo sư còn có một vấn đề khác nữa: đó là du khách nào cũng muốn đến thăm Nhà nguyện Sistina do họa sĩ Michelangelo vẽ, và là nơi các Hồng Y bầu Đức Giáo Hoàng, Người Kế Vị Thánh Phêrô để cai quản Giáo Hội hoàn vũ, tại sao vậy?
Đáp: Trước hết vì nhà nguyện Sistina kết thúc mọi lộ trình thăm viếng ngắn dài tùy theo thời gian mà du khách có. Thứ hai vì nó có các bích họa nổi tiếng của họa sĩ Michelangelo, cũng là kiến trức sư vẽ họa đồ và xây đền thờ thánh Phêrô, đặc biệt là mái tròn đền thờ. Thứ ba vì nó là nơi bầu các Giáo Hoàng. Dĩ nhiên, các quảng cáo của phương tiện truyền thông cũng đã ảnh hưởng nhiều trên sự kiện này, khiến cho nhà nguyện Sistina như trở thành trung tâm của Viện Bảo Tàng Vaticăng. Nhưng còn có biết bao nhiêu căn phòng được trang hoàng với các tác phẩm hội họa trứ danh của nhiều nhà danh họa khác như các phòng của Raffaello hay các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng thế giới như ”Il Laoconnte”. Các tác phẩm đều có các đặc thái riêng của chúng. Nhưng khi nói tới hiện tượng du lịch thì thị hiếu và mốt hay sở thích của từng thời cũng là chuyện thường tình dễ hiểu thôi. Và thị hiếu thì thay đổi với thời gian.
Hỏi: Điều này không chỉ liên quan tới Viện bao tàng Vaticăng, mà hình như cũng liên quan tới các viện bảo tàng khác, có phải vậy không thưa giáo sư Paolucci?
Đáp: Vâng, đó là một vấn đề chung. Chúng ta phải đương đầu với loại ”cúp điện” văn hóa này, là hiện tượng cũng liên quan tới các người có tầm hiểu biết văn hóa trung bình nữa. Và nó khiến cho người ta chỉ chú ý đến nhãn hiệu, mà quên các chủ thể, các đề tài, các sự kiện hay đẹp và có giá trị.
Trong các tác phẩm nghệ thuật chúng ta trông thấy kể lại các yếu tố của trình thuật Kinh Thánh hay các truyền thống thần thoại: từ các câu chuyện liên quan tới hai gia đình Orazi và Curiazi cho tới lịch sử Leda và con thiên nga. Nhưng mà ai mà nhớ tới các trình thuật này? Và ai quen thuộc với Kinh Thánh để nhận ra trong câu chuyện của bà Rebecca ở bờ giếng hay hiểu sự khác biệt giữa một sự Phục Sinh, sự Lên Trời và biến cố Hiển Dung? Người thăm viện bảo tàng dừng lại đọc tên tác giả của bức họa và hài lòng vì đã trông thấy một bức vẽ của họa sĩ Poussin, hơn là bức họa của Caravaggio, và bỏ quên nội dung trong văn bản của tác phẩm. Đây là vấn đề của nền giáo dục về nghệ thuật.
Hỏi: Nhưng mà các viện bảo tàng lại không phải là những cơ cấu cung cấp các hiểu biết trong chiều hướng này, nghĩa là các cơ quan thường xuyên giáo dục con người hiểu biết nghệ thuật hay sao thưa giáo sư?
Đáp: Vâng, đúng thế, vì vậy Viện bảo tàng Vaticăng đã được thành lập cho mục đích này: đó là giáo dục dân chúng, biến các thường dân thành những người có hiểu biết. Nhưng ngày nay người ta có khuynh hướng thay thế sứ mệnh giáo dục có tích cách lịch sử đó trở thành nền văn hóa du hí giàn cảnh. Đây là một vấn đề cần phải lưu tâm và đương đầu giải quyết để tái chiếm trở lại ý nghĩa ban đầu của viện bảo tàng như là nơi, trong đó nền văn hóa trở thành phương tiện cung cấp căn tính và cũng là lý do khiến cho người ta kiêu hãnh thuộc về nền văn hóa đó.
Hỏi: Trong số nhiều đơn vị được lưu giữ trong Viện bảo tàng Vaticăng có hành lang trưng bầy các Bản Đồ Địa Lý, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Đúng vậy. Đó là một trong các nơi mà tôi thích nhất, và mới đây tôi cũng đã viết một cuốn sách để trình bầy về lãnh vực này. Khi nhìn các bản đồ địa lý ấy, chúng ta nhận ra sự chính xác tỉ mỉ của các tác giả đã có công vẽ chúng. Người ta nhận thấy tất cả các vùng đất thuộc Nước Tòa Thánh; rồi ngoài ra còn có các vùng và đại lục khác nhau trên thế giới, nơi có sự hiện diện của Giáo Hội. Các bản đồ địa lý đó là các tác phẩm rất có gía trị, nhưng rất tiếc là du khách chỉ nhìn sơ qua khi đi ngang hành lang này, mà không chú ý tới gía trị của chúng.
Hỏi: Thưa giáo sư Paolucci, các cơ cấu và phòng ốc của Viện bảo tàng Vaticăng có khả năng chịu đựng con số hàng triệu du khách viếng thăm và ngày càng gia tăng hay không?
Đáp: Đây là một vấn đề đã đè nặng trên trách nhiệm của vị giám đốc tiền nhiệm của tôi là giáo sư chuyện gia khảo cổ Francesco Buranelli. Và đó là nỗi lo lắng thường xuyên của ban giám đốc Viện bảo tàng Vaticăng. Chúng ta đang nói tới con số hơn 4 triêu du khách viếng thăm Viện bảo tàng Vaticăng hàng năm. Các cơ cấu và các phòng ốc đã được cải tiến, nhưng chúng cũng luôn luôn cần được lưu tâm.
Hỏi: Có thể giả thiết là hệ thống Internet có thể cung cấp phần nào trợ giúp trong ý hướng này không thưa giáo sư?
Đáp: Không. Ở đây chúng ta đụng chạm tới một vấn đề vượt ngoài ranh giới trong nền thần thoại của thời đại ngày nay. Tất cả mọi người đều biết rằng nếu viếng thăm viện bảo tàng Du Louvre ở bên Paris thủ đô nước Pháp, thì có thể trông thấy tác phẩm ”La Gioconda” của họa sĩ Leonardo da Vinci, nhưng chỉ có thể trông thoáng qua từ xa vậy, vì không thể đến gần. Khi đông người qúa, thì cũng không thể trông thấy gì. Do đó để có thể trông rõ hơn và nghiên cứu bức danh họa đó, thì tra cứu nó trong một cuốn sách vẫn tốt hơn. Nhưng mà ai đã bỏ tiền ra để đi du lịch một vòng Âu châu, rồi có dịp ghé thăm viện bảo tàng Du Louvre, vẫn thích kể lại rằng chính mình đã viếng thăm viện bảo tàng Paris và tận mắt trong thấy bức danh họa ”La Gioconda” của họa sĩ Leonardo da Vinci. Hai chuyện khác nhau lắm chứ! Thí dụ này có gía trị đối với viện bảo tàng Du Louvre ở Paris và các cơ sở cấu trúc của nó, cũng như đối với Viện bảo tàng Vaticăng và mọi viện bảo tàng khác trên toàn thế giới.
Năm 1907 tất cả các viện bảo tàng của thành phố Firenze, trung Italia đã được 160 ngàn người viếng thăm. Ngày nay có tới gần 6 triệu người viếng thăm các viện bảo tàng Firenze. Nói một cách ích kỷ thì tôi thích giữ lại tình trạng của thời đó hơn, nhưng cũng đúng là những ai đã viếng thăm các viện bảo tàng này đều có các ấn tượng rất mạnh, cả khi họ có viếng thăm một cách vội vã qua loa đi nữa. Và dĩ nhiên là họ có thêm một cơ hội nữa để suy tư. Cho dù số du khách có gia tăng nhiều tới đâu đi nữa, sức mạnh truyền thông của viện bảo tàng vẫn nguyên vẹn. Các viện bảo tàng luôn luôn là một dịp tốt giúp con người lớn lên và trưởng thành trong tầm hiểu biết.
(Avvenire 5-12-2007)
Hỏi: Thưa giáo sư Paolucci, từ chức giám đốc viện bảo tàng Polo tỉnh Firenze lên chức giám đốc Viện bảo tàng của Tòa Thánh, giáo sư có cảm tưởng gì?
Đáp: Thật khó có thể so sánh hai chức vụ. Viện bảo tàng Vaticăng là một trong những viện bảo tàng cổ xưa và lớn nhất thế giới. Như là người Ý, tôi coi sự chỉ định này của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI là một vinh dự và ân huệ lớn, mà các đồng nghiệp nước ngoài rất ước mơ.
Bảo tàng viện Vaticăng là nơi đặc biệt trong đó người ta có thể gặp gỡ gia tài văn hóa nghệ thuật của toàn nhân loại, từ các bộ sưu tầm khảo cổ về người Etruski cho tới các bộ sưu tầm về người Ai Cập, các tác phẩm hội họa của Caravaggio, rồi các vết tích của các đền thờ Roma vv... Nghĩa là một gia tài mênh mông, vô tận. Tôi mới ở bước đầu cuộc mạo hiểm của chức vụ đặc trách về một nơi, mà cho tới nay tôi cũng chưa biết trong tư cách là người viếng thăm cũng như trong tư cách là nhà nghiên cứu. Tôi tin tưởng nơi sự hiểu biết chuyên môn và giá trị của các cộng sự viên sát cánh với tôi trong nhiệm vụ này.
Hỏi: Thưa giáo sư Paolucci, một trong các vấn đề lớn nhất của Viện bảo tàng Vaticăng là tính cách phức tạp và đa diện của nó. Làm thế nào để giúp các người viếng thăm Viện bảo tàng định hướng khi thăm viếng?
Đáp: Vâng, đó là điều chắc chắn rồi. Nếu một người muốn đi hết các lộ trình trong một lần viếng thăm duy nhất thôi, thì sẽ không biết được nhiều tin tức liên quan tới lịch sử, nghệ thuật, vì nhảy từ khu vực trưng bầy các mặt nạ thuộc quần đảo Polinesia cho tới các tác phẩm của Bernini và qua Otto Dix. Viện bảo tàng Vaticăng bao gồm hàng ngàn năm tiền lịch sử và lịch sử của nhiều dân tộc trên thế giới... mênh mông như thế làm sao một lần mà có thể thăm hết được....
Hỏi: Thưa giáo sư còn có một vấn đề khác nữa: đó là du khách nào cũng muốn đến thăm Nhà nguyện Sistina do họa sĩ Michelangelo vẽ, và là nơi các Hồng Y bầu Đức Giáo Hoàng, Người Kế Vị Thánh Phêrô để cai quản Giáo Hội hoàn vũ, tại sao vậy?
Đáp: Trước hết vì nhà nguyện Sistina kết thúc mọi lộ trình thăm viếng ngắn dài tùy theo thời gian mà du khách có. Thứ hai vì nó có các bích họa nổi tiếng của họa sĩ Michelangelo, cũng là kiến trức sư vẽ họa đồ và xây đền thờ thánh Phêrô, đặc biệt là mái tròn đền thờ. Thứ ba vì nó là nơi bầu các Giáo Hoàng. Dĩ nhiên, các quảng cáo của phương tiện truyền thông cũng đã ảnh hưởng nhiều trên sự kiện này, khiến cho nhà nguyện Sistina như trở thành trung tâm của Viện Bảo Tàng Vaticăng. Nhưng còn có biết bao nhiêu căn phòng được trang hoàng với các tác phẩm hội họa trứ danh của nhiều nhà danh họa khác như các phòng của Raffaello hay các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng thế giới như ”Il Laoconnte”. Các tác phẩm đều có các đặc thái riêng của chúng. Nhưng khi nói tới hiện tượng du lịch thì thị hiếu và mốt hay sở thích của từng thời cũng là chuyện thường tình dễ hiểu thôi. Và thị hiếu thì thay đổi với thời gian.
Hỏi: Điều này không chỉ liên quan tới Viện bao tàng Vaticăng, mà hình như cũng liên quan tới các viện bảo tàng khác, có phải vậy không thưa giáo sư Paolucci?
Đáp: Vâng, đó là một vấn đề chung. Chúng ta phải đương đầu với loại ”cúp điện” văn hóa này, là hiện tượng cũng liên quan tới các người có tầm hiểu biết văn hóa trung bình nữa. Và nó khiến cho người ta chỉ chú ý đến nhãn hiệu, mà quên các chủ thể, các đề tài, các sự kiện hay đẹp và có giá trị.
Trong các tác phẩm nghệ thuật chúng ta trông thấy kể lại các yếu tố của trình thuật Kinh Thánh hay các truyền thống thần thoại: từ các câu chuyện liên quan tới hai gia đình Orazi và Curiazi cho tới lịch sử Leda và con thiên nga. Nhưng mà ai mà nhớ tới các trình thuật này? Và ai quen thuộc với Kinh Thánh để nhận ra trong câu chuyện của bà Rebecca ở bờ giếng hay hiểu sự khác biệt giữa một sự Phục Sinh, sự Lên Trời và biến cố Hiển Dung? Người thăm viện bảo tàng dừng lại đọc tên tác giả của bức họa và hài lòng vì đã trông thấy một bức vẽ của họa sĩ Poussin, hơn là bức họa của Caravaggio, và bỏ quên nội dung trong văn bản của tác phẩm. Đây là vấn đề của nền giáo dục về nghệ thuật.
Hỏi: Nhưng mà các viện bảo tàng lại không phải là những cơ cấu cung cấp các hiểu biết trong chiều hướng này, nghĩa là các cơ quan thường xuyên giáo dục con người hiểu biết nghệ thuật hay sao thưa giáo sư?
Đáp: Vâng, đúng thế, vì vậy Viện bảo tàng Vaticăng đã được thành lập cho mục đích này: đó là giáo dục dân chúng, biến các thường dân thành những người có hiểu biết. Nhưng ngày nay người ta có khuynh hướng thay thế sứ mệnh giáo dục có tích cách lịch sử đó trở thành nền văn hóa du hí giàn cảnh. Đây là một vấn đề cần phải lưu tâm và đương đầu giải quyết để tái chiếm trở lại ý nghĩa ban đầu của viện bảo tàng như là nơi, trong đó nền văn hóa trở thành phương tiện cung cấp căn tính và cũng là lý do khiến cho người ta kiêu hãnh thuộc về nền văn hóa đó.
Hỏi: Trong số nhiều đơn vị được lưu giữ trong Viện bảo tàng Vaticăng có hành lang trưng bầy các Bản Đồ Địa Lý, có đúng thế không thưa giáo sư?
Đáp: Đúng vậy. Đó là một trong các nơi mà tôi thích nhất, và mới đây tôi cũng đã viết một cuốn sách để trình bầy về lãnh vực này. Khi nhìn các bản đồ địa lý ấy, chúng ta nhận ra sự chính xác tỉ mỉ của các tác giả đã có công vẽ chúng. Người ta nhận thấy tất cả các vùng đất thuộc Nước Tòa Thánh; rồi ngoài ra còn có các vùng và đại lục khác nhau trên thế giới, nơi có sự hiện diện của Giáo Hội. Các bản đồ địa lý đó là các tác phẩm rất có gía trị, nhưng rất tiếc là du khách chỉ nhìn sơ qua khi đi ngang hành lang này, mà không chú ý tới gía trị của chúng.
Hỏi: Thưa giáo sư Paolucci, các cơ cấu và phòng ốc của Viện bảo tàng Vaticăng có khả năng chịu đựng con số hàng triệu du khách viếng thăm và ngày càng gia tăng hay không?
Đáp: Đây là một vấn đề đã đè nặng trên trách nhiệm của vị giám đốc tiền nhiệm của tôi là giáo sư chuyện gia khảo cổ Francesco Buranelli. Và đó là nỗi lo lắng thường xuyên của ban giám đốc Viện bảo tàng Vaticăng. Chúng ta đang nói tới con số hơn 4 triêu du khách viếng thăm Viện bảo tàng Vaticăng hàng năm. Các cơ cấu và các phòng ốc đã được cải tiến, nhưng chúng cũng luôn luôn cần được lưu tâm.
Hỏi: Có thể giả thiết là hệ thống Internet có thể cung cấp phần nào trợ giúp trong ý hướng này không thưa giáo sư?
Đáp: Không. Ở đây chúng ta đụng chạm tới một vấn đề vượt ngoài ranh giới trong nền thần thoại của thời đại ngày nay. Tất cả mọi người đều biết rằng nếu viếng thăm viện bảo tàng Du Louvre ở bên Paris thủ đô nước Pháp, thì có thể trông thấy tác phẩm ”La Gioconda” của họa sĩ Leonardo da Vinci, nhưng chỉ có thể trông thoáng qua từ xa vậy, vì không thể đến gần. Khi đông người qúa, thì cũng không thể trông thấy gì. Do đó để có thể trông rõ hơn và nghiên cứu bức danh họa đó, thì tra cứu nó trong một cuốn sách vẫn tốt hơn. Nhưng mà ai đã bỏ tiền ra để đi du lịch một vòng Âu châu, rồi có dịp ghé thăm viện bảo tàng Du Louvre, vẫn thích kể lại rằng chính mình đã viếng thăm viện bảo tàng Paris và tận mắt trong thấy bức danh họa ”La Gioconda” của họa sĩ Leonardo da Vinci. Hai chuyện khác nhau lắm chứ! Thí dụ này có gía trị đối với viện bảo tàng Du Louvre ở Paris và các cơ sở cấu trúc của nó, cũng như đối với Viện bảo tàng Vaticăng và mọi viện bảo tàng khác trên toàn thế giới.
Năm 1907 tất cả các viện bảo tàng của thành phố Firenze, trung Italia đã được 160 ngàn người viếng thăm. Ngày nay có tới gần 6 triệu người viếng thăm các viện bảo tàng Firenze. Nói một cách ích kỷ thì tôi thích giữ lại tình trạng của thời đó hơn, nhưng cũng đúng là những ai đã viếng thăm các viện bảo tàng này đều có các ấn tượng rất mạnh, cả khi họ có viếng thăm một cách vội vã qua loa đi nữa. Và dĩ nhiên là họ có thêm một cơ hội nữa để suy tư. Cho dù số du khách có gia tăng nhiều tới đâu đi nữa, sức mạnh truyền thông của viện bảo tàng vẫn nguyên vẹn. Các viện bảo tàng luôn luôn là một dịp tốt giúp con người lớn lên và trưởng thành trong tầm hiểu biết.
(Avvenire 5-12-2007)