Chúa Nhật 15 C
Truyện người Samaritanô nhân hậu: Vấn đề nhức nhối
Thật đơn giản để nghe và thích thú câu truyện người Samaritanô nhân hậu. Ý tưởng của bài tin mừng theo Luca đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều vở kịch và bài ca. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ đơn giản như chúng ta phải yêu thương mọi người vì mọi người đều là người hàng xóm láng giềng. Câu truyện là một sự thách đố giữa lề luật và bác ái. Cả hai đều là những phán đoán của lương tâm.
Người Do thái, như nhiều sắc dân Á châu, đặt nặng tình đồng hương. Mười hai chi tộc có khác gì dòng dõi một Mẹ trăm con hoặc chuyện con rồng cháu tiên của Việt Nam chúng ta? Bị loại ra khỏi làng xóm, bộ tộc để phải sống nơi hoang địa (dành cho thú dữ, bọn trộm cắp, người bị phong cùi và ma quỷ) là một hình phạt đau đớn. Bị coi như người dân ngoại còn đau đớn hơn. Đó là những người không còn được coi là dân Do thái, là người mang dòng máu tổ tiên, của người được tuyển chọn nữa. Tệ hơn cả là nhóm phản bội: phản bội truyền thống ông cha; phản bội lề luật Yahweh; phản bội văn hóa và làm ô uế dòng máu Do thái: Đó là nhóm Samaritanô trong con mắt người Do thái (Coi thêm Matthew đoạn 10).
Đọc lại lịch sử, sự khác biệt giữa Do thái và Samaritanô thực lớn lao. Người Samaritanô tin rằng họ mới là nhóm dân thực sự mang dòng máu Do thái thờ Chúa và làm vinh danh Chúa. Theo họ, vào thời quan án, đền thờ và Hòm bia thánh đặt trên núi Gerizim. Ong tư tế "chết tiệt" Êli mang đến Shiloh. Vua Solomon mang bia thánh về Giêrusalem. Nên Giêrusalem chỉ là nơi tạm trú của bia thánh. Biến nơi tạm trú thành đền thánh, bắt người khác phải thờ phượng Chúa ở nơi không xứng đáng là mạ lỵ Chúa.
Ngược lại, người Do thái cho rằng cộng đoàn Samaritanô khởi nguồn từ vương quốc phía bắc nước Do thái. Khi các bộ tộc đi lưu đầy khỏi đất Judah, nhóm dân Samria lập gia đình với người không phải là Do thái, chấp nhận thờ các thần ngoại bang. Người Samaria không còn mang dòng máu nguyên thủy của dân được tuyển chọn. Họ làm ô uế máu tiền nhân!!!??? (Ngay bây giờ, một số người theo phái Yehovah witness vẫn không chấp nhận tiếp máu từ người ngoại đạo khi cần giải phẫu, sợ làm ô uế máu nguyên tuyền)
Bởi vậy, nhiều người Do thái không muốn giao tiếp với dân Samaria. Có lần Chúa đã nói với các tông đồ: "Đừng vào các thành của người Samaria!" Hai tông đồ của Chúa cũng có lần nổi giận muốn lấy lửa từ trời xuống thiêu đốt một làng của nhóm người này khi họ không chịu giao tiếp với mình!!! Ngược lại người Samaritanô cũng không muốn "dính dáng" và không được giúp đỡ dân Do thái!
Nhưng cũng chính Chúa ít nhất 3 lần đã khen người Samaritanô và dùng họ làm gương cho Do thái cũng như mọi người. Lần thứ nhất câu truyện người Samaritanô nhân hậu trong tin mừng Luca (Luca đoạn 10). Lần thứ hai Chúa nói truyện với người phụ nữ tội lỗi Samaritanô bên bờ giếng Giacob. Chính bà là người rao giảng tin mừng về Chúa cho dân thành (Gioan đoạn 4). Lần thứ ba Chúa chữa 10 người phong cùi, và chỉ có 1 người "dân ngoại" Samaritanô trở lại tạ ơn Chúa (Luca 17:11). Cũng theo tin mừng Gioan thì một vài người Do thái coi Chúa là dân Samaritanô, và tệ nhất, một người Samaritanô bị quỷ ám (Gioan 8: 48)!
Vấn đề nhức nhối trong bài tin mừng hôm nay không chỉ hệ tại giữa cung cách và trình độ yêu thương người của 3 nhóm: tư tế, Lê-vi và Samaritanô. Sâu xa hơn, đó chính là sự tranh chấp giữa luật pháp và bác ái.
Nhìn từ lăng kính luật pháp Do thái, hai ông tư tế và Lêvi đã không sai. Luật cựu ước dậy rằng tư tế không được đụng vào thây người chết sợ trở nên ô uế. Nếu ô uế thì không được phục vụ trong đền thờ. Nạn nhân dở sống, dở chết, nghĩa là có thể chết. Hai người tư tế và Lêvi không dám chạm đến người có thể chết. Họ lựa chọn lề luật. Sách luật Leviticus đoạn 21 ghi rõ điều khoản luật này khi nhắc đến người tư tế và người chết (gupha)
Người Samaritanô lựa chọn bác ái. Ông không ngại chạm đến người dở-sống, dở-chết này. Ong chăm sóc, lo lắng cho bệnh nhân như người thân của ông. Ong có biết luật cựu ước Leviticus đoạn 21 không? Nên nhớ rằng cả hai nhóm Do thái và Samaritanô chấp nhận luật Mai sen, nghĩa là chấp nhận luật Leviticus. Điều khác biệt là người Samaritanô nhân hậu vượt quá giới hạn lề luật để sống theo bác ái. Khi phải lựa chọn giữa lề luật và bác ái, người nhân hậu lựa chọn bác ái dù biết các ràng buộc của lề luật. Họ không bỏ qua lề luật, không đả phá lề luật nhưng vượt trên lề luật. Họ -như lời Chúa nói- làm trọn lề luật.
"Ai là người thân cận của nạn nhân đã sa vào tay kẻ cướp?" Người ấy đáp: "Người đã đem lòng từ bi thương nạn nhân." Chúa Giêsu bảo: "Anh hãy về và làm như vậy."
Truyện người Samaritanô nhân hậu: Vấn đề nhức nhối
Thật đơn giản để nghe và thích thú câu truyện người Samaritanô nhân hậu. Ý tưởng của bài tin mừng theo Luca đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều vở kịch và bài ca. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ đơn giản như chúng ta phải yêu thương mọi người vì mọi người đều là người hàng xóm láng giềng. Câu truyện là một sự thách đố giữa lề luật và bác ái. Cả hai đều là những phán đoán của lương tâm.
Người Do thái, như nhiều sắc dân Á châu, đặt nặng tình đồng hương. Mười hai chi tộc có khác gì dòng dõi một Mẹ trăm con hoặc chuyện con rồng cháu tiên của Việt Nam chúng ta? Bị loại ra khỏi làng xóm, bộ tộc để phải sống nơi hoang địa (dành cho thú dữ, bọn trộm cắp, người bị phong cùi và ma quỷ) là một hình phạt đau đớn. Bị coi như người dân ngoại còn đau đớn hơn. Đó là những người không còn được coi là dân Do thái, là người mang dòng máu tổ tiên, của người được tuyển chọn nữa. Tệ hơn cả là nhóm phản bội: phản bội truyền thống ông cha; phản bội lề luật Yahweh; phản bội văn hóa và làm ô uế dòng máu Do thái: Đó là nhóm Samaritanô trong con mắt người Do thái (Coi thêm Matthew đoạn 10).
Đọc lại lịch sử, sự khác biệt giữa Do thái và Samaritanô thực lớn lao. Người Samaritanô tin rằng họ mới là nhóm dân thực sự mang dòng máu Do thái thờ Chúa và làm vinh danh Chúa. Theo họ, vào thời quan án, đền thờ và Hòm bia thánh đặt trên núi Gerizim. Ong tư tế "chết tiệt" Êli mang đến Shiloh. Vua Solomon mang bia thánh về Giêrusalem. Nên Giêrusalem chỉ là nơi tạm trú của bia thánh. Biến nơi tạm trú thành đền thánh, bắt người khác phải thờ phượng Chúa ở nơi không xứng đáng là mạ lỵ Chúa.
Ngược lại, người Do thái cho rằng cộng đoàn Samaritanô khởi nguồn từ vương quốc phía bắc nước Do thái. Khi các bộ tộc đi lưu đầy khỏi đất Judah, nhóm dân Samria lập gia đình với người không phải là Do thái, chấp nhận thờ các thần ngoại bang. Người Samaria không còn mang dòng máu nguyên thủy của dân được tuyển chọn. Họ làm ô uế máu tiền nhân!!!??? (Ngay bây giờ, một số người theo phái Yehovah witness vẫn không chấp nhận tiếp máu từ người ngoại đạo khi cần giải phẫu, sợ làm ô uế máu nguyên tuyền)
Bởi vậy, nhiều người Do thái không muốn giao tiếp với dân Samaria. Có lần Chúa đã nói với các tông đồ: "Đừng vào các thành của người Samaria!" Hai tông đồ của Chúa cũng có lần nổi giận muốn lấy lửa từ trời xuống thiêu đốt một làng của nhóm người này khi họ không chịu giao tiếp với mình!!! Ngược lại người Samaritanô cũng không muốn "dính dáng" và không được giúp đỡ dân Do thái!
Nhưng cũng chính Chúa ít nhất 3 lần đã khen người Samaritanô và dùng họ làm gương cho Do thái cũng như mọi người. Lần thứ nhất câu truyện người Samaritanô nhân hậu trong tin mừng Luca (Luca đoạn 10). Lần thứ hai Chúa nói truyện với người phụ nữ tội lỗi Samaritanô bên bờ giếng Giacob. Chính bà là người rao giảng tin mừng về Chúa cho dân thành (Gioan đoạn 4). Lần thứ ba Chúa chữa 10 người phong cùi, và chỉ có 1 người "dân ngoại" Samaritanô trở lại tạ ơn Chúa (Luca 17:11). Cũng theo tin mừng Gioan thì một vài người Do thái coi Chúa là dân Samaritanô, và tệ nhất, một người Samaritanô bị quỷ ám (Gioan 8: 48)!
Vấn đề nhức nhối trong bài tin mừng hôm nay không chỉ hệ tại giữa cung cách và trình độ yêu thương người của 3 nhóm: tư tế, Lê-vi và Samaritanô. Sâu xa hơn, đó chính là sự tranh chấp giữa luật pháp và bác ái.
Nhìn từ lăng kính luật pháp Do thái, hai ông tư tế và Lêvi đã không sai. Luật cựu ước dậy rằng tư tế không được đụng vào thây người chết sợ trở nên ô uế. Nếu ô uế thì không được phục vụ trong đền thờ. Nạn nhân dở sống, dở chết, nghĩa là có thể chết. Hai người tư tế và Lêvi không dám chạm đến người có thể chết. Họ lựa chọn lề luật. Sách luật Leviticus đoạn 21 ghi rõ điều khoản luật này khi nhắc đến người tư tế và người chết (gupha)
Người Samaritanô lựa chọn bác ái. Ông không ngại chạm đến người dở-sống, dở-chết này. Ong chăm sóc, lo lắng cho bệnh nhân như người thân của ông. Ong có biết luật cựu ước Leviticus đoạn 21 không? Nên nhớ rằng cả hai nhóm Do thái và Samaritanô chấp nhận luật Mai sen, nghĩa là chấp nhận luật Leviticus. Điều khác biệt là người Samaritanô nhân hậu vượt quá giới hạn lề luật để sống theo bác ái. Khi phải lựa chọn giữa lề luật và bác ái, người nhân hậu lựa chọn bác ái dù biết các ràng buộc của lề luật. Họ không bỏ qua lề luật, không đả phá lề luật nhưng vượt trên lề luật. Họ -như lời Chúa nói- làm trọn lề luật.
"Ai là người thân cận của nạn nhân đã sa vào tay kẻ cướp?" Người ấy đáp: "Người đã đem lòng từ bi thương nạn nhân." Chúa Giêsu bảo: "Anh hãy về và làm như vậy."