Trong cuộc sống xã hội, bất cứ quốc gia nào cũng vẫn còn những hoàn cảnh khó khăn bất hạnh. Dù đất nước có phát triển, xã hội có hưng thịnh đến mấy thì đâu đó trong cuộc sống vẫn có những con người bị lãng quên, bị chìm đắm trong bệnh tật, nghèo khổ. Họ không còn đủ khả năng để tự chăm sóc cho bản thân mà cần có sự chung tay giúp đỡ của toàn xã hội.
Từ xa xưa, cha ông ta đã để lại những quan niệm sống mà ai cũng được dạy dỗ từ thuở ấu thơ như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, "Lá lành đùm lá rách" hay "Thương người như thể thương thân", ….
Đối với người Kitô hữu, một trong những giới răn quan trọng nhất mà Chúa Giê-Su đã dạy là: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15,12). Thường thì chúng ta hay nói “làm việc bác ái, chia sẻ bác ái, thực thi bác ái, ...“ nghĩa là làm việc tốt từ lòng yêu thương rộng khắp mọi người; hay như người ta thường nói là “làm từ thiện”.
Sự yêu thương đích thực chỉ đến từ sự đồng cảm. Nghĩa là khi một người nào đó đau khổ, ta cũng cảm nhận được sự đau khổ của người ấy như là chính ta đang đau khổ. Còn những trường hợp khác, khi ta đặt bản thân mình và một người có số phận bất hạnh lên bàn cân để đối sánh, rồi nghĩ rằng mình phải cứu giúp họ, thì đó chỉ là “sự thương hại”.
Sự yêu thương đó còn là sự khôn ngoan để biết dùng tiền của chóng qua ở đời này mà mua hạnh phúc giầu sang vĩnh cửu của Nước Trời như Chúa Giê-Su đã dạy các môn đệ và dân chúng đến nghe Người giảng dạy: “Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng hề hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén bảng, mối mọt cũng không đục phá.” (Lc 12, 33).
Trong bài giảng trên núi, Ngài cũng nhắc nhở: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.” (Mt 5,7). Lời Chúa qua dụ ngôn người Samari nhân lành (x. Lc 10,30-35) cũng là ví dụ cho việc cần thiết phải cứu trợ người khác. Sách Công vụ tông đồ cũng đã ghi chép việc các tông đồ đầu tiên chia sẻ tài sản của mình với nhau (x. Cv 4,32) và quyên góp giúp đỡ những người bị thiên tai (x. Cv 11,28-30).
Đồng thời để thu được kết quả tốt giữa người cho và người nhận. Tin Mừng cũng lưu ý việc hiến tặng nên thận trọng, trực tiếp để xứng đáng đến tay cá nhân hoặc gia đình người nhận (x. 2Tx 3,10); bí mật, khiêm nhường (x. Mt 06,02); và vui vẻ: “Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương.” (2 Cr 9,7).
Trong buổi tiếp kiến chung dành cho các tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô vào sáng thứ Tư 08/05/2019 mới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ những kinh nghiệm thiêng liêng của ngài khi đến thăm các nữ tu dòng Mẹ Têrêsa: “Những nữ tu này ngọt ngào, dịu dàng và làm việc bác ái, nhưng không phải là bác ái giả hình. Khi người ta thực hành bác ái mà không có sự dịu dàng, không có tình yêu, giống như là chúng ta đổ một ly giấm vào trong hoạt động bác ái. Bác ái là vui tươi chứ không phải là chua cay.”
Bác ái giúp mọi người có cuộc sống tốt hơn, tuy nhiên thực tiễn cũng cho thấy, một số cách thực thi bác ái đã không mang lại hiệu quả như mong muốn – thậm chí còn gây ra những hậu quả xấu về sau. Do đó, vì lợi ích lâu dài của những người cần được giúp đỡ, hãy làm việc bác ái đúng cách không chỉ bằng trái tim mà còn cần cả lý trí.
Trước hết, mỗi người cần phải thực thi bác ái ngay trong gia đình, khu xóm, cộng đoàn của mình. Người đời thường hay đi tìm những nơi xa, những đối tượng lạ để biểu lộ sự quảng đại của mình; nhưng lại dễ quên những gì bình thường trước mắt hay bên cạnh. Chúng ta có thể sống nhân từ, làm nhiều nghĩa cử bác ái cho những người xa lạ, nhưng chưa chắc đã làm được những việc tương tự cho những anh chị em đang hằng ngày sống bên cạnh chúng ta.
Thế nên thật đắng lòng khi nghe những câu nói đại loại như “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, “việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng”, “làm phúc nơi nao cầu ao rách nát”, … từ những người thân! Phải chăng mình đã thiếu sót vì sốt sắng, sẵn sàng hết lòng với việc của xã hội, giáo xứ và đoàn thể hơn việc gia đình?
Các hội đoàn, đoàn thể tránh kêu gọi bác ái theo kiểu “phân bổ chỉ tiêu” vừa tạo áp lực cho cá nhân đơn vị đồng thời gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Mỗi cá nhân, đơn vị đều có những hoàn cảnh đặc thù tùy theo điều kiện sống. Thành phố khác nông thôn, nội thành khác ngoại thành …. Phải làm sao để mọi người, mọi đơn vị đều thoải mái, không có mặc cảm khi tham gia đóng góp.
Nhiều người làm việc bác ái nhưng vẫn còn những băn khoăn, lấn cấn dù vẫn biết rằng cho đi là không cần nhận lại. Bác ái là không phân biệt vậy mà ta lại có cảm giác như người nghèo ở Campuchia đáng thương hơn người nghèo ở nơi ta sinh sống!
Có những đoàn thể lo đi bác ái ở những nơi khác, nhưng ngay trong Giáo Hội địa phương thì thiếu sự quan tâm, sâu sát. Khi tổng kết, báo cáo thành tích sẽ được kể như một sự phát triển đoàn thể ra nước ngoài. Nhưng ở vùng ngoại biên ngay trong nước, theo cách diễn đạt của ĐTC Phanxicô, thì vẫn còn những nơi, những người khó khăn cần trợ giúp!
Trước khi quyên góp cho hoạt động bác ái, hãy dành thời gian tìm hiểu về những đối tượng mà chương trình nhắm tới để có sự lựa chọn phù hợp. Nếu đó là những em bé ở trại trẻ mồ côi, hãy tặng các em quần áo, sách vở. Nếu đó là người dân thuộc các vùng xa xôi, hẻo lánh, hãy giúp họ có điều kiện tiếp cận với Chúa, với nền văn minh hiện đại bằng cách góp phần xây dựng nhà thờ, trường học…
Bác ái không chỉ đơn thuần là cung cấp vật chất. Có nhiều cách để giúp đỡ những người kém may mắn. Nếu đó là những người bị bệnh hiểm nghèo, những nạn nhân của thiên tai thì tiền là một phương thức trợ giúp hữu hiệu. Tuy nhiên, với những ai còn nghèo khó, hãy đưa cho họ công cụ và tạo điều kiện để họ có thể lao động tạo ra của cải vật chất tự nuôi sống bản thân và gia đình.
Sự trợ giúp quá dễ dàng sẽ khiến con người mang tâm lý ỷ lại và thói quen nhận sự trợ giúp của ngươi khác dù mình không khó khăn cho lắm. Hơn nữa, hiện nay vì nhiều lí do khác nhau nên ít khi người ta tổ chức trao quà tận tay người nhận. Thế nên hãy trao tặng thông qua các đấng bản quyền, cha xứ, đoàn thể… ở nơi diễn ra hoạt đông bác ái để không tạo ra thói quen xấu cho người nhận.
Bố thí vì lòng bác ái chắc chắn là điều làm đẹp lòng Chúa vì nó phù hợp với bản chất thiện hảo, nhân từ, yêu thương và quảng đại của Thiên Chúa. Tất cả những việc bác ái của chúng ta đều phải quy hướng về Thiên Chúa như Đức cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã viết: “Nếu các công việc từ thiện xã hội của con không phải vì Chúa, thì con chỉ là nhân viên của một chi nhánh Hồng Thập Tự” (Đường hy vọng 786).
Vì vậy khi bố thí cho ai của gì, chúng ta phải làm với lòng mến Chúa, yêu người thực sự. Nghĩa là không làm việc bác ái, bố thí cho ai vì khoe khoang để báo cáo thành tích, để được người khác khen thưởng… “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy.” và “Khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” (x. Mt 6,1-4).
Ước mong sao việc bác ái của các Kitô hữu và nhất là của các Tông đồ giáo dân chúng ta phản ánh trung thực tinh thần bác ái của Tin Mừng: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngoan. Đó là điều răn lớn nhất và đứng đầu. Còn điều răn thứ hai cũng giống điều răn ấy là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.” (Mt 22,37-39; Mc 12,29-31; Lc 10,27) và “để họ thấy những công việc tốt anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” (Mt 5,16). Amen.
Kỷ niệm chuyến Bác ái Ka–Đơn 22-24/5/2019 cùng HĐMV Gx. Trung Mỹ Tây.
Từ xa xưa, cha ông ta đã để lại những quan niệm sống mà ai cũng được dạy dỗ từ thuở ấu thơ như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, "Lá lành đùm lá rách" hay "Thương người như thể thương thân", ….
Đối với người Kitô hữu, một trong những giới răn quan trọng nhất mà Chúa Giê-Su đã dạy là: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15,12). Thường thì chúng ta hay nói “làm việc bác ái, chia sẻ bác ái, thực thi bác ái, ...“ nghĩa là làm việc tốt từ lòng yêu thương rộng khắp mọi người; hay như người ta thường nói là “làm từ thiện”.
Sự yêu thương đích thực chỉ đến từ sự đồng cảm. Nghĩa là khi một người nào đó đau khổ, ta cũng cảm nhận được sự đau khổ của người ấy như là chính ta đang đau khổ. Còn những trường hợp khác, khi ta đặt bản thân mình và một người có số phận bất hạnh lên bàn cân để đối sánh, rồi nghĩ rằng mình phải cứu giúp họ, thì đó chỉ là “sự thương hại”.
Sự yêu thương đó còn là sự khôn ngoan để biết dùng tiền của chóng qua ở đời này mà mua hạnh phúc giầu sang vĩnh cửu của Nước Trời như Chúa Giê-Su đã dạy các môn đệ và dân chúng đến nghe Người giảng dạy: “Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng hề hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén bảng, mối mọt cũng không đục phá.” (Lc 12, 33).
Trong bài giảng trên núi, Ngài cũng nhắc nhở: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.” (Mt 5,7). Lời Chúa qua dụ ngôn người Samari nhân lành (x. Lc 10,30-35) cũng là ví dụ cho việc cần thiết phải cứu trợ người khác. Sách Công vụ tông đồ cũng đã ghi chép việc các tông đồ đầu tiên chia sẻ tài sản của mình với nhau (x. Cv 4,32) và quyên góp giúp đỡ những người bị thiên tai (x. Cv 11,28-30).
Đồng thời để thu được kết quả tốt giữa người cho và người nhận. Tin Mừng cũng lưu ý việc hiến tặng nên thận trọng, trực tiếp để xứng đáng đến tay cá nhân hoặc gia đình người nhận (x. 2Tx 3,10); bí mật, khiêm nhường (x. Mt 06,02); và vui vẻ: “Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương.” (2 Cr 9,7).
Trong buổi tiếp kiến chung dành cho các tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô vào sáng thứ Tư 08/05/2019 mới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ những kinh nghiệm thiêng liêng của ngài khi đến thăm các nữ tu dòng Mẹ Têrêsa: “Những nữ tu này ngọt ngào, dịu dàng và làm việc bác ái, nhưng không phải là bác ái giả hình. Khi người ta thực hành bác ái mà không có sự dịu dàng, không có tình yêu, giống như là chúng ta đổ một ly giấm vào trong hoạt động bác ái. Bác ái là vui tươi chứ không phải là chua cay.”
Bác ái giúp mọi người có cuộc sống tốt hơn, tuy nhiên thực tiễn cũng cho thấy, một số cách thực thi bác ái đã không mang lại hiệu quả như mong muốn – thậm chí còn gây ra những hậu quả xấu về sau. Do đó, vì lợi ích lâu dài của những người cần được giúp đỡ, hãy làm việc bác ái đúng cách không chỉ bằng trái tim mà còn cần cả lý trí.
Trước hết, mỗi người cần phải thực thi bác ái ngay trong gia đình, khu xóm, cộng đoàn của mình. Người đời thường hay đi tìm những nơi xa, những đối tượng lạ để biểu lộ sự quảng đại của mình; nhưng lại dễ quên những gì bình thường trước mắt hay bên cạnh. Chúng ta có thể sống nhân từ, làm nhiều nghĩa cử bác ái cho những người xa lạ, nhưng chưa chắc đã làm được những việc tương tự cho những anh chị em đang hằng ngày sống bên cạnh chúng ta.
Thế nên thật đắng lòng khi nghe những câu nói đại loại như “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, “việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng”, “làm phúc nơi nao cầu ao rách nát”, … từ những người thân! Phải chăng mình đã thiếu sót vì sốt sắng, sẵn sàng hết lòng với việc của xã hội, giáo xứ và đoàn thể hơn việc gia đình?
Các hội đoàn, đoàn thể tránh kêu gọi bác ái theo kiểu “phân bổ chỉ tiêu” vừa tạo áp lực cho cá nhân đơn vị đồng thời gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Mỗi cá nhân, đơn vị đều có những hoàn cảnh đặc thù tùy theo điều kiện sống. Thành phố khác nông thôn, nội thành khác ngoại thành …. Phải làm sao để mọi người, mọi đơn vị đều thoải mái, không có mặc cảm khi tham gia đóng góp.
Nhiều người làm việc bác ái nhưng vẫn còn những băn khoăn, lấn cấn dù vẫn biết rằng cho đi là không cần nhận lại. Bác ái là không phân biệt vậy mà ta lại có cảm giác như người nghèo ở Campuchia đáng thương hơn người nghèo ở nơi ta sinh sống!
Có những đoàn thể lo đi bác ái ở những nơi khác, nhưng ngay trong Giáo Hội địa phương thì thiếu sự quan tâm, sâu sát. Khi tổng kết, báo cáo thành tích sẽ được kể như một sự phát triển đoàn thể ra nước ngoài. Nhưng ở vùng ngoại biên ngay trong nước, theo cách diễn đạt của ĐTC Phanxicô, thì vẫn còn những nơi, những người khó khăn cần trợ giúp!
Trước khi quyên góp cho hoạt động bác ái, hãy dành thời gian tìm hiểu về những đối tượng mà chương trình nhắm tới để có sự lựa chọn phù hợp. Nếu đó là những em bé ở trại trẻ mồ côi, hãy tặng các em quần áo, sách vở. Nếu đó là người dân thuộc các vùng xa xôi, hẻo lánh, hãy giúp họ có điều kiện tiếp cận với Chúa, với nền văn minh hiện đại bằng cách góp phần xây dựng nhà thờ, trường học…
Bác ái không chỉ đơn thuần là cung cấp vật chất. Có nhiều cách để giúp đỡ những người kém may mắn. Nếu đó là những người bị bệnh hiểm nghèo, những nạn nhân của thiên tai thì tiền là một phương thức trợ giúp hữu hiệu. Tuy nhiên, với những ai còn nghèo khó, hãy đưa cho họ công cụ và tạo điều kiện để họ có thể lao động tạo ra của cải vật chất tự nuôi sống bản thân và gia đình.
Sự trợ giúp quá dễ dàng sẽ khiến con người mang tâm lý ỷ lại và thói quen nhận sự trợ giúp của ngươi khác dù mình không khó khăn cho lắm. Hơn nữa, hiện nay vì nhiều lí do khác nhau nên ít khi người ta tổ chức trao quà tận tay người nhận. Thế nên hãy trao tặng thông qua các đấng bản quyền, cha xứ, đoàn thể… ở nơi diễn ra hoạt đông bác ái để không tạo ra thói quen xấu cho người nhận.
Bố thí vì lòng bác ái chắc chắn là điều làm đẹp lòng Chúa vì nó phù hợp với bản chất thiện hảo, nhân từ, yêu thương và quảng đại của Thiên Chúa. Tất cả những việc bác ái của chúng ta đều phải quy hướng về Thiên Chúa như Đức cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đã viết: “Nếu các công việc từ thiện xã hội của con không phải vì Chúa, thì con chỉ là nhân viên của một chi nhánh Hồng Thập Tự” (Đường hy vọng 786).
Vì vậy khi bố thí cho ai của gì, chúng ta phải làm với lòng mến Chúa, yêu người thực sự. Nghĩa là không làm việc bác ái, bố thí cho ai vì khoe khoang để báo cáo thành tích, để được người khác khen thưởng… “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy.” và “Khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” (x. Mt 6,1-4).
Ước mong sao việc bác ái của các Kitô hữu và nhất là của các Tông đồ giáo dân chúng ta phản ánh trung thực tinh thần bác ái của Tin Mừng: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngoan. Đó là điều răn lớn nhất và đứng đầu. Còn điều răn thứ hai cũng giống điều răn ấy là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình.” (Mt 22,37-39; Mc 12,29-31; Lc 10,27) và “để họ thấy những công việc tốt anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.” (Mt 5,16). Amen.
Kỷ niệm chuyến Bác ái Ka–Đơn 22-24/5/2019 cùng HĐMV Gx. Trung Mỹ Tây.