Hôm 06/10/2006, Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, Quan sát viên Thường Trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc đã có bài phát biểu trước phiên họp thứ 61 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về giải trừ quân bị và an ninh quốc tế.
Ngài nói rằng: “Toà Thánh nhân cơ hội này một lần nữa lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế thiết lập một khung pháp lý bắt buộc nhắm vào việc điều chỉnh thương mại các loại vũ khí quy ứơc, cũng như điều chỉnh bí quyết và công nghệ sản xuất chúng”
Khi đề cập đến vũ khí hạt nhân, ngài nhấn mạnh đến nhu cầu cấp bách cho việc đối thoại về vấn đề này. Ngài nói rằng: “Phái đoàn của tôi cho rằng cộng đồng quốc tế dường như im lìm về đường lối (...), trong khi đó có sự gia tăng nhanh chóng số lượng các nước cảm thấy cần phải tự trang bị vũ khí hạt nhân cũng như lời đe dọa khủng bố hạt nhân gia tăng”
Đức Tổng Giám Mục Migliore nhấn mạnh rằng thực tế Tòa Thánh đã nhiều lần “yêu cầu các chính phủ công khai hay bí mật có trang bị hạt nhân, hoặc những nước có kế hoạch thu nhận chúng, phải đồng ý thay đổi đường lối của họ bằng những quyết định rõ ràng và chắc chắn, đồng thời cần nỗ lực cho sự tiến triển và phối hợp giải trừ vũ khí hạt nhân. Các chính sách ngăn chặn hạt nhân, điển hình của Chiến Tranh Lạnh, có thể và phải được thay thế bằng những biện pháp giải trừ quân bị cụ thể dựa trên đối thoại và đàm phán đa phương”.
Ngài nói rằng: “Toà Thánh nhân cơ hội này một lần nữa lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế thiết lập một khung pháp lý bắt buộc nhắm vào việc điều chỉnh thương mại các loại vũ khí quy ứơc, cũng như điều chỉnh bí quyết và công nghệ sản xuất chúng”
Khi đề cập đến vũ khí hạt nhân, ngài nhấn mạnh đến nhu cầu cấp bách cho việc đối thoại về vấn đề này. Ngài nói rằng: “Phái đoàn của tôi cho rằng cộng đồng quốc tế dường như im lìm về đường lối (...), trong khi đó có sự gia tăng nhanh chóng số lượng các nước cảm thấy cần phải tự trang bị vũ khí hạt nhân cũng như lời đe dọa khủng bố hạt nhân gia tăng”
Đức Tổng Giám Mục Migliore nhấn mạnh rằng thực tế Tòa Thánh đã nhiều lần “yêu cầu các chính phủ công khai hay bí mật có trang bị hạt nhân, hoặc những nước có kế hoạch thu nhận chúng, phải đồng ý thay đổi đường lối của họ bằng những quyết định rõ ràng và chắc chắn, đồng thời cần nỗ lực cho sự tiến triển và phối hợp giải trừ vũ khí hạt nhân. Các chính sách ngăn chặn hạt nhân, điển hình của Chiến Tranh Lạnh, có thể và phải được thay thế bằng những biện pháp giải trừ quân bị cụ thể dựa trên đối thoại và đàm phán đa phương”.