VẤN ĐỀ TÀI SẢN GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TẠI TRUNG QUỐC.
BẮC KINH – Từ khi Trung Quốc áp dụng chính sách cởi mở, người ta thấy trong lãnh vực tôn giáo, chính quyền đã cho áp dụng một số điều cải cách. Một trong những điều cải cách đó là chính quyền trung ương Bắc Kinh thông qua luật trả lại tài sản cho các tôn giáo bị tịch thu từ ngày đảng Cộng Sản lên nắm chính quyền tại Trung Quốc vào năm 1950.
Giáo Hội Công Giáo muốn lấy lại những tài sản đó để phục vụ hay tài trợ cho những chương trình trợ giúp người nghèo. Nhưng chính quyền địa phương không muốn trả mà muốn giữ lại để trục lợi. Do vậy, đã xẩy ra nhiều vụ xô xát bạo động. Một ví dụ điển hình là 16 thầy dòng Phanxicô đã bị nhóm 40 tên côn đồ đánh đập. Lý do là vì cơ sở nhà dòng đã bị chính quyền địa phương bán cho nhà thầu xâu cất khu thương mại. Mới đây tuần báo Time tại Hoa Kỳ đưa tin một nhà thờ Tin Lành ở Thiên Tân bị công an phá sập để lấy đất bán cho các doanh gia lập khu thương mại.
Vậy vấn đề tài sản của các tôn giáo nói chung và của Công Giáo nói riêng tại Trung Quốc hiện nay ra sao. Tìm hiểu vấn đề này, hãng Tin Tức Á Châu (AsiaNews) đã phòng vấn Tiến Sĩ Anthony Lam đang làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chúa Thánh Thần tại giáo phận Hồng Kông.
Tiến sĩ Lam đã viết một bài báo có tựa đề “Xem Xét Vấn Đề Địa Ốc Của Giáo Hội Công Giáo Tại Trung Quốc”. Bài báo dài 15 trang được đăng trên tập san Tripod số 140, phát hành mùa Xuân năm 2006. Sau đây là cuộc phỏng vấn của hãng tin AsiaNews với tiến sĩ Anthony Lam
HỎI : Thưa Tiến Sĩ, càng ngày người ta càng thấy có nhiều báo cáo từ Trung Hoa Hoa lục địa cho biết giữa Nhà Nước và Giáo Hội có những vấn đề. Một trong vấn đề đó là tài sản Giáo Hội.
TRÀ LỜI (Tiến Sĩ Anthony Lam) : Quả thực, tài sản Giáo Hội là vấn đề rất gai góc. Chính quyền và Giáo Hội phải mau kiếm ra giải pháp. Trên nguyên tắc, giải pháp đã có rồi. Vào cuối thập niên 80, chính quyền đã thông qua chính sách trả lại tài sản của Giáo Hội đã bị tịch thu trước, hay trong khi có cuộc Cách mạng Văn Hóa. Tuy nhiên, vấn đề thường xảy ra tại Trung Quốc là chính quyền Trung Ương quyết định một đường, và chính quyền địa phương lại thi hành một nẻo.
Tại Trung Quốc, những người vi phạm luật đầu tiên là đảng viên Cộng Sản. Nhiều giới chức chính quyền lợi dụng quyền hạn chức vụ của mình để trục lợi. Ngay sau khi ban hành luật trả lại tài sản cho Giáo Hội, chính Văn Phòng Tôn Giáo Vụ và Tổ Chức Công Giáo Yêu Nước đã lợi dụng quyền hành đem bán các tài sản của Giáo Hội cho một đối tác thứ ba, là tư nhân hay các nhà phát triển đô thị.
Trong các vụ buôn bán đó, Giáo Hội chẳng hưởng được đồng xu nào. Và đứng trên quan điểm pháp luật, vụ buôn bán này tạo ra chuyện thật rắc rối. Đất đai, dinh thự tự nhiên có hai đối tác nhận là sở hữu chủ: Giáo Hội thì trưng bằng chứng là mình đứng tên chủ quyền từ lâu, còn chủ mới dẫn chứng việc mình đã mua bán tài sản này.
HỎI: Việc buôn bán tài sản Giáo Hội lớn đến mức độ nào?
TRẢ LỜI: Rất lớn, Trong quá khứ, Giáo Hội đã mua đất để gia tăng công tác hoạt động hay mua đất ở những vùng trước kia rẻ bây giờ giá cả tăng gấp bội. Các nhà đầu tư ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Đông Vũ Hán và Tây An trước kia thường đứng ra mua đất đai tại những vùng xa xôi hẻo lánh rồi trao quyền cho Giáo Hội Trung Hoa để mở các dự án có tính cách xã hội như vườn trẻ, nhà trường, cô nhi viện, bệnh xá, bệnh viện. Bây giờ Giáo Hội không còn được quyền điều hành các cơ sở đó nữa mà Ban Tôn Giáo Vụ đứng ra điều hành các cơ sở đó nhân danh Giáo Hội. Các nhà lãnh đạo của Ban Tôn Giáo Vụ và Tổ Chức Công Giáo Yêu Nước bỏ túi hầu hết số tiền bán tài sản, chỉ trả lại cho Giáo Hội đôi chút. Hãy lấy thí dụ giáo phận Hồ Nam. Giáo phận Hồ Nam có một cơ sở ở Thiên Tân. Ban Tôn Giáo Vụ cho người ta thuê với giá 500,000 Mỹ Kim một năm, trong khi đó, Giáo Hội chỉ được có 5000 Mỹ Kim tức 1/100. Theo sự lượng định của tôi, những vụ sang nhượng kinh tế liên quan đến tài sản của Giáo Hội trị giá vào khoảng 130 tỷ đồng nhân dân tệ tức khoảng 13 tỷ Mỹ kim. Đó là một số tiền rất lớn. Và nếu chúng ta có thể xem xét lại hồ sơ chủ quyền thì có thể tài sản Giáo Hội còn lớn hơn thế nhiều
HỎI: Vậy chính quyền ở Bắc Kinh có dính dáng gì đến vụ sang nhượng đất đai, dinh thự này không?
TRẢ LỜI: Nói chung chính quyền trung ương ở Bắc Kinh không được hưởng lợi lộc nào trong vấn đề này, ngoại trừ tài sản của Giáo Hội tọa lạc tại Bắc Kinh. Ví dụ giáo xứ Beitang có nhà thờ Chúa Cứu Thế. Nhà thờ này trước kia là Vương Cung Thánh Đường Bắc Kinh, có đất rộng tới bức tường của Cung Điện Hoàng Gia. Chính quyền đã lấy đất cho các công tác công cộng như đường xá, nhà cửa. Còn những nơi khác, chính quyền Trung Ương không có phần nào trong đó.
HỎI: Vậy phải giải quyết vấn đề này làm sao?
TRẢ LỜI: Giáo Hội vẫn còn dấn thân vào sứ mạng công tác xã hội như điều hành vườn trẻ, bênh xá, trường học ở những nơi xa xôi mà chính quyền không lo được. Điều khẩn thiết là phải tìm ra hướng giải quyết. Có tài sản, Giáo Hội mới thực hiện được các công tác bác ái, xã hội. Thật là không công bằng chút nào khi Văn Phòng Tôn Giáo Vụ bỏ túi số tiền cho thuê mướn cơ sở của Giáo Hội. Giáo Hội được quyền sử dụng số tiền đó cho các mục tiêu bác ái, xã hội. Tôi nghĩ chính quyền và Giáo Hội nên thiết lập ra một ủy ban để tìm ra giải pháp đúng đắn.
HỎI: Chính quyền có thể đi những bước nào để giải quyết vấn đề?
TRẢ LỜI: Luật lệ đã được chính quyền trung ương thông qua từ tháng 3 năm ngoái. Như vậy Giáo Hội có quyền giữ tài sản. Tuy nhiên, chính quyền đã không giải thích rõ ràng về những quyền hạn và chính quyền vẫn tiếp tục vi phạm quyền sở hữu như họ đã làm hàng chục năm nay. Ngoài vấn đề này ra, còn vấn đề tài sản mà sở hữu chủ là các cơ sở truyền giáo quốc tế ở Trung Hoa ngày xưa. Có lẽ, cách tốt nhất là các tổ chức truyền giáo này nên chuyển nhượng sở hữu chủ sang cho các nhà lãnh đạo tôn giáo hợp pháp của Trung Hoa.
HỎI: Vấn đề tài sản của Giáo Hội có ảnh hưởng tới cuộc đối thoại giữa Vatican và Bắc Kinh không?
TRẢ LỜI: Hiện giờ thì có vẻ vấn đề tài sản không ảnh hưởng gì tới cuộc đối thoại giữa Vatican và Bắc Kinh, trừ khi Vatican công khai nêu vấn đề này lên. Nhưng tôi e rằng Trung Quốc sẽ chẳng nói gì và cũng chẵng làm gi hết.
HỎI: Quan điểm của Tổ Chức Công Giáo Yêu Nước về vấn đề này như thế nào?
TRẢ LỜI: Tổ chức Công Giáo Yêu Nước biết phải nắm lấy tài sản của Giáo Hội. Một mai nếu bang giao giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh trở lại bình thường thì các nhà lãnh đạo Tổ Chức Công Giáo yêu Nước không còn quyền kiểm soát Giáo Hội nữa. Vì lý do này nên họ cố gắng lợi dụng thời cơ tối đa, bán tài sản của Giáo Hội để lấy tiền bỏ túi.
Tổ Chức Công Giáo Yêu Nước đang kiểm soát Giáo Hội cả về mặt ý thức hệ lẫn kinh tế. Nhưng chính quyền phải nắm tình hình và chọn lựa một giải pháp tốt nhất cho xã hội Trung Hoa. Đó là giải pháp để Giáo Hội dùng tài sản phục vụ cho những lợi ích công cộng, đặc biệt cho người nghèo. Nếu không, những nhóm khác sẽ vi phạm luật, sẽ khai thác quyền lợi kinh tế cho riêng họ trong khi những tệ nạn xã hội vẫn còn đó.
BẮC KINH – Từ khi Trung Quốc áp dụng chính sách cởi mở, người ta thấy trong lãnh vực tôn giáo, chính quyền đã cho áp dụng một số điều cải cách. Một trong những điều cải cách đó là chính quyền trung ương Bắc Kinh thông qua luật trả lại tài sản cho các tôn giáo bị tịch thu từ ngày đảng Cộng Sản lên nắm chính quyền tại Trung Quốc vào năm 1950.
Giáo Hội Công Giáo muốn lấy lại những tài sản đó để phục vụ hay tài trợ cho những chương trình trợ giúp người nghèo. Nhưng chính quyền địa phương không muốn trả mà muốn giữ lại để trục lợi. Do vậy, đã xẩy ra nhiều vụ xô xát bạo động. Một ví dụ điển hình là 16 thầy dòng Phanxicô đã bị nhóm 40 tên côn đồ đánh đập. Lý do là vì cơ sở nhà dòng đã bị chính quyền địa phương bán cho nhà thầu xâu cất khu thương mại. Mới đây tuần báo Time tại Hoa Kỳ đưa tin một nhà thờ Tin Lành ở Thiên Tân bị công an phá sập để lấy đất bán cho các doanh gia lập khu thương mại.
Vậy vấn đề tài sản của các tôn giáo nói chung và của Công Giáo nói riêng tại Trung Quốc hiện nay ra sao. Tìm hiểu vấn đề này, hãng Tin Tức Á Châu (AsiaNews) đã phòng vấn Tiến Sĩ Anthony Lam đang làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chúa Thánh Thần tại giáo phận Hồng Kông.
Tiến sĩ Lam đã viết một bài báo có tựa đề “Xem Xét Vấn Đề Địa Ốc Của Giáo Hội Công Giáo Tại Trung Quốc”. Bài báo dài 15 trang được đăng trên tập san Tripod số 140, phát hành mùa Xuân năm 2006. Sau đây là cuộc phỏng vấn của hãng tin AsiaNews với tiến sĩ Anthony Lam
HỎI : Thưa Tiến Sĩ, càng ngày người ta càng thấy có nhiều báo cáo từ Trung Hoa Hoa lục địa cho biết giữa Nhà Nước và Giáo Hội có những vấn đề. Một trong vấn đề đó là tài sản Giáo Hội.
TRÀ LỜI (Tiến Sĩ Anthony Lam) : Quả thực, tài sản Giáo Hội là vấn đề rất gai góc. Chính quyền và Giáo Hội phải mau kiếm ra giải pháp. Trên nguyên tắc, giải pháp đã có rồi. Vào cuối thập niên 80, chính quyền đã thông qua chính sách trả lại tài sản của Giáo Hội đã bị tịch thu trước, hay trong khi có cuộc Cách mạng Văn Hóa. Tuy nhiên, vấn đề thường xảy ra tại Trung Quốc là chính quyền Trung Ương quyết định một đường, và chính quyền địa phương lại thi hành một nẻo.
Tại Trung Quốc, những người vi phạm luật đầu tiên là đảng viên Cộng Sản. Nhiều giới chức chính quyền lợi dụng quyền hạn chức vụ của mình để trục lợi. Ngay sau khi ban hành luật trả lại tài sản cho Giáo Hội, chính Văn Phòng Tôn Giáo Vụ và Tổ Chức Công Giáo Yêu Nước đã lợi dụng quyền hành đem bán các tài sản của Giáo Hội cho một đối tác thứ ba, là tư nhân hay các nhà phát triển đô thị.
Trong các vụ buôn bán đó, Giáo Hội chẳng hưởng được đồng xu nào. Và đứng trên quan điểm pháp luật, vụ buôn bán này tạo ra chuyện thật rắc rối. Đất đai, dinh thự tự nhiên có hai đối tác nhận là sở hữu chủ: Giáo Hội thì trưng bằng chứng là mình đứng tên chủ quyền từ lâu, còn chủ mới dẫn chứng việc mình đã mua bán tài sản này.
HỎI: Việc buôn bán tài sản Giáo Hội lớn đến mức độ nào?
TRẢ LỜI: Rất lớn, Trong quá khứ, Giáo Hội đã mua đất để gia tăng công tác hoạt động hay mua đất ở những vùng trước kia rẻ bây giờ giá cả tăng gấp bội. Các nhà đầu tư ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Đông Vũ Hán và Tây An trước kia thường đứng ra mua đất đai tại những vùng xa xôi hẻo lánh rồi trao quyền cho Giáo Hội Trung Hoa để mở các dự án có tính cách xã hội như vườn trẻ, nhà trường, cô nhi viện, bệnh xá, bệnh viện. Bây giờ Giáo Hội không còn được quyền điều hành các cơ sở đó nữa mà Ban Tôn Giáo Vụ đứng ra điều hành các cơ sở đó nhân danh Giáo Hội. Các nhà lãnh đạo của Ban Tôn Giáo Vụ và Tổ Chức Công Giáo Yêu Nước bỏ túi hầu hết số tiền bán tài sản, chỉ trả lại cho Giáo Hội đôi chút. Hãy lấy thí dụ giáo phận Hồ Nam. Giáo phận Hồ Nam có một cơ sở ở Thiên Tân. Ban Tôn Giáo Vụ cho người ta thuê với giá 500,000 Mỹ Kim một năm, trong khi đó, Giáo Hội chỉ được có 5000 Mỹ Kim tức 1/100. Theo sự lượng định của tôi, những vụ sang nhượng kinh tế liên quan đến tài sản của Giáo Hội trị giá vào khoảng 130 tỷ đồng nhân dân tệ tức khoảng 13 tỷ Mỹ kim. Đó là một số tiền rất lớn. Và nếu chúng ta có thể xem xét lại hồ sơ chủ quyền thì có thể tài sản Giáo Hội còn lớn hơn thế nhiều
HỎI: Vậy chính quyền ở Bắc Kinh có dính dáng gì đến vụ sang nhượng đất đai, dinh thự này không?
TRẢ LỜI: Nói chung chính quyền trung ương ở Bắc Kinh không được hưởng lợi lộc nào trong vấn đề này, ngoại trừ tài sản của Giáo Hội tọa lạc tại Bắc Kinh. Ví dụ giáo xứ Beitang có nhà thờ Chúa Cứu Thế. Nhà thờ này trước kia là Vương Cung Thánh Đường Bắc Kinh, có đất rộng tới bức tường của Cung Điện Hoàng Gia. Chính quyền đã lấy đất cho các công tác công cộng như đường xá, nhà cửa. Còn những nơi khác, chính quyền Trung Ương không có phần nào trong đó.
HỎI: Vậy phải giải quyết vấn đề này làm sao?
TRẢ LỜI: Giáo Hội vẫn còn dấn thân vào sứ mạng công tác xã hội như điều hành vườn trẻ, bênh xá, trường học ở những nơi xa xôi mà chính quyền không lo được. Điều khẩn thiết là phải tìm ra hướng giải quyết. Có tài sản, Giáo Hội mới thực hiện được các công tác bác ái, xã hội. Thật là không công bằng chút nào khi Văn Phòng Tôn Giáo Vụ bỏ túi số tiền cho thuê mướn cơ sở của Giáo Hội. Giáo Hội được quyền sử dụng số tiền đó cho các mục tiêu bác ái, xã hội. Tôi nghĩ chính quyền và Giáo Hội nên thiết lập ra một ủy ban để tìm ra giải pháp đúng đắn.
HỎI: Chính quyền có thể đi những bước nào để giải quyết vấn đề?
TRẢ LỜI: Luật lệ đã được chính quyền trung ương thông qua từ tháng 3 năm ngoái. Như vậy Giáo Hội có quyền giữ tài sản. Tuy nhiên, chính quyền đã không giải thích rõ ràng về những quyền hạn và chính quyền vẫn tiếp tục vi phạm quyền sở hữu như họ đã làm hàng chục năm nay. Ngoài vấn đề này ra, còn vấn đề tài sản mà sở hữu chủ là các cơ sở truyền giáo quốc tế ở Trung Hoa ngày xưa. Có lẽ, cách tốt nhất là các tổ chức truyền giáo này nên chuyển nhượng sở hữu chủ sang cho các nhà lãnh đạo tôn giáo hợp pháp của Trung Hoa.
HỎI: Vấn đề tài sản của Giáo Hội có ảnh hưởng tới cuộc đối thoại giữa Vatican và Bắc Kinh không?
TRẢ LỜI: Hiện giờ thì có vẻ vấn đề tài sản không ảnh hưởng gì tới cuộc đối thoại giữa Vatican và Bắc Kinh, trừ khi Vatican công khai nêu vấn đề này lên. Nhưng tôi e rằng Trung Quốc sẽ chẳng nói gì và cũng chẵng làm gi hết.
HỎI: Quan điểm của Tổ Chức Công Giáo Yêu Nước về vấn đề này như thế nào?
TRẢ LỜI: Tổ chức Công Giáo Yêu Nước biết phải nắm lấy tài sản của Giáo Hội. Một mai nếu bang giao giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh trở lại bình thường thì các nhà lãnh đạo Tổ Chức Công Giáo yêu Nước không còn quyền kiểm soát Giáo Hội nữa. Vì lý do này nên họ cố gắng lợi dụng thời cơ tối đa, bán tài sản của Giáo Hội để lấy tiền bỏ túi.
Tổ Chức Công Giáo Yêu Nước đang kiểm soát Giáo Hội cả về mặt ý thức hệ lẫn kinh tế. Nhưng chính quyền phải nắm tình hình và chọn lựa một giải pháp tốt nhất cho xã hội Trung Hoa. Đó là giải pháp để Giáo Hội dùng tài sản phục vụ cho những lợi ích công cộng, đặc biệt cho người nghèo. Nếu không, những nhóm khác sẽ vi phạm luật, sẽ khai thác quyền lợi kinh tế cho riêng họ trong khi những tệ nạn xã hội vẫn còn đó.