BẮC KINH: 28/11/05 - Ký giả Han Li của hãng Tin Tức Á Châu viết bài nhận định về việc chính quyền Trung Quốc đàn áp Giáo Hội Thầm Lặng. Theo ký giả này việc đàn áp chỉ làm cho Giáo Hội Thầm Lặng thêm phát triển. Ký giả Han Li viết :
Vừa qua, đợt bắt bớ các linh mục “hầm trú” là một sự thất bại, vô ích, và ấu trĩ. Việc ấy không những làm gia tăng số người có thiện cảm với giáo hội thầm lặng mà con tăng thêm số ơn kêu gọi linh mục cho giáo hội này. Ngoài ra, việc bắt bớ lại làm cho các linh mục thuộc giáo hội do nhà nước kiểm soát hợp tác chặt chẽ hơn với các linh mục thuộc giáo hội thầm lặng.
Đó là điều các người Công Giáo nhận thấy sau khi có những đợt bắc bớ các linh mục vừa qua tại tỉnh Hồ Bắc: Ngày 7 tháng 11 chính quyền bắt 2 linh mục, ngày 9 tháng 11 bắt Đức Cha Zhengding Julius Jia Zhiguo, ngày 18 tháng 11 bắt thêm 6 linh mục nữa.
Tất cả các giáo sĩ bị bắt đều phải trải qua những “buổi học tập” mà phần chính là việc tẩy não. Chính quyền muốn các vị này gia nhập Tổ Chức Công Giáo Yêu Nước, một tổ chức do nhà nước kiểm soát nhằm tách giáo hội Công Giáo Trung Quốc ra khỏi Tòa Thánh Vatican.
Hai vị linh mục bị bắt ngày 7 tháng 11 đã được thả. Chính quyền cảnh cáo 2 vị ấy là phải bỏ việc truyền giáo và về nông thôn làm ruộng. Hàng trăm công an mặc thường phục được phái đi theo dõi các cộng đoàn thuộc giáo hội hầm trú. Một linh mục thuộc cộng đoàn giáo hội hầm trú nói với hãng Tin Tức Á Châu rằng:
“Chúng tôi không về cầy ruộng, thời thế đã thay đổi, và cách chính quyền đối phó với giáo hội quả là ấu trĩ. Nó chỉ củng cố đức tin và làm phấn khởi tâm hồn các tín hữu và như thế làm cho ảnh hưởng của Giáo Hội được lan tràn nhanh chóng hơn nữa”
Chiến dịch đàn áp các cộng đoàn thuộc giáo hội thầm lặng thay đổi mức độ tùy thời gian từ năm 1997. Dù bị công an theo dõi, các cộng đoàn vẫn sinh hoạt, lúc thì vào nửa đêm, lúc thì vào 2 giờ sáng và luôn luôn có người canh phòng xem có công an ruồng bắt hay không. Có lúc thì công an họ bắt, nhưng cũng nhiều lần công an nhắm mắt làm ngơ.
Một Giám Mục thuộc giáo hội hầm trú phát biểu: “ Chúng tôi gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi thấy mừng vì cộng đoàn phát triển. Chúng tôi cảm thấy sung sướng khi thấy giáo dân ít quan tâm về nghề nghiệp, vui chơi, ít chú ý đến vấn đề tiêu thụ mà quyết tâm nhiều hơn vào đời sống đức tin”.
Ngài nói thêm: “Đàn áp đâu có phải là chuyện hoàn toàn xấu, nó giúp người ta cương quyết hơn, giúp các linh mục hợp tác với nhau và làm việc sát cánh với giám mục của họ. Sự hợp tác với giáo hội nhà nước cũng phát triển nhất là sau khi có lời kêu gọi của Đức Thánh Cha về vấn đề hiệp thông”.
Cha Peter thuộc giáo hội nhà nước thường trợ giúp vật chất cho các linh mục giáo hội thầm lặng. Ngài nói: “Chúng tôi thuộc các cộng đoàn khác nhau nhưng đều là anh em, bạn hữu, tôi cũng cô gắng hết sức để giúp đỡ họ”
Nhiều linh mục thuộc giáo hội nhà nước đã mở cửa nhà thờ cho các linh mục giáo hội thầm lặng đến cử hành thánh lễ mặc dù họ biết chuyện đó rất dễ làm cho họ bị tù đày.
Còn các giáo dân thuộc giáo hội nhà nước không những bày tỏ tinh thần đoàn kết với các người anh em mà còn tới tham dự thánh lễ tại các “nhà thờ hầm trú.”
Một giáo dân phát biểu: “Tham dự thánh lễ tại tư gia, hay tại một ngôi nhà thờ xác xơ nghèo hèn giúp chúng tôi nghĩ đến những đau khổ mà anh chị em chúng tôi đang phải gánh chịu tại Hồ Bắc”
Đặc biệt ở Hồ Bắc nơi bị đàn áp dữ dội nhất thì ơn kêu gọi làm linh mục vẫn gia tăng. Giáo hội hầm trú ở đây có đến 70 linh mục và 140 đại chủng sinh. Một thầy đại chủng sinh đang học thần học thuộc giáo hội nhà nước cho biết:
“Tôi biết rất nhiều chủng sinh trong các chủng viện thuộc giáo hội nhà nước. Họ được huấn luyện rất kỹ lưỡng để làm linh mục, nhưng họ vẫn hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Tôi biết giáo hội thầm lặng cần đến sự trợ giúp của tôi và tôi lấy làm vinh dự được sống với họ, chia sẻ sự nghèo khó và áp bức vì danh đức chúa Giêsu”
Đối với chính quyền Trung Quốc, đã đến lúc họ phải đối diện với một thực tại là không thể diệt trừ giáo hội thầm lặng được, phải thương thuyết với họ. Phải ngưng bắt buộc người dân chọn lựa trung thành với ĐGH hay với nhà nước Trung Quốc.
Với giáo hội của nhà nước, họ trung thành với Đức Giáo Hoàng nhưng họ không muốn chống lại chính quyền. Không thể bảo người Công Giáo phản bội lại đức tin của họ được.
Tôn giáo không còn là một vấn đề gì xa lạ với người Trung Quốc mà là một kinh nghiệm bình thường của cá nhân. Không ai có thể hiểu được văn phòng tôn giáo vụ lại đi hãm hại chính những người anh em của mình trong một quốc gia.
Vừa qua, đợt bắt bớ các linh mục “hầm trú” là một sự thất bại, vô ích, và ấu trĩ. Việc ấy không những làm gia tăng số người có thiện cảm với giáo hội thầm lặng mà con tăng thêm số ơn kêu gọi linh mục cho giáo hội này. Ngoài ra, việc bắt bớ lại làm cho các linh mục thuộc giáo hội do nhà nước kiểm soát hợp tác chặt chẽ hơn với các linh mục thuộc giáo hội thầm lặng.
Đó là điều các người Công Giáo nhận thấy sau khi có những đợt bắc bớ các linh mục vừa qua tại tỉnh Hồ Bắc: Ngày 7 tháng 11 chính quyền bắt 2 linh mục, ngày 9 tháng 11 bắt Đức Cha Zhengding Julius Jia Zhiguo, ngày 18 tháng 11 bắt thêm 6 linh mục nữa.
Tất cả các giáo sĩ bị bắt đều phải trải qua những “buổi học tập” mà phần chính là việc tẩy não. Chính quyền muốn các vị này gia nhập Tổ Chức Công Giáo Yêu Nước, một tổ chức do nhà nước kiểm soát nhằm tách giáo hội Công Giáo Trung Quốc ra khỏi Tòa Thánh Vatican.
Hai vị linh mục bị bắt ngày 7 tháng 11 đã được thả. Chính quyền cảnh cáo 2 vị ấy là phải bỏ việc truyền giáo và về nông thôn làm ruộng. Hàng trăm công an mặc thường phục được phái đi theo dõi các cộng đoàn thuộc giáo hội hầm trú. Một linh mục thuộc cộng đoàn giáo hội hầm trú nói với hãng Tin Tức Á Châu rằng:
“Chúng tôi không về cầy ruộng, thời thế đã thay đổi, và cách chính quyền đối phó với giáo hội quả là ấu trĩ. Nó chỉ củng cố đức tin và làm phấn khởi tâm hồn các tín hữu và như thế làm cho ảnh hưởng của Giáo Hội được lan tràn nhanh chóng hơn nữa”
Chiến dịch đàn áp các cộng đoàn thuộc giáo hội thầm lặng thay đổi mức độ tùy thời gian từ năm 1997. Dù bị công an theo dõi, các cộng đoàn vẫn sinh hoạt, lúc thì vào nửa đêm, lúc thì vào 2 giờ sáng và luôn luôn có người canh phòng xem có công an ruồng bắt hay không. Có lúc thì công an họ bắt, nhưng cũng nhiều lần công an nhắm mắt làm ngơ.
Một Giám Mục thuộc giáo hội hầm trú phát biểu: “ Chúng tôi gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi thấy mừng vì cộng đoàn phát triển. Chúng tôi cảm thấy sung sướng khi thấy giáo dân ít quan tâm về nghề nghiệp, vui chơi, ít chú ý đến vấn đề tiêu thụ mà quyết tâm nhiều hơn vào đời sống đức tin”.
Ngài nói thêm: “Đàn áp đâu có phải là chuyện hoàn toàn xấu, nó giúp người ta cương quyết hơn, giúp các linh mục hợp tác với nhau và làm việc sát cánh với giám mục của họ. Sự hợp tác với giáo hội nhà nước cũng phát triển nhất là sau khi có lời kêu gọi của Đức Thánh Cha về vấn đề hiệp thông”.
Cha Peter thuộc giáo hội nhà nước thường trợ giúp vật chất cho các linh mục giáo hội thầm lặng. Ngài nói: “Chúng tôi thuộc các cộng đoàn khác nhau nhưng đều là anh em, bạn hữu, tôi cũng cô gắng hết sức để giúp đỡ họ”
Nhiều linh mục thuộc giáo hội nhà nước đã mở cửa nhà thờ cho các linh mục giáo hội thầm lặng đến cử hành thánh lễ mặc dù họ biết chuyện đó rất dễ làm cho họ bị tù đày.
Còn các giáo dân thuộc giáo hội nhà nước không những bày tỏ tinh thần đoàn kết với các người anh em mà còn tới tham dự thánh lễ tại các “nhà thờ hầm trú.”
Một giáo dân phát biểu: “Tham dự thánh lễ tại tư gia, hay tại một ngôi nhà thờ xác xơ nghèo hèn giúp chúng tôi nghĩ đến những đau khổ mà anh chị em chúng tôi đang phải gánh chịu tại Hồ Bắc”
Đặc biệt ở Hồ Bắc nơi bị đàn áp dữ dội nhất thì ơn kêu gọi làm linh mục vẫn gia tăng. Giáo hội hầm trú ở đây có đến 70 linh mục và 140 đại chủng sinh. Một thầy đại chủng sinh đang học thần học thuộc giáo hội nhà nước cho biết:
“Tôi biết rất nhiều chủng sinh trong các chủng viện thuộc giáo hội nhà nước. Họ được huấn luyện rất kỹ lưỡng để làm linh mục, nhưng họ vẫn hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Tôi biết giáo hội thầm lặng cần đến sự trợ giúp của tôi và tôi lấy làm vinh dự được sống với họ, chia sẻ sự nghèo khó và áp bức vì danh đức chúa Giêsu”
Đối với chính quyền Trung Quốc, đã đến lúc họ phải đối diện với một thực tại là không thể diệt trừ giáo hội thầm lặng được, phải thương thuyết với họ. Phải ngưng bắt buộc người dân chọn lựa trung thành với ĐGH hay với nhà nước Trung Quốc.
Với giáo hội của nhà nước, họ trung thành với Đức Giáo Hoàng nhưng họ không muốn chống lại chính quyền. Không thể bảo người Công Giáo phản bội lại đức tin của họ được.
Tôn giáo không còn là một vấn đề gì xa lạ với người Trung Quốc mà là một kinh nghiệm bình thường của cá nhân. Không ai có thể hiểu được văn phòng tôn giáo vụ lại đi hãm hại chính những người anh em của mình trong một quốc gia.