ROME 26/10/05 - Trong một cuộc họp báo tại đại học Gregorian ở Roma, Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, tuyên bố với các ký giả rằng Tòa Thánh Vatican đã đặt điều kiện để nối lại quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
ĐHY cho biết Tòa Thánh chuẩn bị cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nhưng sẽ không nhân nhượng về tự do tôn giáo cho người Công Giáo tại Trung Hoa. Đức Hồng Y nói tiếp: “ Giả như chúng tôi có mối quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh thì không phải ngày mai, mà ngay hôm nay, vị Khâm Sứ hay Tham Vụ Ngoại Giao Tòa Thánh ở Đài Loan sẽ di dời về Bắc Kinh”
Đức Hồng Y nhận định rằng vị Khâm Sứ Tòa Thánh tại Trung Quốc trước kia có tòa Khâm Sứ ở Bắc Kinh, bị trục xuất ra khỏi nơi này khi có cuộc cách mạng cộng sản. Vậy nay, nếu có thể, Ngài sẽ trở về nơi chốn cũ là Bắc Kinh. Tưởng cũng nên nói thêm, trước khi Tòa Khâm Sứ bị buộc rời khỏi Bắc Kinh thì cơ sở tòa Khâm Sứ đã được đặt ở Nam Kinh, sau đó ở Hồng Kông, rồi đến Đài Loan. Và tại Đài Loan, cấp bậc vị trưởng cơ sở nơi này được hạ xuống thấp hơn, không phải là Khâm Sứ (tương đương với Đại Sứ) mà chỉ là Tham Vụ Ngoại Giao.
Đối với Bắc Kinh, chính quyền luôn luôn đòi hỏi Vatican phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, trước khi hai bên có thể nói chuyện về vấn đề ngoại giao. Còn giới chức Vatican vẫn cho rằng vấn đề Đài Loan không phải là một trở ngại chính. Như đầu năm 1999, ĐHY Sodano đã từng tuyên bố rằng Tòa Khâm Sứ ở Đài Loan chỉ là tạm thời và có thể bỏ đi một khi có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Chỉ một điểm Tòa Thánh vẫn giữ lập trường là đòi Bắc Kinh phải tôn trọng tự do tôn giáo. Về lập trường này, chính quyền Bắc Kinh tỏ ra miễn cưỡng phải chấp nhận việc các Đức Giám Mục Trung Quốc liên hệ với Đức Giáo Hoàng. Trong những tháng gần đây, người ta thấy có nhiều Giám Mục thuộc Giáo Hội Nhà Nước do Tổ Chức Công Giáo Yêu Nước kiểm soát, đã ngấm ngầm xin Đức Giáo Hoàng chuẩn nhận chức vụ của mình.
Đức Hồng Y Sodano cho các ký giả biết hiện đang có những cuộc nói chuyện không chính thức giữa Vatican và các giới chức chính quyền Trung Quốc, nhưng Ngài không đi vào chi tiết các cuộc nói chuyện này. Ngài tiết lộ một số giới chức cao cấp của Tòa Thánh đã đã viếng thăm Trung Quốc còn các viên chức chính quyền Trung Quốc tiếp xúc với Tòa Thánh là các vị Đại Sứ, các nhân vật hoạt động trong ngành văn hóa hay thương mại của Trung Quốc trên thế giới.
ĐHY tuyên bố Tòa Thánh đã sẵn sàng đối thoại, nhưng nhấn mạnh rằng trên toàn cầu, trong mọi nền văn hóa, Giáo Hội Công Giáo không thể bị chia làm hai và chính phủ không có quyền chỉ bảo dân chúng phải sống niềm tin thế nào. Ngài nói : “Quyền tự do tôn giáo của mỗi người đã được bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền xác định và chính nhân dân Trung Quốc cũng đã ghi rõ điều này trong lịch sử của mình.”
Trả lời báo chí, ĐHY cũng bày tỏ sự thất vọng trước việc chính quyền Trung Quốc đã không cấp giấy phép xuất cảnh cho 4 vị Giám Mục đi tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới được khai diễn từ ngày 2 và bế mạc ngày 23 tháng 10 gần đây..
ĐHY cho biết Tòa Thánh chuẩn bị cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nhưng sẽ không nhân nhượng về tự do tôn giáo cho người Công Giáo tại Trung Hoa. Đức Hồng Y nói tiếp: “ Giả như chúng tôi có mối quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh thì không phải ngày mai, mà ngay hôm nay, vị Khâm Sứ hay Tham Vụ Ngoại Giao Tòa Thánh ở Đài Loan sẽ di dời về Bắc Kinh”
Đức Hồng Y nhận định rằng vị Khâm Sứ Tòa Thánh tại Trung Quốc trước kia có tòa Khâm Sứ ở Bắc Kinh, bị trục xuất ra khỏi nơi này khi có cuộc cách mạng cộng sản. Vậy nay, nếu có thể, Ngài sẽ trở về nơi chốn cũ là Bắc Kinh. Tưởng cũng nên nói thêm, trước khi Tòa Khâm Sứ bị buộc rời khỏi Bắc Kinh thì cơ sở tòa Khâm Sứ đã được đặt ở Nam Kinh, sau đó ở Hồng Kông, rồi đến Đài Loan. Và tại Đài Loan, cấp bậc vị trưởng cơ sở nơi này được hạ xuống thấp hơn, không phải là Khâm Sứ (tương đương với Đại Sứ) mà chỉ là Tham Vụ Ngoại Giao.
Đối với Bắc Kinh, chính quyền luôn luôn đòi hỏi Vatican phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, trước khi hai bên có thể nói chuyện về vấn đề ngoại giao. Còn giới chức Vatican vẫn cho rằng vấn đề Đài Loan không phải là một trở ngại chính. Như đầu năm 1999, ĐHY Sodano đã từng tuyên bố rằng Tòa Khâm Sứ ở Đài Loan chỉ là tạm thời và có thể bỏ đi một khi có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Chỉ một điểm Tòa Thánh vẫn giữ lập trường là đòi Bắc Kinh phải tôn trọng tự do tôn giáo. Về lập trường này, chính quyền Bắc Kinh tỏ ra miễn cưỡng phải chấp nhận việc các Đức Giám Mục Trung Quốc liên hệ với Đức Giáo Hoàng. Trong những tháng gần đây, người ta thấy có nhiều Giám Mục thuộc Giáo Hội Nhà Nước do Tổ Chức Công Giáo Yêu Nước kiểm soát, đã ngấm ngầm xin Đức Giáo Hoàng chuẩn nhận chức vụ của mình.
Đức Hồng Y Sodano cho các ký giả biết hiện đang có những cuộc nói chuyện không chính thức giữa Vatican và các giới chức chính quyền Trung Quốc, nhưng Ngài không đi vào chi tiết các cuộc nói chuyện này. Ngài tiết lộ một số giới chức cao cấp của Tòa Thánh đã đã viếng thăm Trung Quốc còn các viên chức chính quyền Trung Quốc tiếp xúc với Tòa Thánh là các vị Đại Sứ, các nhân vật hoạt động trong ngành văn hóa hay thương mại của Trung Quốc trên thế giới.
ĐHY tuyên bố Tòa Thánh đã sẵn sàng đối thoại, nhưng nhấn mạnh rằng trên toàn cầu, trong mọi nền văn hóa, Giáo Hội Công Giáo không thể bị chia làm hai và chính phủ không có quyền chỉ bảo dân chúng phải sống niềm tin thế nào. Ngài nói : “Quyền tự do tôn giáo của mỗi người đã được bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền xác định và chính nhân dân Trung Quốc cũng đã ghi rõ điều này trong lịch sử của mình.”
Trả lời báo chí, ĐHY cũng bày tỏ sự thất vọng trước việc chính quyền Trung Quốc đã không cấp giấy phép xuất cảnh cho 4 vị Giám Mục đi tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới được khai diễn từ ngày 2 và bế mạc ngày 23 tháng 10 gần đây..