LỄ CHÚA BIẾN HÌNH, LỜI MỜI GỌI THAY ĐỔI ĐỂ NÊN THÁNH.
Phúc Âm các Thánh Matthêu, Marcô và Luca đều tường thuật việc Chúa Giêsu một ngày kia đã dẫn ba Tông Đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê lên Núi Taborê, nơi đây bỗng chốc Chúa đã biến đổi dung mạo cách khác thường trước mắt ba ông.
Cũng nơi đây ba Tông đồ kia được nghe tiếng Chúa Cha phán ra từ trời cao: “ Đây là Con ta yêu dấu,hãy vâng nghe lời Người”(Mk 9:7). Ngoài ra, các ông cũng như được nhìn thấy Maisen và Êlia xuất hiện đàm đạo với Chúa Giêsu.
Phêrô đã ngây ngất trước quang cảnh cực kỳ khác thường này nên đã lên tiếng ngỏ ý xin được dựng ba lều một cho Chúa, một cho Maisen và một cho Êlia, vì “ Thưa Thầy, chúng con ở đây thật tốt quá….” Nhưng Chúa Giêsu đã dẫn ba ông xuống núi và căn dặn họ không được nói cho ai biết những gì họ vừa xem thấy.
Chúng ta nghĩ gì về biến cố trên đây mà Giáo Hội mừng kính ngày Chúa Nhật hôm nay ?
Trước hết, chúng ta có thể suy niệm về lý do khiến Chúa Giêsu dẫn ba tông đồ kia lên núi để chứng kiến việc Ngài biến hình trước mắt họ. Chúa đã cho họ thấy dung mạo sáng láng khác thường của Người để tiên báo cho họ biết về vinh quang Phục sinh Người sẽ được tận hưởng sau khi đã hoàn tất khổ nạn thập giá mà Người đã vui lòng chịu vì vâng phục Chúa Cha và cũng để minh chứng tình yêu quá phi thường của Người đối với toàn thể nhân loại đáng phải luận phạt vì tội lỗi.
Thật vậy, Chúa Giêsu vì thương yêu nhân loại nên đã vui lòng chấp nhận sinh xuống thế làm Con Người như chúng ta trong mọi sự trừ tội lỗi.Người có thể cứu chúng ta mà không cần phải chiụ khổ hình thập giá và chết tất tưởi trên đó. Nhưng Chúa đã chọn con đường khổ giá vì “sự không ngoạn của Thiên Chúa thì khác với sự khôn ngoan của loài Người.” Phêrô đã muốn lập ba lều, một cho Chúa, một,cho Maisen và một Êlia cũng như muốn ở lại trên núi, vì ông đã suy nghĩ hoàn toàn theo khôn ngoan của con người. Cũng vì suy nghĩ theo khôn ngoan đó nên mấy ngày trước đấy, khi nghe Chúa Giêsu nói đến những đau khổ mà Người sẽ phải chịu thì Phêrô đã “ Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải những chuyện âý.”(Mt 16:22). Chúa Giêsu đã quở trách Phêrô về sự “khôn ngoan theo loài người”này, cũng như không để ý đến lời ông thỉnh cầu xin được dựng ba lều và ở laị trên núi Taborê. Ngược lại, Chúa đã lặng lẽ dẫn họ xuống núi. Xuống núi để Chúa còn phải đi nốt chặng đường khổ nan, tức là phải chịu bắt bớ, bị đánh đập tàn nhẫn, bị lăng mạ, phải vác thập giá nặng để chiụ đóng đanh và chết đau thương trên đó trước khi được sống lại sáng láng và lên trời vính hiển.
Tóm lại, dung mạo biến đổi khác thường của Chúa Giêsu trước mắt 3 Tông đồ trên núi Taborê ngày đó chính là hình ảnh báo trước về thân xác sáng láng của Chúa Kitô Phục Sinh sau này. Nhưng trước khi được biến đổi hoàn toàn và vĩnh viễn qua Mầu Nhiệm vựợt qua (Paschcal Mystery), Chúa Giêsu đã phải chiụ khổ hình thập giá và chết đau thương trên đó
Đây cũng chính là hành trình phải vượt qua của mọi người tín hữu chúng ta sau khi đã được tái sinh qua bí tích rửa tội để sống đời sống mới với bao khó khăn thách đố trong trần thế này hầu được tội luyện và biến đổi trước khi được “ thánh thiêng hoá”(divinized) và được sống đời đời với Thiên Chúa trong Vương Quốc tình thương, an bình và hạnh phúc của Người.
Như vậy, Lễ Chúa Biến hình quả là dịp thuận lợi mời gọi mọi người tín hữu chúng ta hãy can đảm dấn bước theo Chúa trong tiến trình vượt qua để được biến đổi hầu trở nên giống Chúa và được sống hạnh phúc mãi mãi với Người.
Phúc Âm các Thánh Matthêu, Marcô và Luca đều tường thuật việc Chúa Giêsu một ngày kia đã dẫn ba Tông Đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê lên Núi Taborê, nơi đây bỗng chốc Chúa đã biến đổi dung mạo cách khác thường trước mắt ba ông.
Cũng nơi đây ba Tông đồ kia được nghe tiếng Chúa Cha phán ra từ trời cao: “ Đây là Con ta yêu dấu,hãy vâng nghe lời Người”(Mk 9:7). Ngoài ra, các ông cũng như được nhìn thấy Maisen và Êlia xuất hiện đàm đạo với Chúa Giêsu.
Phêrô đã ngây ngất trước quang cảnh cực kỳ khác thường này nên đã lên tiếng ngỏ ý xin được dựng ba lều một cho Chúa, một cho Maisen và một cho Êlia, vì “ Thưa Thầy, chúng con ở đây thật tốt quá….” Nhưng Chúa Giêsu đã dẫn ba ông xuống núi và căn dặn họ không được nói cho ai biết những gì họ vừa xem thấy.
Chúng ta nghĩ gì về biến cố trên đây mà Giáo Hội mừng kính ngày Chúa Nhật hôm nay ?
Trước hết, chúng ta có thể suy niệm về lý do khiến Chúa Giêsu dẫn ba tông đồ kia lên núi để chứng kiến việc Ngài biến hình trước mắt họ. Chúa đã cho họ thấy dung mạo sáng láng khác thường của Người để tiên báo cho họ biết về vinh quang Phục sinh Người sẽ được tận hưởng sau khi đã hoàn tất khổ nạn thập giá mà Người đã vui lòng chịu vì vâng phục Chúa Cha và cũng để minh chứng tình yêu quá phi thường của Người đối với toàn thể nhân loại đáng phải luận phạt vì tội lỗi.
Thật vậy, Chúa Giêsu vì thương yêu nhân loại nên đã vui lòng chấp nhận sinh xuống thế làm Con Người như chúng ta trong mọi sự trừ tội lỗi.Người có thể cứu chúng ta mà không cần phải chiụ khổ hình thập giá và chết tất tưởi trên đó. Nhưng Chúa đã chọn con đường khổ giá vì “sự không ngoạn của Thiên Chúa thì khác với sự khôn ngoan của loài Người.” Phêrô đã muốn lập ba lều, một cho Chúa, một,cho Maisen và một Êlia cũng như muốn ở lại trên núi, vì ông đã suy nghĩ hoàn toàn theo khôn ngoan của con người. Cũng vì suy nghĩ theo khôn ngoan đó nên mấy ngày trước đấy, khi nghe Chúa Giêsu nói đến những đau khổ mà Người sẽ phải chịu thì Phêrô đã “ Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải những chuyện âý.”(Mt 16:22). Chúa Giêsu đã quở trách Phêrô về sự “khôn ngoan theo loài người”này, cũng như không để ý đến lời ông thỉnh cầu xin được dựng ba lều và ở laị trên núi Taborê. Ngược lại, Chúa đã lặng lẽ dẫn họ xuống núi. Xuống núi để Chúa còn phải đi nốt chặng đường khổ nan, tức là phải chịu bắt bớ, bị đánh đập tàn nhẫn, bị lăng mạ, phải vác thập giá nặng để chiụ đóng đanh và chết đau thương trên đó trước khi được sống lại sáng láng và lên trời vính hiển.
Tóm lại, dung mạo biến đổi khác thường của Chúa Giêsu trước mắt 3 Tông đồ trên núi Taborê ngày đó chính là hình ảnh báo trước về thân xác sáng láng của Chúa Kitô Phục Sinh sau này. Nhưng trước khi được biến đổi hoàn toàn và vĩnh viễn qua Mầu Nhiệm vựợt qua (Paschcal Mystery), Chúa Giêsu đã phải chiụ khổ hình thập giá và chết đau thương trên đó
Đây cũng chính là hành trình phải vượt qua của mọi người tín hữu chúng ta sau khi đã được tái sinh qua bí tích rửa tội để sống đời sống mới với bao khó khăn thách đố trong trần thế này hầu được tội luyện và biến đổi trước khi được “ thánh thiêng hoá”(divinized) và được sống đời đời với Thiên Chúa trong Vương Quốc tình thương, an bình và hạnh phúc của Người.
Như vậy, Lễ Chúa Biến hình quả là dịp thuận lợi mời gọi mọi người tín hữu chúng ta hãy can đảm dấn bước theo Chúa trong tiến trình vượt qua để được biến đổi hầu trở nên giống Chúa và được sống hạnh phúc mãi mãi với Người.