Chúa Nhật II Mùa Chay, năm B
Mc 9,2-10
Chúa Giêsu đã đem ba môn đệ thân tín là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi Taborê, tại đó, Chúa đã biến hình trước mặt họ. Cuộc biến hình này được Chúa xếp đặt trước việc Ngài loan báo cuộc khổ nạn. Chúa muốn cho các môn đệ thấy trước vinh quang của Chúa, để họ sẵn sàng chấp nhận việc Ngài loan báo việc thống khổ của Ngài. Vinh quang bao giờ cũng phải trải qua đau khổ. Chúa dạy các môn đệ và nhân loại đừng sống mãi trong sự đắc thắng, đừng vênh vang với những gì mình có được. Vinh quang trên núi Taborê phản chiếu vinh quang các môn đệ sẽ có được, nếu họ biết vác khổ giá của mình mỗi ngày mà theo Chúa.
Trước vinh quang tuyệt vời trên núi, ba môn đệ đã say mê cảnh tượng này, các Ngài đã thưa với Chúa Giêsu :” Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm, chúng con xin dựng ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê và một cho Elia “ ( Mc 9, 5 ). Thực tế, trước hào quang rực rỡ hôm nay, Phêrô, Giacôbê và Gioan muốn ở luôn trên núi. Ba môn đệ đã quên đi các bạn của họ đang ở dưới núi, công việc họ phải làm là truyền giáo, đồng thời bổn phận của họ là phải tới với dân chúng để rao giảng Lời Chúa. Đúng, trước vẻ đẹp của Núi Thánh, ba môn đệ thân tín nhất của Chúa Giêsu không muốn xuống núi nữa. Họ muốn xa rời dân chúng để sống an nhàn, thanh thản.
Các môn đệ lúc đó chưa hiểu được rằng Chúa Giêsu chỉ lên núi chốc lát, và rồi lại xuống núi để chuẩn bị vác thập giá lên đồi Golgotha. Theo Thầy chí thánh không phải để được hưởng thụ, vinh thân phì da, nhưng đi theo Thầy là vác Thập Giá và hy sinh vì Thầy.
Vinh quang của Chúa phải trải qua khổ đau. Chúa chỉ khoác áo trắng như tuyết trong chốc lát vì tin tưởng sự Phục Sinh. Cái đẹp hào nhoáng bề ngoài sẽ qua đi, nhưng đức tin và hạnh phúc lâu bền mới là điều cần thiết.
Vâng, Phêrô nói nhưng không biết mình đang nói gì vì ông đang ngây ngất trong cảnh huy hoàng của việc biến hình! Phêrô đang hạnh phúc nhưng từ trời có tiếng nói :” Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người “. Chúa muốn cho Phêrô hiểu rõ việc Chúa sẽ phải chịu sau này để cứu độ nhân loại và muốn cho Phêrô,và các môn đệ cùng mọi người được uốn nắn, giáo dục, được cảnh tỉnh, hoán cải, trở về với Chúa.
Chúa Giêsu là con dấu ái của Thiên Chúa Cha, do đó, vâng lời, nghe lời Đức Giêsu là vâng lời Chúa Cha. Nghe lời Chúa không có nghĩa là nghe bằng đôi tai, nhưng là noi gương bắt chước Ngài trong hành trình đức tin. Nghe lời, vâng lời Người là mặc lấy chính người vì Người là đường, là sự thật, là sự sống. Tin vào Người sẽ có sự sống đời đời.
Các môn đệ xưa đã được chứng kiến cuộc biến hình của Chúa trên núi Taborê, chúng ta cũng được mời gọi lắng nghe và biến đổi để trở nên môn đệ đích thực của Chúa Giêsu.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con được sống vững mạnh, vượt thắng con ngưởi yếu hèn của chúng con và giúp chúng con vững bước trên cuộc hành trình đức tin của chúng con vì tin vào cuộc chiến thắng thần chết của Chúa Phục Sinh. Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Chúa Giêsu đã biến hình ở đâu ? Biến hình ở đây để làm gì ?
2.Tại sao Phêrô lại ngây ngất trước cảnh huy hoàng của cuộc biến hình ?
3.Chúa muốn các môn đệ thế nào sau cuộc biến hình của Người ?
4.Chúng ta được mời gọi làm gì khi theo Chúa ?
Mc 9,2-10
Chúa Giêsu đã đem ba môn đệ thân tín là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên núi Taborê, tại đó, Chúa đã biến hình trước mặt họ. Cuộc biến hình này được Chúa xếp đặt trước việc Ngài loan báo cuộc khổ nạn. Chúa muốn cho các môn đệ thấy trước vinh quang của Chúa, để họ sẵn sàng chấp nhận việc Ngài loan báo việc thống khổ của Ngài. Vinh quang bao giờ cũng phải trải qua đau khổ. Chúa dạy các môn đệ và nhân loại đừng sống mãi trong sự đắc thắng, đừng vênh vang với những gì mình có được. Vinh quang trên núi Taborê phản chiếu vinh quang các môn đệ sẽ có được, nếu họ biết vác khổ giá của mình mỗi ngày mà theo Chúa.
Trước vinh quang tuyệt vời trên núi, ba môn đệ đã say mê cảnh tượng này, các Ngài đã thưa với Chúa Giêsu :” Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm, chúng con xin dựng ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê và một cho Elia “ ( Mc 9, 5 ). Thực tế, trước hào quang rực rỡ hôm nay, Phêrô, Giacôbê và Gioan muốn ở luôn trên núi. Ba môn đệ đã quên đi các bạn của họ đang ở dưới núi, công việc họ phải làm là truyền giáo, đồng thời bổn phận của họ là phải tới với dân chúng để rao giảng Lời Chúa. Đúng, trước vẻ đẹp của Núi Thánh, ba môn đệ thân tín nhất của Chúa Giêsu không muốn xuống núi nữa. Họ muốn xa rời dân chúng để sống an nhàn, thanh thản.
Các môn đệ lúc đó chưa hiểu được rằng Chúa Giêsu chỉ lên núi chốc lát, và rồi lại xuống núi để chuẩn bị vác thập giá lên đồi Golgotha. Theo Thầy chí thánh không phải để được hưởng thụ, vinh thân phì da, nhưng đi theo Thầy là vác Thập Giá và hy sinh vì Thầy.
Vinh quang của Chúa phải trải qua khổ đau. Chúa chỉ khoác áo trắng như tuyết trong chốc lát vì tin tưởng sự Phục Sinh. Cái đẹp hào nhoáng bề ngoài sẽ qua đi, nhưng đức tin và hạnh phúc lâu bền mới là điều cần thiết.
Vâng, Phêrô nói nhưng không biết mình đang nói gì vì ông đang ngây ngất trong cảnh huy hoàng của việc biến hình! Phêrô đang hạnh phúc nhưng từ trời có tiếng nói :” Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người “. Chúa muốn cho Phêrô hiểu rõ việc Chúa sẽ phải chịu sau này để cứu độ nhân loại và muốn cho Phêrô,và các môn đệ cùng mọi người được uốn nắn, giáo dục, được cảnh tỉnh, hoán cải, trở về với Chúa.
Chúa Giêsu là con dấu ái của Thiên Chúa Cha, do đó, vâng lời, nghe lời Đức Giêsu là vâng lời Chúa Cha. Nghe lời Chúa không có nghĩa là nghe bằng đôi tai, nhưng là noi gương bắt chước Ngài trong hành trình đức tin. Nghe lời, vâng lời Người là mặc lấy chính người vì Người là đường, là sự thật, là sự sống. Tin vào Người sẽ có sự sống đời đời.
Các môn đệ xưa đã được chứng kiến cuộc biến hình của Chúa trên núi Taborê, chúng ta cũng được mời gọi lắng nghe và biến đổi để trở nên môn đệ đích thực của Chúa Giêsu.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con được sống vững mạnh, vượt thắng con ngưởi yếu hèn của chúng con và giúp chúng con vững bước trên cuộc hành trình đức tin của chúng con vì tin vào cuộc chiến thắng thần chết của Chúa Phục Sinh. Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Chúa Giêsu đã biến hình ở đâu ? Biến hình ở đây để làm gì ?
2.Tại sao Phêrô lại ngây ngất trước cảnh huy hoàng của cuộc biến hình ?
3.Chúa muốn các môn đệ thế nào sau cuộc biến hình của Người ?
4.Chúng ta được mời gọi làm gì khi theo Chúa ?