Chúa Nhật 18 Thường Niên A
1. Chúa Giêsu biến hình mấy lần?
Tin Mừng Nhất Lãm đều kể lại biến cố Chúa Giêsu biến hình (Mt 17,1-9; Mc 9,2-10; Lc 9,28-36), và cho thấy Chúa chỉ biến hình một lần duy nhất trước khi bước vào cuộc tử nạn. Cả ba tác giả đều nói đến địa điểm là trên núi, chứ không nói rõ là núi nào. Thánh Phaolô trong thư Rôma thì nói là “Núi Thánh” (Rm 12,2). Theo các nhà Kinh Thánh thì có lẽ đó là Núi Hermon chứ không phải là núi Tabor. Nhưng trong truyền thống của Giáo Hội thì cho là trên Núi Tabor.
Theo cách nhìn của thần học Đông Phương, Chúa Giêsu không chỉ có biến hình một lần mà có đến bốn lần:
- Lần thứ nhất là khi Chúa Nhập thể làm người: Chúa đã biến hình từ “địa vị Thiên Chúa, trở nên một người phàm hèn”, nói như Thánh Phaolô trong thư gởi Philipphê, Chúa đã biến mình trở nên nhỏ bé với chúng ta.
- Lần thứ hai đó là Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể, tại đây Chúa cũng biến hình đó là trở nên của ăn nuôi dưỡng chúng ta.
- Lần thứ ba đó là khi Chúa bước vào cuộc Tử nạn thập giá. Chúa biến hình đến nỗi mặt người chẳng còn hình tượng người nữa. Trước mặt dân Chúng Phitatô phải thốt lên: ecce homo!!! (nầy là người). Khi nhìn lên thập giá, thánh Phêrô đã thốt lên: Anh em biết không, Người gánh lấy tội lỗi của chúng ta, nỗi sĩ nhục của chúng ta Người mang lên thập giá, Người đã chết để cứu độ chúng ta.
- Lần thứ tư đó là khi Chúa Phục sinh. Từ cõi chết, Chúa đã chỗi dậy và phục sinh vinh quang. Người bẽ gãy mọi xiềng xích sự dữ và đi vào thế giới huy hoàng của Thiên Chúa.
Đây là một cách hiểu, một cách nhìn rất sâu sắc tóm lược mầu nhiệm và cuộc đời của Đức Kitô. Và trong cái nhìn đó thì cả cuộc đời của Đức Kitô từ khi sinh ra cho đến khi chết và phục sinh là cả một kenosis, cả một sự tự hạ, tự hủy chính mình toàn vẹn, một sự “biến hình” liên lỉ vì tình yêu nhân loại và là ơn cứu độ của chúng ta. (Lm Peter Nguyễn Hương).
2. Tông Huấn “đời sống thánh hiến”
Câu chuyện Chúa biến hình trên núi Tabor được đặt làm sườn cho cả văn kiện “Tông Huấn Vita Consecrata” (đời sống thánh hiến), Thánh Gioan Phaolô II ban hành ngày 25.3.1996, đúc kết những thành quả của Thượng Hội Đồng Giám Mục tháng 10.1994.
Tông Huấn trình bày vẻ đẹp của đời tu.
Con đường tu đức được ví như một cuộc đi tìm cái đẹp (số 19), hướng tới sự chiêm ngưỡng nhan Chúa, chân phúc dành cho các tâm hồn trong trắng. Các tu sĩ đã bị thu hút bởi vẻ đẹp của Chúa; họ mê say chiêm ngưỡng Chúa, để rồi phản chiếu khuôn mặt rạng rỡ của Ngài (số 27).
Sau khi lên núi chiêm ngắm Chúa biến hình, các môn đệ được mời hãy đi xuống núi để phục vụ (số 75); họ còn phải trèo lên một núi khác đó là núi Calvariô (số 14;40).
Từ chỗ đi theo Đức Kitô (số 15;18), hoạ lại nếp sống của Ngài, đời tận hiến tiến tới chỗ “Lắng nghe tiếng Chúa, ở kề bên Chúa” và “Đồng hoá hiện thân” ( số 16) với Ngài.
Ngoài việc họa lại nếp sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục của Đức Kitô, đời thánh hiến còn diễn tả mầu nhiệm Thập giá và Phục sinh của Ngài nữa (số 23-24).
Đức Kitô cần phải qua núi Calvariô để vào vinh quang thiên quốc.Trước đây, đời tu trì quen được ví với việc khắc kỷ tu thân, vác thập giá để đi theo Chúa. Nhưng đó mới chỉ là cái nhìn của truyền thống Latinh; còn truyền thống Đông phương thì muốn nêu bật sự biến dạng đổi hình từ con người phàm tục sang con người thần thiêng khi đi theo Chúa.
Thánh Gioan Phaolô II đã kết hợp cả hai cái nhìn về đời tu trong quang cảnh Chúa biến hình: chủ đề thập giá và vinh quang gắn liền với nhau trong mầu nhiệm vượt qua của Đức Kitô. Đức Thánh Cha còn gọi đời Thánh hiến là một Đoàn Sủng đặc biệt trong Giáo Hội, phát xuất và duy trì bởi Chúa Thánh Thần.Tu sĩ là món quà Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội và là một kho báu mà Giáo Hội trân trọng giữ gìn.
Người sống đời tận hiến cũng như người tín hữu, muốn được “biến hình” liên lỉ trong đời sống cũng như muốn được trở nên “con yêu dấu” của Thiên Chúa cần phải “vâng nghe lời Người”.
3. Vâng Nghe Lời Người
Vâng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa sẽ mang đến phúc lành như trong bài đọc 1, ông Môsê nói với dân: Nếu anh em nghe, giữ và đem ra thực hành những quyết định này, thì Thiên Chúa sẽ giữ giao ước và tình thương mà Người đã thề hứa với cha ông anh em: yêu thương, chúc phúc, đất đai sinh hoa kết quả, phúc lành hơn mọi dân…
Cả ba Phúc âm đều tường trình tiếng nói từ trời cao. Lời Chúa Cha như giới thiệu, chuẩn nhận Chúa Con và là lệnh truyền cho chúng ta: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5); “ Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9,6); “Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người” (Lc 9,35).
“Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”. Đó là lệnh truyền của Chúa Cha, là điệp khúc kết luận của tiếng nói từ trời cao. Điệp khúc quan trọng vì cả ba Phúc âm đều nói đến. Lời của Chúa Kitô chính là chuẩn mực, là lề luật tuyệt đối mang lại ơn cứu độ cho nhân loại. Lời của Chúa Kitô là Lời Giao Ước vĩnh cửu cho con người được tham dự vào sự sống thần linh của Thiên Chúa Ba Ngôi.
“Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”, một phán quyết long trọng và công khai của Chúa Cha. Từ nay, vâng nghe Lời Chúa Kitô, chúng ta sẽ được biến hình với Chúa Kitô, cùng được hưởng vinh quang Phục sinh với Chúa Kitô.
Chúa biến hình, tỏ cho các môn đệ nhận ra căn tính thật và vinh quang của Người và mạc khải Người là Con Thiên Chúa Cha. Vì thế, ai cũng phải vâng nghe lời Người để được chia sẻ vinh quang phục sinh của Người.
Chúa Giêsu đã cho ba môn đệ trải qua kinh nghiệm về hình ảnh vinh quang của Người để giúp họ học hỏi và sống đời sống chứng nhân sau này. Cha Emiliano Tardif chia sẻ: “Một sứ giả Tin Mừng trước tiên phải là một chứng nhân có một kinh nghiệm cá nhân về sự chết và Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô và là người truyền đạt cho kẻ khác, không chỉ là một đạo lý, mà còn là Một Đấng -Vẫn -Sống đang ban sự sống dồi dào”; “Không ai có thể trở thành sứ giả đích thực của Tin Mừng, nếu người đó không có kinh nghiệm đời sống mới mà Chúa Giêsu ban cho”. ( x. Jésus: A Fait De Moi, Un Témoin, tr 38). Những trải nghiệm ấy luôn gắn liền với việc vâng nghe và tuân giữ Lời Chúa.
Chẳng ai gặp Thiên Chúa thực sự mà lại không biến hình. Ðời sống kết hiệp thực sự với Thiên Chúa làm cho người Kitô hữu tỏa sáng rực rỡ. Biến hình không phải là trở thành cái gì khác mình,như Tôn Ngộ Không với các trò biến hoá. Biến hình là trở lại với cái tôi sâu thẳm của mình:tôi là con yêu dấu của Thiên Chúa. Từ khi chịu phép Thánh Tẩy, chúng ta đã bước vào một cuộc biến hình, từ từ và liên tục
Một nhà giáo dục nổi tiếng người Pháp đã tâm sự về cuộc đời của ông như sau: Khi còn trẻ, tôi có tinh thần cách mạng và mỗi khi cầu nguyện, tôi luôn cầu xin Chúa một điều là: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi thế giới này"
Khi đã lớn tuổi và nhận thấy gần quá nửa đời người trôi qua mà tôi không thay đổi được một người nào hết, nên tôi đã thay đổi lời cầu nguyện của tôi như sau: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi những người trong gia đình của con.”
Giờ đây tôi đã già nua và những ngày còn lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nên lời cầu nguyện của tôi lại được thay đổi một lần nữa như sau: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi chính mình con".
Và ông kết luận : Nếu tôi biết cầu nguyện như thế này từ ngày còn trẻ thì tôi đã không uổng phí cả cuộc đời.
Chúa Giêsu biến hình một khoảnh khắc thoáng qua. Cuộc biến hình trọn vẹn qua mầu nhiệm Phục sinh. Đây là cuộc biến hình ngàn thu. Cuộc biến hình này là căn tính niềm tin của những người theo Chúa. Chỉ qua Chúa Giêsu, với Chúa Giêsu và ở trong Chúa Giêsu chúng ta sẽ được biến hình liên lỉ, mỗi ngày một đẹp hơn, thánh thiện hơn trong ân sủng dồi dào của Người.
1. Chúa Giêsu biến hình mấy lần?
Tin Mừng Nhất Lãm đều kể lại biến cố Chúa Giêsu biến hình (Mt 17,1-9; Mc 9,2-10; Lc 9,28-36), và cho thấy Chúa chỉ biến hình một lần duy nhất trước khi bước vào cuộc tử nạn. Cả ba tác giả đều nói đến địa điểm là trên núi, chứ không nói rõ là núi nào. Thánh Phaolô trong thư Rôma thì nói là “Núi Thánh” (Rm 12,2). Theo các nhà Kinh Thánh thì có lẽ đó là Núi Hermon chứ không phải là núi Tabor. Nhưng trong truyền thống của Giáo Hội thì cho là trên Núi Tabor.
Theo cách nhìn của thần học Đông Phương, Chúa Giêsu không chỉ có biến hình một lần mà có đến bốn lần:
- Lần thứ nhất là khi Chúa Nhập thể làm người: Chúa đã biến hình từ “địa vị Thiên Chúa, trở nên một người phàm hèn”, nói như Thánh Phaolô trong thư gởi Philipphê, Chúa đã biến mình trở nên nhỏ bé với chúng ta.
- Lần thứ hai đó là Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể, tại đây Chúa cũng biến hình đó là trở nên của ăn nuôi dưỡng chúng ta.
- Lần thứ ba đó là khi Chúa bước vào cuộc Tử nạn thập giá. Chúa biến hình đến nỗi mặt người chẳng còn hình tượng người nữa. Trước mặt dân Chúng Phitatô phải thốt lên: ecce homo!!! (nầy là người). Khi nhìn lên thập giá, thánh Phêrô đã thốt lên: Anh em biết không, Người gánh lấy tội lỗi của chúng ta, nỗi sĩ nhục của chúng ta Người mang lên thập giá, Người đã chết để cứu độ chúng ta.
- Lần thứ tư đó là khi Chúa Phục sinh. Từ cõi chết, Chúa đã chỗi dậy và phục sinh vinh quang. Người bẽ gãy mọi xiềng xích sự dữ và đi vào thế giới huy hoàng của Thiên Chúa.
Đây là một cách hiểu, một cách nhìn rất sâu sắc tóm lược mầu nhiệm và cuộc đời của Đức Kitô. Và trong cái nhìn đó thì cả cuộc đời của Đức Kitô từ khi sinh ra cho đến khi chết và phục sinh là cả một kenosis, cả một sự tự hạ, tự hủy chính mình toàn vẹn, một sự “biến hình” liên lỉ vì tình yêu nhân loại và là ơn cứu độ của chúng ta. (Lm Peter Nguyễn Hương).
2. Tông Huấn “đời sống thánh hiến”
Câu chuyện Chúa biến hình trên núi Tabor được đặt làm sườn cho cả văn kiện “Tông Huấn Vita Consecrata” (đời sống thánh hiến), Thánh Gioan Phaolô II ban hành ngày 25.3.1996, đúc kết những thành quả của Thượng Hội Đồng Giám Mục tháng 10.1994.
Tông Huấn trình bày vẻ đẹp của đời tu.
Con đường tu đức được ví như một cuộc đi tìm cái đẹp (số 19), hướng tới sự chiêm ngưỡng nhan Chúa, chân phúc dành cho các tâm hồn trong trắng. Các tu sĩ đã bị thu hút bởi vẻ đẹp của Chúa; họ mê say chiêm ngưỡng Chúa, để rồi phản chiếu khuôn mặt rạng rỡ của Ngài (số 27).
Sau khi lên núi chiêm ngắm Chúa biến hình, các môn đệ được mời hãy đi xuống núi để phục vụ (số 75); họ còn phải trèo lên một núi khác đó là núi Calvariô (số 14;40).
Từ chỗ đi theo Đức Kitô (số 15;18), hoạ lại nếp sống của Ngài, đời tận hiến tiến tới chỗ “Lắng nghe tiếng Chúa, ở kề bên Chúa” và “Đồng hoá hiện thân” ( số 16) với Ngài.
Ngoài việc họa lại nếp sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục của Đức Kitô, đời thánh hiến còn diễn tả mầu nhiệm Thập giá và Phục sinh của Ngài nữa (số 23-24).
Đức Kitô cần phải qua núi Calvariô để vào vinh quang thiên quốc.Trước đây, đời tu trì quen được ví với việc khắc kỷ tu thân, vác thập giá để đi theo Chúa. Nhưng đó mới chỉ là cái nhìn của truyền thống Latinh; còn truyền thống Đông phương thì muốn nêu bật sự biến dạng đổi hình từ con người phàm tục sang con người thần thiêng khi đi theo Chúa.
Thánh Gioan Phaolô II đã kết hợp cả hai cái nhìn về đời tu trong quang cảnh Chúa biến hình: chủ đề thập giá và vinh quang gắn liền với nhau trong mầu nhiệm vượt qua của Đức Kitô. Đức Thánh Cha còn gọi đời Thánh hiến là một Đoàn Sủng đặc biệt trong Giáo Hội, phát xuất và duy trì bởi Chúa Thánh Thần.Tu sĩ là món quà Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội và là một kho báu mà Giáo Hội trân trọng giữ gìn.
Người sống đời tận hiến cũng như người tín hữu, muốn được “biến hình” liên lỉ trong đời sống cũng như muốn được trở nên “con yêu dấu” của Thiên Chúa cần phải “vâng nghe lời Người”.
3. Vâng Nghe Lời Người
Vâng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa sẽ mang đến phúc lành như trong bài đọc 1, ông Môsê nói với dân: Nếu anh em nghe, giữ và đem ra thực hành những quyết định này, thì Thiên Chúa sẽ giữ giao ước và tình thương mà Người đã thề hứa với cha ông anh em: yêu thương, chúc phúc, đất đai sinh hoa kết quả, phúc lành hơn mọi dân…
Cả ba Phúc âm đều tường trình tiếng nói từ trời cao. Lời Chúa Cha như giới thiệu, chuẩn nhận Chúa Con và là lệnh truyền cho chúng ta: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5); “ Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9,6); “Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người” (Lc 9,35).
“Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”. Đó là lệnh truyền của Chúa Cha, là điệp khúc kết luận của tiếng nói từ trời cao. Điệp khúc quan trọng vì cả ba Phúc âm đều nói đến. Lời của Chúa Kitô chính là chuẩn mực, là lề luật tuyệt đối mang lại ơn cứu độ cho nhân loại. Lời của Chúa Kitô là Lời Giao Ước vĩnh cửu cho con người được tham dự vào sự sống thần linh của Thiên Chúa Ba Ngôi.
“Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”, một phán quyết long trọng và công khai của Chúa Cha. Từ nay, vâng nghe Lời Chúa Kitô, chúng ta sẽ được biến hình với Chúa Kitô, cùng được hưởng vinh quang Phục sinh với Chúa Kitô.
Chúa biến hình, tỏ cho các môn đệ nhận ra căn tính thật và vinh quang của Người và mạc khải Người là Con Thiên Chúa Cha. Vì thế, ai cũng phải vâng nghe lời Người để được chia sẻ vinh quang phục sinh của Người.
Chúa Giêsu đã cho ba môn đệ trải qua kinh nghiệm về hình ảnh vinh quang của Người để giúp họ học hỏi và sống đời sống chứng nhân sau này. Cha Emiliano Tardif chia sẻ: “Một sứ giả Tin Mừng trước tiên phải là một chứng nhân có một kinh nghiệm cá nhân về sự chết và Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô và là người truyền đạt cho kẻ khác, không chỉ là một đạo lý, mà còn là Một Đấng -Vẫn -Sống đang ban sự sống dồi dào”; “Không ai có thể trở thành sứ giả đích thực của Tin Mừng, nếu người đó không có kinh nghiệm đời sống mới mà Chúa Giêsu ban cho”. ( x. Jésus: A Fait De Moi, Un Témoin, tr 38). Những trải nghiệm ấy luôn gắn liền với việc vâng nghe và tuân giữ Lời Chúa.
Chẳng ai gặp Thiên Chúa thực sự mà lại không biến hình. Ðời sống kết hiệp thực sự với Thiên Chúa làm cho người Kitô hữu tỏa sáng rực rỡ. Biến hình không phải là trở thành cái gì khác mình,như Tôn Ngộ Không với các trò biến hoá. Biến hình là trở lại với cái tôi sâu thẳm của mình:tôi là con yêu dấu của Thiên Chúa. Từ khi chịu phép Thánh Tẩy, chúng ta đã bước vào một cuộc biến hình, từ từ và liên tục
Một nhà giáo dục nổi tiếng người Pháp đã tâm sự về cuộc đời của ông như sau: Khi còn trẻ, tôi có tinh thần cách mạng và mỗi khi cầu nguyện, tôi luôn cầu xin Chúa một điều là: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi thế giới này"
Khi đã lớn tuổi và nhận thấy gần quá nửa đời người trôi qua mà tôi không thay đổi được một người nào hết, nên tôi đã thay đổi lời cầu nguyện của tôi như sau: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi những người trong gia đình của con.”
Giờ đây tôi đã già nua và những ngày còn lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay, nên lời cầu nguyện của tôi lại được thay đổi một lần nữa như sau: "Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để biến đổi chính mình con".
Và ông kết luận : Nếu tôi biết cầu nguyện như thế này từ ngày còn trẻ thì tôi đã không uổng phí cả cuộc đời.
Chúa Giêsu biến hình một khoảnh khắc thoáng qua. Cuộc biến hình trọn vẹn qua mầu nhiệm Phục sinh. Đây là cuộc biến hình ngàn thu. Cuộc biến hình này là căn tính niềm tin của những người theo Chúa. Chỉ qua Chúa Giêsu, với Chúa Giêsu và ở trong Chúa Giêsu chúng ta sẽ được biến hình liên lỉ, mỗi ngày một đẹp hơn, thánh thiện hơn trong ân sủng dồi dào của Người.