ƯU TƯ VỀ NỖI CHẾT Suy niệm về ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh của ĐHY Joseph Ratzinger
BÀI SUY NIỆM II
Việc Thiên Chúa ẩn mình trong thế giới đã tạo nên mầu nhiệm thực sự của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, cái mầu nhiệm đã thoát lộ qua những từ ngữ bí ẩn: Chúa Giêsu “xuống ngục tổ tông.” Cùng lúc ấy, kinh nghiệm thời đại đã hiến tặng cho ta một lối hoàn toàn mới mẻ để tiếp cận ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, giả định việc Thiên Chúa ẩn mình trong thế giới vốn thuộc về Ngài, và lẽ ra phải công bố danh thánh Ngài bằng muôn vàn ngôn ngữ, cái kinh nghiệm về nỗi bất lực của một vị Thiên Chúa toàn năng—chính đây là kinh nghiệm và nỗi khốn cùng của thời đại chúng ta.
Thế nhưng ngay cả khi Thứ Bẩy Tuần Thánh có lôi kéo chúng ta tiến sâu về phía chiều hướng đó, ngay cả khi ta thấu hiểu vị Thiên Chúa của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh nhiều hơn là sự mạc khải đầy quyền năng của Thiên Chúa qua sấm chớp được Cựu Ước nói đến, thì có một câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời—đó là giải thích ý nghĩa chân thực của dòng chữ nhiệm mầu: Chúa Giêsu “xuống ngục tổ tông.” Ta nên nhớ rõ rằng: chẳng ai thực sự có khả năng giải thích được câu nói trên. Tình trạng cũng chẳng khả quan gì hơn nếu bảo rằng “ngục tổ tông” chỉ là lối dịch tồi tệ từ ngữ “shê-ol” trong tiếng Do Thái, vốn chỉ có nghĩa là vương quốc của thần chết. Như thế, cái công thức ấy nguyên thủy chỉ có nghĩa là Chúa Giêsu đã bước xuống tận đáy thẳm của nỗi chết; Ngài đã chết thưc sự để chia sớt với ta cái hố thẳm định mệnh của sự chết. Thực ra, câu hỏi là thế này: chết thực sự có ý nghĩa gì? Cái gì sẽ thực sự xẩy ra khi ta bước xuống tận đáy thẳm của cái chết? Ta còn phải ghi nhận sự kiện là: sự chết đã không còn như trước nữa, nó đã khác đi kể từ ngày Chúa Kitô chịu chết, chấp nhận cái chết, và đi vào cõi chết. Y như sự sống cũng thế: nó không còn giống như trước đây nữa, kể từ khi Chúa Kitô đến với con người, lấy cuộc hiện hữu thần linh hòa nhập với hiện hữu con người. Trước đây, chết chỉ đơn thuần là chết, là cách biệt với cõi sống, cho dù ở những độ sâu khác nhau, một cái gì như thể là cõi địa ngục, khía cạnh tối đen của vùng bóng tối sinh động và bất khả thấu nhập. Thế nhưng, từ đây, chết cũng chính là sống, và khi ta bước qua ngưỡng cửa của sự chết, như một vùng hoang mạc giá băng, ta sẽ luôn gặp lại được đấng hiện thân cho sự sống; ngài luôn ấp ủ ước muốn trở thành người bạn đường cùng đi với ta vào cõi cô đơn cuối cùng. Trong cuộc thống khổ nơi vườn Cây Dầu, giữa cảnh cô đơn tuyệt cùng nhuốm mầu tang tóc, khiến Chúa thảm thiết thốt lên lời này từ trên thánh giá: “Lậy Chúa, lậy Chúa Trời con, sao nỡ bỏ rơi con thế này?” Chúa Giêsu đã trở thành đấng thông chia nỗi cô đơn khổ sầu với ta. Vào một đêm tối, khi em nhỏ phải một mình băng qua một cánh rừng già, thì chắc hẳn em sẽ sợ hãi, cho dù ta có trấn an em cả trăm lần rằng không có gì phải sợ đâu. Thực ra, em không sợ một cái gì rõ rệt, nỗi sợ của em là nỗi sợ không tên, nhưng trong bóng đêm rợn rùng, em không khỏi cảm thấy bất an, cô độc, có cái gì đó nguy hiểm đang rình chờ đâu đây. Chỉ một giọng nói của một ai đó mới có thể an ủi em; chỉ có bàn tay của một người nào đó em yêu thương mới ngăn chận được nỗi ư u tư trĩu nặng như một cơn ác mộng. Một nỗi ưu tư chính hiệu vừa khai sinh từ đáy sâu của niềm cô đơn; không thể dùng lý trí mà xua tan đi được; chỉ sự có mặt của một ai đó hằng thương yêu ta mới trị được nó mà thôi. Nỗi ưu tư này thực ra là nỗi ưu tư không tên. Nó chính là biểu hiệu kinh khủng của niềm cô đơn tối hậu. Ai trong chúng ta chưa từng trải nghiệm cái cảm giác bị chối từ đầy hãi hùng này? Ai chưa hề nghe thấy phép lạ đầy ủi an và phúc lành xẩy ra trong những hoàn cảnh như thế xuất phát từ một câu nói ân cần? Thế nhưng, chính ở nơi nào phủ ngập cô đơn mà lại không thể nghe được những lời nói yêu thương có mãnh lực biến đổi, thì nơi đó chính là địa ngục rồi đấy. Trong thời đại chúng ta, không phải là có ít người, đầy vẻ lạc quan, nhưng lại chủ trương rằng cuộc gặp gỡ nào cũng đều hời hợt nông cạn hết thảy; họ cho rằng chẳng ai thấu đạt được cõi sâu thẳm chân thực của người khác, và do đó, ngay trong đáy sâu tột cùng của mọi hiện hữu đều thấy chực chờ một nỗi tuyệt vọng, một nền địa ngục. Jean Paul Sartre đã diễn tả tình trạng này một cách thi vị trong một vở kịch của ông và đồng thời cũng bộc lộ cái cốt lõi của lý thuyết ông có về con người. Có một điều chắc chắn sẽ xẩy ra: đó là sẽ có một đêm khi không một lời nói ủi an nào có thể thấu nhập vào sự chối từ tăm tối, để rồi một cánh cửa sẽ mở ra cho ta bước qua trong tuyệt cùng cô đơn: đó là cánh cửa của nỗi chết. Rốt cuộc, tất cả mọi nỗi ưu tư trên cõi đời này đều xuất phát từ nỗi cô đơn tuyệt cùng ấy. Chính vì thế mà trong Cựu Ước, từ ngữ ám chỉ vương quốc của thần chết cũng chính là từ ngữ ám chỉ địa ngục: shê-ol. Chết, thực ra, chính là niềm cô đơn tuyệt đối. Thế nhưng, nỗi cô đơn nào đã chìm quá sâu đến nỗi không một tia sáng tình yêu nào dọi thấu, thì đó chính là địa ngục vậy.
“Xuống ngục tổ tông”--lời thú nhận này của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh có nghĩa là Chúa Kitô đã bước qua cánh cửa cô đơn, rồi ngài đã đi xuống sâu, thật sâu đến độ thân phận cô đơn của ta không sao dò thấu, không sao tiến đến gần được. Thế nhưng đó cũng có nghĩa là, ngay trong khi bức màn đêm mù đặc khiến cho không lời nào thấu nhập vào được, và khi tất cả chúng ta đây chẳng khác gì lũ trẻ bị đuổi xua, nức nghẹn, thì bỗng vang lên một giọng nói, gọi đúng tên ta, một cánh tay vươn ra nắm lấy tay ta và dẫn ta đi. Niềm cô đơn bất khuất đã bị khuất phục ngay từ giây phút Ngài bước vào nó. Địa ngục đã bị đánh bại ngay từ khoảnh khắc tình yêu bước nhẹ vào cõi chết và vùng đất cô đơn hoang lạnh có ngài cắm lều định cư. Tự đáy sâu thăm thẳm, con người không sống bằng cơm bánh. Trong chân tính hữu thể của mình, con người sống bằng sự kiện mình được thương yêu, và được trao cho khả năng yêu thương. Ngay từ cái khoảnh khắc có tình yêu hiện diện trong cõi chết, thì sự sống thấu nhập sự chết: ‘sự sống các tín hữu Ngài không bị tước đoạt, lậy Chúa, mà được biến đổi, đó là điều Hội Thánh cầu xin trong phụng vụ lễ an táng.
Rốt cuộc, chẳng ai có thể đo lường được tầm mức của những lời: “xuống ngục tổ tông.” Thế nhưng khi nào đã gần đến giờ bước vào niềm cô đơn tuyệt cùng, chắc hẳn chúng ta sẽ được ban cho ơn hiểu biết một cách rõ ràng cái mầu nhiệm tăm tối này. Ta có thể tin chắc rằng khi đã đến giờ phút cô đơn tột cùng, ta sẽ không đơn độc, bởi vì ngay từ bây giờ, ta đã có thể mường tượng điều gì sẽ xẩy ra. Chính trong cơn thống khổ vì phải đối chọi với bóng tối sự chết của Chúa mà ta bắt đầu biết cảm tạ hồng ân vì đã nhìn thấy ánh sáng tỏa ra từ chính nỗi tăm tối ấy.
BÀI SUY NIỆM II
Việc Thiên Chúa ẩn mình trong thế giới đã tạo nên mầu nhiệm thực sự của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, cái mầu nhiệm đã thoát lộ qua những từ ngữ bí ẩn: Chúa Giêsu “xuống ngục tổ tông.” Cùng lúc ấy, kinh nghiệm thời đại đã hiến tặng cho ta một lối hoàn toàn mới mẻ để tiếp cận ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, giả định việc Thiên Chúa ẩn mình trong thế giới vốn thuộc về Ngài, và lẽ ra phải công bố danh thánh Ngài bằng muôn vàn ngôn ngữ, cái kinh nghiệm về nỗi bất lực của một vị Thiên Chúa toàn năng—chính đây là kinh nghiệm và nỗi khốn cùng của thời đại chúng ta.
Thế nhưng ngay cả khi Thứ Bẩy Tuần Thánh có lôi kéo chúng ta tiến sâu về phía chiều hướng đó, ngay cả khi ta thấu hiểu vị Thiên Chúa của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh nhiều hơn là sự mạc khải đầy quyền năng của Thiên Chúa qua sấm chớp được Cựu Ước nói đến, thì có một câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời—đó là giải thích ý nghĩa chân thực của dòng chữ nhiệm mầu: Chúa Giêsu “xuống ngục tổ tông.” Ta nên nhớ rõ rằng: chẳng ai thực sự có khả năng giải thích được câu nói trên. Tình trạng cũng chẳng khả quan gì hơn nếu bảo rằng “ngục tổ tông” chỉ là lối dịch tồi tệ từ ngữ “shê-ol” trong tiếng Do Thái, vốn chỉ có nghĩa là vương quốc của thần chết. Như thế, cái công thức ấy nguyên thủy chỉ có nghĩa là Chúa Giêsu đã bước xuống tận đáy thẳm của nỗi chết; Ngài đã chết thưc sự để chia sớt với ta cái hố thẳm định mệnh của sự chết. Thực ra, câu hỏi là thế này: chết thực sự có ý nghĩa gì? Cái gì sẽ thực sự xẩy ra khi ta bước xuống tận đáy thẳm của cái chết? Ta còn phải ghi nhận sự kiện là: sự chết đã không còn như trước nữa, nó đã khác đi kể từ ngày Chúa Kitô chịu chết, chấp nhận cái chết, và đi vào cõi chết. Y như sự sống cũng thế: nó không còn giống như trước đây nữa, kể từ khi Chúa Kitô đến với con người, lấy cuộc hiện hữu thần linh hòa nhập với hiện hữu con người. Trước đây, chết chỉ đơn thuần là chết, là cách biệt với cõi sống, cho dù ở những độ sâu khác nhau, một cái gì như thể là cõi địa ngục, khía cạnh tối đen của vùng bóng tối sinh động và bất khả thấu nhập. Thế nhưng, từ đây, chết cũng chính là sống, và khi ta bước qua ngưỡng cửa của sự chết, như một vùng hoang mạc giá băng, ta sẽ luôn gặp lại được đấng hiện thân cho sự sống; ngài luôn ấp ủ ước muốn trở thành người bạn đường cùng đi với ta vào cõi cô đơn cuối cùng. Trong cuộc thống khổ nơi vườn Cây Dầu, giữa cảnh cô đơn tuyệt cùng nhuốm mầu tang tóc, khiến Chúa thảm thiết thốt lên lời này từ trên thánh giá: “Lậy Chúa, lậy Chúa Trời con, sao nỡ bỏ rơi con thế này?” Chúa Giêsu đã trở thành đấng thông chia nỗi cô đơn khổ sầu với ta. Vào một đêm tối, khi em nhỏ phải một mình băng qua một cánh rừng già, thì chắc hẳn em sẽ sợ hãi, cho dù ta có trấn an em cả trăm lần rằng không có gì phải sợ đâu. Thực ra, em không sợ một cái gì rõ rệt, nỗi sợ của em là nỗi sợ không tên, nhưng trong bóng đêm rợn rùng, em không khỏi cảm thấy bất an, cô độc, có cái gì đó nguy hiểm đang rình chờ đâu đây. Chỉ một giọng nói của một ai đó mới có thể an ủi em; chỉ có bàn tay của một người nào đó em yêu thương mới ngăn chận được nỗi ư u tư trĩu nặng như một cơn ác mộng. Một nỗi ưu tư chính hiệu vừa khai sinh từ đáy sâu của niềm cô đơn; không thể dùng lý trí mà xua tan đi được; chỉ sự có mặt của một ai đó hằng thương yêu ta mới trị được nó mà thôi. Nỗi ưu tư này thực ra là nỗi ưu tư không tên. Nó chính là biểu hiệu kinh khủng của niềm cô đơn tối hậu. Ai trong chúng ta chưa từng trải nghiệm cái cảm giác bị chối từ đầy hãi hùng này? Ai chưa hề nghe thấy phép lạ đầy ủi an và phúc lành xẩy ra trong những hoàn cảnh như thế xuất phát từ một câu nói ân cần? Thế nhưng, chính ở nơi nào phủ ngập cô đơn mà lại không thể nghe được những lời nói yêu thương có mãnh lực biến đổi, thì nơi đó chính là địa ngục rồi đấy. Trong thời đại chúng ta, không phải là có ít người, đầy vẻ lạc quan, nhưng lại chủ trương rằng cuộc gặp gỡ nào cũng đều hời hợt nông cạn hết thảy; họ cho rằng chẳng ai thấu đạt được cõi sâu thẳm chân thực của người khác, và do đó, ngay trong đáy sâu tột cùng của mọi hiện hữu đều thấy chực chờ một nỗi tuyệt vọng, một nền địa ngục. Jean Paul Sartre đã diễn tả tình trạng này một cách thi vị trong một vở kịch của ông và đồng thời cũng bộc lộ cái cốt lõi của lý thuyết ông có về con người. Có một điều chắc chắn sẽ xẩy ra: đó là sẽ có một đêm khi không một lời nói ủi an nào có thể thấu nhập vào sự chối từ tăm tối, để rồi một cánh cửa sẽ mở ra cho ta bước qua trong tuyệt cùng cô đơn: đó là cánh cửa của nỗi chết. Rốt cuộc, tất cả mọi nỗi ưu tư trên cõi đời này đều xuất phát từ nỗi cô đơn tuyệt cùng ấy. Chính vì thế mà trong Cựu Ước, từ ngữ ám chỉ vương quốc của thần chết cũng chính là từ ngữ ám chỉ địa ngục: shê-ol. Chết, thực ra, chính là niềm cô đơn tuyệt đối. Thế nhưng, nỗi cô đơn nào đã chìm quá sâu đến nỗi không một tia sáng tình yêu nào dọi thấu, thì đó chính là địa ngục vậy.
“Xuống ngục tổ tông”--lời thú nhận này của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh có nghĩa là Chúa Kitô đã bước qua cánh cửa cô đơn, rồi ngài đã đi xuống sâu, thật sâu đến độ thân phận cô đơn của ta không sao dò thấu, không sao tiến đến gần được. Thế nhưng đó cũng có nghĩa là, ngay trong khi bức màn đêm mù đặc khiến cho không lời nào thấu nhập vào được, và khi tất cả chúng ta đây chẳng khác gì lũ trẻ bị đuổi xua, nức nghẹn, thì bỗng vang lên một giọng nói, gọi đúng tên ta, một cánh tay vươn ra nắm lấy tay ta và dẫn ta đi. Niềm cô đơn bất khuất đã bị khuất phục ngay từ giây phút Ngài bước vào nó. Địa ngục đã bị đánh bại ngay từ khoảnh khắc tình yêu bước nhẹ vào cõi chết và vùng đất cô đơn hoang lạnh có ngài cắm lều định cư. Tự đáy sâu thăm thẳm, con người không sống bằng cơm bánh. Trong chân tính hữu thể của mình, con người sống bằng sự kiện mình được thương yêu, và được trao cho khả năng yêu thương. Ngay từ cái khoảnh khắc có tình yêu hiện diện trong cõi chết, thì sự sống thấu nhập sự chết: ‘sự sống các tín hữu Ngài không bị tước đoạt, lậy Chúa, mà được biến đổi, đó là điều Hội Thánh cầu xin trong phụng vụ lễ an táng.
Rốt cuộc, chẳng ai có thể đo lường được tầm mức của những lời: “xuống ngục tổ tông.” Thế nhưng khi nào đã gần đến giờ bước vào niềm cô đơn tuyệt cùng, chắc hẳn chúng ta sẽ được ban cho ơn hiểu biết một cách rõ ràng cái mầu nhiệm tăm tối này. Ta có thể tin chắc rằng khi đã đến giờ phút cô đơn tột cùng, ta sẽ không đơn độc, bởi vì ngay từ bây giờ, ta đã có thể mường tượng điều gì sẽ xẩy ra. Chính trong cơn thống khổ vì phải đối chọi với bóng tối sự chết của Chúa mà ta bắt đầu biết cảm tạ hồng ân vì đã nhìn thấy ánh sáng tỏa ra từ chính nỗi tăm tối ấy.