Giới Thiệu Tổng Quát phần I về Thông Ðiệp "Thiên Chúa là Tình Yêu" của Ðức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI.
Ngoài ba bài giới thiệu Thông Ðiệp "Thiên Chúa là Tình Yêu" (Deus Caritas Est) của Ba Vị Ðứng Ðầu các Cơ Quan của Tòa Thánh, trong buổi họp báo trưa thứ Tư ngày 25 tháng Giêng năm 2006 (Ba vị đó là (1) Ðức Hồng Y Renato Martino, chủ tịch Hội Ðồng Toà Thánh về Công Lý và Hoà Bình; (2) Ðức Tổng Giám Mục Levada, Tổng trưởng bộ giáo lý Ðức Tin, và (3) Ðức Tổng Giám Mục Paul Cordes, chủ tịch Hội Ðồng Toà Thánh "Ðồng Tâm"), Trang Ðiện Tử chính thức của Vatican có đăng một bài giới thiệu tổng quát về thông điệp này. Hôm nay chúng tôi gởi đến quý vị và các bạn bài giới thiệu tổng quát này, để giúp có cái nhìn tổng quát về Thông Ðiệp đầu tiên của Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI: "Thiên Chúa là Tình Yêu".
Phần thứ I của bài giới thiệu tổng quát này, trình bày nội dung chính của phần I của Thông Ðiệp, trong đó ÐTC giải thích về bản chất của Tình Yêu, được thể hiện trong những chiều kích khác nhau. Bài giới thiệu bắt đầu như sau:
Câu kinh thánh được Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI chọn để bắt đầu Thông Ðiệp, là câu thứ 16 của chuơng 4 của thư I thánh Gioan, như sau: "Thiên Chúa là Tình Yêu; Ai sống trong tình yêu, là sống trong Thiên Chúa và Thiên Chúa sống trong người đó." (I Gn 4,16). Những lời này nói lên tâm điểm của đức tin kitô. Trong một thế giới mà trong đó danh thánh của Thiên Chúa đôi khi bị người ta đem ra gắn liền với sự trả thù, hay cả với thù hận và bạo lực, thì sứ điệp kitô về Tình Yêu Thiên Chúa là sứ điệp hết sức thời sự. Thông điệp được chia thành hai phần chính. Phần thứ I trình bày suy tư thần học và triết học về Tình Yêu trong những chiều kích khác nhau --- như tình yêu theo nghĩa Eros (tức tình yêu phái tính nam nữ), tình yêu theo nghĩa Philia (tức tình yêu giữa các bạn hữu), và tình yêu theo nghĩa Agapê (tức tình yêu bác ái) --- vừa xác định vài khía cạnh thiết yếu của tình yêu Thiên Chúa đối với con người và xác định vài khía cạnh thiết yếu của sự liên kết nội tại giữa tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người. Phần thứ II bàn về việc thực hành cụ thể của mệnh lệnh tình yêu đối với nguời lân cận.
Giờ đây chúng ta hãy tìm hiểu qua phần thứ I của thông điệp trình bày suy tư thần học và triết học về tình yêu. Chỉ có một Tình Yêu Duy Nhất trong tạo vật và trong lịch sử cứu rỗi. Chúng ta sẽ được nghe những giải thích về sự "khác biệt" vừa đồng thời là sự "hiệp nhất" giữa hai hình thức chính của tình yêu: hình thức Eros (tình yêu phái tính nam nữ, tình yêu nhục dục), và hình thức Agapê (tức tình yêu bác ái, tình yêu thần thiêng). Bài giới thiệu giải thích cho chúng ta điểm quan trọng nầy như sau:
Từ ngữ "tình yêu" là một trong những từ được dùng nhiều nhất và cũng bị lạm dụng nhiều nhất trong thế giới ngày nay. Từ ngữ "tình yêu" có thật nhiều nghĩa. Tuy nhiên, trong nhiều nghĩa của từ "tình yêu", thì có nổi bật một ý nghĩa mẫu cho tình yêu là tình yêu giữa người nam và người nữ, là tình yêu mà triết học Hy Lạp thời cổ gọi là "Eros" (mà chúng tôi xin tạm chuyển dịch là :tình yêu nam nữ, hay tình yêu nhục dục). Trong Kinh Thánh, nhất là trong Tân Ước, quan niệm về tình yêu được đào sâu. Và sự đào sâu nầy cho ta thấy là tình yêu theo nghĩa Eros, được thay thế bởi tình yêu theo nghĩa Agapê (tình yêu bác ái), để nói lên mẫu tình yêu dâng hiến, tình yêu cho đi. Quan niệm mới này về tình yêu, --- và đây là sự mới mẽ chính yếu của kitô giáo --- cũng đã thường bị đánh giá cách tiêu cực như là sự chối bỏ tình yêu theo nghĩa Eros, như là một sự chối bỏ "thể xác". Tuy đã có những khuynh hướng theo nghĩa tiêu cực như vừa nói, nhưng ý nghĩa của sự đào sâu về tình yêu như vừa nói trên không có gì là tiêu cực cả. Tình yêu theo nghĩa Eros, được Ðấng Tạo Hoá đặt vào trong bản chất con người, cần nhờ đến những kỷ luật, cần được thanh luyện và cần trưởng thành, để không đánh mất phẩm giá nguyên thủy của nó, để không bị hạ thấp xuống thành "tình yêu đơn thuần phái tính", để không bị trở thành như món hàng "mua bán". Ðức Tin Kitô đã luôn luôn nhìn con người như một hữu thể trong đó tinh thần và vật chất hoà lẫn vào nhau, và nhờ đó mà có được nét cao cả mới. Sự thăng hoa của tình yêu Eros được thực hiện, khi thể xác và linh hồn con người được tái lập trong sự hoà hợp trọn vẹn. Lúc đó, tình yêu trở thành như là một sự "xuất thần"; sự "xuất thần" này không được hiểu theo nghĩa như là một trạng thái "ngây ngất chóng qua", nhưng như là trạng thái thường xuyên thoát ra được khỏi cái Tôi đóng kín nơi chính mình, để hướng đến sự giải phóng chính mình qua việc cho đi chính mình, và như thế đến việc gặp lại chính mình, và đến sự khám phá ra Thiên Chúa. Như thế, tình yêu theo nghĩa Eros có thể nâng con người lên đến Thiên Chúa "trong sự xuất thần". Cuối cùng, tình yêu theo nghĩa Eros và tình yêu theo nghĩa Agapê không bao giờ được tách rời ra khỏi nhau hoàn toàn; nhưng ngược lại, bao lâu mà cả hai tình yêu này, dù trong những chiều kích khác nhau, có được tương quan quân bình đúng cách với nhau, thì bản chất đích thật của tình yêu càng được thực hiện. Cho dù lúc khởi đầu, tình yêu theo nghĩa Eros có nặng phần ước muốn chiếm hữu, nhưng rồi từ từ trong tương quan với kẻ khác, tình yêu Eros này ít tìm về chính mình hơn, nhưng càng ngày càng mưu tìm hạnh phúc cho kẻ khác hơn, càng ngày càng cho đi chính mình và càng ao ước "sống" cho kẻ khác; và như thế tình yêu theo nghĩa Agapê được nhập vào trong tình yêu Eros này và được xác định trong đó.
Trong Chúa Giêsu Kitô, Ðấng là Tình Yêu Thiên Chúa nhập thể, hai tình yêu --- tình yêu Eros và tình yêu Agapê --- gặp nhau trong hình thức tận căn nhất. Trong cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu trao ban chính mình để nâng dậy và cứu rỗi con người, và như thế Ngài diễn tả tình yêu trong hình thức cao cả nhất. Chúa Giêsu đã bảo đảm cho hành động hiến tế trên thập giá được hiện diện mãi mãi qua việc thiết lập bí tích Thánh Thể, trong đó, trong hình bánh và hình rượu, Chúa trao ban chính mình như là Manna mới, có sức kết hiệp chúng ta với Chúa. Nhờ tham dự vào bí tích Thánh Thể, chúng ta được thu hút vào trong sức mạnh của hành động hiến thân của Chúa. Chúng ta được kết hiệp với Chúa vừa đồng thời chúng ta đuợc kết hiệp với tất cả mọi anh chị em được Chúa trao ban chính Ngài cho. Và tất cả chúng ta trở thành một "thân thể". Trong cách thức này, tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với anh chị em được thật sự hoà nhập chung lại. Chính nhờ cuộc gặp gỡ với tình yêu Agapê của Thiên Chúa như vừa giải thích trên đây, mà mệnh lệnh Yêu mến Thiên Chúa và Yêu mến con người, không còn chỉ là một đòi buộc mà thôi, nhưng là một món quà từ Thiên Chúa. Tình yêu chỉ là một đòi buộc, bởi vì trước đó tình yêu đã đuợc trao ban cho chúng ta.
Quý vị và các bạn thân mến,
Qua những trình bày trên, chúng ta hiểu được cách tổng quát Phần I của Thông Ðiệp đầu tiên của Ðức Bênêđitô XVI, có tựa đề "Thiên Chúa là Tình Yêu", trình bày quan niệm kitô về Tình Yêu.
Chúng tôi sẽ nói tiếp phần II của bài giới thiệu, giải thích cho thấy Giáo Hội thực hiện Tình Yêu như thế nào, trong những hoạt động của mình. Mong quý vị và các bạn sẽ theo dõi.
Ngoài ba bài giới thiệu Thông Ðiệp "Thiên Chúa là Tình Yêu" (Deus Caritas Est) của Ba Vị Ðứng Ðầu các Cơ Quan của Tòa Thánh, trong buổi họp báo trưa thứ Tư ngày 25 tháng Giêng năm 2006 (Ba vị đó là (1) Ðức Hồng Y Renato Martino, chủ tịch Hội Ðồng Toà Thánh về Công Lý và Hoà Bình; (2) Ðức Tổng Giám Mục Levada, Tổng trưởng bộ giáo lý Ðức Tin, và (3) Ðức Tổng Giám Mục Paul Cordes, chủ tịch Hội Ðồng Toà Thánh "Ðồng Tâm"), Trang Ðiện Tử chính thức của Vatican có đăng một bài giới thiệu tổng quát về thông điệp này. Hôm nay chúng tôi gởi đến quý vị và các bạn bài giới thiệu tổng quát này, để giúp có cái nhìn tổng quát về Thông Ðiệp đầu tiên của Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI: "Thiên Chúa là Tình Yêu".
Phần thứ I của bài giới thiệu tổng quát này, trình bày nội dung chính của phần I của Thông Ðiệp, trong đó ÐTC giải thích về bản chất của Tình Yêu, được thể hiện trong những chiều kích khác nhau. Bài giới thiệu bắt đầu như sau:
Câu kinh thánh được Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI chọn để bắt đầu Thông Ðiệp, là câu thứ 16 của chuơng 4 của thư I thánh Gioan, như sau: "Thiên Chúa là Tình Yêu; Ai sống trong tình yêu, là sống trong Thiên Chúa và Thiên Chúa sống trong người đó." (I Gn 4,16). Những lời này nói lên tâm điểm của đức tin kitô. Trong một thế giới mà trong đó danh thánh của Thiên Chúa đôi khi bị người ta đem ra gắn liền với sự trả thù, hay cả với thù hận và bạo lực, thì sứ điệp kitô về Tình Yêu Thiên Chúa là sứ điệp hết sức thời sự. Thông điệp được chia thành hai phần chính. Phần thứ I trình bày suy tư thần học và triết học về Tình Yêu trong những chiều kích khác nhau --- như tình yêu theo nghĩa Eros (tức tình yêu phái tính nam nữ), tình yêu theo nghĩa Philia (tức tình yêu giữa các bạn hữu), và tình yêu theo nghĩa Agapê (tức tình yêu bác ái) --- vừa xác định vài khía cạnh thiết yếu của tình yêu Thiên Chúa đối với con người và xác định vài khía cạnh thiết yếu của sự liên kết nội tại giữa tình yêu Thiên Chúa và tình yêu con người. Phần thứ II bàn về việc thực hành cụ thể của mệnh lệnh tình yêu đối với nguời lân cận.
Giờ đây chúng ta hãy tìm hiểu qua phần thứ I của thông điệp trình bày suy tư thần học và triết học về tình yêu. Chỉ có một Tình Yêu Duy Nhất trong tạo vật và trong lịch sử cứu rỗi. Chúng ta sẽ được nghe những giải thích về sự "khác biệt" vừa đồng thời là sự "hiệp nhất" giữa hai hình thức chính của tình yêu: hình thức Eros (tình yêu phái tính nam nữ, tình yêu nhục dục), và hình thức Agapê (tức tình yêu bác ái, tình yêu thần thiêng). Bài giới thiệu giải thích cho chúng ta điểm quan trọng nầy như sau:
Từ ngữ "tình yêu" là một trong những từ được dùng nhiều nhất và cũng bị lạm dụng nhiều nhất trong thế giới ngày nay. Từ ngữ "tình yêu" có thật nhiều nghĩa. Tuy nhiên, trong nhiều nghĩa của từ "tình yêu", thì có nổi bật một ý nghĩa mẫu cho tình yêu là tình yêu giữa người nam và người nữ, là tình yêu mà triết học Hy Lạp thời cổ gọi là "Eros" (mà chúng tôi xin tạm chuyển dịch là :tình yêu nam nữ, hay tình yêu nhục dục). Trong Kinh Thánh, nhất là trong Tân Ước, quan niệm về tình yêu được đào sâu. Và sự đào sâu nầy cho ta thấy là tình yêu theo nghĩa Eros, được thay thế bởi tình yêu theo nghĩa Agapê (tình yêu bác ái), để nói lên mẫu tình yêu dâng hiến, tình yêu cho đi. Quan niệm mới này về tình yêu, --- và đây là sự mới mẽ chính yếu của kitô giáo --- cũng đã thường bị đánh giá cách tiêu cực như là sự chối bỏ tình yêu theo nghĩa Eros, như là một sự chối bỏ "thể xác". Tuy đã có những khuynh hướng theo nghĩa tiêu cực như vừa nói, nhưng ý nghĩa của sự đào sâu về tình yêu như vừa nói trên không có gì là tiêu cực cả. Tình yêu theo nghĩa Eros, được Ðấng Tạo Hoá đặt vào trong bản chất con người, cần nhờ đến những kỷ luật, cần được thanh luyện và cần trưởng thành, để không đánh mất phẩm giá nguyên thủy của nó, để không bị hạ thấp xuống thành "tình yêu đơn thuần phái tính", để không bị trở thành như món hàng "mua bán". Ðức Tin Kitô đã luôn luôn nhìn con người như một hữu thể trong đó tinh thần và vật chất hoà lẫn vào nhau, và nhờ đó mà có được nét cao cả mới. Sự thăng hoa của tình yêu Eros được thực hiện, khi thể xác và linh hồn con người được tái lập trong sự hoà hợp trọn vẹn. Lúc đó, tình yêu trở thành như là một sự "xuất thần"; sự "xuất thần" này không được hiểu theo nghĩa như là một trạng thái "ngây ngất chóng qua", nhưng như là trạng thái thường xuyên thoát ra được khỏi cái Tôi đóng kín nơi chính mình, để hướng đến sự giải phóng chính mình qua việc cho đi chính mình, và như thế đến việc gặp lại chính mình, và đến sự khám phá ra Thiên Chúa. Như thế, tình yêu theo nghĩa Eros có thể nâng con người lên đến Thiên Chúa "trong sự xuất thần". Cuối cùng, tình yêu theo nghĩa Eros và tình yêu theo nghĩa Agapê không bao giờ được tách rời ra khỏi nhau hoàn toàn; nhưng ngược lại, bao lâu mà cả hai tình yêu này, dù trong những chiều kích khác nhau, có được tương quan quân bình đúng cách với nhau, thì bản chất đích thật của tình yêu càng được thực hiện. Cho dù lúc khởi đầu, tình yêu theo nghĩa Eros có nặng phần ước muốn chiếm hữu, nhưng rồi từ từ trong tương quan với kẻ khác, tình yêu Eros này ít tìm về chính mình hơn, nhưng càng ngày càng mưu tìm hạnh phúc cho kẻ khác hơn, càng ngày càng cho đi chính mình và càng ao ước "sống" cho kẻ khác; và như thế tình yêu theo nghĩa Agapê được nhập vào trong tình yêu Eros này và được xác định trong đó.
Trong Chúa Giêsu Kitô, Ðấng là Tình Yêu Thiên Chúa nhập thể, hai tình yêu --- tình yêu Eros và tình yêu Agapê --- gặp nhau trong hình thức tận căn nhất. Trong cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu trao ban chính mình để nâng dậy và cứu rỗi con người, và như thế Ngài diễn tả tình yêu trong hình thức cao cả nhất. Chúa Giêsu đã bảo đảm cho hành động hiến tế trên thập giá được hiện diện mãi mãi qua việc thiết lập bí tích Thánh Thể, trong đó, trong hình bánh và hình rượu, Chúa trao ban chính mình như là Manna mới, có sức kết hiệp chúng ta với Chúa. Nhờ tham dự vào bí tích Thánh Thể, chúng ta được thu hút vào trong sức mạnh của hành động hiến thân của Chúa. Chúng ta được kết hiệp với Chúa vừa đồng thời chúng ta đuợc kết hiệp với tất cả mọi anh chị em được Chúa trao ban chính Ngài cho. Và tất cả chúng ta trở thành một "thân thể". Trong cách thức này, tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với anh chị em được thật sự hoà nhập chung lại. Chính nhờ cuộc gặp gỡ với tình yêu Agapê của Thiên Chúa như vừa giải thích trên đây, mà mệnh lệnh Yêu mến Thiên Chúa và Yêu mến con người, không còn chỉ là một đòi buộc mà thôi, nhưng là một món quà từ Thiên Chúa. Tình yêu chỉ là một đòi buộc, bởi vì trước đó tình yêu đã đuợc trao ban cho chúng ta.
Quý vị và các bạn thân mến,
Qua những trình bày trên, chúng ta hiểu được cách tổng quát Phần I của Thông Ðiệp đầu tiên của Ðức Bênêđitô XVI, có tựa đề "Thiên Chúa là Tình Yêu", trình bày quan niệm kitô về Tình Yêu.
Chúng tôi sẽ nói tiếp phần II của bài giới thiệu, giải thích cho thấy Giáo Hội thực hiện Tình Yêu như thế nào, trong những hoạt động của mình. Mong quý vị và các bạn sẽ theo dõi.