ĐỨC QUỐC -- Nói chung, các thần học gia CG và các báo chí ở Ðức cũng như ở các vùng lãnh thổ nói tiếng Ðức thường nhìn về Vatican với cặp mắt phê bình. Nhưng lần này, từ Hàng Giáo Phẩm, đến các Thần học gia cũng như các đại diện của các tổ chức Công giáo đã đánh giá cao Thông điệp đầu tay của ÐGH Bênêdictô và coi như là một sự động viên mạnh mẽ cho sự dấn thân xã hội và cho sự tranh đấu cho công bằng.
Ðức Hồng Y Karl Lehmann, chủ tịch Hội Ðồng Các Giám Mục Ðức, ca tụng bức Thông điệp đã nêu lên những tư tưởng về thần học và xã hội sâu xa. Bức thông điệp ‘Thiên Chúa Là Tình Yêu’ là một sự cổ vũ cho những nỗ lực để bảo vệ sự công bằng, tình yêu và công cuộc tổ chức một Nhà Nước xã hội đích thực.
Còn Ðức Cha Reinhard Marx, Giám Mục Giáo phận Trier và là chủ tịch đặc trách về Công Lý và Hòa Bình của GHCG Ðức, đã nhấn mạnh là bức Thông điệp giúp chúng ta «tái khám phá ra ý nghĩa đích thực của đời sống Kitô hữu » và đưa ra những đường hướng cần thiết cho công cuộc Rao giảng và dạy Giáo lý : « ÐGH Bênêdictô XVI thường dùng kiểu nói đơn sơ, nhưng lại rất yêu sách, đòi hỏi chúng ta phải suy tư và phải có cuộc sống thiêng liêng ». Ðức Cha Marx ca ngợi tính cách đặc thù của Giáo Huấn CG về xã hội và của Caritas, của trách nhiệm chính trị và của hành động cụ thể trong việc thực thi tình yêu tha nhân, là rất hữu ích : « Tôi tin chắc rằng bức Thông điệp đã đưa ra những gợi ý rất quan trọng cho cuộc sống và hành động Kitô hữu của chúng ta ».
‘Ủy Ban Trung Ương Người Công Giáo Ðức’, một Tổ chức giáo dân của những người Công Giáo Ðức, đã đánh giá bức Thông điệp như là một lời kêu gọi rất cảm động về tình đồng loại. Ðức Thánh Cha đã đưa ra « lời biện minh hùng hồn cho công bằng xã hội như mục đích tối ưu của các hoạt động chính trị ». Còn Cơ quan Caritas Liên Bang của GHCG Ðức đã gọi bức Thông điệp là một sự đánh dấu của những giá trị cao cho tất cả những ai dấn thân phục vụ đồng loại.
Giáo sư Hans Küng - nhà thần học công giáo hay phê bình chỉ trích GH và đã mất quyền giảng dạy thần học - gọi bức Thông điệp là một lời tuyên bố « đáng trân trọng và đặc thù ». Theo ông, nhiều người Công giáo vui mừng vì bức Thông điệp « không phải là một bản tuyên ngôn nêu lên một nền văn hóa tiêu cực hay một nên luân lý về tính dục thù nghịch với thân xác ». Ông còn mong ước rằng trong bức Thông điệp thứ hai sẽ được đề cập đến các cơ cấu tổ chức đúng đắn trong Giáo Hội và việc đối xử đầy yêu thương đối với hết mọi người, đặc biệt nhất là thái độ đối với những người ly dị và lại kết hôn và với những người xử dụng các phương pháp ngừa thai.
Tổ chức các Doanh Nhân Công Giáo thì cho rằng bức Thông điệp là một tài liệu rất có ý nghĩa đối với những Kitô hữu dấn thân trong lãnh vực chính trị và xã hội. Bức Thông điệp giúp cho Nhà Nước nhận ra được phạm vi hành động của mình và giao phó cho người giáo dân trách nhiệm kiến tạo một trật tự công bằng trong xã hội.
Còn phong trào hay phê bình Giáo Hội ‘Chúng Tôi Là Giáo Hội’ đã đánh giá rằng phần lớn của bức Thông điệp là tích cực. Họ ca ngợi Ðức Giáng Hoàng đã nhấn mạnh đến sự tương quan chặt chẽ giữa tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân cũng như ý nghĩa của chúng đối với sứ mệnh của Giáo Hội. Ðiều đó có nghĩa là Ðức Bênêdictô đã lấy tình yêu và sự tha thứ làm trọng tâm, thay vì giới răn hay sự cấm đoán.
Riêng đối với các nhà chính trị Ðức, đa số đã hoan nghênh đón nhận. Ông Kurt Beck, phó chủ tích đảg Xã Hội SPD tuyên bố : « Bức Thông điệp ‘Deus Caritas Est’ có một giá trị vượt khỏi biên giới Giáo Hội ». Bức Thông điệp là một sự cổ vũ cho con người và làm nỗi bật ý nghĩa Ðức tin cho thế kỷ XXI một cách đầy ấn tượng. Trong gian đoạn mà chính trị đang tìm kiếm cho mình những biện pháp và một hướng đi thì Ðức Giáo Hoàng đã kêu gọi cá Kitô hữu hãy dấn thân vào lãnh vực chín trị và gánh vác các trách nhiệm trong xã hội.
Còn bà Ingrid Fischbach, đặc trách vềc các vấn đề tôn giáo của đảng Thiên Chúa Giáo Thông Nhất CDU, đã nhấn mạnh là lời kêu gọi của Ðức Giáo Hoàng muốn cho Giáo Hội nhận lấy phần trách nhiệm của mình đối với tình đồng loại và chính trị trong cùng một mức độ ngang hàng, qua việc tranh đấu cho một trật tự thế giới công bằng.
Cả đảng tự do FDP qua ông Michael Goldmann, phát ngôn viên về vấn đề tôn giáo-chính trị của đảng, cũng đã tuyên bố rằng qua bức Thông điệp Ðức Bênêdictô đã giới thiệu « bộ mặt nhân bản » của Giáo Hội. Qua các góc cạnh, tình yêu đã trình bày như một điều được Thiên Chúa phê chuẩn và mang tính cách tích cực. Tuy nhiên ông Goldmann cũng phê bình và cho bức thông điệp «bỏ qua thực tại », vì Ðức bênêdictô đã ràng buộc giá trị của tình yêu tính dục với hôn nhân.
Cuối cùng là ông Josef Winkler, phát ngô viên của đảng Xanh về các vấn đề tôn giáo chính trị, đã gọi bức Thông điệp là « một câu trả lời cho não trạng thích bạo động của xã hội ngày nay ». Nhưng chính cả Giáo Hội nếu muốn trở nên đáng tin tưởng hơn thì Giáo Hội càng phải thực thi tình bác ái một cách vô điều kiện cả với những người phê bình Giáo Hội
Ðức Hồng Y Karl Lehmann, chủ tịch Hội Ðồng Các Giám Mục Ðức, ca tụng bức Thông điệp đã nêu lên những tư tưởng về thần học và xã hội sâu xa. Bức thông điệp ‘Thiên Chúa Là Tình Yêu’ là một sự cổ vũ cho những nỗ lực để bảo vệ sự công bằng, tình yêu và công cuộc tổ chức một Nhà Nước xã hội đích thực.
Còn Ðức Cha Reinhard Marx, Giám Mục Giáo phận Trier và là chủ tịch đặc trách về Công Lý và Hòa Bình của GHCG Ðức, đã nhấn mạnh là bức Thông điệp giúp chúng ta «tái khám phá ra ý nghĩa đích thực của đời sống Kitô hữu » và đưa ra những đường hướng cần thiết cho công cuộc Rao giảng và dạy Giáo lý : « ÐGH Bênêdictô XVI thường dùng kiểu nói đơn sơ, nhưng lại rất yêu sách, đòi hỏi chúng ta phải suy tư và phải có cuộc sống thiêng liêng ». Ðức Cha Marx ca ngợi tính cách đặc thù của Giáo Huấn CG về xã hội và của Caritas, của trách nhiệm chính trị và của hành động cụ thể trong việc thực thi tình yêu tha nhân, là rất hữu ích : « Tôi tin chắc rằng bức Thông điệp đã đưa ra những gợi ý rất quan trọng cho cuộc sống và hành động Kitô hữu của chúng ta ».
‘Ủy Ban Trung Ương Người Công Giáo Ðức’, một Tổ chức giáo dân của những người Công Giáo Ðức, đã đánh giá bức Thông điệp như là một lời kêu gọi rất cảm động về tình đồng loại. Ðức Thánh Cha đã đưa ra « lời biện minh hùng hồn cho công bằng xã hội như mục đích tối ưu của các hoạt động chính trị ». Còn Cơ quan Caritas Liên Bang của GHCG Ðức đã gọi bức Thông điệp là một sự đánh dấu của những giá trị cao cho tất cả những ai dấn thân phục vụ đồng loại.
Giáo sư Hans Küng - nhà thần học công giáo hay phê bình chỉ trích GH và đã mất quyền giảng dạy thần học - gọi bức Thông điệp là một lời tuyên bố « đáng trân trọng và đặc thù ». Theo ông, nhiều người Công giáo vui mừng vì bức Thông điệp « không phải là một bản tuyên ngôn nêu lên một nền văn hóa tiêu cực hay một nên luân lý về tính dục thù nghịch với thân xác ». Ông còn mong ước rằng trong bức Thông điệp thứ hai sẽ được đề cập đến các cơ cấu tổ chức đúng đắn trong Giáo Hội và việc đối xử đầy yêu thương đối với hết mọi người, đặc biệt nhất là thái độ đối với những người ly dị và lại kết hôn và với những người xử dụng các phương pháp ngừa thai.
Tổ chức các Doanh Nhân Công Giáo thì cho rằng bức Thông điệp là một tài liệu rất có ý nghĩa đối với những Kitô hữu dấn thân trong lãnh vực chính trị và xã hội. Bức Thông điệp giúp cho Nhà Nước nhận ra được phạm vi hành động của mình và giao phó cho người giáo dân trách nhiệm kiến tạo một trật tự công bằng trong xã hội.
Còn phong trào hay phê bình Giáo Hội ‘Chúng Tôi Là Giáo Hội’ đã đánh giá rằng phần lớn của bức Thông điệp là tích cực. Họ ca ngợi Ðức Giáng Hoàng đã nhấn mạnh đến sự tương quan chặt chẽ giữa tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân cũng như ý nghĩa của chúng đối với sứ mệnh của Giáo Hội. Ðiều đó có nghĩa là Ðức Bênêdictô đã lấy tình yêu và sự tha thứ làm trọng tâm, thay vì giới răn hay sự cấm đoán.
Riêng đối với các nhà chính trị Ðức, đa số đã hoan nghênh đón nhận. Ông Kurt Beck, phó chủ tích đảg Xã Hội SPD tuyên bố : « Bức Thông điệp ‘Deus Caritas Est’ có một giá trị vượt khỏi biên giới Giáo Hội ». Bức Thông điệp là một sự cổ vũ cho con người và làm nỗi bật ý nghĩa Ðức tin cho thế kỷ XXI một cách đầy ấn tượng. Trong gian đoạn mà chính trị đang tìm kiếm cho mình những biện pháp và một hướng đi thì Ðức Giáo Hoàng đã kêu gọi cá Kitô hữu hãy dấn thân vào lãnh vực chín trị và gánh vác các trách nhiệm trong xã hội.
Còn bà Ingrid Fischbach, đặc trách vềc các vấn đề tôn giáo của đảng Thiên Chúa Giáo Thông Nhất CDU, đã nhấn mạnh là lời kêu gọi của Ðức Giáo Hoàng muốn cho Giáo Hội nhận lấy phần trách nhiệm của mình đối với tình đồng loại và chính trị trong cùng một mức độ ngang hàng, qua việc tranh đấu cho một trật tự thế giới công bằng.
Cả đảng tự do FDP qua ông Michael Goldmann, phát ngôn viên về vấn đề tôn giáo-chính trị của đảng, cũng đã tuyên bố rằng qua bức Thông điệp Ðức Bênêdictô đã giới thiệu « bộ mặt nhân bản » của Giáo Hội. Qua các góc cạnh, tình yêu đã trình bày như một điều được Thiên Chúa phê chuẩn và mang tính cách tích cực. Tuy nhiên ông Goldmann cũng phê bình và cho bức thông điệp «bỏ qua thực tại », vì Ðức bênêdictô đã ràng buộc giá trị của tình yêu tính dục với hôn nhân.
Cuối cùng là ông Josef Winkler, phát ngô viên của đảng Xanh về các vấn đề tôn giáo chính trị, đã gọi bức Thông điệp là « một câu trả lời cho não trạng thích bạo động của xã hội ngày nay ». Nhưng chính cả Giáo Hội nếu muốn trở nên đáng tin tưởng hơn thì Giáo Hội càng phải thực thi tình bác ái một cách vô điều kiện cả với những người phê bình Giáo Hội