ROME (Zenit.org) - Linh mục Jess Vilagrasa là một triết gia đã nói Thông Điệp của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, "Deus Caritas est," có thể gây nên một sự cách mạng tình yêu.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho ZENIT, Cha Villagrasa, người viết xong một quyển sách về đời sống và tư tưởng của Joseph Ratzinger, bình luận về thông điệp mà ngài gọi là một công trình triết học đối mặt với những thách đố nghiêm trọng nhất của những thời gian hiện đại.
Ấn tượng đầu tiên của cha là gì khi đọc thông điệp này?
Cha Villagrasa : Sự khâm phục và niềm vui. Đức Biển Đức XVI cho chúng ta một tặng phẩm to lớn, một kiệt tác sáng sủa và có chiều sâu và thêm nữa lại ngắn gọn. Kiệt tác đó như tác giả của nó, và như biển cả: sáng sủa và trong suốt, nhưng sâu thẳm.
Kiệt tác đó có thể đọc được dễ dàng bởi bất cứ ai với một sự giáo dục bậc trung. Những triết gia và các thần học gia chuyên nghiệp sẽ khám phá tốt hơn sự phong phú tư tưởng kỳ lạ của nó.
Cha đã khám phá được gì trong thông điệp này ?
Cha Villagrasa : Đó là Joseph Ratzinger đã đặt sự đào tạo văn hoá, triết học và thần học của ngài để phục vụ huấn quyền. Khi đọc thông điệp này, người ta nhớ tới những bài báo, những bài thuyết trình và những sách của ngài. Đó là một sự tổng hợp cá nhân rất sung mãn, một kho tàng sự khôn ngoan.
Cha có thể cho một ví dụ?
Cha Villagrasa : Phần thứ nhất có nhan đề "Tính Duy Nhất của Tình Yêu trong sự Sáng tạo và Lịch sử Cứu Rỗi," một sự tương tự được áp dụng cho những quan niệm có "có tính duy nhất yếu kém nhưng thật sự."
Tình yêu là một quan niệm tương tự bởi vì nó được diễn tả với những ý nghĩa khác nhau, tuy nhiên những ý nghĩa có một số tương quan với nhau. Sự tương tự diễn tả tính duy nhất được bảo quản mặc dầu có những khác biệt thật sự.
Tình yêu của Thiên Chúa và những hình thức khác nhau của tình yêu nhân loại không giống nhau, nhưng cũng không hoàn toàn khác nhau. Có những tương quan và những sự tương tự mà phần thứ nhất thông điệp cố gắng giải thích.
Cha có thể giải thích cách đặc biệt hơn một số cấu trúc cơ bản này?
Cha Villagrasa: Tôi nhìn xem cấu trúc thần học-triết học-tôn giáo hiện diện trong phần thứ nhất thông điệp khi quan niệm về tình yêu được tiến triển trong ánh sáng các tôn giáo trước hết và đi sau tới quan niệm về triết học và Kinh Thánh.
Triết học đã giúp thanh lọc những yếu tố tiêu cực hiện diện trong các tôn giáo, nhưng nó không đủ khả năng đưa ra câu trả lời cuối cùng cho khao khát nhân loại về tình yêu. Chỉ Ngôi Lời Nhập Thể soi sáng mầu nhiệm con người và tình yêu nhân loại.
Nhà thần học lỗi lạc Hans Urs von Balthasar đã đúc kết tư tưởng của ông bằng cách sử dụng cấu trúc này. Trong sách của ông, "Epilogue," ông đã muốn trình bày một quan điểm tổng quát của tác phẩm bất hủ của ông.
Ông đã sử dụng hình ảnh nhà thờ chánh tòa và ba phần nhà thờ. "Atrium" (sân) do các tôn giáo và những cosmo-visions (quan niệm-vũ trụ) chiếm dụng, những thứ đó diễn tả sự tìm kiếm ý nghĩa của thực tại và của sự hiện hữu nhân loại. "Threshold," (ngưỡng cửa) được tạo thành bởi triết học, dẫn tới "sanctuary" (cung thánh) thần học nơi những mầu nhiệm Kitô hữu Nhập Thể và Ba Ngôi được chiêm ngắm.
Tôi nghĩ là cấu trúc này hiện diện trong phần thứ nhất thông điệp.
Cha có kinh ngạc vì thông điệp nhắc tới nhiều triết gia?
Cha Villagrasa : Trong một chiều hướng nào đó dĩ nhiên là có, bởi vì đó không phải là cái gì chung trong kiểu văn kiện này.
Chỉ cần thấy rằng trích dẫn thứ nhất của thông điệp là Friedrich Nietzsche: Đó là một sự khiêu khích về triết gia này chuyên nghi ngờ và tố cáo, về cha đẻ của thuyết hư vô hiện đại. Ngay từ đầu thông điệp, Đức Biển Đức XVI đặt mình trước những thách đố lớn của nền văn hóa hiện đại.
Tôi thích thú vì thấy sự suy tư triết học một cách rộng rãi đầu tiên của thông điệp này bẻ gãy một số lời khách sáo, như "Wojtyla Giáo Hoàng-triết gia và Ratzinger Giáo Hoàng- thần học gia."
Những công thức này là tốt cho những đề mục báo chí, nhưng chúng không nắm bắt thực tế. Trong luận án tiến sĩ của ngài về Thánh Augustine, Ratzinger đã nói rằng đức tin Kitô hữu của những thế kỷ đầu không tiếp giáp với những tôn giáo sơ khai, nhưng đúng hơn với triết học, được hiểu như là sự chiến thắng của lý trí trên mê tín. Tới phiên mình triết học được thanh lọc và nâng cao nhờ đức tin.
Cha diễn tả thế nào về thông điệp này?
Cha Villagrasa : Có tính cách mạng. Tại Cologne, Đức Biển Đức XVI nói với giới trẻ về một sự cách mạng. Sự cách mạng của Thiên Chúa là tình yêu. Chỉ một sự bùng nổ vĩ đại của sự lành mới có thể đánh bại sự dữ và biến đổi con người và thế giới. Chỉ có Thiên Chúa và tình yêu của Người có thể biến đổi thế giời.
Nhưng sự cách mạng thần linh này đi đến nhờ sự cộng tác con người, cũng bằng sự cộng tác kết hợp và thể chế. Do đó điều quan trọng là những hiệp hội bác ái có những đặc tính Đức Giáo hoàng chỉ rõ trong phần hai của thông điệp.
Nếu một người Kitô hữu sống tình yêu, họ sẽ thắp sáng thế giới với ngọn lửa tình yêu.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho ZENIT, Cha Villagrasa, người viết xong một quyển sách về đời sống và tư tưởng của Joseph Ratzinger, bình luận về thông điệp mà ngài gọi là một công trình triết học đối mặt với những thách đố nghiêm trọng nhất của những thời gian hiện đại.
Ấn tượng đầu tiên của cha là gì khi đọc thông điệp này?
Cha Villagrasa : Sự khâm phục và niềm vui. Đức Biển Đức XVI cho chúng ta một tặng phẩm to lớn, một kiệt tác sáng sủa và có chiều sâu và thêm nữa lại ngắn gọn. Kiệt tác đó như tác giả của nó, và như biển cả: sáng sủa và trong suốt, nhưng sâu thẳm.
Kiệt tác đó có thể đọc được dễ dàng bởi bất cứ ai với một sự giáo dục bậc trung. Những triết gia và các thần học gia chuyên nghiệp sẽ khám phá tốt hơn sự phong phú tư tưởng kỳ lạ của nó.
Cha đã khám phá được gì trong thông điệp này ?
Cha Villagrasa : Đó là Joseph Ratzinger đã đặt sự đào tạo văn hoá, triết học và thần học của ngài để phục vụ huấn quyền. Khi đọc thông điệp này, người ta nhớ tới những bài báo, những bài thuyết trình và những sách của ngài. Đó là một sự tổng hợp cá nhân rất sung mãn, một kho tàng sự khôn ngoan.
Cha có thể cho một ví dụ?
Cha Villagrasa : Phần thứ nhất có nhan đề "Tính Duy Nhất của Tình Yêu trong sự Sáng tạo và Lịch sử Cứu Rỗi," một sự tương tự được áp dụng cho những quan niệm có "có tính duy nhất yếu kém nhưng thật sự."
Tình yêu là một quan niệm tương tự bởi vì nó được diễn tả với những ý nghĩa khác nhau, tuy nhiên những ý nghĩa có một số tương quan với nhau. Sự tương tự diễn tả tính duy nhất được bảo quản mặc dầu có những khác biệt thật sự.
Tình yêu của Thiên Chúa và những hình thức khác nhau của tình yêu nhân loại không giống nhau, nhưng cũng không hoàn toàn khác nhau. Có những tương quan và những sự tương tự mà phần thứ nhất thông điệp cố gắng giải thích.
Cha có thể giải thích cách đặc biệt hơn một số cấu trúc cơ bản này?
Cha Villagrasa: Tôi nhìn xem cấu trúc thần học-triết học-tôn giáo hiện diện trong phần thứ nhất thông điệp khi quan niệm về tình yêu được tiến triển trong ánh sáng các tôn giáo trước hết và đi sau tới quan niệm về triết học và Kinh Thánh.
Triết học đã giúp thanh lọc những yếu tố tiêu cực hiện diện trong các tôn giáo, nhưng nó không đủ khả năng đưa ra câu trả lời cuối cùng cho khao khát nhân loại về tình yêu. Chỉ Ngôi Lời Nhập Thể soi sáng mầu nhiệm con người và tình yêu nhân loại.
Nhà thần học lỗi lạc Hans Urs von Balthasar đã đúc kết tư tưởng của ông bằng cách sử dụng cấu trúc này. Trong sách của ông, "Epilogue," ông đã muốn trình bày một quan điểm tổng quát của tác phẩm bất hủ của ông.
Ông đã sử dụng hình ảnh nhà thờ chánh tòa và ba phần nhà thờ. "Atrium" (sân) do các tôn giáo và những cosmo-visions (quan niệm-vũ trụ) chiếm dụng, những thứ đó diễn tả sự tìm kiếm ý nghĩa của thực tại và của sự hiện hữu nhân loại. "Threshold," (ngưỡng cửa) được tạo thành bởi triết học, dẫn tới "sanctuary" (cung thánh) thần học nơi những mầu nhiệm Kitô hữu Nhập Thể và Ba Ngôi được chiêm ngắm.
Tôi nghĩ là cấu trúc này hiện diện trong phần thứ nhất thông điệp.
Cha có kinh ngạc vì thông điệp nhắc tới nhiều triết gia?
Cha Villagrasa : Trong một chiều hướng nào đó dĩ nhiên là có, bởi vì đó không phải là cái gì chung trong kiểu văn kiện này.
Chỉ cần thấy rằng trích dẫn thứ nhất của thông điệp là Friedrich Nietzsche: Đó là một sự khiêu khích về triết gia này chuyên nghi ngờ và tố cáo, về cha đẻ của thuyết hư vô hiện đại. Ngay từ đầu thông điệp, Đức Biển Đức XVI đặt mình trước những thách đố lớn của nền văn hóa hiện đại.
Tôi thích thú vì thấy sự suy tư triết học một cách rộng rãi đầu tiên của thông điệp này bẻ gãy một số lời khách sáo, như "Wojtyla Giáo Hoàng-triết gia và Ratzinger Giáo Hoàng- thần học gia."
Những công thức này là tốt cho những đề mục báo chí, nhưng chúng không nắm bắt thực tế. Trong luận án tiến sĩ của ngài về Thánh Augustine, Ratzinger đã nói rằng đức tin Kitô hữu của những thế kỷ đầu không tiếp giáp với những tôn giáo sơ khai, nhưng đúng hơn với triết học, được hiểu như là sự chiến thắng của lý trí trên mê tín. Tới phiên mình triết học được thanh lọc và nâng cao nhờ đức tin.
Cha diễn tả thế nào về thông điệp này?
Cha Villagrasa : Có tính cách mạng. Tại Cologne, Đức Biển Đức XVI nói với giới trẻ về một sự cách mạng. Sự cách mạng của Thiên Chúa là tình yêu. Chỉ một sự bùng nổ vĩ đại của sự lành mới có thể đánh bại sự dữ và biến đổi con người và thế giới. Chỉ có Thiên Chúa và tình yêu của Người có thể biến đổi thế giời.
Nhưng sự cách mạng thần linh này đi đến nhờ sự cộng tác con người, cũng bằng sự cộng tác kết hợp và thể chế. Do đó điều quan trọng là những hiệp hội bác ái có những đặc tính Đức Giáo hoàng chỉ rõ trong phần hai của thông điệp.
Nếu một người Kitô hữu sống tình yêu, họ sẽ thắp sáng thế giới với ngọn lửa tình yêu.