Diễn văn của ĐGH Benedictô cho Ủy Ban Thần Học Quốc Tế: "Thần học phải luôn được thực hiện trong Giáo Hội”
VATICAN - Vào ngày 1.12.2005, ĐGH Benedictô XVI đã đọc diễn văn trước các thành viên Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, và sau đây là bản dịch tiếng Việt:
Thưa Vị Chủ Tịch Ủy Ban đáng kính,
Các Chư Huynh Giám Mục,
Các Vị Giáo Sư lỗi lạc
và Các Bạn Đồng Cộng Sự,
Tôi lấy làm hài lòng được chúc mừng qúi vị trong cuộc họp có tính cách gia đình này, nó nhắc nhớ tôi về việc công tác lâu dài và sâu đậm mà chính tôi đã cùng làm việc với nhiều người trong các vị. Vào năm 1969 tôi được bổ nhiệm làm thành viên của Ủy Ban này và tới năm 1982 thì tôi giữ chức chủ tịch của Ủy Ban.
Trước tiên, tôi muốn nói lên lòng biết ơn sâu xa với những cảm tình và lời diễn đạt của Đức TGM Levada, hiện đang tham dự buổi họp và lần đầu tiên với tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Thần Học Quốc Tế. Tôi cầu nguyện và kèm theo những lời chức mừng tốt đẹp nhất, xin ánh sáng và quyền năng Chúa Thánh Thần tiếp tục đồng hành với ngài để thi hành trọn vẹn công tác đã được trao phó cho ngài.
Với cuộc họp khoáng đại hiện đang xầy ra trong những ngày này, công việc của chương trình “Ngũ Niên” (quinquennium) lần thứ VII đang tiếp nối, tôi rất vui mừng nhân cơ hội này cổ động mỗi thành viên trong các vị hãy kiên trì trong việc suy tư về những đề tài đã được chọn cho việc học hỏi cho những năm kế tiếp.
Khi tiếp kiến các thành viên của Ủy Ban vào ngày 7.10 năm qua, Đức Cố Giáo Hoàng John Paul II đã chỉ cho thấy tầm quan trọng lớn lao về hai đề tài mà hiện các vị đang nghiên cứu: “Số phận của các trẻ em qua đời mà chưa được lãnh bí tích Thánh Tẩy trong bối cảnh ý muốn cứu rỗi toàn thể vũ trụ của Thiên Chúa, và của sự trung gian của Đức Giêsu Kitô tương quan với bí tích của Giáo Hội” và đề tài: “Luật luân lý tự nhiên”.
Đề tài thứ hai có tính cách quan trọng đặc biệt cho sự hiểu biết về căn bản những quyền mà đã được ăn rễ sâu trong bản tính mỗi con người, và như vậy, những quyền này bắt nguồn từ ý muốn của Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng.
Ngay cả trước bất cứ luật lệ tích cực nào của một quốc gia, thì những luật lệ này đã là đại đồng và hoàn vũ, bất khả xâm phạm và không thể tách biệt khỏi con người, và vì thế phải được công nhận như vậy bới tất cả mọi người, và cách đặc biệt các chính quyền dân sự cũng phải công nhận, vì những chính quyền này được kêu gọi để phát huy những luật lệ này và phải đảm bảo là những luật lệ này được kínht rọng.
Ngày cả như nếu ý niệm về “bản tính con người” xem ra đã bị mất hút trong nền văn hóa hiện đại, thì sự kiện vẫn còn y nguyên là: những nhân quyền không thể được hiểu biết nếu không giả thiết rằng những giá trị và những luật lệ đều đã tiềm tàng trong chính bẩm sinh của con người. Vì thế phải hiểu rằng những giá trị và lề luật chỉ được tái khám phá, được tái xác nhận chứ không phải được phát minh hay là được đặt để một cách chủ quan hoặc một cách ngẫu nhiên.
Với hiện tình hôm nay, thì cuộc đối thoại với thế giới trần thế có một tầm mức hết sức quan trọng: nó phải cho thấy một cách minh bạch rằng việc chối bỏ nền tảng siêu hình về những giá trị thiết yếu của cuộc sống nhân loại tất nhiên không thể tránh khỏi đi tới một kết cục trong chủ thuyết tích cực (positivism) và làm luật tùy thuộc trên các trào lưu tư tưởng hưng thịnh của xã hội, vì thế làm băng hoại luật và làm nó trở thành khí cụ của quyền lực thay vì làm cho quyền lực phải tùy thuộc vào luật.
Đề tài thứ ba cũng có tầm mức quan trọng. Đề tài này được lựa chọn trong cuộc họp khoáng đại vào năm vừa qua: “Thế đứng và phương pháp Thần học Công giáo”.
Thần học chỉ có thể là kết quả từ sự vâng phục vì sự thúc bách của sự thật và từ tình yêu, thứ tình yêu ao ước luôn được kết hợp mật thiết hơn với đối tượng của tình yêu, và trong trường hợp này, là chính Thiên Chúa, mà sự tốt lành của Người chúng ta đã nhận ra trong hành động tuyên xưng đức tin (xem "Donum Veritatis” ‘Món qùa của Chân Lý’, số 7).
Chúng ta biết Thiên Chúa vì trong sự tốt lành vô biên của Người, Người tự tỏ mình cho chúng ta, qua việc sáng tạo, và cách đặc biệt qua chính Con Một của Người, đã trở thành xác phàm và đã chết và sống lại cho sự cứu rổi của chúng ta.
Sự mặc khải của Đức Kitô vì thế là khởi điểm căn bản, thường tình và tất yếu của nên thần học.
Thần học phải luôn luôn được thực hiện trong Giáo hội và cho Giáo Hội, Thân Thể của Đức Kitô, chỉ một đối tượng duy nhất với Đức Kitô, và vì thế cũng phải trung thành với Tuyền Thống Tông Đồ. Vì thế công việc của thần học gia phải tự đặt mình trong việc hiệp thông với tiếng nói sống động của Giáo hội, có nghĩa là với quyền Giáo huấn (magisterium) của Giáo Hội và dưới quyền của Giáó hội.
Coi thần học là việc riêng của nhà thần học là đánh giá sai chính bản chất của thần học vậy.
Chỉ trong cộng đồng giáo hội, với sự thông hiệp với các mục tử hợp pháp của Giáo hội, thì công trình thần học mới có ý nghĩa; dĩ nhiên nó đòi hỏi khả năng chuyên môn và khoa học; cũng vậy, nhưng đây cũng không phải là việc không quan trọng, nó còn cần tinh thần đức tin và khiêm cung của những ai muốn biết rằng Thiên Chúa đang sống động và là Thiên Chúa chân thật, chính đó là đề tài cho suy tư của các thần học gia. Điều đó một cách vô biên sẽ vượt khỏi khả năng của con người. Chỉ với sự cầu nguyện và chiêm niệm mới có thể đạt được ý niệm về Thiên Chúa và tự đặt mình vào bàn tay hướng dẫn của Chúa Thánh Thần thì việc nghiên cứu thần học mới mang lại kết quả tốt cho toàn thể Giáo Hội, và tôi có thể nói, cho toàn thể nhân sinh.
Đến đây có người sẽ đưa lập luận: Nhưng như vậy thì thần học vẫn còn được coi là một khoa học hay không, có còn tuân chỉ theo lý trí của chúng ta và có còn được tự do không? Thưa đúng.
Thần học không chỉ là theo định chế của lập luận lý trí, nhưng đường hướng khoa học và suy tư hiệp thông với Giáo Hội không loại trừ nhau mà đi với nhau. Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo hội tới mọi sự thật (xem Gioan 16:13); Giáo Hội là để phục vụ sự thật và sự hướng dẫn của Giáo Hội là một sự giáo dục trong chân lý.
Đang khi tôi kỳ vọng rằng những ngày học hỏi này của chư vị sẽ làm tăng sự hiệp thông huynh đệ trong việc tìm kiếm cho sự thật mà Giáo hội muốn rao truyền cho mọi người nam người nữ, Tôi cũng khẩn nguyện Đức Maria Mẹ rất thánh, ngai tòa khôn khoan, hướng dẫn những bước đi của chư vị trong niềm vui và hy vọng Kitô giáo. Với những chân tình này, tôi xin lập lại tất cả lòng ngưỡng mộ và tín nhiệm của tôi với các vị, tôi nồng nhiệt ban Phép Lành Tòa Thánh trên tất cả qúi vị.
(Bản dịch của LM Trần Công Nghị từ nguyên văn tiếng Ý)
VATICAN - Vào ngày 1.12.2005, ĐGH Benedictô XVI đã đọc diễn văn trước các thành viên Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, và sau đây là bản dịch tiếng Việt:
Thưa Vị Chủ Tịch Ủy Ban đáng kính,
Các Chư Huynh Giám Mục,
Các Vị Giáo Sư lỗi lạc
và Các Bạn Đồng Cộng Sự,
Tôi lấy làm hài lòng được chúc mừng qúi vị trong cuộc họp có tính cách gia đình này, nó nhắc nhớ tôi về việc công tác lâu dài và sâu đậm mà chính tôi đã cùng làm việc với nhiều người trong các vị. Vào năm 1969 tôi được bổ nhiệm làm thành viên của Ủy Ban này và tới năm 1982 thì tôi giữ chức chủ tịch của Ủy Ban.
Trước tiên, tôi muốn nói lên lòng biết ơn sâu xa với những cảm tình và lời diễn đạt của Đức TGM Levada, hiện đang tham dự buổi họp và lần đầu tiên với tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Thần Học Quốc Tế. Tôi cầu nguyện và kèm theo những lời chức mừng tốt đẹp nhất, xin ánh sáng và quyền năng Chúa Thánh Thần tiếp tục đồng hành với ngài để thi hành trọn vẹn công tác đã được trao phó cho ngài.
Với cuộc họp khoáng đại hiện đang xầy ra trong những ngày này, công việc của chương trình “Ngũ Niên” (quinquennium) lần thứ VII đang tiếp nối, tôi rất vui mừng nhân cơ hội này cổ động mỗi thành viên trong các vị hãy kiên trì trong việc suy tư về những đề tài đã được chọn cho việc học hỏi cho những năm kế tiếp.
Khi tiếp kiến các thành viên của Ủy Ban vào ngày 7.10 năm qua, Đức Cố Giáo Hoàng John Paul II đã chỉ cho thấy tầm quan trọng lớn lao về hai đề tài mà hiện các vị đang nghiên cứu: “Số phận của các trẻ em qua đời mà chưa được lãnh bí tích Thánh Tẩy trong bối cảnh ý muốn cứu rỗi toàn thể vũ trụ của Thiên Chúa, và của sự trung gian của Đức Giêsu Kitô tương quan với bí tích của Giáo Hội” và đề tài: “Luật luân lý tự nhiên”.
Đề tài thứ hai có tính cách quan trọng đặc biệt cho sự hiểu biết về căn bản những quyền mà đã được ăn rễ sâu trong bản tính mỗi con người, và như vậy, những quyền này bắt nguồn từ ý muốn của Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng.
Ngay cả trước bất cứ luật lệ tích cực nào của một quốc gia, thì những luật lệ này đã là đại đồng và hoàn vũ, bất khả xâm phạm và không thể tách biệt khỏi con người, và vì thế phải được công nhận như vậy bới tất cả mọi người, và cách đặc biệt các chính quyền dân sự cũng phải công nhận, vì những chính quyền này được kêu gọi để phát huy những luật lệ này và phải đảm bảo là những luật lệ này được kínht rọng.
Ngày cả như nếu ý niệm về “bản tính con người” xem ra đã bị mất hút trong nền văn hóa hiện đại, thì sự kiện vẫn còn y nguyên là: những nhân quyền không thể được hiểu biết nếu không giả thiết rằng những giá trị và những luật lệ đều đã tiềm tàng trong chính bẩm sinh của con người. Vì thế phải hiểu rằng những giá trị và lề luật chỉ được tái khám phá, được tái xác nhận chứ không phải được phát minh hay là được đặt để một cách chủ quan hoặc một cách ngẫu nhiên.
Với hiện tình hôm nay, thì cuộc đối thoại với thế giới trần thế có một tầm mức hết sức quan trọng: nó phải cho thấy một cách minh bạch rằng việc chối bỏ nền tảng siêu hình về những giá trị thiết yếu của cuộc sống nhân loại tất nhiên không thể tránh khỏi đi tới một kết cục trong chủ thuyết tích cực (positivism) và làm luật tùy thuộc trên các trào lưu tư tưởng hưng thịnh của xã hội, vì thế làm băng hoại luật và làm nó trở thành khí cụ của quyền lực thay vì làm cho quyền lực phải tùy thuộc vào luật.
Đề tài thứ ba cũng có tầm mức quan trọng. Đề tài này được lựa chọn trong cuộc họp khoáng đại vào năm vừa qua: “Thế đứng và phương pháp Thần học Công giáo”.
Thần học chỉ có thể là kết quả từ sự vâng phục vì sự thúc bách của sự thật và từ tình yêu, thứ tình yêu ao ước luôn được kết hợp mật thiết hơn với đối tượng của tình yêu, và trong trường hợp này, là chính Thiên Chúa, mà sự tốt lành của Người chúng ta đã nhận ra trong hành động tuyên xưng đức tin (xem "Donum Veritatis” ‘Món qùa của Chân Lý’, số 7).
Chúng ta biết Thiên Chúa vì trong sự tốt lành vô biên của Người, Người tự tỏ mình cho chúng ta, qua việc sáng tạo, và cách đặc biệt qua chính Con Một của Người, đã trở thành xác phàm và đã chết và sống lại cho sự cứu rổi của chúng ta.
Sự mặc khải của Đức Kitô vì thế là khởi điểm căn bản, thường tình và tất yếu của nên thần học.
Thần học phải luôn luôn được thực hiện trong Giáo hội và cho Giáo Hội, Thân Thể của Đức Kitô, chỉ một đối tượng duy nhất với Đức Kitô, và vì thế cũng phải trung thành với Tuyền Thống Tông Đồ. Vì thế công việc của thần học gia phải tự đặt mình trong việc hiệp thông với tiếng nói sống động của Giáo hội, có nghĩa là với quyền Giáo huấn (magisterium) của Giáo Hội và dưới quyền của Giáó hội.
Coi thần học là việc riêng của nhà thần học là đánh giá sai chính bản chất của thần học vậy.
Chỉ trong cộng đồng giáo hội, với sự thông hiệp với các mục tử hợp pháp của Giáo hội, thì công trình thần học mới có ý nghĩa; dĩ nhiên nó đòi hỏi khả năng chuyên môn và khoa học; cũng vậy, nhưng đây cũng không phải là việc không quan trọng, nó còn cần tinh thần đức tin và khiêm cung của những ai muốn biết rằng Thiên Chúa đang sống động và là Thiên Chúa chân thật, chính đó là đề tài cho suy tư của các thần học gia. Điều đó một cách vô biên sẽ vượt khỏi khả năng của con người. Chỉ với sự cầu nguyện và chiêm niệm mới có thể đạt được ý niệm về Thiên Chúa và tự đặt mình vào bàn tay hướng dẫn của Chúa Thánh Thần thì việc nghiên cứu thần học mới mang lại kết quả tốt cho toàn thể Giáo Hội, và tôi có thể nói, cho toàn thể nhân sinh.
Đến đây có người sẽ đưa lập luận: Nhưng như vậy thì thần học vẫn còn được coi là một khoa học hay không, có còn tuân chỉ theo lý trí của chúng ta và có còn được tự do không? Thưa đúng.
Thần học không chỉ là theo định chế của lập luận lý trí, nhưng đường hướng khoa học và suy tư hiệp thông với Giáo Hội không loại trừ nhau mà đi với nhau. Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo hội tới mọi sự thật (xem Gioan 16:13); Giáo Hội là để phục vụ sự thật và sự hướng dẫn của Giáo Hội là một sự giáo dục trong chân lý.
Đang khi tôi kỳ vọng rằng những ngày học hỏi này của chư vị sẽ làm tăng sự hiệp thông huynh đệ trong việc tìm kiếm cho sự thật mà Giáo hội muốn rao truyền cho mọi người nam người nữ, Tôi cũng khẩn nguyện Đức Maria Mẹ rất thánh, ngai tòa khôn khoan, hướng dẫn những bước đi của chư vị trong niềm vui và hy vọng Kitô giáo. Với những chân tình này, tôi xin lập lại tất cả lòng ngưỡng mộ và tín nhiệm của tôi với các vị, tôi nồng nhiệt ban Phép Lành Tòa Thánh trên tất cả qúi vị.
(Bản dịch của LM Trần Công Nghị từ nguyên văn tiếng Ý)