Trong quá khứ…
Ðể đánh dấu ngày bắt đầu mùa đông, ngày thì ngắn, đêm thì dài, những người thuộc sắc tộc Celts ở miền Bắc Ái nhĩ lan gọi ngày đó là Halloween. Họ tin rằng thừa dịp đêm tối trở nên dài thì các âm hồn tập hợp với ma quỷ đi phá phách dân chúng, nên họ lập ra ngày cúng âm hồn: “lễ cúng Thần Chết”.

Khi Thiên Chúa giáo truyền đến Á nhĩ lan muốn dân chúng bỏ tục lệ đó nên dùng ngày tiếp theo sau để kính nhớ các Thánh Nam Nữ. Và các người Celts mới trở lại gọi ngày đó là “Hallows day”.(hallows # holy)

Mặc dù đã trở lại Thiên Chúa giáo nhưng người Celts vẫn giữ các tập tục cúng âm hồn vào đêm 31 tháng 10 là đêm canh thức trước lễ các Thánh và họ gọi là “hallows eve” rồi lâu ngày thành Halloween

Vào thời Trung cổ, các tục lệ đó thường được trình diễn trong các nghĩa địa trong đêm 31 tháng 10 và ngày 1 tháng 11 để xua đuổi các âm hồn và ma quỷ đừng đến phá phách dân làng và thúc đẩy dân đi làm những chuyện xằng bậy.

Các tập tục đó được người Ái nhĩ lan yêu thích. Trong các câu chuyện có kể đến một hồn ma tên Jack đi lang thang khắp cùng thế giới xúi dục người ta theo ma quỷ. Hắn đi từ nhà này sang nhà khác tay cầm một chiếc lồng đèn làm bằng củ cải; theo thời gian, các trẻ em đã thay thế củ cải bằng những quả bí. Ðó là tập tục mà trẻ em yêu thích vì hiếu kỳ ma quái và nhất là được một đêm tự do vui chơi.

Vì ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo, lễ Halloween trở thành một ngày lễ vui chơi dành cho trẻ em. Người Ái nhĩ lan đã mang tập tục đó cùng với lòng sùng mộ các Thánh đến Hoa kỳ.

Trước các nhà, cửa được trang hoàng với những trái bí cắt khoét thành lồng đèn và những hình ảnh ma quái, còn trẻ em thì đi từ nhà này sang nhà khác nhận lãnh kẹo bánh.

…Và hiện tại…

Tâp tục đó nay trở lại Âu châu và lan tràn đến những lục địa khác. Ngày đó được ghi vào niên lịch, giới thương mại tìm cách khai thác, giới truyền thông thì cỗ võ …

Ðối với Kitô hữu thì tập tục nhân gian đó cũng thường thôi; nhưng chúng ta có nhận thấy là những thế hệ sau này sẽ chú trọng vui mừng chờ đợi Halloween nhiều hơn là ngày mừng vui tôn kính các Thánh.

Halloween quả thật là ngày xua đuổi tà ma quỷ dử và Thần Chết. Người Kitô hữu cũng kính nhớ các Ðẳng Linh hồn vào ngày 2 tháng 11. Chúng ta cũng nghĩ tới sự chết theo tinh thần Kitô hữu. Tất cả mọi người đều phải chết. Người có lòng tin cũng như người vô thần đều kính nhớ người chết, nhưng ý nghĩa và hy vọng khác nhau. Người Kitô hữu tôn kính người chết với niềm hy vọng: Tin vào Thiên Chúa là Ðấng ban Sự Sống, Hy vọng vào Tình yêu mạnh hơn sự chết.

Thiên Chúa là sự Sống, chết là trở về với Chúa. Người Kitô hữu dù có Ðức Tin mạnh cũng đau đón trước sự chết vì đây là nỗi đau của con người. Thiên Chúa đã yêu thương con người và muốn con người được chia sẻ sư Sống với Thiên Chúa. Chúa Giêsu mời gọi nhân loại đến với Sự sống mới, sự sống vĩnh cữu. Chúa Giêsu đã chết như mọi người nhưng Chúa đã sống lại, nhờ vào Chúa chúng ta hy vọng vào đời sống bất tận. Cũng như các Thánh trên TrờI, sau khi đã sống và đã chết khi lìa bỏ cuộc đời trần thế hiện đang vui hưởng một đời sống mới cho đến muôn muôn đời. (Theo Info Catholique).