Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Chọn Thập Giá
Ðức cha Lambert de la Motte thành lập Hội dòng Mến Thánh Giá tại Ðàng Ngoài năm 1670, Ðàng Trong năm 1671. Mến Thánh Giá là dòng nữ đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hiện nay theo thống kê năm 2019, tổng hội dòng có 8.961 nữ tu, 1.094 tập sinh và tiền tập sinh, 10.000 thành viên hiệp hội Mến Thánh Giá tại thế.
Dòng Mến Thánh Giá là Hội Dòng chọn Đức Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí. Chọn con đường theo Chúa là đi vào con đường hẹp. Một chọn lựa khôn ngoan vì đã chọn chính Đấng Cứu Độ. Thập giá là đỉnh cao ơn cứu độ.
Năm 1837, vua Minh Mạng triệu tổng đốc Nam Định Trịnh Quang Khanh về kinh và trao cho 40 cây thập giá, rồi ra lệnh phải áp dụng gắt gao chiếu chỉ cấm đạo.
40 cây thập giá trở thành dụng cụ để thử thách niềm tin của người tín hữu. Người có đạo khi bị bắt, buộc phải “quá khoá” phải bước qua thập giá. Nếu bước qua sẽ được sống, được trả lại tất cả những gì đã mất, và còn được tặng thêm phú qúi vinh hoa. Không bước qua phải bị tù đày, gông cùm đòn vọt và mất cả mạng sống.
Các Thánh Tử Đạo bị kết án do tội “kháng chỉ” (không tuân lệnh vua). Nhiều vị được quan địa phương thương mến dụ dỗ là chỉ giả vờ bước qua hai cây gỗ bắc chéo hình chữ thập để khỏi mắc tội kháng chỉ. Khi vua đưa ra chỉ dụ gì bằng văn bản hay bằng lời (khẩu dụ) thì đều gọi là thánh chỉ. Thánh chỉ được đồng hóa với ý của trời, vì thế ai kháng chỉ thì phải chịu án tử hình, thậm chí bị tru di đến ba bốn đời.
Các Thánh Tử Đạo đã chấp nhận tù ngục và hy sinh mạng sống chủ yếu chỉ vì lý do “kháng chỉ”. Các ngài kháng chỉ vì xác tín rằng, dù vua quan nhưng họ cũng chỉ là con người với nhiều hạn chế và bất toàn. Nếu lệnh nào vua ban ra mà dưới ánh nhìn đức tin, nó trái với ý Thiên Chúa thì các ngài mạnh dạn bất tuân, cương quyết “kháng chỉ”, cho dù máu đổ đầu rơi.
“Thánh chỉ: quá khoá” do trái ý Thiên Chúa nên các ngài đã “kháng chỉ”. Các ngài chọn thập giá nên được phúc tử đạo.
Thập giá chính là cột mốc để phân định giữa sống và chết, giữa Thiên Chúa và thế gian. Khi đối diện với thập giá, người tín hữu luôn phải thực hiện một sự chọn lựa có tính quyết định.Chỉ cần một bước chân thôi là mọi sự thay đổi. Đã có người bước qua, và cũng có người không.
Có người bị khiêng qua thập giá nhưng đã co chân lên, như thánh Antôn Nguyễn Đích. Có người bước qua, nhưng sau lại hối hận. Đó là trường hợp của ba vị thánh quân nhân: Âutinh Huy, Nicôla Thể và Đaminh Đạt. Cũng có những vị được quan quân khuyến dụ hãy giả vờ bước qua thập giá để cho quan có cớ mà tha, còn sau đó về nhà thì muốn sao tuỳ ý; nhưng các thánh tử đạo vẫn không chấp nhận một thoả hiệp như thế. Các ngài vẫn khẳng khái nói không. Không bước qua thập giá, không bỏ đạo, không chối Chúa.
Đứng trước thập giá là đứng trước một lựa chọn. Tôi chọn Chúa hay tôi chọn tôi? Không có giải pháp dung hoà hay lấp lửng.Giây phút đứng trước thập giá là giây phút quan trọng.Quyết định không bước qua thập giá là kết tinh của những đêm dài cầu nguyện, của việc chiến thắng những mời mọc khéo léo, của việc thắng vượt những sợ hãi, giằng co nội tâm, của những Vườn Dầu trong ngục thất...
Các Thánh Tử Đạo có chung một chọn lựa dứt khoát: theo Đức Kitô hay theo vua quan? Theo Đức Kitô là vác thập giá, sống trong gông cùm và chết trong đau thương. Theo vua quan là thừa hưởng vinh hoa phú quý nơi trần gian. Các Ngài có chung một quyết định tối hậu là theo Đức Kitô. Giây phút quyết định ấy chỉ có các Ngài với Thiên Chúa, chỉ có linh hồn với cõi phúc vô biên. Giây phút ấy không bị ảnh hưởng bởi gia đình, tổ quốc, nhân sinh. Người chết trong máu tử đạo đã coi nhẹ nghĩa phu thê, đã xem thường đường phụ tử. Họ khao khát một tình yêu vô biên mỹ lệ như giải ngân hà sao sa vời vợi, như vầng nhật nguyệt huy hoàng khôn tả. Các Ngài đã hoan hỉ chấp nhận chết để được sống một cuộc đời mà không mỹ từ nào diễn tả nỗi, không bút hoạ nào vẽ thành và không hùng biện nào tuyên dương cho trọn. Người chết trong gông cùm mòn mỏi đã đặt tổ quốc đàng sau những giá trị vĩnh cửu. Ước vọng của họ không phải là được người đời tưởng niệm, được hậu thế tôn phong. Họ chết là vì đức tin thúc đẩy. Họ chỉ muốn thực hiện điều đã từng nghe biết: “Ai tuyên xưng danh Ta trước mặt trần gian, Ta sẽ tuyên danh nó trước mặt Cha Ta trên trời” (Mt 10,32). (x.Thiên Hùng Sử trang 4).
Thập giá luôn là điểm hẹn tình yêu, là nơi gặp gỡ của những người sống cho tình yêu và chết cho tình yêu. Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ thì Đấng Chịu Đóng Đinh đã chiến thắng đau khổ. Chúa Kitô đã tạo ra sự khác biệt hoàn toàn giữa thập giá và kẻ bị đóng đinh. Khi nhận lấy thập giá, Chúa Kitô đã dùng tình yêu biến đau khổ thành niềm vui. Tình yêu làm cho thập giá trở thành Thánh Giá.
Thánh Giá biểu tượng cho cuộc chiến đấu của Chúa Giêsu và cũng là biểu tượng cho tình yêu mạnh hơn sự chết và cho sự Thiện sẽ giành chiến thắng cuối cùng trên sự Ác.Thánh Giá là cánh cổng dẫn vào sự sống, thất bại chuyển thành chiến thắng, sự sống bị tước đoạt trở thành sự sống viên mãn. Ai đánh mất mạng sống mình sẽ tìm gặp lại sự sống. Ai can đảm chết cho Chúa Kitô sẽ được sống muôn đời. Thánh Giá là sự khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa, bởi lẽ “Sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối nơi Thiên Chúa thì mạnh sức hơn loài người” (1Cr 1, 24 -25).Thánh Giá đã trở thành dấu chỉ của tình yêu hy vọng và sự sống. Thánh Phaolô có một ước muốn: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6,14).
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã chọn thập giá nên các ngài có nét chân dung như Chúa Giêsu. Vác thập giá theo Đức Kitô, chính là lấy tình yêu để chu toàn việc bổn phận hằng ngày, và theo gương Thầy trên đỉnh cao thập giá, các ngài sẵn sàng bao dung tha thứ cho những kẻ giết hại mình.
Lòng bao dung thứ tha chính là nét đẹp nơi chân dung Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Các ngài không đồng ý với bản án bất công, nhưng như Đức Giêsu trên thập giá vẫn cầu nguyện cho kẻ giết hại mình, các chứng nhân tử đạo vẫn tiếp tục yêu thương vua quan và cả những người hành xử ác độc với mình.
Dù bị gông cùm hay ra pháp trường, các vị tử đạo vẫn sáng ngời niềm tin yêu: không một chút bất mãn tức tối hay oán ghét hận thù, ánh mắt và nụ cười của các ngài toát lên nét dịu hiền thông cảm. Tâm hồn các ngài tràn đầy hy vọng. Trong nhà tù vẫn cầu nguyện và hát thánh ca, thánh vịnh. Ra pháp trường vẫn cầu nguyện và hát khúc khải hoàn Alleluia, luôn hướng về trời cao với niềm Hy Vọng Phục Sinh và cất cao hát mãi cho đến khi đầu rơi khỏi cổ. Cái chết chẳng có giá trị gì, chính sự sống mới làm nên muôn điều huyền diệu. Sự sống đó chính là tình yêu với tất cả những gì cao thượng và chân thật.
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam nhờ sức mạnh của Thánh Thể nên đã chọn Thánh Giá cách tuyệt đối và quyết liệt, dám liều mất cả mạng sống cho sự lựa chọn của mình. Các ngài thật khôn ngoan. Là con cháu của các Ngài, xin cho chúng con luôn khôn ngoan trong những chọn lựa của đời sống hàng ngày. Amen.
Chọn Thập Giá
Ðức cha Lambert de la Motte thành lập Hội dòng Mến Thánh Giá tại Ðàng Ngoài năm 1670, Ðàng Trong năm 1671. Mến Thánh Giá là dòng nữ đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hiện nay theo thống kê năm 2019, tổng hội dòng có 8.961 nữ tu, 1.094 tập sinh và tiền tập sinh, 10.000 thành viên hiệp hội Mến Thánh Giá tại thế.
Dòng Mến Thánh Giá là Hội Dòng chọn Đức Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí. Chọn con đường theo Chúa là đi vào con đường hẹp. Một chọn lựa khôn ngoan vì đã chọn chính Đấng Cứu Độ. Thập giá là đỉnh cao ơn cứu độ.
Năm 1837, vua Minh Mạng triệu tổng đốc Nam Định Trịnh Quang Khanh về kinh và trao cho 40 cây thập giá, rồi ra lệnh phải áp dụng gắt gao chiếu chỉ cấm đạo.
40 cây thập giá trở thành dụng cụ để thử thách niềm tin của người tín hữu. Người có đạo khi bị bắt, buộc phải “quá khoá” phải bước qua thập giá. Nếu bước qua sẽ được sống, được trả lại tất cả những gì đã mất, và còn được tặng thêm phú qúi vinh hoa. Không bước qua phải bị tù đày, gông cùm đòn vọt và mất cả mạng sống.
Các Thánh Tử Đạo bị kết án do tội “kháng chỉ” (không tuân lệnh vua). Nhiều vị được quan địa phương thương mến dụ dỗ là chỉ giả vờ bước qua hai cây gỗ bắc chéo hình chữ thập để khỏi mắc tội kháng chỉ. Khi vua đưa ra chỉ dụ gì bằng văn bản hay bằng lời (khẩu dụ) thì đều gọi là thánh chỉ. Thánh chỉ được đồng hóa với ý của trời, vì thế ai kháng chỉ thì phải chịu án tử hình, thậm chí bị tru di đến ba bốn đời.
Các Thánh Tử Đạo đã chấp nhận tù ngục và hy sinh mạng sống chủ yếu chỉ vì lý do “kháng chỉ”. Các ngài kháng chỉ vì xác tín rằng, dù vua quan nhưng họ cũng chỉ là con người với nhiều hạn chế và bất toàn. Nếu lệnh nào vua ban ra mà dưới ánh nhìn đức tin, nó trái với ý Thiên Chúa thì các ngài mạnh dạn bất tuân, cương quyết “kháng chỉ”, cho dù máu đổ đầu rơi.
“Thánh chỉ: quá khoá” do trái ý Thiên Chúa nên các ngài đã “kháng chỉ”. Các ngài chọn thập giá nên được phúc tử đạo.
Thập giá chính là cột mốc để phân định giữa sống và chết, giữa Thiên Chúa và thế gian. Khi đối diện với thập giá, người tín hữu luôn phải thực hiện một sự chọn lựa có tính quyết định.Chỉ cần một bước chân thôi là mọi sự thay đổi. Đã có người bước qua, và cũng có người không.
Có người bị khiêng qua thập giá nhưng đã co chân lên, như thánh Antôn Nguyễn Đích. Có người bước qua, nhưng sau lại hối hận. Đó là trường hợp của ba vị thánh quân nhân: Âutinh Huy, Nicôla Thể và Đaminh Đạt. Cũng có những vị được quan quân khuyến dụ hãy giả vờ bước qua thập giá để cho quan có cớ mà tha, còn sau đó về nhà thì muốn sao tuỳ ý; nhưng các thánh tử đạo vẫn không chấp nhận một thoả hiệp như thế. Các ngài vẫn khẳng khái nói không. Không bước qua thập giá, không bỏ đạo, không chối Chúa.
Đứng trước thập giá là đứng trước một lựa chọn. Tôi chọn Chúa hay tôi chọn tôi? Không có giải pháp dung hoà hay lấp lửng.Giây phút đứng trước thập giá là giây phút quan trọng.Quyết định không bước qua thập giá là kết tinh của những đêm dài cầu nguyện, của việc chiến thắng những mời mọc khéo léo, của việc thắng vượt những sợ hãi, giằng co nội tâm, của những Vườn Dầu trong ngục thất...
Các Thánh Tử Đạo có chung một chọn lựa dứt khoát: theo Đức Kitô hay theo vua quan? Theo Đức Kitô là vác thập giá, sống trong gông cùm và chết trong đau thương. Theo vua quan là thừa hưởng vinh hoa phú quý nơi trần gian. Các Ngài có chung một quyết định tối hậu là theo Đức Kitô. Giây phút quyết định ấy chỉ có các Ngài với Thiên Chúa, chỉ có linh hồn với cõi phúc vô biên. Giây phút ấy không bị ảnh hưởng bởi gia đình, tổ quốc, nhân sinh. Người chết trong máu tử đạo đã coi nhẹ nghĩa phu thê, đã xem thường đường phụ tử. Họ khao khát một tình yêu vô biên mỹ lệ như giải ngân hà sao sa vời vợi, như vầng nhật nguyệt huy hoàng khôn tả. Các Ngài đã hoan hỉ chấp nhận chết để được sống một cuộc đời mà không mỹ từ nào diễn tả nỗi, không bút hoạ nào vẽ thành và không hùng biện nào tuyên dương cho trọn. Người chết trong gông cùm mòn mỏi đã đặt tổ quốc đàng sau những giá trị vĩnh cửu. Ước vọng của họ không phải là được người đời tưởng niệm, được hậu thế tôn phong. Họ chết là vì đức tin thúc đẩy. Họ chỉ muốn thực hiện điều đã từng nghe biết: “Ai tuyên xưng danh Ta trước mặt trần gian, Ta sẽ tuyên danh nó trước mặt Cha Ta trên trời” (Mt 10,32). (x.Thiên Hùng Sử trang 4).
Thập giá luôn là điểm hẹn tình yêu, là nơi gặp gỡ của những người sống cho tình yêu và chết cho tình yêu. Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ thì Đấng Chịu Đóng Đinh đã chiến thắng đau khổ. Chúa Kitô đã tạo ra sự khác biệt hoàn toàn giữa thập giá và kẻ bị đóng đinh. Khi nhận lấy thập giá, Chúa Kitô đã dùng tình yêu biến đau khổ thành niềm vui. Tình yêu làm cho thập giá trở thành Thánh Giá.
Thánh Giá biểu tượng cho cuộc chiến đấu của Chúa Giêsu và cũng là biểu tượng cho tình yêu mạnh hơn sự chết và cho sự Thiện sẽ giành chiến thắng cuối cùng trên sự Ác.Thánh Giá là cánh cổng dẫn vào sự sống, thất bại chuyển thành chiến thắng, sự sống bị tước đoạt trở thành sự sống viên mãn. Ai đánh mất mạng sống mình sẽ tìm gặp lại sự sống. Ai can đảm chết cho Chúa Kitô sẽ được sống muôn đời. Thánh Giá là sự khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa, bởi lẽ “Sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn loài người, và sự yếu đuối nơi Thiên Chúa thì mạnh sức hơn loài người” (1Cr 1, 24 -25).Thánh Giá đã trở thành dấu chỉ của tình yêu hy vọng và sự sống. Thánh Phaolô có một ước muốn: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6,14).
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã chọn thập giá nên các ngài có nét chân dung như Chúa Giêsu. Vác thập giá theo Đức Kitô, chính là lấy tình yêu để chu toàn việc bổn phận hằng ngày, và theo gương Thầy trên đỉnh cao thập giá, các ngài sẵn sàng bao dung tha thứ cho những kẻ giết hại mình.
Lòng bao dung thứ tha chính là nét đẹp nơi chân dung Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Các ngài không đồng ý với bản án bất công, nhưng như Đức Giêsu trên thập giá vẫn cầu nguyện cho kẻ giết hại mình, các chứng nhân tử đạo vẫn tiếp tục yêu thương vua quan và cả những người hành xử ác độc với mình.
Dù bị gông cùm hay ra pháp trường, các vị tử đạo vẫn sáng ngời niềm tin yêu: không một chút bất mãn tức tối hay oán ghét hận thù, ánh mắt và nụ cười của các ngài toát lên nét dịu hiền thông cảm. Tâm hồn các ngài tràn đầy hy vọng. Trong nhà tù vẫn cầu nguyện và hát thánh ca, thánh vịnh. Ra pháp trường vẫn cầu nguyện và hát khúc khải hoàn Alleluia, luôn hướng về trời cao với niềm Hy Vọng Phục Sinh và cất cao hát mãi cho đến khi đầu rơi khỏi cổ. Cái chết chẳng có giá trị gì, chính sự sống mới làm nên muôn điều huyền diệu. Sự sống đó chính là tình yêu với tất cả những gì cao thượng và chân thật.
Các Thánh Tử Đạo Việt Nam nhờ sức mạnh của Thánh Thể nên đã chọn Thánh Giá cách tuyệt đối và quyết liệt, dám liều mất cả mạng sống cho sự lựa chọn của mình. Các ngài thật khôn ngoan. Là con cháu của các Ngài, xin cho chúng con luôn khôn ngoan trong những chọn lựa của đời sống hàng ngày. Amen.