CHÚA NHẬT XXXII TN (B)
1 Các Vua: 17:10-16; T.vịnh 145; Do Thái 9: 24-28; Máccô 12: 38-44

Thánh Máccô kể với chúng ta là một hôm Chúa Giêsu đang giảng dạy trong Đền Thờ. Chúa Giêsu dạy gì? Trước hết, Chúa Giêsu chỉ trích gay gắt hành vi giả hình tỏ vẻ thánh thiện của các vị lãnh đạo tôn giáo để được kính trọng trong khi họ đi qua nơi công cộng. Chúa Giêsu nói là họ có tội "nuốt các nhà của các bà góa" trong khi họ giả vờ đọc lời cầu nguyện dài dằng dặc. Họ có thể "nuốt trọn nhà của các bà góa" vì một góa phụ có thể giao hết tài chính của bà ta cho họ vì họ là những vị kinh sư có học vấn để giữ gìn tài sản cho bà ta, chỉ để họ nuốt đi. Hoặc là, có những bà góa có thể tìm đến gặp những người thông thạo về luật pháp với các vấn đề nan giải của họ. Nhưng các đối thủ của các góa phụ lại có thể trả tiền cao hơn để nhận được những phán quyết thuận lợi chứ không phải các góa phụ nghèo. Và vì thế, Chúa Giêsu chỉ trích các vị kinh sư mà Ngài nói là họ "nuốt nhà của các bà góa".

Bà góa trong câu chuyện của chúng ta, đôi khi được dùng làm thí dụ như cho những người gây quỹ. Câu chào mời của họ thường như thế này "hãy xem bà góa nghèo này đã rộng lượng như thế nào. Bạn có thể cho nhiều hơn điều chúng tôi kêu gọi không? Bạn có thể rộng lượng như bà ta không?" Thật ra, Chúa Giêsu không phải là người đi lạc quyên. Chúa Giêsu không dùng bà góa làm thí dụ về sự hy sinh để đánh động lòng rộng lượng của chúng ta. Chúa Giêsu vừa chỉ trích là các bà góa đã bị lợi dụng. Và bây giờ Chúa Giêsu nói đến một bà góa đáng tin cậy như là một thí dụ như lời Ngài đã dạy. Thiên Chúa có thật muốn bà ta cho hết những gì bà ta có "như tiền sinh nhai của cô ấy hay không?". Chẳng lẽ Chúa Giêsu không muốn tiền của bà ta được giữ gìn để khỏi bị những kẻ gian dối lợi dụng xin tiền mà làm như có thể giữ những đồng tiền cho các bá góa?

Chúa Giêsu luôn luôn làm những việc Ngài làm trong Phúc âm. Điều gì làm Chúa Giêsu nhận xét là để lòng thương: Đó là những người cần được giúp đở, những người cần được tha thứ… Những người trong trường hợp của bà góa phụ cần ai đó đứng về phía họ: giúp đỡ, được khuyên bảo và bảo vệ tiền của của bà ta.

Ngày hôm đó, trong khi Chúa Giêsu ngồi trong Đền Thờ, điều gì đã làm Chúa Giêsu để ý đến? Không phải những hình thức bên ngoài đã làm cho nhiều người để ý đến trong thế giới. Không phải vì áo quần lộng lẫy của những người giàu sang thịnh vượng. Không phải địa vị cao trong xã hội của các vị kinh sư, và chắc cũng không phải là cử chỉ sùng đạo của các vị đó, và cũng không phải cử chỉ của các vị kinh sư, những người chuyên về luật pháp đối xử với các góa phụ, Chúa Giêsu nhận thấy những gì mà các người khác thường bỏ lỡ không trông thấy. Đó là một người phụ nữ ăn mặc đơn sơ, nét mặt buồn phiền đến Đền Thờ. Có lẻ bà ta là một người đi bỏ qua các nơi mà người khác dễ trông thấy rõ nhất, nơi có những người hảo tâm nổi tiếng với tiền vàng đầy túi của họ. Bà góa phụ không quan tâm.

Chúa Giêsu đứng dậy rời khỏi chổ Ngài đang ngồi và gọi các môn đệ Ngài đến và giảng cho họ một bài học. Chúa Giêsu muốn các môn đệ Ngài thấy được những điều Ngài đang quan sát. Không chỉ có tiền vàng bạc trong Đền Thờ, không chỉ có áo quần sang trọng của các vị kinh sư hay các sách kinh lớn. Chúa Giêsu muốn các môn đệ Ngài lưu ý đến bà góa. Nếu các ông muốn trở thành môn đệ của Ngài, thì hãy sống theo cách của Ngài, đó là cần phải để ý đến trước tiên các người bị bỏ bên lề xã hội cần được giúp đỡ. Các ông cũng cần chú ý đến ý định trong sáng của bà góa khi bà ta đến thờ phượng Thiên Chúa. Trong tất cả những người được coi là những người sùng đạo ngày hôm đó, bà góa mới thật là người sùng đạo. Bà ta chứ không phải các vị kinh sư, đã được Chúa Giêsu tôn trọng.

Có một số người luôn tự hỏi về những việc họ đang làm trong đời sống của họ. Một bà mẹ có 3 con hỏi: "Tôi có phải thật sinh ra để làm vợ và mẹ không? Tôi không cần phải làm điều gì đó quan trọng hơn hay không?". Một người đàn ông tự hỏi: "Tôi có thật đến thế giới này để làm người tài xế xe tải hay không?" Một phụ nữ trẻ tự hỏi "Tôi làm việc trong văn phòng. Có phải tôi được mặc định suốt ngày ngồi trước máy vi tính hay sao?".

Bây giờ các bạn thử điền vào các chổ trống của các câu hỏi vừa ghi trong đoạn trước. Những việc đó có thể tầm thường cho chúng ta. Nhưng rồi, ngày nào không đáng kể có thể là điều Chúa Giêsu nhìn thấy trong đời sống chúng ta. Hãy nhớ Chúa Giêsu mô tả bà góa: Bà đã làm một cử chỉ đơn giản của tình thương thật quan trọng hơn tất cả các cử chỉ của những người quan trọng xung quanh đó. Có thể chúng ta đã bỏ qua sự thanh khiết và và đầy ý nghĩa trong việc chúng ta dâng của lể trong ngày lên cho Thiên Chúa, cho gia đình, cho láng giềng. Chúng ta cầu xin cho được một ơn mới của Chúa Thánh Thần để mở mắt và tai của chúng ta để chúng ta nhìn thấy và nghe bằng chính tai và mắt của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu sắp vào thành Giêrusalem là nơi Ngài sẽ giống như bà góa là sẽ trao ban tất cả đời sống của mình để thờ phượng Thiên Chúa và phục vụ chúng ta. Thật ra, thánh Máccô đang cho chúng ta thấy là Chúa Giêsu đã hy sinh đời sống của Ngài xuyên suốt những tháng năm Ngài thi hành sứ vụ của mình, như: Khi Ngài sờ và chữa lành người phung cùi; khi Ngài an ủi người cha và chữa lành người con bị quỷ ám đang lăn lộn trên đất; khi Ngài cho thức ăn cho đám đông dân chúng theo Ngài vào sa mạc; khi Ngài luôn luôn mệt mỏi đối chọi với các người lãnh đạo tôn giáo tìm các chống đối Ngài v.v...

Chúa Giêsu dạy về thói đạo đức giả hình của những người lãnh đạo tôn giáo trong những ngày Ngài thi hành sứ vụ. Điều này đối với chúng ta là người Công Giáo đương đại, thường hay nghe ngày càng nhiều tin tức xấu xa về một số nhà lãnh đạo tôn giáo của chúng ta. Phúc âm thánh Máccô là câu chuyện cảnh báo cho chúng ta về các thành phần trong giáo hội, nhất là về các vị lảnh đạo của chúng ta, những người đã chịu chức thánh có bổn phận phục vụ cho giáo hữu.

Tôi không biết Chúa Giêsu có trông thấy rõ ràng, hoàn toàn hay không. Nếu Ngài sống đến tuổi tôi, chắc Ngài phải cần có kính đeo mắt để đọc sách chứ? Một số người nghĩ rằng Chúa Giêsu đã có một cơ thể hoàn hảo, vì Ngài không chịu ảnh hưởng của tội tổ tông. Nhưng, Phúc âm hôm nay cho chúng ta thấy Ngài đã sử dụng đôi mắt rất tốt. Trước hết Ngài nhận thấy các vị kinh sư và thói đạo đức giả của họ. Ngài cũng trông thấy một trái tim đầy lòng trắc ẩn, và với một ý thức nhạy bén để phân biệt được những gì là đúng và những điều gì sai.

Bà góa không xa lạ gì với Chúa Giêsu, vì Ngài nhìn thấy nơi bà ta những gì chính Ngài đang làm trong một thời gian dài. Chúa Giêsu cũng vậy, Ngài đã trao ban tất cả những gì Ngài có và còn tiếp tục làm như vậy, cho đến khi Ngài cho tất cả đời sống của Ngài cho chúng ta ở Giêrusalem. Chúng ta lãnh nhận Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể hôm nay, và để nên như Ngài, chúng ta có thể hy sinh đời sống chúng ta trong việc phục vụ những ai mà Ngài đã thương chỉ cho chúng ta, như Ngài đã chỉ cho các môn đệ - Đó là những người bé mọn đang ở giữa chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


32nd SUNDAY (B)
1 Kings: 17:10-16; Psalm 146; Hebrews 9: 24-28; Mark 12: 38-44

St. Mark tells us that one day Jesus was teaching in the Temple. What was he teaching? First, he severely criticized the pretense of religious leaders who looked holy and were respected as they walked around in public. But they were guilty, he says, of "devouring the houses of widows" – as they pretended to say lengthily prayers. They could "devour the houses of widows" because a widow might entrust her finances to these learned scribes for safe keeping, only to be swindled by them. Or, widows might go to these legal experts with problems, but the widows’ opponents, who could pay, got favorable judgments, not the poor widows. And so, Jesus criticized the scribes whom, he says, "devour the houses of widows."

The widow in our story is sometimes used as an example for fund-raisers. Their pitch goes, "See how generous this poor widow was, can you give more for our appeal? Can you be as generous as she was?" Well, Jesus was not a fund-raiser. He was not using the widow as an example of sacrificial giving to stir generous giving on our part. He had just criticized how widows were being taken advantage of. Now he can point to a trusting widow as an example of what he was saying. Did God really want her to contribute all she had – her "whole livelihood?" Wouldn’t God want her well-being and protection from dishonest scalpers, who might keep her few coins for themselves?

Jesus is doing what he always does in the gospels. What catches his eye and draws his heart are those in most need: those who need forgiveness...those who, as in the case of the widow, need someone to take their side, speak up for them, counsel and protect their interests.

That day, as Jesus sat in the temple precincts, what impressed him? What caught his eye? Not the superficial things that impress so many in our world. Not the expensive clothes of the prosperous. Not the high social standing of those scribes. Certainly not their religious airs. Nor the way those scribes, the legal experts, treated widows. Jesus saw what others would have missed, a poorly dressed, sad looking woman with grief written on her face, coming to the Temple. Perhaps she was one who would have been elbowed out of the way to make room for the prominent, well-known benefactors, with gold and silver in their money bags. The widow wasn’t important.

Jesus got up from the place he was sitting and called his disciples. The teacher had a lesson for them. He wanted his disciples to observe what he had observed. Not all the gold and silver in the Temple, not the elaborate priestly vestments and the large books of prayer. He wanted them to take note of the widow. It they were to be his disciples, live his way of life, then the needy and the neglected must come first in their eyes. They were also to see how pure her intentions were as she came to worship God. Among all the so-called religious people there that day, the widow was the one with true religion. She, not the scribes, was the important religious figure in the story. She, not the scribes, was honored by Jesus.

Some people wonder about the things they do in this life. A mother of three asked, "Am I really born to be a housewife and mother? Shouldn’t I be doing something more important?" A man asks, "Did I really come into this world to be a truck driver?" A young woman wonders, "I work in an office. Was I meant to sit in front of a computer all my life?"

Fill in the blanks, because what might to us seem ordinary even, on some days, insignificant, might not be the way Jesus sees our lives. Remember how Jesus described the widow: doing a simple act of love was more important than anything anyone else was doing in that impressive Temple, with all those so-called important people around. We could miss the holiness and significance of our own daily offerings in service to God, family and neighbor. We pray for a renewed gift of the Spirit to open our eyes and ears to see and hear with Jesus’ own eyes and ears.

Jesus is about to enter Jerusalem where he, like the widow, is going to give his whole life in worship to God and service for us. In fact, Mark has been showing that Jesus has been giving his life throughout all his ministry, as he: gave his healing touch to the desperate leper; comforted the father and then cured his son rolling in a fit on the ground; fed the crowds who followed him into the desert; tirelessly engaged in arguments with the religious leaders who hounded him, etc.

Jesus’ teaching about the hypocrisy of some religious leaders in his day, might cause us to squirm as modern Catholics, as more and more bad news comes to light about some of our religious leaders. Mark’s gospel is a cautionary tale for us in the church, especially our leaders, ordained and lay, charged with ministering to the faithful.

I don’t know if Jesus had perfect eyesight. If he had lived to my age would he need reading glasses? Some people think he had a perfect body because he didn’t suffer the effects of original sin. But today’s gospel tells us that Jesus used his eyes well. First, he saw those scribes and their hypocrisy. He also saw with a heart filled with compassion and with a keen sense of what was right and what was wrong.

The widow was no stranger to Jesus, because he would see in her what he himself was doing all along: he too had been giving all that he had and would continue to do so, till he gave all of his life for us in Jerusalem. We receive Jesus at this Eucharist so that, like him, we can give our lives in service to those he was always pointing out to us, as he did for his disciples – the least in our midst.