CHÚA CHỊU PHÉP RỮA (B)
Isaia 55: 1-11 Tvi5nh 28; Cv 10:34-38 Maccô 1: 7-11

Cái thắng trong xe của nhà dòng chúng tôi gặp trục trặc cần sửa chữa. Trong nhà để xe, tôi nói với người thợ máy là có một cái đèn trong nội thất của xe không sáng và có một sốt vệt trầy xước trên cái miếng chắn bùn bên phải phía sau xe. Người thợ máy ngắt lời tôi và nói "Nếu cha có trục trặc về cái thắng thì hãy làm cái đó trước nhất. Đó là điều đầu tiên cần làm trước nhất". Anh ta đã nói đúng là hãy chú trọng đến điểm chính - "Điều đầu tiên cần làm trước nhất."

Tôi có thể nghe tiếng vọng theo câu nói người thợ máy trong phúc âm hôm nay. Thánh Máccô cũng như người thợ máy chú trọng ngay đến công việc như khi bắt đầu mở phúc âm: "Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa" (Mc 1:1). Chuyện thứ nhất được bắt đầu trước nhất. Hôm nay chúng ta vẫn còn ở trong đoạn thứ nhất của phúc âm thánh Máccô và ông Gioan Tẩy Giả rao giảng: "Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi" Phần sau của phúc âm sẽ nói cho chúng ta biết nhiều hơn về Đấng sẽ đến, mà ông Gioan Tẩy Giả vừa nói đến. Đấng đó sẽ đổ ơn Chúa Thánh Thần trên dân chúng (“Đấng đó sẽ làm phép rữa cho anh em trong Thánh Thần”)

Thánh Máccô nhấn mạnh cho chúng ta đừng quên sự quan trọng và ý nghĩa của sự kiện này. Ngay sau khi ông Gioan Tẩy Giả làm phép rữa cho Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần đáp xuống trên Chúa Giêsu và ông nghe tiếng từ trên trời phán khẳng định bản tính của Chúa Giêsu. Nếu đây là một bộ phim truyện thì có thể sẽ có tiếng kèn thổi lên. Nếu là một vở kịch thì có thể có ánh đèn chiếu sẽ bất ngờ rọi vào Chúa Giêsu Thánh Máccô cho thấy một điều giống như ông ta hướng "sự chú ý" vào Chúa Giêsu bằng giọng nói từ trời. Sau đó trong phúc âm, thánh Máccô sẽ giới thiệu một giọng nói tương tự vào một thời điểm ấn tượng khác đến từ trời của một câu chuyện tương tự trên núi Tabor; khi Chúa Giêsu biến hình sáng láng (Mc 9:7). Khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên cây thánh giá, một lính La-Mã nói: "Quả thật người này là Con Thiên Chúa" (Mc 15: 39)

Khi Chúa Giêsu chịu phép rữa có hai hình ảnh quen thuộc được ghi trong Kinh Thánh: Nước và Thần Khí. Những đề tài của Kinh Thánh đã có từ thời Cựu Ước, Ngay những dòng đầu tiên của sách Sáng Thế - Nơi nào cũng có nước và Thần Khí. Hôm nay ngôn sứ Isaia mời gọi “tất cả những ai đang khát hãy đến cả đi, nước đã sẵn đây!" Thánh Máccô gợi ý rằng, qua Chúa Giêsu, một sự sáng tạo mới sẽ xãy ra. Những gì đã bị phá hủy bởi tội lỗi và sự bất tuân, sẽ được phục hồi trở lại bởi Đấng Mêsia sắp đến và Ngài mang Chúa Thánh Thần đến cùng với Ngài và ban cho chúng ta nước giải khát cho tinh thần và cho thế gian khô cằn của chúng ta.

Trong Chúa Nhật thứ nhất của Mùa Vọng, chúng ta nghe lời than vãn của ngôn sứ Isaia đã trở thành lời cầu nguyện đầy mong mỏi của chúng ta, "Phải chi ngài xé trời mà ngự xuống"(Is 63:19b). Hôm nay Máccô cho chúng ta biết Thiên Chúa đang thực hiện điều đó. Để đáp lại lời cầu xin của chúng ta và đến trợ giúp chúng ta: Các tầng trời "mở ra” và cùng một Thần Khí đó hiện diện khi tạo dựng thế giới, một lần nữa đã ngự xuống trên mặt đất.

Tôi viết bài này lúc sáng sớm. Tờ báo hôm nay vứa đến, và tôi xem sơ qua trong lúc ngồi uống một ly cà phê, nhắc tôi nhớ là trong năm mới vẫn còn nhiều nổi đau khổ cho biết bao nhiêu người, và còn để lại cho chúng ta nổi chờ đợi và hy vọng. Ở trong phòng khi nhìn qua cửa sổ, tôi có thể thấy ánh sáng hừng đông với những đám mây tím và xanh nhạt ở chân trời. Ngoài việc đau khổ của con Người, vẫn còn có biết bao nhiêu cảnh đẹp ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Nhưng, trái đất xinh đẹp này đang bị huỷ hại do sự xúc phạm quá đáng vì tội lỗi chúng ta. Đó là sương mù ở Dallas khiến bầu trời có màu như thế phải không? Chúng ta cần được rữa sạch và làm sạch trong cùng một Chúa Thánh Thần như đã ngự xuống trên Chúa Giêsu lúc Ngài chịu phép rữa. Thánh Thần đó có thể thúc đẩy chúng ta tiếp cận với những cách chữa lành cho trái đất, bầu trời và biển cả đang bị huỷ diệt.

Thánh lễ và các bài đọc Kinh Thánh hôm nay bảo đảm với chúng ta rằng: Lời cầu nguyện của chúng ta trong Mùa Vọng đã được nhậm lời. Thiên Chúa đã xé mở các tầng trời và xuống trên chúng ta và trên trái đất đang mong đợi. Thánh Máccô nói rõ với chúng ta là việc xé trời và sự xuất hiện của Chúa Thánh Thần do tiếng nói từ trời là những kinh nghiệm riêng của Chúa Giêsu ("Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời mở ra, và thấy Thần Khí tựa chim bồ câu xuống trên mình Người. Lại có tiếng nói từ trời phán rằng “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con" (Mc:1:10-13) Chúa Giêsu đang lãnh nhiệm vụ. Từ bây giờ Ngài sẽ bắt đầu đời sống sứ vụ của Ngài. Từ thời điểm này Ngài sẽ bắt đầu thể hiện quyền năng mà thánh Gioan đã báo trước. Tuy vậy, Chúa Giêsu sẽ gặp nhiều chống đối bởi các thế quyền khá mạnh và rồi những thế lực đó sẽ đè bẹp Ngài. Trách nhiệm Chúa Giêsu nhận lãnh lúc Ngài chịu phép rữa sẽ là một sức mạnh cho Ngài trong khi Ngài gặp chống đối bởi những nhà lãnh đạo tôn giáo và cả việc các môn đệ bỏ rơi Ngài.

Tôi không hề nghe thấy bất kỳ giọng nói nào khi tôi chịu phép rữa, vì tôi chỉ là một đứa trẻ sơ sinh. Tôi cũng dám nói rằng ngay cả các người trưởng thành; khi chịu phép rữa; họ cũng không nghe một giọng nói nào cả. Đó là sự thật. Nhưng chúng ta cũng đã nghe tiếng nói đó nhiều lần kể từ khi đã chịu bích tích rữa tội phải không? Đó là khi chúng ta phải đối mặt với sự lựa chọn: Nói thật hay nói dối để giúp tạo ra lối thoát dễ dàng hay tiếp tục sống với sự cố gắng sửa chữa sự sai lầm hay nhắm mắt làm ngơ. Chúng ta có nghe giọng nói gì nhắc nhở chúng ta rằng: chúng ta là ai khi đã chịu phép rữa hay không? "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha rất hài lòng về Con" Chúng ta có cầu nguyện để xin được sự hướng dẩn để chọn được điều đúng và có sức mạnh để đi theo những quyết định của mình hay không? Hay chúng ta để lỡ dịp hành động như một người được rữa tội trong Chúa Ki tô lại cho trôi qua đi?

Trong những lúc bị thử thách rõ ràng chúng ta có được Thần Khí như lúc Chúa Giêsu chịu phép rữa mà ông Gioan Tẩy Giả hứa là chúng ta sẽ được rữa trong Thần Khí hay không? Một Thần Khí đầy quyền năng, tái tạo chúng ta và làm cho chúng ta nên thật như sách Sáng Thế mô tả như là hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa không? Những ai đã được mời gọi làm chứng cho một Thiên Chúa đầy thương yêu, thông cảm và sự công chính không hề bị Thiên Chúa bỏ rơi. Thần khí đã được ban cho họ để làm công việc của Thiên Chúa. Chúng ta có thể tìm xem ơn huệ của Thần Khí của Thiên Chúa ở đó trong tất cả các sách của Kinh Thánh, bắt đầu từ sách Sáng Thế, và bây giờ ở trong phúc âm của thánh Máccô Và Chúa Giêsu tự xức dầu cho chúng ta với Thần Khi đó trước ở với Chúa Giêsu và bây giờ ở với chúng ta.

Ông Gioan Tẩy Giả hứa là Chúa Giêsu sẽ làm phép rữa trong Thánh Thần. Phép rữa khởi đầu cho sứ vụ của Chúa Giêsu và thánh Máccô đã nhắc cho các tín hữu trong giáo hội tiên khởi, cũng như hôm nay nhắc cho chúng ta, là qua phép rữa, họ cũng sẽ nhận được sứ vụ ra đi rao giảng, Chúng ta không chịu phép rữa chỉ để ở nhà cùng vói cộng đoàn vui mừng tụ họp, cùng nhau ca hát thánh vịnh và dâng lời cầu nguyện. Các dấu chỉ đang hiện ra trước mặt chúng ta là có quá nhiều điều cần thiết trong thế gian. Nhưng, chúng ta được nhắc nhở là nếu đời sống Chúa Giêsu trong Chúa Thánh Thần là đầu mối cho những hành vi của chúng ta, thì chúng ta cũng sẽ đối mặt với những chống đối, sự đau khổ và có thể gặp cái chết như Chúa Giêsu đã gặp.

Trong lúc đọc sách Máccô, tư tưởng của ông đã đi vào suy nghĩ của chúng ta. Thánh Máccô có thể chấm dứt cách suy nghĩ thông thường của chúng ta như ông đã thường làm - Để mời gọi chúng ta một lần nữa hãy đến với Chúa Giêsu, người con trung thành và là tôi tớ của Thiên Chúa. Có rất nhiều điều đang chờ đợi chúng ta và sẽ thử thách sự cam kết dấn thân của chúng ta vào Chúa Kitô. Còn tôi, tôi sẽ đáp lại như thế nào? Bởi tự sức tôi chăng? Đừng nghĩ đến điều đó. Nhưng, hôm nay thánh Máccô nhắc chúng ta nhớ là chúng ta không tự chúng ta làm được. Chúng ta đã chịu phép rữa trong Thần Khí của Chúa Giêsu, một Thần Khí đầy quyền năng được thể hiện trong việc phục vụ, mà còn đòi hỏi nhiều hy sinh của chính mình. Thần Khí đó là quá đủ để hoàn thành công việc mà Thiên Chúa đã giao cho Chúa Giêsu và vẫn tiếp tục ở trong chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


BAPTISM OF THE LORD (B)
Isaiah 55: 1-11 Psalm 29 Acts 10:34-38 Mark 1: 7-11

We were having brake problems on one of our community cars. At the garage I started to tell a mechanic about an interior light that was out and some scratches on the right rear fender. He interrupted me, "If you are having brake problems let’s take care of that, first things first." He was right and was more focused on the main issue than I was – "First things first."

I can hear an echo of the mechanic’s voice in today’s gospel. Mark, like that mechanic, gets right down to business as he opens his gospel, "The beginning of the gospel of Jesus Christ, the Son of God" (1:1). First things first. Today we are still in the first chapter and John the Baptist is spelling out the focus of this gospel – "One mightier than I is coming." The rest of the gospel will tell us more about this One who is coming, whom the Baptist tells us, will pour the Holy Spirit over people ("He will baptize you with the Holy Spirit").

Mark makes sure we don’t miss Jesus’ importance and the significance of the event. Immediately after John baptizes him, the Holy Spirit descends on Jesus and he hears the voice from heaven affirming his identity. If this were a movie there would be a blast of trumpets; if it were a play, a spotlight would suddenly shine on Jesus. Mark does a similar thing – he turns a "spotlight" on Jesus with the voice from heaven. Later in the gospel he will introduce a similar voice at another dramatic moment, on the mountain of Transfiguration (9:7). At Jesus’ crucifixion, a Roman soldier speaks the message, "Truly this man was the Son of God" (15:39).

At Jesus’ baptism there are two familiar biblical images – water and the Spirit. These biblical themes go through the Old Testament, all the way back to the opening lines of Genesis – where there were also water and the hovering Spirit. Today the prophet Isaiah invites, "all you who are thirsty, come to the water." Mark is suggesting that, through Jesus, a new creation is about to take place. What was destroyed by sin and disobedience is about to be restored by the coming hoped-for Messiah who brings the Holy Spirit with him and offers us thirst-quenching water for our parched spirits and world.

On the first Sunday of Advent we heard the lament from Isaiah that became our prayer of longing, "Oh, that you would rend the heavens and come down" (Isaiah 64:19). Today, Mark tells us God is doing just that, answering our prayer and coming to our aid: the heavens are "torn open" and the same Spirit present at the creation of the world, has again come upon the face of the earth.

I write early in the morning. The just-arrived newspaper I glanced at with my coffee reminds me that the new year continues to hold so much pain for so many, leaving us waiting stil and hoping. Looking through the window in my room I can see the pink eastern sky with purple and pale green clouds on the horizon. Besides human misery there is so much beauty at every turn in the world. But this beautiful earth itself is damaged by our sinful excesses. Is it the smog over nearby Dallas that makes the sky color so? We need to be washed and cleansed in the same Holy Spirit that descended upon Jesus at his baptism. That Spirit can move us to reach out in healing ways to a damaged earth, sky and sea.

Today’s scriptures and feast assure us that our Advent prayer is answered. God has torn open the heavens and come upon us and also on the waiting earth. Mark makes it clear that the rending of the heavens, the descent of the Spirit and the voice itself, were personal experiences for Jesus. ("On coming up out of the water he saw the heavens being torn and the Spirit, like a dove descending on him. And a voice came from the heavens, ‘You are my beloved Son; with you I am well pleased.’") Jesus is being commissioned; he will now begin his life of public ministry. From this point on his ministry will manifest the power the Baptist anticipated. Yet, Jesus will meet resistance from powerful forces that will eventually crush him. The confirmation Jesus received at his baptism will be a strength for him as he faces rejection from religious leaders and even abandonment by his disciples.

I didn’t hear any voices at my baptism – I was an infant. I dare say neither did those baptized as adults. But we have heard that voice many times since our baptisms, haven’t we? Whenever we were faced with choices: the easy way out, or the way of integrity; the truth, or a lie; an opportunity to help someone, or move on; an effort to correct a wrong, or turn a blind eye – didn’t we hear an interior voice reminding us who we are by our baptism? "You are my beloved child with you I am well pleased." Didn’t we pray for guidance to make the right choices and strength to follow through on our decisions? Or, did we let the opportunity to act like one baptized into Christ slip by?

At those decisive and testing moments were we strengthened by that same Spirit the Baptist promised Jesus would baptize us with; a Spirit that is powerful, recreates us and forms us into, what Genesis describes as, God’s image and likeness? Those who are called to give witness to the God of love, compassion and justice are not left on their own by God. The Spirit is given them to do their work – God’s work. We can look it up: the gift of God’s Spirit is right there in every book of the bible, starting in Genesis and now present at the beginning of Mark’s gospel – and Jesus freely anoints us with that Spirit that was with him and now is with us.

John the Baptist promised that Jesus would baptize us with the Spirit. Baptism inaugurated Jesus’ mission and Mark was reminding the early Christians, as he does today for us, that through their baptism they too were sent on mission. We are not baptized into a stay-at-home community to enjoy our gatherings, sing our hymns and say our prayers. The signs are staring us in the face: there is too much need in the world. But, we are reminded, if Jesus’ life with the Spirit is any clue, we too will face resistance, suffering and possibly death, as Jesus did.

During the reading Mark has entered our thoughts. He may have interrupted our usual patterns of thinking – as the scriptures frequently do. They invite us to once again Jesus, the faithful Son and Servant of God. There is a lot that awaits us and will challenge our commitment to Christ. How will I respond? On my own – "forget about it." But today Mark reminds us that we are not on our own. We have been baptized into the Spirit of Jesus, a Spirit of power expressed in service that may require much personal sacrifice. That Spirit is more than enough to finish the work God has begun in Jesus and continues in us.