ĐƯỢC NHẬN BIẾT
“Giữa các ông, có Đấng mà các ông không biết”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tuần bát nhật Giáng Sinh kết thúc, Tin Mừng hôm nay và những ngày tới hướng đến sứ vụ mai ngày của Chúa Giêsu qua việc tỏ mình vinh hiển của Ngài cho thế giới với lễ Hiển Linh và lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa. Cả hai sự kiện này có chung một mục đích kép, đó là, nhận biết Chúa Giêsu và làm cho Ngài ‘được nhận biết’. Vậy câu hỏi đặt ra cho chúng ta hôm nay là, tôi đã làm gì để Thiên Chúa ‘được nhận biết’?.
Để Thiên Chúa ‘được nhận biết’, Tin Mừng hôm nay tiết lộ cho chúng ta thái độ nền tảng của Gioan Tẩy Giả, đó là sự khiêm nhường. Gioan có thừa cơ hội khi mọi người coi Gioan là Messia Thiên Sai, Đấng Kitô của Chúa; một danh hiệu vô cùng cao trọng với người Do Thái, đó là người được Thiên Chúa sai đến, Đấng muôn dân trông đợi. Và với uy tín của mình, trong một khoảng thời gian nào đó, Gioan có thể chiêu hiền đãi sĩ để thiết lập một Israel theo ý mình. Thế nhưng, Gioan đã không hành động như thế, Gioan biết đó là dối trá, nên nhất mực từ chối huyễn danh.
Ngày nay, không ít người bị cám dỗ thoả hiệp với thế gian để có được vinh quang và hư danh; chí ít, trong một ngày, hay ít nữa, một vài giây trên truyền hình mà với không ít người khác, họ sẽ xấu hổ khi nhìn vào. Kết quả của những gì vay mượn, tranh thủ… thông thường là bi kịch hay ít nữa, tự cảm thấy hợm hĩnh. Gioan biết rằng, cách duy nhất để có thể phụng sự Thiên Chúa và hoàn thành sứ mệnh đời mình là hướng mọi vinh quang về Người, không phải về mình; Gioan không bao giờ tự cho mình là một ai đó hơn chính bản thân. Cũng thế, là một Kitô hữu chân chính, chúng ta chỉ có thể làm cho Thiên Chúa ‘được nhận biết’ và tỏ cho người khác thấy Người đang hiện diện với họ, chỉ khi nào chúng ta biết gạt bỏ mọi kiêu hãnh và phù phiếm riêng mình.
Thứ đến, điều đã thực sự làm cho sứ điệp của Gioan trở nên hiệu quả là Gioan không chỉ rao giảng một sứ điệp, nhưng Gioan còn là sứ điệp cho chính mình. Rao giảng ăn năn, Gioan đã sống sám hối trong hoang địa; rửa những người khác, Gioan đã dìm mình trước trong nước; rao giảng Đấng sẽ đến, Gioan đã nhận biết Ngài. Cũng thế, nếu muốn Thiên Chúa ‘được nhận biết’, chúng ta phải biết chính Người; không thể rao giảng Tin Mừng, nếu chúng ta không sống Tin Mừng. Với sự trợ giúp của ân sủng và lửa mến của Thánh Thần, chúng ta đem yêu thương vào hành động, bấy giờ, lời nói sẽ không còn cần thiết; và chỉ những gương lành, đã đủ để chúng ta thay đổi người khác. Đó là cách dễ nhất để Chúa ‘được nhận biết’ rộng rãi như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tung hô, “Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta”.
Con người thời nay chạy theo ‘hội chứng vĩ đại’, nhưng với Gioan, “Cần Chúa lớn lên, còn tôi nhỏ lại”. Suy tư về chủ đề này, nhà thơ Horatius Bonar nhận ra rằng, những điều nhỏ nhặt có thể tạo nên hoặc phá hỏng đời sống Kitô hữu. Ông viết, “Một cuộc sống thánh thiện được tạo nên từ vô số điều nhỏ nhặt; chính những điều nhỏ nhặt, chứ không phải những điều lớn lao của thời đại mới lấp đầy người môn đệ Chúa Giêsu; chính một vài lời ít ỏi, chứ không phải những bài giảng hùng hồn; chính những việc làm nhỏ bé, chứ không phải là phép lạ hay một nỗ lực anh hùng tạo nên một đời sống môn đệ đích thực. Đó là những tia nắng nhỏ liên lỉ, chứ không phải tia chớp; đó là những dòng nước mềm mại đi trong sứ mệnh giải khát nhẹ nhàng, chứ không phải nước của những con thác lớn ầm ầm đổ xuống dòng chảy… Đó là những biểu tượng thực sự của một cuộc sống thánh thiện mà qua đó, Thiên Chúa ‘được nhận biết’”.
Anh Chị em,
Việc dâng lên Thiên Chúa mọi vinh quang có ‘tác động kép’ lên đời sống Kitô hữu. Trước hết, nó cho phép chúng ta sống phù hợp với chân lý của cuộc sống; chân lý đó là, chỉ một mình Thiên Chúa mới xứng với mọi lời ngợi khen và vinh quang; mọi điều tốt đẹp đến từ Chúa và chỉ một mình Người. Thứ hai, dâng cho Chúa mọi vinh quang biểu hiện một sự thật rằng, chúng ta không xứng đáng với Người. Cả hai điều này làm cho Thiên Chúa ‘được nhận biết’ và chúng lại có tác dụng hỗ tương khi chính Thiên Chúa sẽ cúi xuống và nâng chúng ta lên để chia sẻ sự sống và vinh hiển của Người.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, không có Chúa, con không là gì cả. Xin giúp con biết luôn hạ mình trước mặt Chúa; và trọn đời con, con muốn làm tất cả những gì có thể chỉ để Chúa ‘được nhận biết’ và như thế, con có thể thông phần vinh quang và sự vĩ đại của đời sống ân sủng nơi Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Giữa các ông, có Đấng mà các ông không biết”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tuần bát nhật Giáng Sinh kết thúc, Tin Mừng hôm nay và những ngày tới hướng đến sứ vụ mai ngày của Chúa Giêsu qua việc tỏ mình vinh hiển của Ngài cho thế giới với lễ Hiển Linh và lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa. Cả hai sự kiện này có chung một mục đích kép, đó là, nhận biết Chúa Giêsu và làm cho Ngài ‘được nhận biết’. Vậy câu hỏi đặt ra cho chúng ta hôm nay là, tôi đã làm gì để Thiên Chúa ‘được nhận biết’?.
Ngày nay, không ít người bị cám dỗ thoả hiệp với thế gian để có được vinh quang và hư danh; chí ít, trong một ngày, hay ít nữa, một vài giây trên truyền hình mà với không ít người khác, họ sẽ xấu hổ khi nhìn vào. Kết quả của những gì vay mượn, tranh thủ… thông thường là bi kịch hay ít nữa, tự cảm thấy hợm hĩnh. Gioan biết rằng, cách duy nhất để có thể phụng sự Thiên Chúa và hoàn thành sứ mệnh đời mình là hướng mọi vinh quang về Người, không phải về mình; Gioan không bao giờ tự cho mình là một ai đó hơn chính bản thân. Cũng thế, là một Kitô hữu chân chính, chúng ta chỉ có thể làm cho Thiên Chúa ‘được nhận biết’ và tỏ cho người khác thấy Người đang hiện diện với họ, chỉ khi nào chúng ta biết gạt bỏ mọi kiêu hãnh và phù phiếm riêng mình.
Thứ đến, điều đã thực sự làm cho sứ điệp của Gioan trở nên hiệu quả là Gioan không chỉ rao giảng một sứ điệp, nhưng Gioan còn là sứ điệp cho chính mình. Rao giảng ăn năn, Gioan đã sống sám hối trong hoang địa; rửa những người khác, Gioan đã dìm mình trước trong nước; rao giảng Đấng sẽ đến, Gioan đã nhận biết Ngài. Cũng thế, nếu muốn Thiên Chúa ‘được nhận biết’, chúng ta phải biết chính Người; không thể rao giảng Tin Mừng, nếu chúng ta không sống Tin Mừng. Với sự trợ giúp của ân sủng và lửa mến của Thánh Thần, chúng ta đem yêu thương vào hành động, bấy giờ, lời nói sẽ không còn cần thiết; và chỉ những gương lành, đã đủ để chúng ta thay đổi người khác. Đó là cách dễ nhất để Chúa ‘được nhận biết’ rộng rãi như Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tung hô, “Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta”.
Con người thời nay chạy theo ‘hội chứng vĩ đại’, nhưng với Gioan, “Cần Chúa lớn lên, còn tôi nhỏ lại”. Suy tư về chủ đề này, nhà thơ Horatius Bonar nhận ra rằng, những điều nhỏ nhặt có thể tạo nên hoặc phá hỏng đời sống Kitô hữu. Ông viết, “Một cuộc sống thánh thiện được tạo nên từ vô số điều nhỏ nhặt; chính những điều nhỏ nhặt, chứ không phải những điều lớn lao của thời đại mới lấp đầy người môn đệ Chúa Giêsu; chính một vài lời ít ỏi, chứ không phải những bài giảng hùng hồn; chính những việc làm nhỏ bé, chứ không phải là phép lạ hay một nỗ lực anh hùng tạo nên một đời sống môn đệ đích thực. Đó là những tia nắng nhỏ liên lỉ, chứ không phải tia chớp; đó là những dòng nước mềm mại đi trong sứ mệnh giải khát nhẹ nhàng, chứ không phải nước của những con thác lớn ầm ầm đổ xuống dòng chảy… Đó là những biểu tượng thực sự của một cuộc sống thánh thiện mà qua đó, Thiên Chúa ‘được nhận biết’”.
Anh Chị em,
Việc dâng lên Thiên Chúa mọi vinh quang có ‘tác động kép’ lên đời sống Kitô hữu. Trước hết, nó cho phép chúng ta sống phù hợp với chân lý của cuộc sống; chân lý đó là, chỉ một mình Thiên Chúa mới xứng với mọi lời ngợi khen và vinh quang; mọi điều tốt đẹp đến từ Chúa và chỉ một mình Người. Thứ hai, dâng cho Chúa mọi vinh quang biểu hiện một sự thật rằng, chúng ta không xứng đáng với Người. Cả hai điều này làm cho Thiên Chúa ‘được nhận biết’ và chúng lại có tác dụng hỗ tương khi chính Thiên Chúa sẽ cúi xuống và nâng chúng ta lên để chia sẻ sự sống và vinh hiển của Người.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, không có Chúa, con không là gì cả. Xin giúp con biết luôn hạ mình trước mặt Chúa; và trọn đời con, con muốn làm tất cả những gì có thể chỉ để Chúa ‘được nhận biết’ và như thế, con có thể thông phần vinh quang và sự vĩ đại của đời sống ân sủng nơi Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)