Chúa Chịu Phép Rửa và Những Mối Dây Hiệp Nhất
Mc 1, 7-11
Năm 2020 qua đi, chúng ta để lại phía sau những nuối tiếc, buồn phiền và thất vọng, và tự tin bước vào năm mới 2021 với nhiều niềm hy vọng, cầu mong một năm mới đầy may mắn, thành công và dồi dào sức khỏe. Lịch Phụng vụ của Giáo hội hôm nay cũng kết thúc Mùa Giáng Sinh để bắt đầu Mùa Thường Niên với Thánh Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa trên sông Gio-đan.
Đây là một dấu mốc rất quan trọng nhằm đánh dấu sự khởi đầu sứ mệnh Cứu Thế của Chúa Giê-su, sau 30 năm xuống thế làm người, Người bắt đầu cuộc sống công khai sứ vụ loan báo Tin Mừng cứu độ. Với tinh thần khiêm tốn và tuân phục, Chúa Ki-tô đã đến sông Gio-đan và xin nhận phép rửa từ ông Gio-an mặc dầu Người không hề vướng mắc một vết nhơ tội lỗi nào.
Theo tường trình của thánh Mác-cô, sau khi Chúa Giê-su vừa chịu phép rửa xong, Người bước lên khỏi nước, thì các tầng trời liền mở ra và thấy Thần Khí Chúa như chim bồ câu ngự xuống trên Người. Lại có tiếng Chúa Cha từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con” (Mc 1, 11).
Phép rửa sám hối mà Chúa Giê-su đã lãnh nhận nơi sông Gio-đan là Bí Tích Người đã thiết lập, để bắt đầu một chương trình công khai rao giảng, và cũng để tẩy rửa và giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và quyền lực hỏa ngục, nhằm phục hồi quyền được làm con Thiên Chúa của nhân loại chúng ta. Qua sự kiện Chúa Giê-su chịu phép rửa, chúng ta thấy được một số mối dây hiệp nhất rất quan trọng.
Mối Dây Hiệp Nhất Chúng Ta Với Chúa Ki-tô
Trong tường thuật của thánh Mác-cô, hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi đã được mặc khải với tiếng phán từ trời, rằng Đức Giê-su là Con yêu dấu của Chúa Cha, được Chúa Cha sai đến trần gian để hoàn thành sứ vụ cứu chuộc của Ngài. Còn hình ảnh Chúa Thánh Thần hiện ra dưới hình ảnh chim bồ câu để thánh hóa sứ vụ của Chúa Giê-su. Như thế sứ vụ này có sự tham dự của Ba Ngôi Thiên Chúa nhằm thiết lập lại tương quan của chúng ta với Thiên Chúa, tương quan này đã bị phá vỡ bởi A-đam, người đã không nghe lời Thiên Chúa mà phá vỡ lời minh ước được thiết lập ngay từ thuở ban đầu.
Kinh Thánh khẳng định, phép rửa là nền tảng của toàn bộ đời sống Ki-tô hữu, là cơ hội dẫn đưa chúng ta vào sự sống viên mãn và vào mối dây hiệp nhất với Chúa Ki-tô, như lời của thánh Phao-lô nói: “Khi chúng ta được dìm vào nước Thánh Tẩy để nên một với Đức Ki-tô Giê-su, chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6, 3-4).
Thật vậy, bí tích Thánh Tẩy là một điều kiện rất cần thiết để đưa chúng ta đến việc kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa qua Đức Ki-tô. Vì khi lãnh nhận phép rửa, chúng ta được sạch tội, được trở thành “tạo vật mới” (2 Cr 5, 17), “thành nghĩa tử của Thiên Chúa” (Gl 4, 5), “thành chi thể của Chúa Ki-tô” (1 Cr 6, 15) và nhiều ơn phúc khác. Nhờ đó, chúng ta được ơn công chính hóa để tin tưởng, cậy trông và yêu mến Ngài. Cũng nhờ đó, chúng ta biết sống công chính và hành động đúng đắn dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Mối Dây Hiệp Nhất Các Ki-tô Hữu
Khi chúng ta lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy là ta trở nên một thành viên của Giáo hội. Bí tích này đặt nền tảng cho sự hiệp thông của chúng ta với anh chị em của mình, những ai cùng chịu một phép rửa trong Giáo Hội Công Giáo. Như Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy: “Thật vậy, những người tin ở Chúa Ki-tô, được công chính hóa nhờ đức tin khi chịu phép rửa tội, họ đã được tháp nhập vào Chúa Ki-tô, vì thế họ có quyền mang danh Ki-tô hữu và xứng đáng được con cái của Hội Thánh Công Giáo nhìn nhận là anh em trong Chúa” (GLHTCG, số 1271).
Nói cách khác, nhờ phép Thánh Tẩy mà chúng ta được thông phần vào nhiệm thể của Chúa Ki-tô, chúng ta trở thành một phần tử trong Giáo Hội trong đó Đức Ki-tô là đầu, chúng ta là những chi thể sống động với cùng một đức tin. Vì được liên kết với Chúa Ki-tô nên mọi Ki-tô hữu đều được tham sự vào chức vụ tư tế, vương giả và tiên tri của Chúa Ki-tô.
Nghĩa là, không chỉ có một mình chúng ta được liên kết với Đức Ki-tô, nhưng có nhiều anh chị em cũng được liên kết với Người khi họ chịu phép rửa. Và trong Đức Ki-tô, chúng ta được trở nên anh chị em với nhau trong cùng một gia đình Giáo Hội. Đã là thành thành viên, chúng ta được hưởng trọn vẹn những ân huệ mà Giáo Hội mang lại, đồng thời cũng có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng Giáo Hội này ngày càng được thánh thiện và vững mạnh hơn.
Sứ Vụ Loan Báo Tin Mừng
Như đã đề cập trên đây, khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi trở thành môn đệ của Chúa Giê-su. Chúng ta đón nhận món quà của Bí Tích Rửa Tội là món quà được “trở nên tạo vật mới” trong Đức Ki-tô, thì chúng ta cũng chia sẻ với Người sức vụ rao giảng Tin Mừng, làm cho muôn dân trở thành môn đệ của của Chúa, như trong lời tường thuật của Thánh Mát-thêu: “Anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em, để muôn dân trở nên môn đệ của Thầy” (28, 19-20).
Hơn nữa, trong công trình cứu độ của Thiên Chúa, Ngài muốn mọi người được nghe rao giảng Tin Mừng và đón nhận phép rửa để chia sẻ quyền làm con của Ngài. Vì thế, chúng ta, những thành viên trong gia đình Giáo Hội, không thể xao lãng sứ mạng cao cả mà Chúa đã giao phó. Sứ vụ rao giảng Tin Mừng vì thế trở nên rất cấp bách. Thậm chí, theo cách diễn đạt của thánh Phao-lô, nếu chúng ta không thực thi sứ vụ rao giảng, chúng ta có lỗi trước mặt Thiên Chúa, thánh nhân viết: “khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16).
Việc rao giảng Tin Mừng trong thời đại ngày hôm nay gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, khi con người luôn tìm cách chối bỏ hoặc chống lại đức tin và luân lý Ki-tô giáo. Vì thế, chúng ta hãy cùng nhau cầu xin Chúa tiếp tục ban cho chúng ta lòng nhiệt thành, sự khôn ngoan, và tính kiên nhẫn, để bằng lời rao giảng và hành động của mình, chúng ta có thể trở nên chứng nhân của Chúa trong mọi hoàn cảnh và môi trường chúng ta đang sống.
Vì mục đích và sứ mệnh của đời sống Ki-tô hữu chúng ta, là không ngừng nỗ lực dẫn dắt mọi người đến với Chúa, giúp họ hiểu biết và đón nhận ơn Thánh Tẩy, đồng thời trở nên anh chị em với nhau bằng sợi dây liên kết mật thiết với Thiên Chúa qua Đức Ki-tô và Giáo Hội.
Mc 1, 7-11
Năm 2020 qua đi, chúng ta để lại phía sau những nuối tiếc, buồn phiền và thất vọng, và tự tin bước vào năm mới 2021 với nhiều niềm hy vọng, cầu mong một năm mới đầy may mắn, thành công và dồi dào sức khỏe. Lịch Phụng vụ của Giáo hội hôm nay cũng kết thúc Mùa Giáng Sinh để bắt đầu Mùa Thường Niên với Thánh Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa trên sông Gio-đan.
Đây là một dấu mốc rất quan trọng nhằm đánh dấu sự khởi đầu sứ mệnh Cứu Thế của Chúa Giê-su, sau 30 năm xuống thế làm người, Người bắt đầu cuộc sống công khai sứ vụ loan báo Tin Mừng cứu độ. Với tinh thần khiêm tốn và tuân phục, Chúa Ki-tô đã đến sông Gio-đan và xin nhận phép rửa từ ông Gio-an mặc dầu Người không hề vướng mắc một vết nhơ tội lỗi nào.
Theo tường trình của thánh Mác-cô, sau khi Chúa Giê-su vừa chịu phép rửa xong, Người bước lên khỏi nước, thì các tầng trời liền mở ra và thấy Thần Khí Chúa như chim bồ câu ngự xuống trên Người. Lại có tiếng Chúa Cha từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con” (Mc 1, 11).
Phép rửa sám hối mà Chúa Giê-su đã lãnh nhận nơi sông Gio-đan là Bí Tích Người đã thiết lập, để bắt đầu một chương trình công khai rao giảng, và cũng để tẩy rửa và giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và quyền lực hỏa ngục, nhằm phục hồi quyền được làm con Thiên Chúa của nhân loại chúng ta. Qua sự kiện Chúa Giê-su chịu phép rửa, chúng ta thấy được một số mối dây hiệp nhất rất quan trọng.
Mối Dây Hiệp Nhất Chúng Ta Với Chúa Ki-tô
Trong tường thuật của thánh Mác-cô, hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi đã được mặc khải với tiếng phán từ trời, rằng Đức Giê-su là Con yêu dấu của Chúa Cha, được Chúa Cha sai đến trần gian để hoàn thành sứ vụ cứu chuộc của Ngài. Còn hình ảnh Chúa Thánh Thần hiện ra dưới hình ảnh chim bồ câu để thánh hóa sứ vụ của Chúa Giê-su. Như thế sứ vụ này có sự tham dự của Ba Ngôi Thiên Chúa nhằm thiết lập lại tương quan của chúng ta với Thiên Chúa, tương quan này đã bị phá vỡ bởi A-đam, người đã không nghe lời Thiên Chúa mà phá vỡ lời minh ước được thiết lập ngay từ thuở ban đầu.
Kinh Thánh khẳng định, phép rửa là nền tảng của toàn bộ đời sống Ki-tô hữu, là cơ hội dẫn đưa chúng ta vào sự sống viên mãn và vào mối dây hiệp nhất với Chúa Ki-tô, như lời của thánh Phao-lô nói: “Khi chúng ta được dìm vào nước Thánh Tẩy để nên một với Đức Ki-tô Giê-su, chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6, 3-4).
Thật vậy, bí tích Thánh Tẩy là một điều kiện rất cần thiết để đưa chúng ta đến việc kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa qua Đức Ki-tô. Vì khi lãnh nhận phép rửa, chúng ta được sạch tội, được trở thành “tạo vật mới” (2 Cr 5, 17), “thành nghĩa tử của Thiên Chúa” (Gl 4, 5), “thành chi thể của Chúa Ki-tô” (1 Cr 6, 15) và nhiều ơn phúc khác. Nhờ đó, chúng ta được ơn công chính hóa để tin tưởng, cậy trông và yêu mến Ngài. Cũng nhờ đó, chúng ta biết sống công chính và hành động đúng đắn dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Mối Dây Hiệp Nhất Các Ki-tô Hữu
Khi chúng ta lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy là ta trở nên một thành viên của Giáo hội. Bí tích này đặt nền tảng cho sự hiệp thông của chúng ta với anh chị em của mình, những ai cùng chịu một phép rửa trong Giáo Hội Công Giáo. Như Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy: “Thật vậy, những người tin ở Chúa Ki-tô, được công chính hóa nhờ đức tin khi chịu phép rửa tội, họ đã được tháp nhập vào Chúa Ki-tô, vì thế họ có quyền mang danh Ki-tô hữu và xứng đáng được con cái của Hội Thánh Công Giáo nhìn nhận là anh em trong Chúa” (GLHTCG, số 1271).
Nói cách khác, nhờ phép Thánh Tẩy mà chúng ta được thông phần vào nhiệm thể của Chúa Ki-tô, chúng ta trở thành một phần tử trong Giáo Hội trong đó Đức Ki-tô là đầu, chúng ta là những chi thể sống động với cùng một đức tin. Vì được liên kết với Chúa Ki-tô nên mọi Ki-tô hữu đều được tham sự vào chức vụ tư tế, vương giả và tiên tri của Chúa Ki-tô.
Nghĩa là, không chỉ có một mình chúng ta được liên kết với Đức Ki-tô, nhưng có nhiều anh chị em cũng được liên kết với Người khi họ chịu phép rửa. Và trong Đức Ki-tô, chúng ta được trở nên anh chị em với nhau trong cùng một gia đình Giáo Hội. Đã là thành thành viên, chúng ta được hưởng trọn vẹn những ân huệ mà Giáo Hội mang lại, đồng thời cũng có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng Giáo Hội này ngày càng được thánh thiện và vững mạnh hơn.
Sứ Vụ Loan Báo Tin Mừng
Như đã đề cập trên đây, khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi trở thành môn đệ của Chúa Giê-su. Chúng ta đón nhận món quà của Bí Tích Rửa Tội là món quà được “trở nên tạo vật mới” trong Đức Ki-tô, thì chúng ta cũng chia sẻ với Người sức vụ rao giảng Tin Mừng, làm cho muôn dân trở thành môn đệ của của Chúa, như trong lời tường thuật của Thánh Mát-thêu: “Anh em hãy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em, để muôn dân trở nên môn đệ của Thầy” (28, 19-20).
Hơn nữa, trong công trình cứu độ của Thiên Chúa, Ngài muốn mọi người được nghe rao giảng Tin Mừng và đón nhận phép rửa để chia sẻ quyền làm con của Ngài. Vì thế, chúng ta, những thành viên trong gia đình Giáo Hội, không thể xao lãng sứ mạng cao cả mà Chúa đã giao phó. Sứ vụ rao giảng Tin Mừng vì thế trở nên rất cấp bách. Thậm chí, theo cách diễn đạt của thánh Phao-lô, nếu chúng ta không thực thi sứ vụ rao giảng, chúng ta có lỗi trước mặt Thiên Chúa, thánh nhân viết: “khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16).
Việc rao giảng Tin Mừng trong thời đại ngày hôm nay gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, khi con người luôn tìm cách chối bỏ hoặc chống lại đức tin và luân lý Ki-tô giáo. Vì thế, chúng ta hãy cùng nhau cầu xin Chúa tiếp tục ban cho chúng ta lòng nhiệt thành, sự khôn ngoan, và tính kiên nhẫn, để bằng lời rao giảng và hành động của mình, chúng ta có thể trở nên chứng nhân của Chúa trong mọi hoàn cảnh và môi trường chúng ta đang sống.
Vì mục đích và sứ mệnh của đời sống Ki-tô hữu chúng ta, là không ngừng nỗ lực dẫn dắt mọi người đến với Chúa, giúp họ hiểu biết và đón nhận ơn Thánh Tẩy, đồng thời trở nên anh chị em với nhau bằng sợi dây liên kết mật thiết với Thiên Chúa qua Đức Ki-tô và Giáo Hội.