1. Tòa xác nhận: Bệnh nhân Công Giáo đã bị đập bể sọ chết vì cầu nguyện trong bệnh viện ở California
Trong phiên xử chiều ngày giao thừa 31/12, Tòa hình sự của quận hạt Los Angeles kết án Jesse Martinez, 37 tuổi, ba tội danh là giết người, ngược đãi người cao niên, và tội ác hận thù tôn giáo. Tòa chưa đưa ra hình phạt nhưng hầu chắc y phải đối mặt với 28 năm tù chung thân.
Jesse Martinez, một bệnh nhân COVID-19 đã đánh chết một bệnh nhân khác bằng bình oxy tại Bệnh viện Antelope Valley ở Lancaster, California.
Nạn nhân, David Hernandez-Garcia, một người đàn ông 82 tuổi, là một người Công Giáo Mỹ Latinh, là cư dân của Lancaster, một vùng ngoại ô phía bắc Los Angeles ở California. Ông đang được điều trị vì nhiễm COVID-19 trong một căn phòng dành cho hai người.
Trước tòa, Sở cảnh sát hạt Los Angeles cho biết, vào khoảng 9 giờ 45 sáng thứ Năm, ngày 17 tháng 12 năm 2020, “nạn nhân đang ở Bệnh viện Antelope Valley để được điều trị Covid-19. Ông ở trong một căn phòng dành cho hai người cùng với nghi phạm, là người cũng đang được điều trị COVID-19 tại đây. Nghi phạm, được đưa vào phòng này chỉ một giờ trước đó, trở nên khó chịu khi nạn nhân bắt đầu cầu nguyện. Sau đó hắn ta dùng bình oxy đập vào đầu nạn nhân”.
“Nạn nhân đã lâm nguy tính mạng vì các vết thương này và được tuyên bố đã qua đời vào khoảng 10 giờ 20 sáng ngày hôm sau 18 tháng 12 năm 2020. Nạn nhân và nghi phạm không hề quen biết nhau”.
Martinez bị bắt tại hiện trường sau khi nhân viên bệnh viện giam giữ anh ta cho đến khi cảnh sát đến. Các quan chức thành phố cho biết bệnh viện không thể làm gì hơn để ngăn chặn bạo lực, vì bệnh viện đang được dùng như một trung tâm chăm sóc khẩn cấp, “thiếu nhân viên nghiêm trọng và nhân viên y tế đang bị kiệt sức”.
Source:KTLA
2. Dòng Đa Minh ở Leicester, Anh quốc bị phá phách liên tục, các tu sĩ bị sỉ nhục
Một nhà thờ Công Giáo ở thành phố Leicester của Anh cho biết họ đã phải gánh chịu một “làn sóng tội phạm” sau một loạt các vụ phá hoại.
Thành phố Leicester, ở miền Trung nước Anh, vốn nổi tiếng hiền hòa. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây đã chứng kiến các hành vi quá khích. Phong trào Black Lives Matter, gọi tắt là BLM, tại Anh đã xuất phát từ thành phố này.
Nhà thờ Holy Cross do dòng Đa Minh điều hành nằm ở khu vực trung tâm của thành phố và có lịch sử là trung tâm của người Công Giáo ở Leicester.
Vào ngày 29 tháng 12, cửa sổ của nhà thờ đã bị đập vào buổi sáng và nghi phạm không bỏ chạy nhưng đứng đó quát mắng các nhân viên, và chế nhạo các tu sĩ dòng Đa Minh là “những kẻ ăn bám”. Hắn ta đã bị cảnh sát bắt giữ.
Một thông báo đăng trên trang Facebook của nhà thờ cho biết “Chúng tôi đã gọi cảnh sát khi người này lớn tiếng chửi bới nhà dòng. Cảnh sát đã gửi 3 chiếc xe đến trong vòng vài phút, khi hung thủ vẫn còn đứng đó.”
Hành vi phá hoại được ghi lại vừa gây ra các thiệt hại hình sự vừa là một tội ác thù hận đức tin vì kẻ phạm tội cáo buộc rằng “những Kitô hữu chỉ là bọn ký sinh trùng”.
Nhà thờ ước tính việc sửa chữa các cửa sổ sẽ tốn hơn 2,000 bảng Anh, tức là 2,725 Mỹ Kim.
Các tu sĩ dòng Đa Minh cho biết đây chỉ là sự cố mới nhất trong một loạt vụ việc ảnh hưởng đến nhà dòng.
Vào cuối tháng 11, hai người đàn ông bước vào nhà thờ vào một buổi sáng Chúa Nhật và đi vòng quanh nhà thờ mà không đeo khẩu trang y tế - vi phạm các quy định COVID-19 - và giật cây thánh giá từ cung thánh xuống, chụp ảnh họ xung quanh nhà thờ và mang cây thánh giá đi xung quanh nhà thờ trong một cử chỉ đầy đe doạ.
Một tên thậm chí còn ngồi trên bàn thờ, nơi cử hành các thánh lễ.
“Đây là một hành động phạm thánh, vì bàn thờ là phần thiêng liêng nhất của nhà thờ”, giáo xứ Holy Cross cho biết.
Vào đêm Giáng sinh, hai tên này quay lại nhà thờ, làm gián đoạn buổi lễ và thậm chí còn định đấm một trong những nhân viên bảo vệ.
Giáo xứ yêu cầu giáo dân liên hệ với hội đồng thành phố, quốc hội và cảnh sát để “nói rằng có một vấn đề nội tại trong các hoạt động tội phạm đang đe dọa giáo xứ của chúng tôi.”
Source:Crux
3. Vương quốc Anh bị chia cắt khỏi Âu Châu
Người Anh thức dậy với cuộc sống bên ngoài quỹ đạo của Liên minh châu Âu vào ngày đầu năm mới - đánh dấu sự kết thúc của mối quan hệ liên lạc 48 năm đầy khó khăn với Liên Hiệp Âu Châu. Từ chuyên môn gọi việc Anh tách ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu là “Brexit”.
Hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là chuyến xe lửa cuối cùng rời Paris để sang Luân Đôn ngay trước giờ Brexit.
Việc đi lại tự do giữa Anh và Liên Hiệp Âu Châu chấm dứt vào lúc 12 giờ đêm Giao Thừa. Các thủ tục liên quan đến hộ chiếu được áp dụng ngay sau đó.
Giám đốc các vấn đề công cộng của Eurotunnel, John Keefe, tin rằng việc triển khai các thủ tục hậu Brexit cho đến nay, đã là một thành công.
“Mọi chuyện diễn ra rất tốt, chúng tôi dự đoán giao thông sẽ tiếp tục lưu thông như hôm qua và mọi ngày và thực tế đó chính xác là những gì đã xảy ra. Đến 11 giờ đêm qua, chiếc xe tải đầu tiên lăn bánh làm thủ tục nhanh không kém”.
Còn đây là hình ảnh chuyến xe lửa đầu tiên đến Paris từ Luân Đôn ngay sau giờ Brexit.
Một số cư dân của thị trấn Dover của Anh, một cảng chính cho các chuyến phà đến Calais, đã hoan nghênh sự ra đi của Vương quốc Anh.
“Tôi thực sự rất vui. Brexit còn lâu mới là điều không may. Chúng tôi đã thấy quá nhiều người bàn cãi về chuyện này trên tin tức. Boris làm điều đó rất hay. Anh ấy đã đóng đinh nó. Chúng tôi đang ở một vị thế tốt hơn nhiều”.
Nhưng những người khác lại tỏ ra hoài nghi.
Brexit là sự thay đổi địa chính trị quan trọng nhất của Vương quốc Anh kể từ khi mất đế chế - và nó không chắc sẽ là một chuyến đi hoàn toàn suôn sẻ.
Với việc Vương quốc Anh hiện đã thoát khỏi Thị trường chung và Liên minh thuế quan châu Âu, gần như chắc chắn sẽ có một số gián đoạn ở biên giới.
Và điều đó có nghĩa là chi phí nhiều hơn cho những người xuất nhập khẩu hàng hóa.
Brexit cũng đã làm suy yếu các mối quan hệ ràng buộc Anh, Wales, Scotland và Bắc Ireland.
Thủ tướng Boris Johnson coi việc ra đi là một “khoảnh khắc tuyệt vời cho đất nước này” và nói “tự do” đã về tay Vương quốc Anh.
Johnson, gương mặt đại diện cho chiến dịch Brexit, đã nói ngắn gọn về những gì ông muốn xây dựng với “nền độc lập” mới của Anh trong thông điệp cuối năm
Source:Reuters