LỄ GIÁNG SINH ABC
THÁNH LỄ RẠNG ĐÔNG - Lc 2,15-20
CHÚNG TA ĐI TÌM CON CHÚA RA ĐỜI
1. LỜI CHÚA:
“Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hai Nhi này” (Lc 2,16-17).
2. CÂU CHUYỆN:
1) LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA HANG BE-LEM MÙA GIÁNG SINH:
Trong Mùa Giáng Sinh này, chúng ta thường thấy nhiều hang đá tại nhà thờ hay tư gia. Trong hang có Hài Nhi Giê-su đang nằm trong máng cỏ, bên cạnh là Mẹ Ma-ri-a và thánh cả Giu-se quì thờ lạy. Cũng có mấy con bò và lừa đang quì gần bên thở hơi ấm cho Hài Nhi mới sinh. Việc dựng các hang đá như trên đã có từ thế kỷ thế 13. Vào năm 1223, thánh Phan-xi-cô khó khăn, lúc đó đang là bề trên một tu viện bên Ý. Ngài cho dọn một hang đá trong vườn cây ở gần Gờ-réc-xi-ô. Bên trong hang đá, ngài đặt tượng Hài Nhi Giê-su nằm trên máng cỏ, bên cạnh là một con bò và một con lừa. Vào đêm khuya hôm lễ Giáng Sinh, thánh Phan-xi-cô cùng các tu sĩ và dân chúng lân cận kéo nhau đến đứng chung quanh hang đá. Bên cạnh hang có đặt một bàn thờ, và thánh lễ đã được cử hành trang nghiêm. Từ đó, việc trưng bày hang đá tại nhà thờ và tư gia càng ngày càng phổ biến trở thành tập tục chung của cả thế giới.
2) ÔNG GIÀ NO-EN SỨ GIẢ CỦA TÌNH THƯƠNG LUÔN SỐNG MÃI :
Tháng 9 năm 1897, một bé gái 8 tuổi tên là Vir-gi-ni-a đã viết cho một tờ báo Công Giáo Hoa Kỳ để hỏi về ông già No-en. Câu hỏi của cô bé là: Ông già No-en có thật không? Hôm sau, trên mục quan điểm của tờ báo, người ta đọc được câu trả lời của ông chủ nhiệm kiêm chủ bút như sau: "Vir-gi-ni-a yêu dấu của bác. Điều trước tiên bác muốn nói với cháu là: các bạn của cháu thật là sai lầm khi bảo rằng không có ông già No-en. Các bạn của cháu đã bị tiêm nhiễm bởi trào lưu hoài nghi. Họ nghĩ rằng chỉ có thể tin được những gì họ thấy tận mắt. Họ nghĩ rằng không có gì có thể có được nếu trí khôn nhỏ bé của họ không hiểu được… Chỉ có đức tin, chỉ có tình yêu mới có thể vén mở được bức màn bí mật của thế giới của chúng ta.”
Lá thư gửi cho cô bé Vir-gi-ni-a trên đây đưa chúng ta vào trung tâm điểm của ngày Giáng Sinh: Giáng Sinh là lễ của nhi đồng, bởi vì nhân vật chính của ngày lễ là một Em Bé. Một Em Bé cũng như muôn nghìn em bé sinh ra trên cõi đời này. Em Bé đó chính là niềm vui và hy vọng cho tất cả mọi người. Cùng với Em Bé đó, tất cả các em bé đều mang lại niềm vui cho mọi người trong mùa Giáng Sinh. Bầu khí Giáng Sinh là bầu khí của nhi đồng. Từ hoa đèn, âm nhạc cho đến quà cáp, tất cả đều hướng về các em nhi đồng... Người cho đã vui mà người nhận còn vui hơn: chính các em bé là những người đã dạy cho người lớn biết vui với niềm vui ban phát. Bao lâu con người còn có thể mở cửa tâm hồn, bao lâu con người còn có thể mở rộng bàn tay để ban phát, để chia sẻ thì bấy lâu ông già No-en của hy vọng, của quảng đại, của hân hoan vẫn còn sống mãi trong tâm trí của trẻ em và không biết bao nhiêu người sầu khổ.
3) CHÚA GIÁNG TRẦN ĐEM NIỀM VUI VÀ TÌNH THƯƠNG CHO NGƯỜI NGHÈO:
Nhật báo Le Figaro (Pháp) số ra ngày 24/12/1995 đăng lời chứng của Nữ tu Emmanuel như sau:
“Tại một khu ổ chuột ở thủ đô Cairô (Ai Cập), người ta không cử hành lễ Giáng sinh được vì quá nghèo. Tôi đến gặp Đức thượng phụ Sinođa xin Ngài cho một linh mục đến dâng lễ tại đó. Tin vui loan ra, mọi người đều hăng hái quét dọn, vài miếng vải sáng màu được giăng lên, không có đèn điện, chỉ một vài cây nến sáng. Đêm khuya, tiếng hát mừng Chúa giáng sinh đã vang lên, mọi vật trong khu ổ chuột đều thức giấc: Lũ lừa kêu be be, gà thì gáy o o, mấy chú chó sủa lên inh ỏi… Thật là một bản nhạc giao hưởng mừng Chúa Giáng Sinh vô cùng độc đáo. Vị linh mục hôm ấy đã không giảng nhiều, Ngài chỉ vắn tắt vài lời: “Nếu Chúa Giáng trần một lần nữa, chắc chắn Người sẽ sinh ra tại nơi đây để trao ban tình thương cho anh chị em, chia sẻ nỗi đau buồn nghèo đói và đồng hành với anh chị em trong khu ổ chuột này”. Lễ xong, tôi phát cho mỗi người một quả quýt và một chiếc bánh No-en nhỏ. Mọi người chúc mừng nhau rồi ra về trong niềm vui hân hoan.”
Niềm vui giáng sinh đâu có nhất thiết đòi phải có bữa tiệc linh đình trong cảnh huy hoàng giàu sang, nhưng chủ yếu đến từ những tấm lòng đơn sơ nghèo hèn, chứa đầy tình Chúa tình người.
3. SUY NIỆM:
1) GIÁNG SINH LÀ MẦU NHIỆM “THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA”:
Vì yêu thương nhân loại và muốn ban ơn cứu độ cho loài người chúng ta mà Con Thiên Chúa đã từ trời cao xuống nhập thể làm người. Người sinh ra trong cảnh nghèo hèn tại Be-lem, sống ba mươi năm ản dật tại Na-da-rét trong thân phận một người lao động vất vả trước khi đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Người đã trở thành EM-MA-NU-EN nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Quả thật: “Con Thiên Chúa đã trở nên loài người, để làm cho con loài người trở nên Con Thiên Chúa”.
2) TỪ NHẬP THỂ VÀ GIÁNG SINH ĐẾN TỬ NẠN VÀ PHỤC SINH:
Giáng Sinh là cách Thiên Chúa bày tỏ tình thương lớn lao của Ngài đối với nhân loại chúng ta. Thiên Chúa đã sai Con Một xuống thế làm người, trở nên giống như chúng ta mọi đàng, ngoại trừ không có tội. Chúa Giê-su đã yêu thương nhân loại đến cùng, và biểu lộ tình yêu của Người bằng việc đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời, làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế, lựa chọn và huấn luyện các tông đồ, lập các Bí Tích và cuối cùng chấp nhận đi con đường “Qua đau khổ vào vinh quang” theo thánh ý Chúa Cha, chấp nhận chịu chết nhục nhã trên cây thập giá để đền tội thay cho chúng ta, và sống lại để phục hồi sự sống cho chúng ta. Người đã mở ra con đường lên trời cho loài người chúng ta, là con đường yêu thương, quên mình và hiến thân phục vụ. Người mời gọi chúng ta “bỏ mình, vác thập giá mình hàng ngày mà đi theo Người”. Nếu chúng ta cùng chết với Người, chúng ta sẽ cùng sống lại với Người, và sau này sẽ được về trời hưởng hạnh phúc với Người.
3) PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NHẬN ĐƯỢC ƠN CỨU ĐỘ CỦA CHÚA GIÊ-SU? :
Sau khi được sứ thần loan báo tin vui, các mục đồng đã vội vã lên đường đi Bê-lem để tìm Hài Nhi Cứu Thế. Sau khi gặp Người, họ đã thuật lại những gì mắt thấy tai nghe. Trong những ngày Mùa Giáng Sinh này mỗi người chúng ta phải làm gì để loan báo Tin Mừng Đấng Cứu Thế Giáng Sinh cho các bạn bè và những người chưa nhận biết Chúa: Một sự quan tâm người bên cạnh, một nụ cười làm quen và cái bắt tay thân ái, một lời động viên và một món quà giúp đỡ người bất hạnh…
4. LỜI NGUYỆN:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúa đã ban ơn cứu độ cho trần gian. Nhưng loài người chúng con chỉ đón nhận được ơn cứu độ của Chúa nếu biết thành tâm đi tìm kiếm Chúa. Chúa luôn phát ra tín hiệu để mời gọi và không ngừng chờ mong chúng con đáp trả. Xin cho chúng con biết noi gương các mục đồng: hối hả rủ nhau sang Bê-lem để tìm Hài Nhi Cứu Thế mới sinh mà họ mới được báo tin.
Trong mùa Giáng Sinh này, xin cho chúng con trở thành những ông già No-en đầy lòng nhân ái, luôn sẵn sàng đến với những người bất bạnh để chia sẻ tình thương cho họ. Ước gì niềm vui trong ngày mừng Chúa Giáng Sinh không dừng lại ở những trang trí hình thức bên ngoài, nhưng ở tình người được nhân lên mãi, được nối kết thành vòng tay lớn, xây dựng một thế giới ngày một bình an thịnh vượng và đầy tràn hạnh phúc theo thánh ý Chúa.- AMEN.
THÁNH LỄ RẠNG ĐÔNG - Lc 2,15-20
CHÚNG TA ĐI TÌM CON CHÚA RA ĐỜI
1. LỜI CHÚA:
“Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hai Nhi này” (Lc 2,16-17).
2. CÂU CHUYỆN:
1) LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA HANG BE-LEM MÙA GIÁNG SINH:
Trong Mùa Giáng Sinh này, chúng ta thường thấy nhiều hang đá tại nhà thờ hay tư gia. Trong hang có Hài Nhi Giê-su đang nằm trong máng cỏ, bên cạnh là Mẹ Ma-ri-a và thánh cả Giu-se quì thờ lạy. Cũng có mấy con bò và lừa đang quì gần bên thở hơi ấm cho Hài Nhi mới sinh. Việc dựng các hang đá như trên đã có từ thế kỷ thế 13. Vào năm 1223, thánh Phan-xi-cô khó khăn, lúc đó đang là bề trên một tu viện bên Ý. Ngài cho dọn một hang đá trong vườn cây ở gần Gờ-réc-xi-ô. Bên trong hang đá, ngài đặt tượng Hài Nhi Giê-su nằm trên máng cỏ, bên cạnh là một con bò và một con lừa. Vào đêm khuya hôm lễ Giáng Sinh, thánh Phan-xi-cô cùng các tu sĩ và dân chúng lân cận kéo nhau đến đứng chung quanh hang đá. Bên cạnh hang có đặt một bàn thờ, và thánh lễ đã được cử hành trang nghiêm. Từ đó, việc trưng bày hang đá tại nhà thờ và tư gia càng ngày càng phổ biến trở thành tập tục chung của cả thế giới.
2) ÔNG GIÀ NO-EN SỨ GIẢ CỦA TÌNH THƯƠNG LUÔN SỐNG MÃI :
Tháng 9 năm 1897, một bé gái 8 tuổi tên là Vir-gi-ni-a đã viết cho một tờ báo Công Giáo Hoa Kỳ để hỏi về ông già No-en. Câu hỏi của cô bé là: Ông già No-en có thật không? Hôm sau, trên mục quan điểm của tờ báo, người ta đọc được câu trả lời của ông chủ nhiệm kiêm chủ bút như sau: "Vir-gi-ni-a yêu dấu của bác. Điều trước tiên bác muốn nói với cháu là: các bạn của cháu thật là sai lầm khi bảo rằng không có ông già No-en. Các bạn của cháu đã bị tiêm nhiễm bởi trào lưu hoài nghi. Họ nghĩ rằng chỉ có thể tin được những gì họ thấy tận mắt. Họ nghĩ rằng không có gì có thể có được nếu trí khôn nhỏ bé của họ không hiểu được… Chỉ có đức tin, chỉ có tình yêu mới có thể vén mở được bức màn bí mật của thế giới của chúng ta.”
Lá thư gửi cho cô bé Vir-gi-ni-a trên đây đưa chúng ta vào trung tâm điểm của ngày Giáng Sinh: Giáng Sinh là lễ của nhi đồng, bởi vì nhân vật chính của ngày lễ là một Em Bé. Một Em Bé cũng như muôn nghìn em bé sinh ra trên cõi đời này. Em Bé đó chính là niềm vui và hy vọng cho tất cả mọi người. Cùng với Em Bé đó, tất cả các em bé đều mang lại niềm vui cho mọi người trong mùa Giáng Sinh. Bầu khí Giáng Sinh là bầu khí của nhi đồng. Từ hoa đèn, âm nhạc cho đến quà cáp, tất cả đều hướng về các em nhi đồng... Người cho đã vui mà người nhận còn vui hơn: chính các em bé là những người đã dạy cho người lớn biết vui với niềm vui ban phát. Bao lâu con người còn có thể mở cửa tâm hồn, bao lâu con người còn có thể mở rộng bàn tay để ban phát, để chia sẻ thì bấy lâu ông già No-en của hy vọng, của quảng đại, của hân hoan vẫn còn sống mãi trong tâm trí của trẻ em và không biết bao nhiêu người sầu khổ.
3) CHÚA GIÁNG TRẦN ĐEM NIỀM VUI VÀ TÌNH THƯƠNG CHO NGƯỜI NGHÈO:
Nhật báo Le Figaro (Pháp) số ra ngày 24/12/1995 đăng lời chứng của Nữ tu Emmanuel như sau:
“Tại một khu ổ chuột ở thủ đô Cairô (Ai Cập), người ta không cử hành lễ Giáng sinh được vì quá nghèo. Tôi đến gặp Đức thượng phụ Sinođa xin Ngài cho một linh mục đến dâng lễ tại đó. Tin vui loan ra, mọi người đều hăng hái quét dọn, vài miếng vải sáng màu được giăng lên, không có đèn điện, chỉ một vài cây nến sáng. Đêm khuya, tiếng hát mừng Chúa giáng sinh đã vang lên, mọi vật trong khu ổ chuột đều thức giấc: Lũ lừa kêu be be, gà thì gáy o o, mấy chú chó sủa lên inh ỏi… Thật là một bản nhạc giao hưởng mừng Chúa Giáng Sinh vô cùng độc đáo. Vị linh mục hôm ấy đã không giảng nhiều, Ngài chỉ vắn tắt vài lời: “Nếu Chúa Giáng trần một lần nữa, chắc chắn Người sẽ sinh ra tại nơi đây để trao ban tình thương cho anh chị em, chia sẻ nỗi đau buồn nghèo đói và đồng hành với anh chị em trong khu ổ chuột này”. Lễ xong, tôi phát cho mỗi người một quả quýt và một chiếc bánh No-en nhỏ. Mọi người chúc mừng nhau rồi ra về trong niềm vui hân hoan.”
Niềm vui giáng sinh đâu có nhất thiết đòi phải có bữa tiệc linh đình trong cảnh huy hoàng giàu sang, nhưng chủ yếu đến từ những tấm lòng đơn sơ nghèo hèn, chứa đầy tình Chúa tình người.
3. SUY NIỆM:
1) GIÁNG SINH LÀ MẦU NHIỆM “THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA”:
Vì yêu thương nhân loại và muốn ban ơn cứu độ cho loài người chúng ta mà Con Thiên Chúa đã từ trời cao xuống nhập thể làm người. Người sinh ra trong cảnh nghèo hèn tại Be-lem, sống ba mươi năm ản dật tại Na-da-rét trong thân phận một người lao động vất vả trước khi đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Người đã trở thành EM-MA-NU-EN nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Quả thật: “Con Thiên Chúa đã trở nên loài người, để làm cho con loài người trở nên Con Thiên Chúa”.
2) TỪ NHẬP THỂ VÀ GIÁNG SINH ĐẾN TỬ NẠN VÀ PHỤC SINH:
Giáng Sinh là cách Thiên Chúa bày tỏ tình thương lớn lao của Ngài đối với nhân loại chúng ta. Thiên Chúa đã sai Con Một xuống thế làm người, trở nên giống như chúng ta mọi đàng, ngoại trừ không có tội. Chúa Giê-su đã yêu thương nhân loại đến cùng, và biểu lộ tình yêu của Người bằng việc đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời, làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế, lựa chọn và huấn luyện các tông đồ, lập các Bí Tích và cuối cùng chấp nhận đi con đường “Qua đau khổ vào vinh quang” theo thánh ý Chúa Cha, chấp nhận chịu chết nhục nhã trên cây thập giá để đền tội thay cho chúng ta, và sống lại để phục hồi sự sống cho chúng ta. Người đã mở ra con đường lên trời cho loài người chúng ta, là con đường yêu thương, quên mình và hiến thân phục vụ. Người mời gọi chúng ta “bỏ mình, vác thập giá mình hàng ngày mà đi theo Người”. Nếu chúng ta cùng chết với Người, chúng ta sẽ cùng sống lại với Người, và sau này sẽ được về trời hưởng hạnh phúc với Người.
3) PHẢI LÀM GÌ ĐỂ NHẬN ĐƯỢC ƠN CỨU ĐỘ CỦA CHÚA GIÊ-SU? :
Sau khi được sứ thần loan báo tin vui, các mục đồng đã vội vã lên đường đi Bê-lem để tìm Hài Nhi Cứu Thế. Sau khi gặp Người, họ đã thuật lại những gì mắt thấy tai nghe. Trong những ngày Mùa Giáng Sinh này mỗi người chúng ta phải làm gì để loan báo Tin Mừng Đấng Cứu Thế Giáng Sinh cho các bạn bè và những người chưa nhận biết Chúa: Một sự quan tâm người bên cạnh, một nụ cười làm quen và cái bắt tay thân ái, một lời động viên và một món quà giúp đỡ người bất hạnh…
4. LỜI NGUYỆN:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúa đã ban ơn cứu độ cho trần gian. Nhưng loài người chúng con chỉ đón nhận được ơn cứu độ của Chúa nếu biết thành tâm đi tìm kiếm Chúa. Chúa luôn phát ra tín hiệu để mời gọi và không ngừng chờ mong chúng con đáp trả. Xin cho chúng con biết noi gương các mục đồng: hối hả rủ nhau sang Bê-lem để tìm Hài Nhi Cứu Thế mới sinh mà họ mới được báo tin.
Trong mùa Giáng Sinh này, xin cho chúng con trở thành những ông già No-en đầy lòng nhân ái, luôn sẵn sàng đến với những người bất bạnh để chia sẻ tình thương cho họ. Ước gì niềm vui trong ngày mừng Chúa Giáng Sinh không dừng lại ở những trang trí hình thức bên ngoài, nhưng ở tình người được nhân lên mãi, được nối kết thành vòng tay lớn, xây dựng một thế giới ngày một bình an thịnh vượng và đầy tràn hạnh phúc theo thánh ý Chúa.- AMEN.