Năm 2020, không ai ngờ, biến thành mùa đại dịch. Ngay cả khi mùa lễ hội về lại trên đất Mỹ, đại dịch không thuyên giảm nhưng lại tiếp tục tăng vọt con số người nhiễm Covid-19. Chỉ còn hai ngày nữa thôi, Lễ Tạ Ơn 26/11 lại về. Nước Mỹ cuối tháng 11, trên thang mầu của đại dịch Covid-19, nhiều quận hạt đổi sang mầu tím nghiêm trọng. Quận Santa Clara tiểu bang Cali của tác giả cũng bị đổi màu tím. Vậy là giới nghiêm ban đêm từ 10 giờ tối tới 5 giờ sáng. Thánh lễ di dân ra ngoài trời sáng sáng lạnh buốt! Chính quyền liên bang cũng kêu gọi dân Mỹ năm nay ăn mừng lễ Tạ Ơn trong tinh thần “ở yên một chỗ,” không bay, không đi lại, không ghé thăm nhau. Từ giữa tháng 3 cho tới nay, dân Mỹ gốc-Việt cũng như không-Việt ngần ngại gặp nhau. Đường phố mùa lễ Tạ Ơn do đó vắng vẻ. Thương xá thưa thớt người ra vô. Tất cả cũng chỉ bởi Covid-19! Nhiều người chọn lựa đóng đô trong nhà. Tác giả cũng thế, ẩn mình trong phòng. Ở yên trong nhà theo lời kêu gọi của chính quyền các cấp và cũng bởi sợ, tác giả nhận ra năm nay 2020 người Mỹ ăn mừng lễ hội Tạ Ơn theo phong cách bị định hình bởi Coronavirus.
Năm 2006, khi đó trên vùng đất lạ, một mình một góc trời Úc, lạ lẫm với bầu không khí mùa hè tháng 12 của Nam Bán Cầu, tác giả không ăn Lễ Tạ Ơn, bởi một mình một “gốc” Mỹ. Chưa hết, tác giả lại còn gặp gỡ một kinh nghiệm khó quên về dị biệt văn hóa! Chiều hôm trước ngày Lễ Tạ Ơn 2006, vừa mới họp ban với đồng nghiệp Úc Châu xong, tác giả mở miệng chia sẻ, “Biết chi không… Ngày mai, người Mỹ tụi này mừng Lễ Tạ Ơn/You know what… Tomorrow, we, Americans, celebrate the Thanksgiving…” Nói chưa hết ý, đồng nghiệp Úc Châu chân mày nhăn nhăn, mở miệng nói ngay, “You are confused! The Thanksgiving is only for Americans!” Tác giả thế là tắt đài tựa điện thoại thông minh cạn pin!!! Tối hôm đó, về tới nhà, một mình một bóng trong khi Lễ Tạ Ơn ở xứ người đang quay về, tác giả nhớ Mỹ da diết; nhớ bầu không khí mùa Lễ Hội lành lạnh cuối tháng Mười Một; nhớ đĩa gà tây chiên vàng nhồi thịt heo công thức Việt Nam; nhớ chú gà tây được tha mạng tại tòa nhà Bạch Ốc; và đương nhiên nhớ nhất ý nghiã tuyệt vời của ngày Lễ Tạ Ơn…
Khởi đi từ những ngày đầu tiên khi di dân phương xa đặt chân tới bờ biển phiá đông, bản xứ Da Đỏ hào hoa mở cửa chào đón di dân. Người bản xứ khi đó còn chỉ dẫn khách lạ Tây Phương cách thức trồng trọt trên vùng đất mới. Tạ ơn Ông Trời Bắc Mỹ, năm đó trúng mùa! Thế là người bản xứ và di dân ngồi xuống bên nhau ăn ba ngày (?) bữa tiệc Tạ Ơn (có thể gọi là) đầu tiên (khoảng) cuối năm 1621. Tiệc hôm đó, người di dân dâng cao lời Kinh Tạ Ơn tới Thiên Chúa đã mang chuyến tàu phương xa tới đất mới, tạ ơn Ngài cho tấm lòng hiếu khách của di dân, và tạ ơn Thiên Chúa cho vụ mùa. Dòng thời gian lịch sử trôi qua, người Mỹ quyết định tổ chức Lễ Tạ Ơn vào ngày thứ Năm của tuần thứ tư tháng Mười Một hằng năm. Cứ thế, tới ngày Lễ Tạ Ơn, từ bản xứ Da Đỏ cho tới con cháu của cả hai, di dân rễ mọc sâu và di dân mới tới tinh khôi (như người Việt), đều ngồi xuống bàn ăn tối cho bữa ăn Thanksgiving với lời Kinh Tạ Ơn, “Chúng con dâng lời tạ ơn cho lương thực và những hồng ân nhận được từ bàn tay của Chúa trong một năm vừa qua.”
Bởi tinh thần đặc biệt của ngày Lễ Tạ Ơn, dù là di dân nhập lậu hay di dân hợp pháp, dù là đến từ Á Châu huyền bí xa xôi, hay Phi Châu thủy tổ nhân loại, hay Âu Châu văn hóa tây phương, hay Nam Mỹ hàng xóm sát bên, nếu đã có mặt ở Mỹ vào ngày Lễ Tạ Ơn, mọi người đều có quyền ăn mừng Thanksgiving. Hơn thế nữa, “đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục,” người ăn mừng Lễ Tạ Ơn có bổn phận dâng lời Kinh Tạ Ơn trước khi thò ngón tay bốc, hay cầm đũa mộc gắp, hay nắm xiên sắt nhặt miếng thịt gà tây chiên vàng đưa vào miệng. Dựa vào truyền thống tạ ơn của văn hóa Mỹ, người Việt trên vùng đất mới bởi thế cũng ngồi xuống quây quần bên nhau cho bữa ăn Thanksgiving hằng năm.
Tương tự như di dân của những năm 1621, người Việt, từ phương trời xa xôi của những ngày 1975, ngơ ngác đặt chân lên vùng đất mới. Cũng những bỡ ngỡ với văn hóa lạ và thời tiết mới; cũng được bản xứ hiếu khách giúp đỡ, cũng những nhanh chóng hòa mình vào vòng quay nhanh nhanh của xã hội mới. Tháng ngày trôi qua, người Việt mọc rễ; một nắng hai sương, hạt nẩy mầm, sau cùng vươn vai lớn mạnh. Từ những bàn tay trắng, hốt hoảng bỏ đi ngày nào, hôm nay là thương xá Việt Nam mọc lên tại Little Saigon Quận Cam và Vietnam Town San Jose. Con cái di dân Việt tiếng Việt tiếng Anh, thành công vẻ vang tại học đường và công sở. Di dân Việt Nam trên vùng đất mới có nhà cửa, có việc làm, có tài chánh, có sức khỏe, và trên hết có niềm tin vào mình vào tương lai. Với một vài điểm son vừa nhắc đến ở trên, di dân người Việt trên khắp 50 tiểu bang, vào ngày Lễ Tạ Ơn, đều ngồi xuống, gia đình quây quần xum họp dâng lên Thiên Chúa – hay Ông Trời nếu theo đạo Ông Bà – lời Kinh Tạ Ơn trong bối cảnh của người Việt.
Để có được một đời sống mới tinh khôi trên vùng đất mới, di dân Việt không thể quên lời Kinh Tạ Ơn “cho những con thuyền gỗ, những con đường bộ, những chuyến bay đã mang gia đình tới đất mới trời mới.”
Với niềm tin vào tương lai, người Việt di dân cũng dâng lời Kinh Tạ Ơn “cho những đứa con, mới ngày nào còn nhỏ xíu, nay vươn vai đứng dậy hóa ra thanh niên râu mọc lưa thưa trên mép, và thiếu nữ giờ này tóc dài đen nhánh xỏa ngang vai;” mặc cho những đứa con này, nhiều tên bắt đầu xuất hiện với những nét…rất chướng!
Mọc rễ từ nền văn hóa Việt, người Việt cũng dâng lời Kinh Tạ Ơn “cho nước mắm, mắm tôm, mắm ruốc bay thơm lừng nguyên cả một khu phố có người Hoa Kỳ gốc Việt quây quần xum họp; tạ ơn cho Bún Bò Huế, Bún Vịt Sáo Măng, Bún Mọc, Cháo Gà, Cháo Vịt, Cháo Lòng Heo và Phở; tạ ơn cho Bánh Cuốn, Bánh Bèo, Bánh Đúc, Bánh Phồng Tôm.”
Đặc biệt nhất, Lễ Tạ Ơn năm nay cũng là ngày người Mỹ gốc Việt, hòa cùng những người Mỹ khác, dâng lời Kinh Tạ Ơn tới Thiên Chúa, bởi Ngài đã gìn giữ cá nhân mình sống sót trong mùa đại dịch đang tàn phá thế giới hầu như trên mọi phương diện. Bởi còn sống sót, cá nhân mới còn cơ hội để ngồi bên người thân để ăn một bữa ăn Tạ Ơn năm 2020. Lời kinh tạ ơn sống sót trong mùa đại dịch là một điểm nhấn đặc biệt nhất trong ngày Lễ Tạ Ơn của mùa đại dịch Covid-19.
Nguyện cầu Thiên Chúa ghé mắt thương xót và dẫn dắt chúng ta vượt qua trận đại dịch, để một lần nữa người Mỹ gốc Việt lại hẹn gặp nhau vào ngày Lễ Tạ Ơn sang năm, năm 2021. Hy vọng nhiều, ngày rồi sẽ tới. Khi đó, chúng ta lại Tạ Ơn Thiên Chúa!
Năm 2006, khi đó trên vùng đất lạ, một mình một góc trời Úc, lạ lẫm với bầu không khí mùa hè tháng 12 của Nam Bán Cầu, tác giả không ăn Lễ Tạ Ơn, bởi một mình một “gốc” Mỹ. Chưa hết, tác giả lại còn gặp gỡ một kinh nghiệm khó quên về dị biệt văn hóa! Chiều hôm trước ngày Lễ Tạ Ơn 2006, vừa mới họp ban với đồng nghiệp Úc Châu xong, tác giả mở miệng chia sẻ, “Biết chi không… Ngày mai, người Mỹ tụi này mừng Lễ Tạ Ơn/You know what… Tomorrow, we, Americans, celebrate the Thanksgiving…” Nói chưa hết ý, đồng nghiệp Úc Châu chân mày nhăn nhăn, mở miệng nói ngay, “You are confused! The Thanksgiving is only for Americans!” Tác giả thế là tắt đài tựa điện thoại thông minh cạn pin!!! Tối hôm đó, về tới nhà, một mình một bóng trong khi Lễ Tạ Ơn ở xứ người đang quay về, tác giả nhớ Mỹ da diết; nhớ bầu không khí mùa Lễ Hội lành lạnh cuối tháng Mười Một; nhớ đĩa gà tây chiên vàng nhồi thịt heo công thức Việt Nam; nhớ chú gà tây được tha mạng tại tòa nhà Bạch Ốc; và đương nhiên nhớ nhất ý nghiã tuyệt vời của ngày Lễ Tạ Ơn…
Khởi đi từ những ngày đầu tiên khi di dân phương xa đặt chân tới bờ biển phiá đông, bản xứ Da Đỏ hào hoa mở cửa chào đón di dân. Người bản xứ khi đó còn chỉ dẫn khách lạ Tây Phương cách thức trồng trọt trên vùng đất mới. Tạ ơn Ông Trời Bắc Mỹ, năm đó trúng mùa! Thế là người bản xứ và di dân ngồi xuống bên nhau ăn ba ngày (?) bữa tiệc Tạ Ơn (có thể gọi là) đầu tiên (khoảng) cuối năm 1621. Tiệc hôm đó, người di dân dâng cao lời Kinh Tạ Ơn tới Thiên Chúa đã mang chuyến tàu phương xa tới đất mới, tạ ơn Ngài cho tấm lòng hiếu khách của di dân, và tạ ơn Thiên Chúa cho vụ mùa. Dòng thời gian lịch sử trôi qua, người Mỹ quyết định tổ chức Lễ Tạ Ơn vào ngày thứ Năm của tuần thứ tư tháng Mười Một hằng năm. Cứ thế, tới ngày Lễ Tạ Ơn, từ bản xứ Da Đỏ cho tới con cháu của cả hai, di dân rễ mọc sâu và di dân mới tới tinh khôi (như người Việt), đều ngồi xuống bàn ăn tối cho bữa ăn Thanksgiving với lời Kinh Tạ Ơn, “Chúng con dâng lời tạ ơn cho lương thực và những hồng ân nhận được từ bàn tay của Chúa trong một năm vừa qua.”
Bởi tinh thần đặc biệt của ngày Lễ Tạ Ơn, dù là di dân nhập lậu hay di dân hợp pháp, dù là đến từ Á Châu huyền bí xa xôi, hay Phi Châu thủy tổ nhân loại, hay Âu Châu văn hóa tây phương, hay Nam Mỹ hàng xóm sát bên, nếu đã có mặt ở Mỹ vào ngày Lễ Tạ Ơn, mọi người đều có quyền ăn mừng Thanksgiving. Hơn thế nữa, “đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục,” người ăn mừng Lễ Tạ Ơn có bổn phận dâng lời Kinh Tạ Ơn trước khi thò ngón tay bốc, hay cầm đũa mộc gắp, hay nắm xiên sắt nhặt miếng thịt gà tây chiên vàng đưa vào miệng. Dựa vào truyền thống tạ ơn của văn hóa Mỹ, người Việt trên vùng đất mới bởi thế cũng ngồi xuống quây quần bên nhau cho bữa ăn Thanksgiving hằng năm.
Tương tự như di dân của những năm 1621, người Việt, từ phương trời xa xôi của những ngày 1975, ngơ ngác đặt chân lên vùng đất mới. Cũng những bỡ ngỡ với văn hóa lạ và thời tiết mới; cũng được bản xứ hiếu khách giúp đỡ, cũng những nhanh chóng hòa mình vào vòng quay nhanh nhanh của xã hội mới. Tháng ngày trôi qua, người Việt mọc rễ; một nắng hai sương, hạt nẩy mầm, sau cùng vươn vai lớn mạnh. Từ những bàn tay trắng, hốt hoảng bỏ đi ngày nào, hôm nay là thương xá Việt Nam mọc lên tại Little Saigon Quận Cam và Vietnam Town San Jose. Con cái di dân Việt tiếng Việt tiếng Anh, thành công vẻ vang tại học đường và công sở. Di dân Việt Nam trên vùng đất mới có nhà cửa, có việc làm, có tài chánh, có sức khỏe, và trên hết có niềm tin vào mình vào tương lai. Với một vài điểm son vừa nhắc đến ở trên, di dân người Việt trên khắp 50 tiểu bang, vào ngày Lễ Tạ Ơn, đều ngồi xuống, gia đình quây quần xum họp dâng lên Thiên Chúa – hay Ông Trời nếu theo đạo Ông Bà – lời Kinh Tạ Ơn trong bối cảnh của người Việt.
Để có được một đời sống mới tinh khôi trên vùng đất mới, di dân Việt không thể quên lời Kinh Tạ Ơn “cho những con thuyền gỗ, những con đường bộ, những chuyến bay đã mang gia đình tới đất mới trời mới.”
Với niềm tin vào tương lai, người Việt di dân cũng dâng lời Kinh Tạ Ơn “cho những đứa con, mới ngày nào còn nhỏ xíu, nay vươn vai đứng dậy hóa ra thanh niên râu mọc lưa thưa trên mép, và thiếu nữ giờ này tóc dài đen nhánh xỏa ngang vai;” mặc cho những đứa con này, nhiều tên bắt đầu xuất hiện với những nét…rất chướng!
Mọc rễ từ nền văn hóa Việt, người Việt cũng dâng lời Kinh Tạ Ơn “cho nước mắm, mắm tôm, mắm ruốc bay thơm lừng nguyên cả một khu phố có người Hoa Kỳ gốc Việt quây quần xum họp; tạ ơn cho Bún Bò Huế, Bún Vịt Sáo Măng, Bún Mọc, Cháo Gà, Cháo Vịt, Cháo Lòng Heo và Phở; tạ ơn cho Bánh Cuốn, Bánh Bèo, Bánh Đúc, Bánh Phồng Tôm.”
Đặc biệt nhất, Lễ Tạ Ơn năm nay cũng là ngày người Mỹ gốc Việt, hòa cùng những người Mỹ khác, dâng lời Kinh Tạ Ơn tới Thiên Chúa, bởi Ngài đã gìn giữ cá nhân mình sống sót trong mùa đại dịch đang tàn phá thế giới hầu như trên mọi phương diện. Bởi còn sống sót, cá nhân mới còn cơ hội để ngồi bên người thân để ăn một bữa ăn Tạ Ơn năm 2020. Lời kinh tạ ơn sống sót trong mùa đại dịch là một điểm nhấn đặc biệt nhất trong ngày Lễ Tạ Ơn của mùa đại dịch Covid-19.
Nguyện cầu Thiên Chúa ghé mắt thương xót và dẫn dắt chúng ta vượt qua trận đại dịch, để một lần nữa người Mỹ gốc Việt lại hẹn gặp nhau vào ngày Lễ Tạ Ơn sang năm, năm 2021. Hy vọng nhiều, ngày rồi sẽ tới. Khi đó, chúng ta lại Tạ Ơn Thiên Chúa!