Các Thiên thần Vô danh “Angels Unawares” tới Hoa kỳ: một lời kêu gọi tái duyệt lại chương trình di dân qua lăng kính Kitô giáo
Một bản sao tác phẩm điêu khắc của nghệ nhân Timothy Schmalz về người di cư qua nhiều thập kỷ qua, hiện đang được trưng bày tại Trường Đại học Kỹ thuật Boston, trước khi tác phẩm được chu du vòng quanh Hoa Kỳ.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
140 người nam nữ và trẻ em đứng trên một chiếc thuyền, tượng trưng cho các đợt di dân khác nhau trong lịch sử, thuộc mọi tôn giáo, đến từ nhiều quốc gia khác nhau, được một nghệ nhân người Canada tên là Timothy Schmalz điêu khắc, để nhắc nhở cho chúng ta về một thực tại của đông đảo anh chị em chúng ta đang phải di cư tị nạn!...
Vào thời điểm mà nhiều thuyền bè, xuồng phao cao su, cũng như những cỗ thuyền cũ kỹ không an toàn cho các cuộc hải trình, đã dẫn tới vô số cái chết bi thương trên biển cả, những chiếc thuyền mong manh ấy nổi trôi mong tới được đất nước Hoa Kỳ, đang đánh thức tâm lòng hiếu khách và đồng cảm của chúng ta, đặc biệt những người theo Chúa Kitô...
Tác phẩm điêu khắc mang tên “Những thiên thần vô danh” đã được sao lại chính xác để triển lãm tại Quảng trường Thánh Phêrô vào tháng 9 năm 2019 để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 105 Ngày Thế giới về Người Di cư và Tị nạn.
Tháng 11 này, tác phẩm nghệ thuật ấy được mặc lấy chủ đề được rút từ lá thư Do Thái 13:2 “Đừng lơ là mở lòng hiếu khách với khách ngoại kiều, vì họ là những thiên thần vô danh”, như trong tác phẩm đang được trưng bày trong khuôn viên của Trường Đại học Kỹ thuật Boston.
Như Cha James Keenan, Dòng Tên, một nhà thần học luân lý, một chuyên viên về sinh học, một nhà văn và là giáo sư thần học của trường Canisius trực thuộc Đại học Kỹ thuật Boston cho Đài phát thanh Vatican hay cuộc triển lãm đang được đón nhận với một sự chào đón nồng nhiệt.
Cha nói, tác phẩm mời gọi mọi người hãy dừng lại một khoảng khắc: “Bạn thấy du khách đi vòng quanh và chụp hình, cố gắng xác định những hình thái những người khác nhau. 140 nhân vật mang nhiều diện mạo khác nhau: Gia đình Thánh Gia, Giáo sĩ, nô lệ… tạo cho du khách cái cảm giác rất thực về những người đang di cư, và như một tác phẩm nghệ thuật, nó nhận được sự đón nhận nồng nhiệt.”
Cha Keenan cũng cho hay tác phẩm đã tạo ra được sự quan tâm và đánh giá rất cao như là một tuyệt tác nghệ thuật của Timothy Schmalz.
Chương trình các cuộc triển lãm nhằm tới các vấn đề tị nạn di cư
Cha Keenan cho biết sự trưng bày tác phẩm điêu khắc này tại khuôn viên của Trường Cao đẳng Boston đi đôi với chương trình giảng dạy và các sự kiện trong tháng 11 này về các chủ đề liên quan đến vấn đề nhập cư.
“Đây là một bức tượng điêu khác nặng 3,6 tấn với đôi cánh của thiên thần cao 8 mét và có 140 khuôn mặt hiện diện trên thuyền,” cha lưu ý, vì vậy trông nó rất cao lớn và hấp dẫn, và cốt lõi là “nó hỗ trợ và quảng bá cho chương trình của chúng tôi rất nhiều.”
Trong số các diễn giả trong cuộc triển lãm tại Đại học Boston này có sự góp mặt của Đức Hồng Y Michael Czerny, Chủ tịch của Thánh bộ về Người di cư và Tị nạn của Tòa thánh Vatican chủ sự các nghi thức tôn giáo, và quảng diễn về chủ đề di cư tị nan…
Cha Keenan tiếp tục liệt kê các thành viên khác của Thánh bộ và một loạt các sự kiện bao gồm các nghi thức cầu nguyện, hội thảo, trình diễn… tất cả nhằm mục đích mở rộng các cuộc thảo luận và quảng diễn về các chủ đề liên quan đến các vấn đề nhập cư, tị nạn, người di cư và các chương trình hoạt động.
Lễ tạ ơn
Nên biết rằng tháng 11 cũng là tháng mà Lễ Tạ ơn được tổ chức tại Hoa Kỳ, cha Keenan cho hay "Những người tổ chức đã kết hợp tâm tình tạ ơn và khấn nguyện các ơn lành," và các thiên thần vô danh (Angels Unawares) "như là một lời mời gọi rõ ràng là Đại học thừa nhận và ủng hộ việc nhập cư”.
Một điểm lưu ý rằng hai trong số những mô hình trên chiếc thuyền, đại diện cho cha mẹ của Đức Hồng Y Michael Czerny - những người di cư từ Tiệp Khắc - Cha Keenan cho biết khi bức tượng điêu khắc “Các thiên thần vô danh” (Angels Unawares) đến Boston, cha đã viết thư cho Đức Hồng Y biết. Đức Hồng Y trả lời “Tốt, bố mẹ tôi cũng ở trên đó…!”
Tháng tạ ơn
Cha Keenan nói: “ Đây chắc chắn là một cách tạ ơn dẫn chúng ta đến với đức tin,” cha cho hay trong suốt tháng này Đại học đã lên các chương trình mừng lễ Tạ ơn và sự đa dạng phong phú của đất nước. Như chương trình mang tên “Bữa tiệc thân thiện” “Agape Latte” mà Cha Quang Trần SJ, chia sẻ câu chuyện đức tin, gia đình và lòng biết ơn mà ngài có trong chuyến thăm gia đình của cha tại Việt Nam.
Hơn thế nữa, cha cho hay hàng tuần vào mỗi tối thứ Tư, Đại học có Thánh lễ Thắp sáng, trong đó “mọi người được mời gọi nhớ lại cái kỷ niệm của việc nhập cư của chính mình hay của gia tộc mình”.
“Tôi hy vọng, trong ánh sáng của cuộc bầu cử, sẽ là một cơ hội để nhìn lại chương trình di dân nhập cư trong nhãn quan Kitô giáo hơn, sau đó hy vọng sẽ có một diễn đàn chung về di dân của đất nước chúng ta trong vài năm qua! Nhất là năm 2020, một năm đầy khó khăn, mà tháng 11 trở thành trở thành một mốc điểm, một tháng tốt lành.”
Cuộc chu du khắp đất nước
Cha Keenan cho biết Bức tượng “các thiên thần vô danh” Angels Unawares sẽ chu du khắp Hoa kỳ trong vòng một năm: “Cuối cùng tượng đài sẽ trở về và được đặt cố định tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ.”
Hành trình của bước tượng này, cha Keenan nói thêm, sẽ được triển lãm tại các Đại học Notre Dame, Đại học Công Giáo ở San Antonio, ở Washington và xen kẽ tại các điểm dừng chân khác.
Cha Keenan kết luận một tác phẩm khác của Timothy Schmalz, được lưu giữ tại Cộng đồng Thánh Egidio ở Rome dưới tựa đề “Chúa Giêsu Vô gia cư”, “diễn tả Chúa Giêsu đang nằm ngủ trên băng ghế, và du khách có thể thấy rõ những vết thương trên đôi chân thương tích của Chúa”.
Rõ ràng, cha nói “Các tác phẩm của lòng thương xót mà điêu khắc gia Schmaltz đã hình thành, được Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo hội rất trân quý, và thật tuyệt vời khi thấy các tác phẩm của ông đang triển khai và có những mối giây liên hệ sâu xa với triều đại Giáo hoàng của đức Phanxicô.”
Một bản sao tác phẩm điêu khắc của nghệ nhân Timothy Schmalz về người di cư qua nhiều thập kỷ qua, hiện đang được trưng bày tại Trường Đại học Kỹ thuật Boston, trước khi tác phẩm được chu du vòng quanh Hoa Kỳ.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
140 người nam nữ và trẻ em đứng trên một chiếc thuyền, tượng trưng cho các đợt di dân khác nhau trong lịch sử, thuộc mọi tôn giáo, đến từ nhiều quốc gia khác nhau, được một nghệ nhân người Canada tên là Timothy Schmalz điêu khắc, để nhắc nhở cho chúng ta về một thực tại của đông đảo anh chị em chúng ta đang phải di cư tị nạn!...
Vào thời điểm mà nhiều thuyền bè, xuồng phao cao su, cũng như những cỗ thuyền cũ kỹ không an toàn cho các cuộc hải trình, đã dẫn tới vô số cái chết bi thương trên biển cả, những chiếc thuyền mong manh ấy nổi trôi mong tới được đất nước Hoa Kỳ, đang đánh thức tâm lòng hiếu khách và đồng cảm của chúng ta, đặc biệt những người theo Chúa Kitô...
Tác phẩm điêu khắc mang tên “Những thiên thần vô danh” đã được sao lại chính xác để triển lãm tại Quảng trường Thánh Phêrô vào tháng 9 năm 2019 để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 105 Ngày Thế giới về Người Di cư và Tị nạn.
Tháng 11 này, tác phẩm nghệ thuật ấy được mặc lấy chủ đề được rút từ lá thư Do Thái 13:2 “Đừng lơ là mở lòng hiếu khách với khách ngoại kiều, vì họ là những thiên thần vô danh”, như trong tác phẩm đang được trưng bày trong khuôn viên của Trường Đại học Kỹ thuật Boston.
Như Cha James Keenan, Dòng Tên, một nhà thần học luân lý, một chuyên viên về sinh học, một nhà văn và là giáo sư thần học của trường Canisius trực thuộc Đại học Kỹ thuật Boston cho Đài phát thanh Vatican hay cuộc triển lãm đang được đón nhận với một sự chào đón nồng nhiệt.
Cha nói, tác phẩm mời gọi mọi người hãy dừng lại một khoảng khắc: “Bạn thấy du khách đi vòng quanh và chụp hình, cố gắng xác định những hình thái những người khác nhau. 140 nhân vật mang nhiều diện mạo khác nhau: Gia đình Thánh Gia, Giáo sĩ, nô lệ… tạo cho du khách cái cảm giác rất thực về những người đang di cư, và như một tác phẩm nghệ thuật, nó nhận được sự đón nhận nồng nhiệt.”
Cha Keenan cũng cho hay tác phẩm đã tạo ra được sự quan tâm và đánh giá rất cao như là một tuyệt tác nghệ thuật của Timothy Schmalz.
Chương trình các cuộc triển lãm nhằm tới các vấn đề tị nạn di cư
Cha Keenan cho biết sự trưng bày tác phẩm điêu khắc này tại khuôn viên của Trường Cao đẳng Boston đi đôi với chương trình giảng dạy và các sự kiện trong tháng 11 này về các chủ đề liên quan đến vấn đề nhập cư.
“Đây là một bức tượng điêu khác nặng 3,6 tấn với đôi cánh của thiên thần cao 8 mét và có 140 khuôn mặt hiện diện trên thuyền,” cha lưu ý, vì vậy trông nó rất cao lớn và hấp dẫn, và cốt lõi là “nó hỗ trợ và quảng bá cho chương trình của chúng tôi rất nhiều.”
Trong số các diễn giả trong cuộc triển lãm tại Đại học Boston này có sự góp mặt của Đức Hồng Y Michael Czerny, Chủ tịch của Thánh bộ về Người di cư và Tị nạn của Tòa thánh Vatican chủ sự các nghi thức tôn giáo, và quảng diễn về chủ đề di cư tị nan…
Cha Keenan tiếp tục liệt kê các thành viên khác của Thánh bộ và một loạt các sự kiện bao gồm các nghi thức cầu nguyện, hội thảo, trình diễn… tất cả nhằm mục đích mở rộng các cuộc thảo luận và quảng diễn về các chủ đề liên quan đến các vấn đề nhập cư, tị nạn, người di cư và các chương trình hoạt động.
Lễ tạ ơn
Nên biết rằng tháng 11 cũng là tháng mà Lễ Tạ ơn được tổ chức tại Hoa Kỳ, cha Keenan cho hay "Những người tổ chức đã kết hợp tâm tình tạ ơn và khấn nguyện các ơn lành," và các thiên thần vô danh (Angels Unawares) "như là một lời mời gọi rõ ràng là Đại học thừa nhận và ủng hộ việc nhập cư”.
Một điểm lưu ý rằng hai trong số những mô hình trên chiếc thuyền, đại diện cho cha mẹ của Đức Hồng Y Michael Czerny - những người di cư từ Tiệp Khắc - Cha Keenan cho biết khi bức tượng điêu khắc “Các thiên thần vô danh” (Angels Unawares) đến Boston, cha đã viết thư cho Đức Hồng Y biết. Đức Hồng Y trả lời “Tốt, bố mẹ tôi cũng ở trên đó…!”
Tháng tạ ơn
Cha Keenan nói: “ Đây chắc chắn là một cách tạ ơn dẫn chúng ta đến với đức tin,” cha cho hay trong suốt tháng này Đại học đã lên các chương trình mừng lễ Tạ ơn và sự đa dạng phong phú của đất nước. Như chương trình mang tên “Bữa tiệc thân thiện” “Agape Latte” mà Cha Quang Trần SJ, chia sẻ câu chuyện đức tin, gia đình và lòng biết ơn mà ngài có trong chuyến thăm gia đình của cha tại Việt Nam.
Hơn thế nữa, cha cho hay hàng tuần vào mỗi tối thứ Tư, Đại học có Thánh lễ Thắp sáng, trong đó “mọi người được mời gọi nhớ lại cái kỷ niệm của việc nhập cư của chính mình hay của gia tộc mình”.
“Tôi hy vọng, trong ánh sáng của cuộc bầu cử, sẽ là một cơ hội để nhìn lại chương trình di dân nhập cư trong nhãn quan Kitô giáo hơn, sau đó hy vọng sẽ có một diễn đàn chung về di dân của đất nước chúng ta trong vài năm qua! Nhất là năm 2020, một năm đầy khó khăn, mà tháng 11 trở thành trở thành một mốc điểm, một tháng tốt lành.”
Cuộc chu du khắp đất nước
Cha Keenan cho biết Bức tượng “các thiên thần vô danh” Angels Unawares sẽ chu du khắp Hoa kỳ trong vòng một năm: “Cuối cùng tượng đài sẽ trở về và được đặt cố định tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ.”
Hành trình của bước tượng này, cha Keenan nói thêm, sẽ được triển lãm tại các Đại học Notre Dame, Đại học Công Giáo ở San Antonio, ở Washington và xen kẽ tại các điểm dừng chân khác.
Cha Keenan kết luận một tác phẩm khác của Timothy Schmalz, được lưu giữ tại Cộng đồng Thánh Egidio ở Rome dưới tựa đề “Chúa Giêsu Vô gia cư”, “diễn tả Chúa Giêsu đang nằm ngủ trên băng ghế, và du khách có thể thấy rõ những vết thương trên đôi chân thương tích của Chúa”.
Rõ ràng, cha nói “Các tác phẩm của lòng thương xót mà điêu khắc gia Schmaltz đã hình thành, được Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo hội rất trân quý, và thật tuyệt vời khi thấy các tác phẩm của ông đang triển khai và có những mối giây liên hệ sâu xa với triều đại Giáo hoàng của đức Phanxicô.”