Trước đây ngày lễ nhậm chức của vị giáo hoàng được gọi là lễ đăng quang (coronation: nghĩa đen là lễ đội vương miện cho nhà vua), nhưng từ thời ĐGH Gioan Phaolô I thì được gọi là lễ nhậm chức (investiture: nghĩa đen là lễ mặc phẩm phục). Thực ra, ngay khi chấp nhận kết quả bầu cử, ngài đã lập tức trở thành giáo hoàng. Nghi lễ nhậm chức chỉ là dịp để ngài long trọng khai mạc sứ vụ tông đồ của mình.
Trong nghi lễ đăng quang giáo hoàng thời xưa, vị tân giáo hoàng đội mão ba tầng (tiara; có khi được gọi là triregnum hoặc triregno, ám chỉ ba vương miện chồng lên nhau). Vị giáo hoàng cuối cùng đội mão ba tầng là ĐTC Phaolô VI (1963-1978). Nhưng sau lễ đăng quang, ngài đã tặng mão này cho vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm ở thủ đô Hoa Kỳ. Mão ba tầng không được dùng trong phụng vụ, mà chỉ dùng trong dịp lễ đăng quang hoặc trong những cuộc rước kiệu trọng thể. Ba tầng của mão này có nhiều ý nghĩa tùy người giải thích: ba chức vụ tư tế, ngôn sứ, vương đế; hoặc ba quyền tối thượng của vị giáo hoàng trong vai trò mục tử, lập pháp và nguyên thủ; hoặc ba vai trò lập pháp, quan tòa và thầy dậy, v.v.
Cũng trong nghi lễ đăng quang thời xưa, vị tân giáo hoàng ngồi trên một ngai di động, gọi theo tiếng Ý là sedia gestatoria, nghĩa đen là “ghế cho người khiêng đi.” Ghế này, do 12 người khiêng, cũng xuất hiện ở những dịp rước trọng thể khác. Thoạt tiên, ĐTC Gioan Phaolô I không muốn dùng ngai này, nhưng các nhân viên Tòa Thánh đã thuyết phục ngài ngồi trên ngai di động để đám đông có thể nhìn thấy ngài dễ dàng hơn. Đến thời ĐGH Gioan Phaolô II thì không còn dùng ngai tòa này nữa. Thay vào đó là chiếc xe gọi là “popemobile” để ngài đi chào dân chúng. Trong những năm cuối đời, khi ngài không còn tự đi lại được, ĐTC đứng trên bục di động hoặc ngồi trên ghế được đặt trên bục có bánh xe để người ta đẩy đi.
Khi đội mão ba tầng và ngồi trên ngai sedia gestatoria trong vinh quang tột đỉnh, vị tân giáo hoàng được nhắc nhở về sự phù hoa của cuộc đời qua một nghi thức độc đáo: vị chưởng nghi đốt ba mớ sợi gai trước mặt vị tân giáo hoàng, đang ngồi trên ngai tòa, và nói: “Tâu Đức Thánh Cha, vinh quang của thế gian này cũng trôi qua như thế” (Sancte Pater sic transit gloria mundi).
Trong ngày lễ nhậm chức giáo hoàng, phần quan trọng nhất là lúc vị hồng y phó tế quàng dây pallium vào cổ vị tân giáo hoàng. Pallium là một biểu hiệu của quyền giám mục Roma, và cũng được đức giáo hoàng trao ban cho các vị tổng giám mục để diễn tả sự liên đới của các tổng giám mục với vị giáo hoàng. Dây pallium có hình dạng như một vòng tròn với hai dải thòng xuống phía ngực và lưng, được làm bằng lông cừu, có năm thánh giá màu đen tượng trưng cho vết thương trên thân thể Chúa Giêsu và ba cây đinh. Tại nghi lễ nhậm chức của ĐTC Bênêđictô XVI, ngài dùng một loại pallium theo kiểu cổ hơn, có từ hơn một ngàn năm trước, với năm hình thánh giá mầu đỏ thay vì mầu đen, và phần dây thòng xuống ở bên cạnh phía tay trái thay vì ở giữa ngực.
Ngoài ra ngài cũng nhận chiếc nhẫn ngư phủ, trên đó có khắc hình Thánh Phêrô đang đánh cá trên một chiếc tầu và danh hiệu của vị giáo hoàng bằng tiếng La-tinh. Thời xưa, nhẫn này được dùng như một con dấu để đóng trên các văn kiện hoặc để niêm các văn thư. Nhẫn ngư phủ của ĐTC Bênêđictô XVI cũng theo một mẫu cổ điển hơn.
Dù nghi lễ nhậm chức giáo hoàng thời nay trở nên đơn giản rất nhiều, đức giáo hoàng vẫn là vị lãnh đạo tối cao của Hội Thánh, có toàn quyền bổ nhiệm hoặc giải nhiệm các giám mục, thiết lập các giáo phận, thay đổi luật lệ trong Giáo Hội, triệu tập công đồng hoặc thượng hội đồng giám mục, phong chân phước và phong thánh, tuyên bố các tín điều, v.v. Những quyền này chỉ thuộc về đức giáo hoàng, không được ủy thác cho ai khác. Trong Giáo Hội cũng không có “phó giáo hoàng” để thay đức giáo hoàng làm một số việc tương tự như các giám mục phó hoặc giám mục phụ tá có thể thay mặt giám mục chính tòa trong một số trách nhiệm.
Ngoài ra vị giáo hoàng còn có nhiều tước hiệu hoặc chức vụ khác. Sau đây là những vai trò của ngài, ngay khi được bầu làm giáo hoàng:
Thông thường thì một giám mục chỉ cai quản một giáo phận, tuy rằng ngài có thể điều hành một giáo phận khác với tư cách giám quản. Còn vị giám mục Roma thì liệu có thể cai quản thêm một giáo phận khác? Trong lịch sử Giáo Hội có một trường hợp hy hữu là ĐGH Bênêđictô XIII (1724-1730), thuộc dòng Đa-minh. Khi được chọn làm giáo hoàng, ngài vẫn tiếp tục cai quản giáo phận của mình cũng như giáo phận Roma.
Một vị giáo hoàng, tuy là giám mục Roma, nhưng trên lý thuyết có thể cư ngụ ngoài thành Roma. Điều này đã xảy ra từ năm 1309 đến 1376, khi các vị giáo hoàng cư ngụ ở Avignon, thời gian bị coi là “lưu đầy bên Babylon” vì những xung đột và bạo loạn ở Roma. Cuối cùng, với sự thuyết phục của bà thánh Catarina thành Siena, ĐGH Grêgôriô XI đã quay trở về Roma năm 1376.
Hiển nhiên đức giáo hoàng có quá nhiều trách nhiệm đối với Giáo Hội toàn cầu và cả thế giới cho nên cần phải có các vị phụ tá để chu toàn phận sự giám mục đối với giáo phận Roma. Hiện tại Roma có những vị giám mục phụ tá sau đây: Vincenzo Apicella, Armando Brambilla, Enzo Dieci, Salvatore Fisichella, Ernesto Mandara, Luigi Moretti, Camillo Ruini (hồng y), Paolo Schiavon, và một vị đã về hưu. Trong những vị này thì Hồng Y Camillo Ruini là nhân vật quan trọng nhất vì là tổng đại diện của Giáo Phận Roma, kiêm luôn chức vụ chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia. Theo truyền thống thì vị tổng đại diện này là người chính thức loan tin cho Giáo Hội khi giám mục Roma (giáo hoàng) qua đời.
Là mục tử của giáo hội địa phương, vị giám mục có trách nhiệm đến thăm các xứ đạo trong giáo phận của mình để hiểu biết thêm về đàn chiên của mình, mà thông thường là vào dịp ban bí tích thêm sức. ĐTC Gioan Phaolô II rất ý thức về trách nhiệm này dù rằng ngài rất bận rộn với bao nhiêu công việc trong Giáo Hội và thế giới, và dù rằng ngài có tám vị giám mục phụ tá. Cứ khi nào không phải đi đâu xa, ĐGH Gioan Phaolô II ghé thăm một xứ đạo ở Roma vào mỗi cuối tuần hoặc vào một ngày lễ trong tuần. Dường như ngài cố ý đến thăm các xứ đạo nghèo trước tiên. Cho đến tháng 2 năm 2005, ngài đã đi thăm được 317 trên tổng số 333 xứ đạo thuộc giáo phận Roma. Trong những năm cuối đời, khi sức khoẻ suy yếu, ngài không thể đích thân đến các xứ đạo, nhưng bù lại thì ngài mời đại diện các xứ đạo đến thăm ngài tại Vatican. Ngài không chỉ đi thăm các xứ đạo ở Roma mà còn gây ý thức cho dân trong giáo phận về liên đới và trách nhiệm với mọi người, bao gồm người già, người bệnh, người vô gia cư, người tị nạn và những ai nghiện ngập ma túy. Đây là một điểm vàng son của ĐTC Gioan Phaolô II mà có thể chúng ta không biết đến. Hầu như báo chí và các đài truyền hình nào cũng nhắc đến 104 chuyến công du của ngài ở hải ngoại mà không để ý đến 317 chuyến viếng thăm mục vụ này tại các xứ đạo và 146 chuyến viếng thăm trong nội địa Italia với tư cách giáo chủ Italia (primate of Italy).
Cuối cùng là một chi tiết cho thấy vai trò giám mục Roma của vị giáo hoàng. Trong thời gian 17 ngày sau khi ĐGH Gioan Phaolô II qua đời và trước khi có vị giáo hoàng mới, Giáo Hội không nhắc đến tên vị giáo hoàng quá cố trong Kinh Nguyện Thánh Thể, phần cầu nguyện cho “tôi tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng …”, mà chì cầu cho vị giám mục địa phương của mình: “Đức Giám Mục (T.) chúng con….” Riêng tại Roma, khi ĐGH Gioan Phaolô II qua đời thì phần cầu nguyện cho đức giám mục địa phương cũng không có, vì đức giáo hoàng chính là vị giám mục địa phương đã từ trần. Giáo phận Roma khi ấy chỉ có thể cầu nguyện chung cho các giám mục.
Trong nghi lễ đăng quang giáo hoàng thời xưa, vị tân giáo hoàng đội mão ba tầng (tiara; có khi được gọi là triregnum hoặc triregno, ám chỉ ba vương miện chồng lên nhau). Vị giáo hoàng cuối cùng đội mão ba tầng là ĐTC Phaolô VI (1963-1978). Nhưng sau lễ đăng quang, ngài đã tặng mão này cho vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm ở thủ đô Hoa Kỳ. Mão ba tầng không được dùng trong phụng vụ, mà chỉ dùng trong dịp lễ đăng quang hoặc trong những cuộc rước kiệu trọng thể. Ba tầng của mão này có nhiều ý nghĩa tùy người giải thích: ba chức vụ tư tế, ngôn sứ, vương đế; hoặc ba quyền tối thượng của vị giáo hoàng trong vai trò mục tử, lập pháp và nguyên thủ; hoặc ba vai trò lập pháp, quan tòa và thầy dậy, v.v.
Cũng trong nghi lễ đăng quang thời xưa, vị tân giáo hoàng ngồi trên một ngai di động, gọi theo tiếng Ý là sedia gestatoria, nghĩa đen là “ghế cho người khiêng đi.” Ghế này, do 12 người khiêng, cũng xuất hiện ở những dịp rước trọng thể khác. Thoạt tiên, ĐTC Gioan Phaolô I không muốn dùng ngai này, nhưng các nhân viên Tòa Thánh đã thuyết phục ngài ngồi trên ngai di động để đám đông có thể nhìn thấy ngài dễ dàng hơn. Đến thời ĐGH Gioan Phaolô II thì không còn dùng ngai tòa này nữa. Thay vào đó là chiếc xe gọi là “popemobile” để ngài đi chào dân chúng. Trong những năm cuối đời, khi ngài không còn tự đi lại được, ĐTC đứng trên bục di động hoặc ngồi trên ghế được đặt trên bục có bánh xe để người ta đẩy đi.
Khi đội mão ba tầng và ngồi trên ngai sedia gestatoria trong vinh quang tột đỉnh, vị tân giáo hoàng được nhắc nhở về sự phù hoa của cuộc đời qua một nghi thức độc đáo: vị chưởng nghi đốt ba mớ sợi gai trước mặt vị tân giáo hoàng, đang ngồi trên ngai tòa, và nói: “Tâu Đức Thánh Cha, vinh quang của thế gian này cũng trôi qua như thế” (Sancte Pater sic transit gloria mundi).
Trong ngày lễ nhậm chức giáo hoàng, phần quan trọng nhất là lúc vị hồng y phó tế quàng dây pallium vào cổ vị tân giáo hoàng. Pallium là một biểu hiệu của quyền giám mục Roma, và cũng được đức giáo hoàng trao ban cho các vị tổng giám mục để diễn tả sự liên đới của các tổng giám mục với vị giáo hoàng. Dây pallium có hình dạng như một vòng tròn với hai dải thòng xuống phía ngực và lưng, được làm bằng lông cừu, có năm thánh giá màu đen tượng trưng cho vết thương trên thân thể Chúa Giêsu và ba cây đinh. Tại nghi lễ nhậm chức của ĐTC Bênêđictô XVI, ngài dùng một loại pallium theo kiểu cổ hơn, có từ hơn một ngàn năm trước, với năm hình thánh giá mầu đỏ thay vì mầu đen, và phần dây thòng xuống ở bên cạnh phía tay trái thay vì ở giữa ngực.
Ngoài ra ngài cũng nhận chiếc nhẫn ngư phủ, trên đó có khắc hình Thánh Phêrô đang đánh cá trên một chiếc tầu và danh hiệu của vị giáo hoàng bằng tiếng La-tinh. Thời xưa, nhẫn này được dùng như một con dấu để đóng trên các văn kiện hoặc để niêm các văn thư. Nhẫn ngư phủ của ĐTC Bênêđictô XVI cũng theo một mẫu cổ điển hơn.
Dù nghi lễ nhậm chức giáo hoàng thời nay trở nên đơn giản rất nhiều, đức giáo hoàng vẫn là vị lãnh đạo tối cao của Hội Thánh, có toàn quyền bổ nhiệm hoặc giải nhiệm các giám mục, thiết lập các giáo phận, thay đổi luật lệ trong Giáo Hội, triệu tập công đồng hoặc thượng hội đồng giám mục, phong chân phước và phong thánh, tuyên bố các tín điều, v.v. Những quyền này chỉ thuộc về đức giáo hoàng, không được ủy thác cho ai khác. Trong Giáo Hội cũng không có “phó giáo hoàng” để thay đức giáo hoàng làm một số việc tương tự như các giám mục phó hoặc giám mục phụ tá có thể thay mặt giám mục chính tòa trong một số trách nhiệm.
Ngoài ra vị giáo hoàng còn có nhiều tước hiệu hoặc chức vụ khác. Sau đây là những vai trò của ngài, ngay khi được bầu làm giáo hoàng:
- Giám mục Roma
- Đại diện Chúa Giêsu Kitô
- Đấng kế vị Thánh Phêrô
- Giáo hoàng tối cao của Hội Thánh hoàn vũ
- Giáo chủ Tây phương
- Giáo trưởng Italia
- Trưởng giáo tỉnh Roma
- Quốc trưởng Vatican (tước hiệu có từ năm 1929)
- Tôi tớ của các tôi tớ Thiên Chúa
Thông thường thì một giám mục chỉ cai quản một giáo phận, tuy rằng ngài có thể điều hành một giáo phận khác với tư cách giám quản. Còn vị giám mục Roma thì liệu có thể cai quản thêm một giáo phận khác? Trong lịch sử Giáo Hội có một trường hợp hy hữu là ĐGH Bênêđictô XIII (1724-1730), thuộc dòng Đa-minh. Khi được chọn làm giáo hoàng, ngài vẫn tiếp tục cai quản giáo phận của mình cũng như giáo phận Roma.
Một vị giáo hoàng, tuy là giám mục Roma, nhưng trên lý thuyết có thể cư ngụ ngoài thành Roma. Điều này đã xảy ra từ năm 1309 đến 1376, khi các vị giáo hoàng cư ngụ ở Avignon, thời gian bị coi là “lưu đầy bên Babylon” vì những xung đột và bạo loạn ở Roma. Cuối cùng, với sự thuyết phục của bà thánh Catarina thành Siena, ĐGH Grêgôriô XI đã quay trở về Roma năm 1376.
Hiển nhiên đức giáo hoàng có quá nhiều trách nhiệm đối với Giáo Hội toàn cầu và cả thế giới cho nên cần phải có các vị phụ tá để chu toàn phận sự giám mục đối với giáo phận Roma. Hiện tại Roma có những vị giám mục phụ tá sau đây: Vincenzo Apicella, Armando Brambilla, Enzo Dieci, Salvatore Fisichella, Ernesto Mandara, Luigi Moretti, Camillo Ruini (hồng y), Paolo Schiavon, và một vị đã về hưu. Trong những vị này thì Hồng Y Camillo Ruini là nhân vật quan trọng nhất vì là tổng đại diện của Giáo Phận Roma, kiêm luôn chức vụ chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia. Theo truyền thống thì vị tổng đại diện này là người chính thức loan tin cho Giáo Hội khi giám mục Roma (giáo hoàng) qua đời.
Là mục tử của giáo hội địa phương, vị giám mục có trách nhiệm đến thăm các xứ đạo trong giáo phận của mình để hiểu biết thêm về đàn chiên của mình, mà thông thường là vào dịp ban bí tích thêm sức. ĐTC Gioan Phaolô II rất ý thức về trách nhiệm này dù rằng ngài rất bận rộn với bao nhiêu công việc trong Giáo Hội và thế giới, và dù rằng ngài có tám vị giám mục phụ tá. Cứ khi nào không phải đi đâu xa, ĐGH Gioan Phaolô II ghé thăm một xứ đạo ở Roma vào mỗi cuối tuần hoặc vào một ngày lễ trong tuần. Dường như ngài cố ý đến thăm các xứ đạo nghèo trước tiên. Cho đến tháng 2 năm 2005, ngài đã đi thăm được 317 trên tổng số 333 xứ đạo thuộc giáo phận Roma. Trong những năm cuối đời, khi sức khoẻ suy yếu, ngài không thể đích thân đến các xứ đạo, nhưng bù lại thì ngài mời đại diện các xứ đạo đến thăm ngài tại Vatican. Ngài không chỉ đi thăm các xứ đạo ở Roma mà còn gây ý thức cho dân trong giáo phận về liên đới và trách nhiệm với mọi người, bao gồm người già, người bệnh, người vô gia cư, người tị nạn và những ai nghiện ngập ma túy. Đây là một điểm vàng son của ĐTC Gioan Phaolô II mà có thể chúng ta không biết đến. Hầu như báo chí và các đài truyền hình nào cũng nhắc đến 104 chuyến công du của ngài ở hải ngoại mà không để ý đến 317 chuyến viếng thăm mục vụ này tại các xứ đạo và 146 chuyến viếng thăm trong nội địa Italia với tư cách giáo chủ Italia (primate of Italy).
Cuối cùng là một chi tiết cho thấy vai trò giám mục Roma của vị giáo hoàng. Trong thời gian 17 ngày sau khi ĐGH Gioan Phaolô II qua đời và trước khi có vị giáo hoàng mới, Giáo Hội không nhắc đến tên vị giáo hoàng quá cố trong Kinh Nguyện Thánh Thể, phần cầu nguyện cho “tôi tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng …”, mà chì cầu cho vị giám mục địa phương của mình: “Đức Giám Mục (T.) chúng con….” Riêng tại Roma, khi ĐGH Gioan Phaolô II qua đời thì phần cầu nguyện cho đức giám mục địa phương cũng không có, vì đức giáo hoàng chính là vị giám mục địa phương đã từ trần. Giáo phận Roma khi ấy chỉ có thể cầu nguyện chung cho các giám mục.