Vào mùa nắng hạn, nắng như thiêu, như đốt, nước bốc hơi từ ao, hồ, sông, ngòi. Từ trong cửa sổ nhà nhìn ra thấy rõ hơi nước cuồn cuộn bốc lên như làn sương mỏng. Vừa ra khỏi mặt nước đã được gió đón chào. Làn hơi nước, như chiếc màn gió mỏng, bay theo chiều gió tạo thành một cái màn gió, rất mỏng, rất nhẹ, rất sạch, trong suốt. Xuyên qua tấm màn gió hơi nước, ta có thể nhìn thấy cả đám mây mờ từ tận trời cao. Cái màn gió nước uốn cong, xoáy, vặn, tung lên, hạ xuống, theo chiều cơn gió cuốn. Chiếc màn gió nước trước biến mất, tiếp theo là chiếc màn gió thứ hai, rồi cũng biến mất. Cứ từng hạt nước nhỏ li ti liên tục bốc hơi, khiến nước ao hồ cạn dần, cạn dần. Một ngày qua đi, hồ nước cạn một chút; một tuần qua đi thấy quanh hồ còn dấu vết nước để lại như lời giã biệt cọng cỏ quanh hồ. Chúng để lại cái màu vàng úa, thiếu sự sống, như âm thầm nói cho ngọn cỏ quanh hồ biết, đây là dấu chỉ của khô hạn, của thiếu nước và có thể là dấu chỉ của thần chết đang từ từ tiến đến. Thật không may mắn cho cá, tôm, cua, sò sống trong hồ. Nơi chúng thường dung thân, giờ trở thành hồ nước cạn, mồ chôn chúng. Chúng biết rõ, nguồn lương thực cạn dần, cạn dần. Nguồn lương thực cạn đã vậy, nước còn lại trong hồ trở thành nước dơ bẩn. Nước càng cạn, càng dễ bắt mồi, dù mồi ít nhưng dễ bắt. Nước hồ trở thành vẩn đục nhiều hơn, rong tốt chết dần vì điều kiện nước dơ bẩn, nhiễm trùng, gây bệnh giết đám rong xanh, tươi tốt. Rong tốt chết đi, rong xấu xuất hiện, trám chỗ. Rong xấu phát triển mạnh, chúng sinh sản rất nhanh, chúng càng mọc mạnh nhanh bao nhiêu, thì rong tốt càng khổ bấy nhiêu, bởi chúng sinh ra những chất làm chết rong tốt. Tôm cá cũng bị ảnh hưởng bởi chất ô nhiễm do rong dại sanh ra. Dù là rong dại, rong xấu cũng cần nước nên nước bốc hơi chúng để lại màng rong mỏng khô, xanh xạm trên lớp cỏ khô, vàng màu rơm khô. Cái hồ cạn gần hết nước, dung tích nước trong hồ biến thành mầu vàng, rồi mầu xanh.
Con cá lóc là loại cá mạnh khoẻ, nó bơi nhanh, nhảy cao, nó như mũi tên phóng từ bụi cỏ ra bắt con mồi; con mồi không kịp xoay sở, thoát khỏi răng nanh của nó. Con lóc giờ cũng chậm lại, nước ít quá không đủ khoảng trống cho nó vùng vẫy. Trước đây nó là xạ thủ số một của loài tôm cá, con cá, con tôm nào vô tình đến trong tầm ra đa của nó là coi như tự nộp mạng. Một ngàn lần rượt bắt, nó chỉ bị hụt có một. Giờ hồ cạn, không còn đủ nước, tài bơi, tài nhảy, tài phóng, tài rượt, tài bắt mồi của nó coi như bỏ xó. Nó vẫn vùng vẫy nhưng vùng vẫy trong đám bùn. Chỉ vài ba tuần nữa thôi là nó bị bó vây, bó vi không còn bơi lượn được nữa. Nước cạn, nó vùng vẫy, xình lầy vấy lên bám vào vây, vào vi, vào vảy, nó giống như con cá mặc áo giáp bùn, trước nhẹ, sau nặng dần, nặng dần đến độ nó chỉ còn vùng vẫy. Nặng chình chịch nên nó chậm lại, biết rõ thế, nhưng nó không cách nào thoái khỏi đám bùn dính thân. Càng vùng vẫy, càng bị bùn dính nhiều, càng bị sức nặng của bùn gắn chặt, kéo nó xuống đám bùn lỏng.
Biết rõ nước hồ đang cạn, mấy lần, đêm đến nó nhảy ra khỏi hồ, tìm cách thoát thân. Nhảy lên khỏi hồ xong, nằm đó, chở yên tĩnh, cái cảm giác nơi vảy đầu báo cho biết, gió mang theo quá ít hơi nước nên không thể quyết định có nên ra đi hay chờ cơ hội khác. Chờ đến gần sáng, nó phải trở lại hồ trước khi đám kiến đánh hơi đến tấn công. Trên bờ, đám kiến làm chủ. Con lóc đành choài trở lại cái hồ nước đang cạn. Không phải vảy nơi mình nó, vảy nơi đầu nó dính liền với cái sạn trong đầu giúp đó định hướng bơi lội, giúp nó nhận biết nơi đâu có nước. Gió mang theo hơi nước, cái sạn trong đầu báo cho lớp vảy biết hướng nào có nước. Mỗi lần giảng bài tôi không hiểu. Cha tôi thuờng chửi 'đầu mày có sạn à'. Những lần như thế tôi liên tưởng tới cái sạn trong đầu cá, biến câu chửi thành câu khen ngợi, thông minh như sạn đầu cá. Lần thứ hai con lóc thử vượt hồ lần nữa xem sao. Lần này gió có mang theo chút hơi nước nhưng nước đến từ đàng xa, không còn tươi mát như lúc mới bốc hơi khỏi nước, mà đã mang theo vẩn đục của không khí, có mang theo bụi của đồng hoang, nên con lóc biết có hồ nước, nhưng lại rất xa, ngoài khả năng vượt hồ của nó. Con lóc lại quay trở về. Ba bốn lần như thế đều thất bại. Những lần sau nhảy khỏi hồ vất vả hơn, bởi nước cạn xa mặt ruộng, nên phải vất vả lắm mới phóng ra khỏi bờ hồ. Lần cuối cùng vảy đầu cho nó biết hơi nước nhiều nhưng là hơi sương đêm, không phải hơi nước bốc hơi nên con lóc đành trở lại hồ.
Đỉa là loài hạ cấp, bần tiện, thuộc vào lớp thô bỉ. Xấu cả về vóc dáng lẫn tính chất. Chúng búng thân theo kiểu thước đo. Loại không phân biệt là loài hèn hạ, đầu đuôi quan trọng ngang nhau. Cứ đuôi nhập đầu, rồi đuôi giúp búng đầu tiến tới; đuôi lại nhập đầu búng tiếp để đi. Đỉa bơi chậm trong nước và đo búng chậm hơn trên cạn. Bởi việc di chuyển chậm chạp nên trời ban cho chúng cái lợi tuyệt vời. Cái lợi nhịn đói. Chúng có thể nhịn đói nhiều tuần, và ngay cả vài tháng. Dù sống dưới nước nhưng chúng có thể tồn tại trên bờ, chỉ cần chút ẩm ướt là nó có thể chịu cảnh nhịn đói, nhịn khát lâu ngày. Không như anh lóc, không thể sống nơi khô cạn, cũng không thể nhịn đói được một tuần. Trong khi đỉa có thể nhịn ăn hàng tháng mà không chết đói.
Sa cơ, lỡ thế diễn tả tình trạng người quân tử khi gặp khó khăn, khốn cùng bị kẻ tiểu nhân hãm hại. Anh lóc hình ảnh của một anh hùng, khi gặp nước cạn bị kẻ tiểu nhân đỉa hãm hại. Con lóc dính bùn, thân nó nặng, nước lại cạn nên anh lóc cứ quanh quẩn trong vũng nước cạn, do đó đỉa dính vào bùn nơi thân con lóc, từ đó nó bám trụ búng dần, búng dần đến đầu con lóc. Đỉa nằm chờ đánh theo kiểu đặc công. Con lóc phùng mang thở, đỉa nhanh nhẹn búng chút thân nó vào đó nằm chờ, con lóc cần không khí nên thở tiếp, đỉa lấn tiếp một chút. Cứ thế, từng chút một cuối cùng đỉa lọt vào giữa mang cá, nằm gọn trong đó, hút máu nơi mang cá. Trong con lóc sau mang cá là nơi mềm yếu. Đám go vi cá này sinh hoạt như là lá phổi trong người. Từ nơi đây go vi cá lọc nước, lấy oxy đưa vào trong thân thể nuôi cá. Nơi nhậy cảm này màu đỏ tươi, được mang cá che chở, nơi tiếp nhận oxy, mang không khí tốt về tim. Đỉa lợi dụng cơ hội cạn nước, bùn xình tiến vào đó tấn công ngay huyệt tử. Con lóc có vùng vẫy cách nào cũng không thể thoát thân và cuối cùng anh hùng cá chết trong miệng đỉa tiểu nhân.
TiengChuong.org
Con cá lóc là loại cá mạnh khoẻ, nó bơi nhanh, nhảy cao, nó như mũi tên phóng từ bụi cỏ ra bắt con mồi; con mồi không kịp xoay sở, thoát khỏi răng nanh của nó. Con lóc giờ cũng chậm lại, nước ít quá không đủ khoảng trống cho nó vùng vẫy. Trước đây nó là xạ thủ số một của loài tôm cá, con cá, con tôm nào vô tình đến trong tầm ra đa của nó là coi như tự nộp mạng. Một ngàn lần rượt bắt, nó chỉ bị hụt có một. Giờ hồ cạn, không còn đủ nước, tài bơi, tài nhảy, tài phóng, tài rượt, tài bắt mồi của nó coi như bỏ xó. Nó vẫn vùng vẫy nhưng vùng vẫy trong đám bùn. Chỉ vài ba tuần nữa thôi là nó bị bó vây, bó vi không còn bơi lượn được nữa. Nước cạn, nó vùng vẫy, xình lầy vấy lên bám vào vây, vào vi, vào vảy, nó giống như con cá mặc áo giáp bùn, trước nhẹ, sau nặng dần, nặng dần đến độ nó chỉ còn vùng vẫy. Nặng chình chịch nên nó chậm lại, biết rõ thế, nhưng nó không cách nào thoái khỏi đám bùn dính thân. Càng vùng vẫy, càng bị bùn dính nhiều, càng bị sức nặng của bùn gắn chặt, kéo nó xuống đám bùn lỏng.
Biết rõ nước hồ đang cạn, mấy lần, đêm đến nó nhảy ra khỏi hồ, tìm cách thoát thân. Nhảy lên khỏi hồ xong, nằm đó, chở yên tĩnh, cái cảm giác nơi vảy đầu báo cho biết, gió mang theo quá ít hơi nước nên không thể quyết định có nên ra đi hay chờ cơ hội khác. Chờ đến gần sáng, nó phải trở lại hồ trước khi đám kiến đánh hơi đến tấn công. Trên bờ, đám kiến làm chủ. Con lóc đành choài trở lại cái hồ nước đang cạn. Không phải vảy nơi mình nó, vảy nơi đầu nó dính liền với cái sạn trong đầu giúp đó định hướng bơi lội, giúp nó nhận biết nơi đâu có nước. Gió mang theo hơi nước, cái sạn trong đầu báo cho lớp vảy biết hướng nào có nước. Mỗi lần giảng bài tôi không hiểu. Cha tôi thuờng chửi 'đầu mày có sạn à'. Những lần như thế tôi liên tưởng tới cái sạn trong đầu cá, biến câu chửi thành câu khen ngợi, thông minh như sạn đầu cá. Lần thứ hai con lóc thử vượt hồ lần nữa xem sao. Lần này gió có mang theo chút hơi nước nhưng nước đến từ đàng xa, không còn tươi mát như lúc mới bốc hơi khỏi nước, mà đã mang theo vẩn đục của không khí, có mang theo bụi của đồng hoang, nên con lóc biết có hồ nước, nhưng lại rất xa, ngoài khả năng vượt hồ của nó. Con lóc lại quay trở về. Ba bốn lần như thế đều thất bại. Những lần sau nhảy khỏi hồ vất vả hơn, bởi nước cạn xa mặt ruộng, nên phải vất vả lắm mới phóng ra khỏi bờ hồ. Lần cuối cùng vảy đầu cho nó biết hơi nước nhiều nhưng là hơi sương đêm, không phải hơi nước bốc hơi nên con lóc đành trở lại hồ.
Đỉa là loài hạ cấp, bần tiện, thuộc vào lớp thô bỉ. Xấu cả về vóc dáng lẫn tính chất. Chúng búng thân theo kiểu thước đo. Loại không phân biệt là loài hèn hạ, đầu đuôi quan trọng ngang nhau. Cứ đuôi nhập đầu, rồi đuôi giúp búng đầu tiến tới; đuôi lại nhập đầu búng tiếp để đi. Đỉa bơi chậm trong nước và đo búng chậm hơn trên cạn. Bởi việc di chuyển chậm chạp nên trời ban cho chúng cái lợi tuyệt vời. Cái lợi nhịn đói. Chúng có thể nhịn đói nhiều tuần, và ngay cả vài tháng. Dù sống dưới nước nhưng chúng có thể tồn tại trên bờ, chỉ cần chút ẩm ướt là nó có thể chịu cảnh nhịn đói, nhịn khát lâu ngày. Không như anh lóc, không thể sống nơi khô cạn, cũng không thể nhịn đói được một tuần. Trong khi đỉa có thể nhịn ăn hàng tháng mà không chết đói.
Sa cơ, lỡ thế diễn tả tình trạng người quân tử khi gặp khó khăn, khốn cùng bị kẻ tiểu nhân hãm hại. Anh lóc hình ảnh của một anh hùng, khi gặp nước cạn bị kẻ tiểu nhân đỉa hãm hại. Con lóc dính bùn, thân nó nặng, nước lại cạn nên anh lóc cứ quanh quẩn trong vũng nước cạn, do đó đỉa dính vào bùn nơi thân con lóc, từ đó nó bám trụ búng dần, búng dần đến đầu con lóc. Đỉa nằm chờ đánh theo kiểu đặc công. Con lóc phùng mang thở, đỉa nhanh nhẹn búng chút thân nó vào đó nằm chờ, con lóc cần không khí nên thở tiếp, đỉa lấn tiếp một chút. Cứ thế, từng chút một cuối cùng đỉa lọt vào giữa mang cá, nằm gọn trong đó, hút máu nơi mang cá. Trong con lóc sau mang cá là nơi mềm yếu. Đám go vi cá này sinh hoạt như là lá phổi trong người. Từ nơi đây go vi cá lọc nước, lấy oxy đưa vào trong thân thể nuôi cá. Nơi nhậy cảm này màu đỏ tươi, được mang cá che chở, nơi tiếp nhận oxy, mang không khí tốt về tim. Đỉa lợi dụng cơ hội cạn nước, bùn xình tiến vào đó tấn công ngay huyệt tử. Con lóc có vùng vẫy cách nào cũng không thể thoát thân và cuối cùng anh hùng cá chết trong miệng đỉa tiểu nhân.
TiengChuong.org