NGHỆ THUẬT NÓI
Chúa Nhật 23 Thường Niên A
Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói về người sửa lỗi. Chúa dạy, khi sửa bảo nhau cần có một trình tự theo bác ái qua bốn bước. Bước thứ nhất là “một mình anh với nó thôi”; “nếu nó không chịu nghe” thì qua bước thứ hai là “hãy đem theo một hay hai người nữa”; “nếu nó không nghe họ” thì bước thứ ba là “hãy đi thưa Hội Thánh”. Bước cuối cùng “Nếu Hội Thánh mà nó cũng không nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế”. Nhưng nên nhớ Chúa luôn coi trọng người ngoại và thu thuế ! Vì thế ta có thể nói, chỉ còn cách phó thác người đó cho Chúa mà thôi !
Trong những bước ấy, phải ưu tiên bước một: giữa hai người với nhau. Thông thường, chẳng ai thích bị “sửa lưng” hay “sờ gáy”. Thư gởi tín hữu Do thái nhận định như sau: “đã hẳn bị sửa dạy ngay tại trận thì hình như vui chẳng có, chỉ có buồn; nhưng về sau (mới thấy) nó sinh lợi cho những ai nhờ đó mà được luyện tập: tức là hoa quả bình an công chính” (Dt 12, 11).
Để việc sửa lỗi có kết quả, cần phải cho người ấy thấy là mình yêu thương họ, muốn họ nên tốt. Chính Chúa cũng làm như vậy: “vì Chúa thương ai, Người mới sửa dạy, con nào Người nhận, Người mới cho đòn” (Dt 12, 6).
Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót nên Ngài không muốn cho kẻ có tội phải chết, nhưng muốn họ ăn năn sám hối và được sống (x.Ed 18, 23).
Sách Samuel 1 kể rằng: vì ghen tương, vua Saolô quyết tâm giết Đavit, nhưng hoàng từ Gionathan đã tìm cơ hội thuận tiện, rồi khôn khéo và chân thành trình bày với vua cha: “Thưa cha, con trộm nghĩ: Đavit không làm gì chống lại cha. Tất cả những điều anh ta làm đều tốt đẹp và hữu ích cho cha cũng như cho dân Israel… Chính cha đã thấy những việc anh ấy làm và cha đã vui mừng…”. Những lời nói chân thành và hợp tình hợp lý của Gionathan, khiến nhà vua suy nghĩ. Sau đó, nhà vua trả lời: “Vậy, nhân danh Thiên Chúa hằng sống, cha hứa sẽ không tìm giết Đavit nữa”.
Sách Samuel 2 kể câu chuyện hấp dẫn. Một buổi chiều nọ, vua Đavít tản bộ trên sân thượng và chợt thấy một phụ nữ xinh đẹp đang tắm, đó là bà Bat-shêba, vợ của tướng Uria. Vua sai người đưa bà đến với vua. Ít lâu sau, Bat-shêba báo tin cho vua hay là bà đã có thai với nhà vua. Đavít tìm cách ‘bán cái’ cho Uria. Vua cho triệu Uria từ mặt trận trở về, cho ông ăn uống no say rồi truyền cho Uria về nhà thăm vợ. Hai đêm liền, Uria nằm ngủ trong đền vua với những tên lính canh mà không chịu về nhà. Thấy kế hoạch ‘bán cái’ không xong, vua Đavít ra lệnh cho tướng Yôab mượn tay quân giặc giết chết Uria ngoài chiến trường.Sau đó, khi đã mãn tang chồng, Bat-shêba được vua Đavít đón vào cung làm vợ chính thức của nhà vua.(x.2 Sam 11 và 12).
Vua Đavít đã phạm tội đoạt vợ giết chồng, thế mà vẫn ung dung như không có gì xảy ra. Khi người ta không tự thấy được tội lỗi của mình để sám hối thì cần phải có ai đó đến nhắc bảo họ.Thế là Thiên Chúa sai tiên tri Natan đến cảnh tỉnh vua. Khuyên vua thì phải khôn ngoan lựa lời. Natan trình với vua: “Trong thành kia, có một người giàu sang phú quý có cả đến hàng ngàn chiên dê và bò, trong khi đó, một người nghèo bên cạnh chỉ có một con chiên nhỏ mà ông ta rất yêu quý, coi như đứa con gái của ông. Thế rồi khi người giàu có khách, ông tiếc của không dám bắt chiên mình đãi khách mà lại cho tôi tớ đi bắt con chiên độc nhất của người nghèo làm thịt”. Nghe đến đây, vua Đavít bừng bừng nổi giận. Vua quát: “Nó đáng chết, tên ác nhân đó! Nó phải bị trừng phạt và phải bồi thường gấp bốn vì việc nó đã làm”. Tiên tri Natan thưa: “Người ấy chính là vua. Nhà vua đã có nhiều thê thiếp lại còn nhẫn tâm giết chết Uria và cướp vợ của ông ta”. Bấy giờ vua Đavít mới nhận ra tội mình và ăn năn khóc lóc thảm thiết.Nếu không được tiên tri Natan cảnh tỉnh, vua Đavít đã không nhận ra tội lỗi của mình và không thể hối cải (Lm Ignatiô Trần Ngà).
Tiên tri Natan đã thành công khi sửa lỗi cho vua Đavit. Đó là cả một nghệ thuật nói năng khôn ngoan.
Suy niệm bài Tin Mừng hôm nay, Đức cha Bùi Tuần viết: tôi nhận thấy Chúa Giêsu dạy tôi về sự nói năng.
Chúa dạy tôi phải biết nghệ thuật nói với:
Để nói với tha nhân, Chúa dạy tôi phải nói lời xây dựng. Chúa dạy thật rõ ràng: “nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó”. Sửa dạy chứ không lên án, xây dựng chứ không loại trừ. Điều này đòi phải có lòng yêu thương và coi mọi người là anh chị em thân thiết của mình.
Để nói với tha nhân, Chúa cũng dạy tôi phải nói lời tế nhị. Khi góp ý với ai đó thì cần phải kín đáo “riêng ngươi và nó thôi”, bởi nếu không thì chuyện bé cũng sẽ xé ra to. Điều này cần sự tôn trọng, và tin tưởng lẫn nhau. Tôn trọng cái tốt vẫn luôn còn nơi mỗi người. Tin tưởng rằng ai, dù lỗi lầm đến đâu vẫn có khả năng hoán cải nên tốt hơn.
Để nói với tha nhân, Chúa còn dạy tôi phải nói lời đối thoại. Chỉ nói khi có “riêng ngươi và nó thôi” còn có nghĩa là biết trao đổi, biết đối thoại với nhau. Điều này cần có thái độ kiên nhẫn và biết sẵn sàng lắng nghe, biết chấp nhận khác biệt của nhau.
Chúa cũng dạy tôi phải biết nghệ thuật nói cùng, đúng hơn là phải cùng nhau nói với Chúa.
Khi nói cùng nhau tức là hiệp thông với nhau trong tình huynh đệ. Hiệp thông luôn là một lời mời gọi trong Giáo Hội, là dấu chỉ của Nước Trời. Càng hiệp thông với nhau, chúng ta gắn bó với Chúa và Giáo Hội.
Khi nói cùng nhau trong Chúa tức là cùng nhau cầu nguyện. Chúa Giêsu đã hứa: “Thầy bảo thật các con, nếu hai người trong các con, ở dưới đất mà hiệp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên Trời sẽ ban cho họ điều đó”.
Lời Chúa ngày hôm nay thật thiết thực với cuộc sống con người. Lời Chúa mời gọi tất cả chúng ta biết hoán cải, biết đổi mới trong cung cách nói năng hằng ngày: nếu như xưa kia chúng ta thường nói lời chỉ trích, thì nay Chúa mời chúng ta hãy nói lời xây dựng; nếu như xưa kia chúng ta thích nói lời gắt gỏng, thì nay Chúa mời chúng ta hãy nói lời tế nhị; nếu như xưa kia chúng ta chỉ muốn nói lời ra lệnh, thì nay Chúa mời chúng ta hãy nói lời đối thoại; và nếu ngày xưa chúng ta thường sống khép kín, thì hôm nay Chúa mời chúng ta hãy mở rộng tâm hồn để có thể cùng nhau dâng lên Người những lời nguyện cầu.
Sửa lỗi cho anh em là một hành vi tích cực của đức Bác Ái, mục đích là để cho anh em được nên hoàn thiện hơn. Lời nói góp ý xây dựng phải có nội dung, ý hướng và cung cách.
Nội dung lời nói phải là sự thực. Đã nói thì phải nói sự thực. Nhưng không phải sự thực nào cũng nên nói. Gán cho người điều xấu không có, đó là vu khống. Tiết lộ hay phổ biến điều xấu người ta có, đó là nói hành. Gièm pha, thêm bớt xuyên tạc, đó là những hình thức và mức độ khác nhau của vu khống và nói xấu.
Ý hướng lời nói phải là sự thiện.Nói để thông tri. Nói để xây dựng. Nhưng có khi nói sự thực với chủ ý phô trương, có khi nói đạo đức với thêm ý quảng cáo chính mình, có khi chỉ trích sự tội kẻ khác với thâm ý hại họ và đề cao bản thân, có khi bênh vực chân lý với hậu ý bênh vực tự ái.
Cung cách lời nói phải là lịch sự.Nói là truyền thông tư tưởng, nhưng cũng đã diễn tả chính mình.Có nhiều kiểu nói cộc cằn, biểu lộ tâm hồn thiếu tế nhị. Có những giọng nói hách dịch, tố cáo một khuynh hướng kiêu căng. Có những lời nói cứng cỏi phơi bày một tính tình nghèo thiện cảm.
Chọn lời mà nói. Chọn chữ mà dùng. Ăn phải nhai, nói phải nghĩ. Nói hợp với người nghe. Việc đó không dễ. Chắc không phải vô cớ mà thánh Giacôbê đã quả quyết: “Ai không lỗi trong lời nói, người đó là người hoàn toàn” (Gc 3, 2). (x. Nói với chính mình, Đức cha Bùi Tuần)
Lạy Chúa, xin giúp chúng con học bài học sửa lỗi cho nhau thật tốt đẹp trong mọi mối tương quan. Xin cho chúng con ơn phân định khôn ngoan để biết suy xét, nói năng và hành động khi sửa lỗi cho nhau. Amen.
Chúa Nhật 23 Thường Niên A
Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói về người sửa lỗi. Chúa dạy, khi sửa bảo nhau cần có một trình tự theo bác ái qua bốn bước. Bước thứ nhất là “một mình anh với nó thôi”; “nếu nó không chịu nghe” thì qua bước thứ hai là “hãy đem theo một hay hai người nữa”; “nếu nó không nghe họ” thì bước thứ ba là “hãy đi thưa Hội Thánh”. Bước cuối cùng “Nếu Hội Thánh mà nó cũng không nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế”. Nhưng nên nhớ Chúa luôn coi trọng người ngoại và thu thuế ! Vì thế ta có thể nói, chỉ còn cách phó thác người đó cho Chúa mà thôi !
Trong những bước ấy, phải ưu tiên bước một: giữa hai người với nhau. Thông thường, chẳng ai thích bị “sửa lưng” hay “sờ gáy”. Thư gởi tín hữu Do thái nhận định như sau: “đã hẳn bị sửa dạy ngay tại trận thì hình như vui chẳng có, chỉ có buồn; nhưng về sau (mới thấy) nó sinh lợi cho những ai nhờ đó mà được luyện tập: tức là hoa quả bình an công chính” (Dt 12, 11).
Để việc sửa lỗi có kết quả, cần phải cho người ấy thấy là mình yêu thương họ, muốn họ nên tốt. Chính Chúa cũng làm như vậy: “vì Chúa thương ai, Người mới sửa dạy, con nào Người nhận, Người mới cho đòn” (Dt 12, 6).
Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót nên Ngài không muốn cho kẻ có tội phải chết, nhưng muốn họ ăn năn sám hối và được sống (x.Ed 18, 23).
Sách Samuel 1 kể rằng: vì ghen tương, vua Saolô quyết tâm giết Đavit, nhưng hoàng từ Gionathan đã tìm cơ hội thuận tiện, rồi khôn khéo và chân thành trình bày với vua cha: “Thưa cha, con trộm nghĩ: Đavit không làm gì chống lại cha. Tất cả những điều anh ta làm đều tốt đẹp và hữu ích cho cha cũng như cho dân Israel… Chính cha đã thấy những việc anh ấy làm và cha đã vui mừng…”. Những lời nói chân thành và hợp tình hợp lý của Gionathan, khiến nhà vua suy nghĩ. Sau đó, nhà vua trả lời: “Vậy, nhân danh Thiên Chúa hằng sống, cha hứa sẽ không tìm giết Đavit nữa”.
Sách Samuel 2 kể câu chuyện hấp dẫn. Một buổi chiều nọ, vua Đavít tản bộ trên sân thượng và chợt thấy một phụ nữ xinh đẹp đang tắm, đó là bà Bat-shêba, vợ của tướng Uria. Vua sai người đưa bà đến với vua. Ít lâu sau, Bat-shêba báo tin cho vua hay là bà đã có thai với nhà vua. Đavít tìm cách ‘bán cái’ cho Uria. Vua cho triệu Uria từ mặt trận trở về, cho ông ăn uống no say rồi truyền cho Uria về nhà thăm vợ. Hai đêm liền, Uria nằm ngủ trong đền vua với những tên lính canh mà không chịu về nhà. Thấy kế hoạch ‘bán cái’ không xong, vua Đavít ra lệnh cho tướng Yôab mượn tay quân giặc giết chết Uria ngoài chiến trường.Sau đó, khi đã mãn tang chồng, Bat-shêba được vua Đavít đón vào cung làm vợ chính thức của nhà vua.(x.2 Sam 11 và 12).
Vua Đavít đã phạm tội đoạt vợ giết chồng, thế mà vẫn ung dung như không có gì xảy ra. Khi người ta không tự thấy được tội lỗi của mình để sám hối thì cần phải có ai đó đến nhắc bảo họ.Thế là Thiên Chúa sai tiên tri Natan đến cảnh tỉnh vua. Khuyên vua thì phải khôn ngoan lựa lời. Natan trình với vua: “Trong thành kia, có một người giàu sang phú quý có cả đến hàng ngàn chiên dê và bò, trong khi đó, một người nghèo bên cạnh chỉ có một con chiên nhỏ mà ông ta rất yêu quý, coi như đứa con gái của ông. Thế rồi khi người giàu có khách, ông tiếc của không dám bắt chiên mình đãi khách mà lại cho tôi tớ đi bắt con chiên độc nhất của người nghèo làm thịt”. Nghe đến đây, vua Đavít bừng bừng nổi giận. Vua quát: “Nó đáng chết, tên ác nhân đó! Nó phải bị trừng phạt và phải bồi thường gấp bốn vì việc nó đã làm”. Tiên tri Natan thưa: “Người ấy chính là vua. Nhà vua đã có nhiều thê thiếp lại còn nhẫn tâm giết chết Uria và cướp vợ của ông ta”. Bấy giờ vua Đavít mới nhận ra tội mình và ăn năn khóc lóc thảm thiết.Nếu không được tiên tri Natan cảnh tỉnh, vua Đavít đã không nhận ra tội lỗi của mình và không thể hối cải (Lm Ignatiô Trần Ngà).
Tiên tri Natan đã thành công khi sửa lỗi cho vua Đavit. Đó là cả một nghệ thuật nói năng khôn ngoan.
Suy niệm bài Tin Mừng hôm nay, Đức cha Bùi Tuần viết: tôi nhận thấy Chúa Giêsu dạy tôi về sự nói năng.
Chúa dạy tôi phải biết nghệ thuật nói với:
Để nói với tha nhân, Chúa dạy tôi phải nói lời xây dựng. Chúa dạy thật rõ ràng: “nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó”. Sửa dạy chứ không lên án, xây dựng chứ không loại trừ. Điều này đòi phải có lòng yêu thương và coi mọi người là anh chị em thân thiết của mình.
Để nói với tha nhân, Chúa cũng dạy tôi phải nói lời tế nhị. Khi góp ý với ai đó thì cần phải kín đáo “riêng ngươi và nó thôi”, bởi nếu không thì chuyện bé cũng sẽ xé ra to. Điều này cần sự tôn trọng, và tin tưởng lẫn nhau. Tôn trọng cái tốt vẫn luôn còn nơi mỗi người. Tin tưởng rằng ai, dù lỗi lầm đến đâu vẫn có khả năng hoán cải nên tốt hơn.
Để nói với tha nhân, Chúa còn dạy tôi phải nói lời đối thoại. Chỉ nói khi có “riêng ngươi và nó thôi” còn có nghĩa là biết trao đổi, biết đối thoại với nhau. Điều này cần có thái độ kiên nhẫn và biết sẵn sàng lắng nghe, biết chấp nhận khác biệt của nhau.
Chúa cũng dạy tôi phải biết nghệ thuật nói cùng, đúng hơn là phải cùng nhau nói với Chúa.
Khi nói cùng nhau tức là hiệp thông với nhau trong tình huynh đệ. Hiệp thông luôn là một lời mời gọi trong Giáo Hội, là dấu chỉ của Nước Trời. Càng hiệp thông với nhau, chúng ta gắn bó với Chúa và Giáo Hội.
Khi nói cùng nhau trong Chúa tức là cùng nhau cầu nguyện. Chúa Giêsu đã hứa: “Thầy bảo thật các con, nếu hai người trong các con, ở dưới đất mà hiệp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên Trời sẽ ban cho họ điều đó”.
Lời Chúa ngày hôm nay thật thiết thực với cuộc sống con người. Lời Chúa mời gọi tất cả chúng ta biết hoán cải, biết đổi mới trong cung cách nói năng hằng ngày: nếu như xưa kia chúng ta thường nói lời chỉ trích, thì nay Chúa mời chúng ta hãy nói lời xây dựng; nếu như xưa kia chúng ta thích nói lời gắt gỏng, thì nay Chúa mời chúng ta hãy nói lời tế nhị; nếu như xưa kia chúng ta chỉ muốn nói lời ra lệnh, thì nay Chúa mời chúng ta hãy nói lời đối thoại; và nếu ngày xưa chúng ta thường sống khép kín, thì hôm nay Chúa mời chúng ta hãy mở rộng tâm hồn để có thể cùng nhau dâng lên Người những lời nguyện cầu.
Sửa lỗi cho anh em là một hành vi tích cực của đức Bác Ái, mục đích là để cho anh em được nên hoàn thiện hơn. Lời nói góp ý xây dựng phải có nội dung, ý hướng và cung cách.
Nội dung lời nói phải là sự thực. Đã nói thì phải nói sự thực. Nhưng không phải sự thực nào cũng nên nói. Gán cho người điều xấu không có, đó là vu khống. Tiết lộ hay phổ biến điều xấu người ta có, đó là nói hành. Gièm pha, thêm bớt xuyên tạc, đó là những hình thức và mức độ khác nhau của vu khống và nói xấu.
Ý hướng lời nói phải là sự thiện.Nói để thông tri. Nói để xây dựng. Nhưng có khi nói sự thực với chủ ý phô trương, có khi nói đạo đức với thêm ý quảng cáo chính mình, có khi chỉ trích sự tội kẻ khác với thâm ý hại họ và đề cao bản thân, có khi bênh vực chân lý với hậu ý bênh vực tự ái.
Cung cách lời nói phải là lịch sự.Nói là truyền thông tư tưởng, nhưng cũng đã diễn tả chính mình.Có nhiều kiểu nói cộc cằn, biểu lộ tâm hồn thiếu tế nhị. Có những giọng nói hách dịch, tố cáo một khuynh hướng kiêu căng. Có những lời nói cứng cỏi phơi bày một tính tình nghèo thiện cảm.
Chọn lời mà nói. Chọn chữ mà dùng. Ăn phải nhai, nói phải nghĩ. Nói hợp với người nghe. Việc đó không dễ. Chắc không phải vô cớ mà thánh Giacôbê đã quả quyết: “Ai không lỗi trong lời nói, người đó là người hoàn toàn” (Gc 3, 2). (x. Nói với chính mình, Đức cha Bùi Tuần)
Lạy Chúa, xin giúp chúng con học bài học sửa lỗi cho nhau thật tốt đẹp trong mọi mối tương quan. Xin cho chúng con ơn phân định khôn ngoan để biết suy xét, nói năng và hành động khi sửa lỗi cho nhau. Amen.