Chúa Nhật 25 Thường Niên A
LÒNG TỐT
Người ta thường nói rằng: “Lòng tốt là thứ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy”. Bởi vậy hãy bắt đầu làm điều tốt lành cho ai đó xung quanh mình, bạn sẽ thấy điều đó ở khắp nơi. Hương thơm của lòng tốt lan tỏa rất xa. Hương vị của lòng tốt chan hòa trong một cuộc sống an lành. Không cần “khắc cốt” những gì mình đã trao đi, nhưng cần “ghi tâm” những gì mình được nhận từ những người khác, đó là điều thật đáng quý.
Tin mừng hôm nay kể về Dụ ngôn “thợ làm vườn nho”. Ông chủ vườn nho 5 lần trong ngày đi kiếm người làm vườn vào những thời điểm khác nhau, cuối ngày ông trả tiền công cho mỗi người 1 đồng. Ý nghĩa dụ ngôn diễn tả lòng tốt của Thiên Chúa. Lòng tốt vượt trên lẽ công bình. Thiên Chúa kêu gọi mọi người vào hưởng hạnh phúc là do lòng nhân hậu của Ngài.
“Quả thế, về Nước Trời thì cũng như một gia chủ kia, ngay vừa tảng sáng, đã ra thuê thợ cho vườn nho của ông...”. Giữa một “chợ người” ít việc nhiều người, các ông chủ ra thuê thợ làm việc và trả công nhật. Chúa Giêsu quan sát và lấy hình ảnh cụ thể này ở Do thái để mạc khải mầu nhiệm Nước Trời. Người kể dụ ngôn ông chủ vườn nho với các thợ làm việc các giờ khác nhau trong ngày.Tiền công nhật là 1 đồng, giá thỏa thuận đôi bên.Gia chủ thuê thợ làm vườn nho vào các giờ giấc khác nhau.
Những người được vào làm vườn nho trước nhất: “Sau khi đã thỏa thuận với họ là mỗi ngày một đồng, ông sai họ vào vườn nho làm việc”. Đây là sự công bằng.
Những người được vào làm vườn nho sau hết. Họ muốn có việc làm, họ đứng đợi từ sáng sớm. Khi nghe ông chủ nói: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho”, họ rất đỗi vui mừng, vội vàng đi làm việc mà không có thỏa thuận. Đây là tình thương do lòng tốt của ông chủ.
Theo lệ thường, công nhật sẽ chấm dứt lúc 12 giờ tức là 6 giờ chiều. Vậy mà lúc 5 giờ chiều ông chủ còn ra thuê nhân công. Những người làm từ giờ 11, họ chỉ làm việc 1 giờ là nghĩ. Trong khi đó người làm từ sáng, lao động cả ngày. Vậy mà cuối ngày khi trả lương, ông chủ lại trả bắt đầu từ người sau hết là 1 đồng. Những người làm trước tưởng là được nhiều hơn, nhưng cũng chỉ 1 đồng mà thôi. Họ phản đối, họ trách móc vì họ bị hai thiệt thòi: kẻ khác làm 1 giờ mà họ 12 giờ, kẻ khác làm lúc trời mát mẻ, họ làm cả ngày dưới trời nắng nóng. Họ càm ràm với chủ. Nếu ông chủ trả lương cho người làm sau ít hơn, chắc họ chẳng hề tỏ vẻ khó chịu. Nếu họ không hay biết số tiền mà ông chủ trả cho người làm sau chắc là họ vui vẻ và biết ơn khi trở về nhà. Nhưng vì biết được nên họ giận dữ và ghen tị. Rõ ràng người ghen tị không vui được với người vui, bởi lẽ họ không biết yêu thương.
Ông chủ trả lương như vậy có bất công không? Chắc chắn là không vì ông trả đủ số tiền đã thỏa thuận là 1 đồng. Vì người ghen tị lầm bầm than phiền nên ông trả lời: “Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn, bạn chẳng thỏa thuận với tôi là 1 đồng hay sao? Cầm lấy phần bạn mà về đi, còn tôi, tôi muốn cho ai là tùy tôi, chẳng lẽ tôi không có quyền tùy ý định đoạt là những gì của tôi sao? Hay vì tôi tốt bụng mà bạn ghen tức?”. Hành động của ông chủ không phải là do ông bất thường, bất công, nhưng do ông chủ tốt lành.Tốt ở chỗ là không muốn ai phải thua thiệt sút kém. Ông muốn ai cũng may mắn, ai cũng có tiền về nuôi gia đình. 1 đồng ông phát cho người làm giờ 11 không phải là do công bình. Đồng bạc ấy là do lòng tốt của ông ban tặng.
Gia chủ là Thiên Chúa. Các tay thợ là loài người nhận ra Thiên Chúa qua nhiều thời kỳ khác nhau. Thợ làm giờ thứ 11 là người tội lỗi. Làm vườn nho là vào Nước Trời và thực thi luật pháp Nước Trời. Các thợ cằn nhằn là nhóm Pharisiêu, Luật sĩ. Họ ghen tương vì Chúa Giêsu đối xử khoan dung với người tội lỗi, yêu thương dân ngoại. Các thợ làm ít lãnh nhiều là các người ngày hôm qua sống trong tội lỗi, ngày hôm nay là công dân Nước Trời. 1 đồng là vé vào Nước Trời. Kẻ làm trước người làm sau, tất cả đều được Thiên Chúa ban cho Nước Trời. Thiên Chúa ban cho ai là do lòng tốt của Ngài. Yếu tố chính Chúa Giêsu nhấn mạnh là Thiên Chúa quảng đại vô cùng. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót đối xử rất nhân từ với mọi người. Đặc biệt đối với dân ngoại là những người được gọi vào Giáo hội qua những giờ sau hết. Đối với những người này, Thiên Chúa cũng ban cho mọi quyền lợi và đặc ân như người Do thái là những kẻ được gọi từ đầu. Thiên Chúa nhìn nhận sự việc theo lòng lân tuất của Ngài. Con người nhìn theo quyền lợi, tính toán hơn thiệt. Thiên Chúa ân thưởng, trả công cho ai tùy theo lòng tốt của Ngài. Thiên Chúa trả công, không làm thiệt hại ai, Ngài luôn công bằng. Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu muốn minh chứng rằng: trong cách thức hành động của mình, Thiên Chúa không đi theo những qui tắc lề luật của sự công bình hạn hẹp, cứng nhắc. Ngài chỉ thực thi theo sự tốt lành, theo thúc đẩy bởi tình yêu của mình. Ngài hào phóng thi thố lòng thương xót và hoàn toàn tự do trong các việc thiện hảo.
Thiên Chúa yêu thương hết mọi người và mong muốn mọi người được ơn cứu độ. Nhiều lần trong ngày ông chủ ra chợ tìm thuê thợ làm việc vườn nho là hình ảnh của Chúa yêu thương. Không phải con người tìm Chúa, nhưng chính Chúa đi tìm con người. Không phải tìm một lần mà tìm suốt ngày, từ giờ này sang giờ khác. Nếu những người được thuê vào buổi sáng sớm tượng trưng cho những người có số phận may mắn, có khả năng hơn người khác, thì những người được thuê vào cuối ngày tượng trưng cho những người kém may mắn, kém khả năng, bị thiệt thòi trong xã hội. Ông chủ thuê hết mọi người từ sáng sớm cho đến chiều tà, từ người sang đến kẻ hèn, từ người tài giỏi đến những người kém cỏi, từ người khỏe mạnh đến người yếu kém, là hình ảnh diễn tả tấm lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Ngài muốn mời gọi hết mọi người, mong muốn hết mọi người được ơn cứu độ, được hưởng hạnh phúc trong Nước Chúa.
Một xã hội công bằng bác ái, ai ai cũng ước mơ và hướng tới. Công bằng luôn phải đi đôi với bác ái.Thiên Chúa là Đấng công bình và yêu thương, Ngài ân thưởng, trả công cho mỗi người đúng theo việc họ làm. Chúa Giêsu cũng đã từng dạy: làm thợ thì đáng được trả công. Tuy nhiên, tình yêu Thiên Chúa bao la, con người không thể hiểu thấu. Bài đọc 1, ngôn sứ Isaia nói: lòng nhân từ của Thiên Chúa vô biên, vượt trên mọi toan tính của con người, vượt qua mọi chuẩn mực, vượt trên tất cả những lý sự và mong ước của con người. Con đường Ngài đi là con đường tình yêu, vượt lên trên mọi luật lệ, phép tắc của con người. Tình yêu của Ngài cũng vượt lên trên cả đức công bình, vượt xa mọi ranh giới và mọi nghĩ suy của con người. Thiên Chúa không chỉ là một ông chủ mà còn là một người cha. Thiên Chúa công bình yêu thương, tốt lành. Hồng ân Ngài ban chan chứa. Con người đón nhận với lòng biết ơn.
Hồng ân thì khác với công lao. Hồng ân là một ơn ban dựa vào lòng tốt của người ban ơn. Hồng ân làm cho người lãnh nhận tràn đầy lòng biết ơn. Công lao là tính toán dựa trên công sức người làm việc. Công lao thì cần phải đòi lại điều gì tương xứng bằng tiền lương, bằng đền bù, bằng trả lại theo lẽ công bằng.
Có một sự khác biệt giữa lối sống đạo dựa trên hồng ân và lối giữ đạo nhằm vào công trạng. Người ta có thể chấp nhận "giữ đạo" để được "lên thiên đàng". Nhưng người ta cũng có thể "sống đạo" chỉ vì muốn đền đáp hồng ân bao la của Thiên Chúa. Lối giữ đạo theo công trạng sẽ làm cho người Kitô hữu trở thành "kẻ làm công". Chẳng hạn, việc quét nhà thờ hàng tuần, nhiều người so bì cò kè tính toán, với cái nhìn ích kỷ ghen tị với người khác. Tại sao mình không nghĩ đến bao nhiêu ơn lành Chúa đã thương ban cho mình và gia đình, mỗi tháng chỉ dành 1-2 giờ quét nhà thờ làm sạch sẽ đẹp khuôn viên, công việc ấy như một tâm tình đáp lại hồng ân Chúa thương ban?
Sống đạo kiểu người làm công nên người ta hay càm ràm phản đối ông chủ: “Chúng tôi lao lực suốt cả ngày mà ông trả công cho chúng tôi bằng những người đến sau hết!”. Ông chủ trả lời: “Tôi có bất công với mấy anh đâu! Mấy anh đã thỏa thuận với tôi là một đồng một ngày, thì tôi đã trả đủ cho mấy anh rồi. Tôi muốn trả cho những người đến sau bằng các anh thì có can gì đến các anh? Hay là các anh ganh tị vì tôi rộng rãi?”. Các anh thật hẹp hòi. Đáng lý ra, các anh phải mừng cho những người đến sau, vì họ may mắn gặp được một ông chủ có lòng tốt. Tại sao các anh lại nhăn nhó vì tình thương của ông chủ đối với những người đến sau?
Lối sống đạo như một hồng ân làm cho người Kitô hữu trở thành con cái hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha yêu thương. Nhờ đó Kitô hữu sẽ nhận ra hồng ân của Chúa nơi mọi sự, khắp mọi nơi, trong mọi lúc, tràn ngập cuộc đời, để biết hân hoan ca tụng Chúa, biết vui mừng vì hồng ân Chúa nơi anh chị em của mình. Sống yêu thương quan tâm đến những người kém cỏi, bé nhỏ, nghèo hèn.
Một xã hội tốt đẹp là mọi người ân cần giúp đỡ những người bé nhỏ. Một xã hội văn minh khi mỗi người biết quan tâm tới những người kém may mắn. Nếu chỉ nghĩ đến bản thân mình, ta sẽ thấy cuộc đời chỉ toàn bất công. Nếu biết nghĩ đến người khác, ta sẽ thấy cuộc đời thật tươi đẹp và chan chứa tình người.Cuộc đời ai cũng cảm thấy ấm áp khi được quan tâm, bởi vậy lòng tốt là một nguồn năng lượng tích cực giúp cho con người xích lại gần nhau hơn.Lòng tốt giúp con người có thêm niềm tin. Tin rằng mình luôn làm điều tốt thì mình đang đi trên con đường yêu thương. Lòng tốt mang đến cho ta niềm vui, niềm hy vọng.
LÒNG TỐT
Người ta thường nói rằng: “Lòng tốt là thứ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy”. Bởi vậy hãy bắt đầu làm điều tốt lành cho ai đó xung quanh mình, bạn sẽ thấy điều đó ở khắp nơi. Hương thơm của lòng tốt lan tỏa rất xa. Hương vị của lòng tốt chan hòa trong một cuộc sống an lành. Không cần “khắc cốt” những gì mình đã trao đi, nhưng cần “ghi tâm” những gì mình được nhận từ những người khác, đó là điều thật đáng quý.
Tin mừng hôm nay kể về Dụ ngôn “thợ làm vườn nho”. Ông chủ vườn nho 5 lần trong ngày đi kiếm người làm vườn vào những thời điểm khác nhau, cuối ngày ông trả tiền công cho mỗi người 1 đồng. Ý nghĩa dụ ngôn diễn tả lòng tốt của Thiên Chúa. Lòng tốt vượt trên lẽ công bình. Thiên Chúa kêu gọi mọi người vào hưởng hạnh phúc là do lòng nhân hậu của Ngài.
“Quả thế, về Nước Trời thì cũng như một gia chủ kia, ngay vừa tảng sáng, đã ra thuê thợ cho vườn nho của ông...”. Giữa một “chợ người” ít việc nhiều người, các ông chủ ra thuê thợ làm việc và trả công nhật. Chúa Giêsu quan sát và lấy hình ảnh cụ thể này ở Do thái để mạc khải mầu nhiệm Nước Trời. Người kể dụ ngôn ông chủ vườn nho với các thợ làm việc các giờ khác nhau trong ngày.Tiền công nhật là 1 đồng, giá thỏa thuận đôi bên.Gia chủ thuê thợ làm vườn nho vào các giờ giấc khác nhau.
Những người được vào làm vườn nho trước nhất: “Sau khi đã thỏa thuận với họ là mỗi ngày một đồng, ông sai họ vào vườn nho làm việc”. Đây là sự công bằng.
Những người được vào làm vườn nho sau hết. Họ muốn có việc làm, họ đứng đợi từ sáng sớm. Khi nghe ông chủ nói: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho”, họ rất đỗi vui mừng, vội vàng đi làm việc mà không có thỏa thuận. Đây là tình thương do lòng tốt của ông chủ.
Theo lệ thường, công nhật sẽ chấm dứt lúc 12 giờ tức là 6 giờ chiều. Vậy mà lúc 5 giờ chiều ông chủ còn ra thuê nhân công. Những người làm từ giờ 11, họ chỉ làm việc 1 giờ là nghĩ. Trong khi đó người làm từ sáng, lao động cả ngày. Vậy mà cuối ngày khi trả lương, ông chủ lại trả bắt đầu từ người sau hết là 1 đồng. Những người làm trước tưởng là được nhiều hơn, nhưng cũng chỉ 1 đồng mà thôi. Họ phản đối, họ trách móc vì họ bị hai thiệt thòi: kẻ khác làm 1 giờ mà họ 12 giờ, kẻ khác làm lúc trời mát mẻ, họ làm cả ngày dưới trời nắng nóng. Họ càm ràm với chủ. Nếu ông chủ trả lương cho người làm sau ít hơn, chắc họ chẳng hề tỏ vẻ khó chịu. Nếu họ không hay biết số tiền mà ông chủ trả cho người làm sau chắc là họ vui vẻ và biết ơn khi trở về nhà. Nhưng vì biết được nên họ giận dữ và ghen tị. Rõ ràng người ghen tị không vui được với người vui, bởi lẽ họ không biết yêu thương.
Ông chủ trả lương như vậy có bất công không? Chắc chắn là không vì ông trả đủ số tiền đã thỏa thuận là 1 đồng. Vì người ghen tị lầm bầm than phiền nên ông trả lời: “Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn, bạn chẳng thỏa thuận với tôi là 1 đồng hay sao? Cầm lấy phần bạn mà về đi, còn tôi, tôi muốn cho ai là tùy tôi, chẳng lẽ tôi không có quyền tùy ý định đoạt là những gì của tôi sao? Hay vì tôi tốt bụng mà bạn ghen tức?”. Hành động của ông chủ không phải là do ông bất thường, bất công, nhưng do ông chủ tốt lành.Tốt ở chỗ là không muốn ai phải thua thiệt sút kém. Ông muốn ai cũng may mắn, ai cũng có tiền về nuôi gia đình. 1 đồng ông phát cho người làm giờ 11 không phải là do công bình. Đồng bạc ấy là do lòng tốt của ông ban tặng.
Gia chủ là Thiên Chúa. Các tay thợ là loài người nhận ra Thiên Chúa qua nhiều thời kỳ khác nhau. Thợ làm giờ thứ 11 là người tội lỗi. Làm vườn nho là vào Nước Trời và thực thi luật pháp Nước Trời. Các thợ cằn nhằn là nhóm Pharisiêu, Luật sĩ. Họ ghen tương vì Chúa Giêsu đối xử khoan dung với người tội lỗi, yêu thương dân ngoại. Các thợ làm ít lãnh nhiều là các người ngày hôm qua sống trong tội lỗi, ngày hôm nay là công dân Nước Trời. 1 đồng là vé vào Nước Trời. Kẻ làm trước người làm sau, tất cả đều được Thiên Chúa ban cho Nước Trời. Thiên Chúa ban cho ai là do lòng tốt của Ngài. Yếu tố chính Chúa Giêsu nhấn mạnh là Thiên Chúa quảng đại vô cùng. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót đối xử rất nhân từ với mọi người. Đặc biệt đối với dân ngoại là những người được gọi vào Giáo hội qua những giờ sau hết. Đối với những người này, Thiên Chúa cũng ban cho mọi quyền lợi và đặc ân như người Do thái là những kẻ được gọi từ đầu. Thiên Chúa nhìn nhận sự việc theo lòng lân tuất của Ngài. Con người nhìn theo quyền lợi, tính toán hơn thiệt. Thiên Chúa ân thưởng, trả công cho ai tùy theo lòng tốt của Ngài. Thiên Chúa trả công, không làm thiệt hại ai, Ngài luôn công bằng. Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu muốn minh chứng rằng: trong cách thức hành động của mình, Thiên Chúa không đi theo những qui tắc lề luật của sự công bình hạn hẹp, cứng nhắc. Ngài chỉ thực thi theo sự tốt lành, theo thúc đẩy bởi tình yêu của mình. Ngài hào phóng thi thố lòng thương xót và hoàn toàn tự do trong các việc thiện hảo.
Thiên Chúa yêu thương hết mọi người và mong muốn mọi người được ơn cứu độ. Nhiều lần trong ngày ông chủ ra chợ tìm thuê thợ làm việc vườn nho là hình ảnh của Chúa yêu thương. Không phải con người tìm Chúa, nhưng chính Chúa đi tìm con người. Không phải tìm một lần mà tìm suốt ngày, từ giờ này sang giờ khác. Nếu những người được thuê vào buổi sáng sớm tượng trưng cho những người có số phận may mắn, có khả năng hơn người khác, thì những người được thuê vào cuối ngày tượng trưng cho những người kém may mắn, kém khả năng, bị thiệt thòi trong xã hội. Ông chủ thuê hết mọi người từ sáng sớm cho đến chiều tà, từ người sang đến kẻ hèn, từ người tài giỏi đến những người kém cỏi, từ người khỏe mạnh đến người yếu kém, là hình ảnh diễn tả tấm lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Ngài muốn mời gọi hết mọi người, mong muốn hết mọi người được ơn cứu độ, được hưởng hạnh phúc trong Nước Chúa.
Một xã hội công bằng bác ái, ai ai cũng ước mơ và hướng tới. Công bằng luôn phải đi đôi với bác ái.Thiên Chúa là Đấng công bình và yêu thương, Ngài ân thưởng, trả công cho mỗi người đúng theo việc họ làm. Chúa Giêsu cũng đã từng dạy: làm thợ thì đáng được trả công. Tuy nhiên, tình yêu Thiên Chúa bao la, con người không thể hiểu thấu. Bài đọc 1, ngôn sứ Isaia nói: lòng nhân từ của Thiên Chúa vô biên, vượt trên mọi toan tính của con người, vượt qua mọi chuẩn mực, vượt trên tất cả những lý sự và mong ước của con người. Con đường Ngài đi là con đường tình yêu, vượt lên trên mọi luật lệ, phép tắc của con người. Tình yêu của Ngài cũng vượt lên trên cả đức công bình, vượt xa mọi ranh giới và mọi nghĩ suy của con người. Thiên Chúa không chỉ là một ông chủ mà còn là một người cha. Thiên Chúa công bình yêu thương, tốt lành. Hồng ân Ngài ban chan chứa. Con người đón nhận với lòng biết ơn.
Hồng ân thì khác với công lao. Hồng ân là một ơn ban dựa vào lòng tốt của người ban ơn. Hồng ân làm cho người lãnh nhận tràn đầy lòng biết ơn. Công lao là tính toán dựa trên công sức người làm việc. Công lao thì cần phải đòi lại điều gì tương xứng bằng tiền lương, bằng đền bù, bằng trả lại theo lẽ công bằng.
Có một sự khác biệt giữa lối sống đạo dựa trên hồng ân và lối giữ đạo nhằm vào công trạng. Người ta có thể chấp nhận "giữ đạo" để được "lên thiên đàng". Nhưng người ta cũng có thể "sống đạo" chỉ vì muốn đền đáp hồng ân bao la của Thiên Chúa. Lối giữ đạo theo công trạng sẽ làm cho người Kitô hữu trở thành "kẻ làm công". Chẳng hạn, việc quét nhà thờ hàng tuần, nhiều người so bì cò kè tính toán, với cái nhìn ích kỷ ghen tị với người khác. Tại sao mình không nghĩ đến bao nhiêu ơn lành Chúa đã thương ban cho mình và gia đình, mỗi tháng chỉ dành 1-2 giờ quét nhà thờ làm sạch sẽ đẹp khuôn viên, công việc ấy như một tâm tình đáp lại hồng ân Chúa thương ban?
Sống đạo kiểu người làm công nên người ta hay càm ràm phản đối ông chủ: “Chúng tôi lao lực suốt cả ngày mà ông trả công cho chúng tôi bằng những người đến sau hết!”. Ông chủ trả lời: “Tôi có bất công với mấy anh đâu! Mấy anh đã thỏa thuận với tôi là một đồng một ngày, thì tôi đã trả đủ cho mấy anh rồi. Tôi muốn trả cho những người đến sau bằng các anh thì có can gì đến các anh? Hay là các anh ganh tị vì tôi rộng rãi?”. Các anh thật hẹp hòi. Đáng lý ra, các anh phải mừng cho những người đến sau, vì họ may mắn gặp được một ông chủ có lòng tốt. Tại sao các anh lại nhăn nhó vì tình thương của ông chủ đối với những người đến sau?
Lối sống đạo như một hồng ân làm cho người Kitô hữu trở thành con cái hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha yêu thương. Nhờ đó Kitô hữu sẽ nhận ra hồng ân của Chúa nơi mọi sự, khắp mọi nơi, trong mọi lúc, tràn ngập cuộc đời, để biết hân hoan ca tụng Chúa, biết vui mừng vì hồng ân Chúa nơi anh chị em của mình. Sống yêu thương quan tâm đến những người kém cỏi, bé nhỏ, nghèo hèn.
Một xã hội tốt đẹp là mọi người ân cần giúp đỡ những người bé nhỏ. Một xã hội văn minh khi mỗi người biết quan tâm tới những người kém may mắn. Nếu chỉ nghĩ đến bản thân mình, ta sẽ thấy cuộc đời chỉ toàn bất công. Nếu biết nghĩ đến người khác, ta sẽ thấy cuộc đời thật tươi đẹp và chan chứa tình người.Cuộc đời ai cũng cảm thấy ấm áp khi được quan tâm, bởi vậy lòng tốt là một nguồn năng lượng tích cực giúp cho con người xích lại gần nhau hơn.Lòng tốt giúp con người có thêm niềm tin. Tin rằng mình luôn làm điều tốt thì mình đang đi trên con đường yêu thương. Lòng tốt mang đến cho ta niềm vui, niềm hy vọng.