Trước sau, sau trước cho thấy quả thực nhóm thợ sau cùng có nhiều kiên nhẫn hơn nhóm thợ đầu tiên. Dụ ngôn thuê người làm vườn nho cho biết Lòng Chúa Xót Thương vượt khỏi mọi ước mong, dự đoán của nhân loại. Thiên Chúa, Chủ vườn nho. Tất cả nhân loại đều do Chúa dựng nên. Dù họ tôn thờ Chúa hay chối bỏ Chúa, Thiên Chúa không bỏ rơi con người do Chúa dựng nên. Đã không bỏ rơi, Thiên Chúa còn yêu thương tất cả với tình yêu vô hạn của Ngài. Con người thường khen chê, ganh tị nhau bởi ảnh hưởng bởi tiêu chuẩn xã hội.

Sáng sớm chủ vườn nho thuê đám thợ đầu tiên và đồng í ngày công là một đồng. Sau đó chủ thuê đám thợ thứ hai, và khoảng giữa trưa thuê nhóm thợ thứ ba. Chủ vườn nho hứa trả công sòng phẳng. Lúc đó thợ không biết trả công sòng phẳng là thế nào nhưng cuối ngày họ nhận được một đồng. Ông chủ quá rộng lượng. Đến xế chiều nhóm thợ cuối cũng được thuê. Chủ không hứa trả công như thế nào. Có lẽ họ cũng không dám đòi hỏi bởi có việc làm, ít nhiều gì cũng tốt. Cuối ngày nhóm thợ sau cùng cũng nhận được một đồng. Chủ rộng rãi ngoài mức tưởng tượng của mọi người. Thấy thế, nhóm thợ đầu tiên hy vọng sẽ được nhiều hơn, gấp đôi, gấp ba. Khi biết họ cũng chỉ nhận có một đồng. Họ than phiền cho là chủ thiếu công bằng. Họ lí luận nhóm thợ làm chỉ một giờ cũng nhận công một đồng, bằng họ làm việc vất vả suốt ngày. Chủ nói với một người trong họ. Các anh đồng í tiền công một đồng một ngày, các anh nhận đủ. Sao còn ganh tị vì tôi bác ái Mat 20,216. Tôi không có quyền xử dụng tiền bạc theo í tôi muốn sao.

Con người xã hội, lệ thuộc vào xã hội và hiểu công bằng theo xu hướng xã hội họ đang sống. Thiên Chúa không lệ thuộc vào một xã hội trần thế nào. Ngài trội vượt trên mọi xã hội loài người, vì thế Ngài không phải tuân thủ luật lệ của bất cứ xã hội nào. Ngài có cách riêng của Ngài. Cách đó vượt xa, cao hơn mọi lề luật, khuôn phép xã hội. Cách của Thiên Chúa đặt nền tảng trên yêu thương, bác ái, và lòng thương xót. Chủ vườn nho nói với một người trong nhóm thợ ghen tị dẫn đến khiếu nại là dấu chỉ của nghèo bác ái. Điều này đối nghịch với chủ là Đấng giầu tình thương, nhân ái. Nhiệm vụ của thợ không phải là học biết chủ phát lương cho ai bao nhiêu, bởi điều đó không liên quan đến việc làm. Công nhân cần sống nâng đỡ nhau. Đã không thực thi điều đó, còn sinh ra ghen tị. Nhóm thơ đầu tiên ghen tị vì họ cho rằng họ quan trọng hơn những thợ khác. Chủ vườn nho cho biết tất cả các thợ đều quan trọng. Tất cả đều cần cảm nhận cuộc sống của họ có giá trị, và cần được tôn trọng. Thợ than phiền bởi thợ nhìn vào số giờ làm việc trong ngày. Chủ vườn nho không nhìn vào thời gian thợ làm việc, nhưng nhìn rộng lớn hơn, nhìn vào một ngày làm việc. Hơn nữa chủ vườn nho còn nhìn vào mức sống gia đình người thợ cần có mang về nuôi sống gia đình. Như thế, người thợ làm việc không phải cho riêng cá nhân thợ mà còn là nguồn sống cung cấp cho gia đình thợ.

Nhóm thợ đầu tiên than phiền viện dẫn lí do họ làm việc vất vả, nắng, nhọc, khổ cực nguyên ngày. Họ không biết là họ may mắn, bởi ngay từ sáng họ đã nhận được việc làm. Họ làm việc cực khổ, vất vả thật nhưng tâm hồn họ bình an, vững tâm, vì cuối ngày chắc chắn có lương. Những nhóm thợ khác cũng phơi nắng chờ được thuê. Họ chịu nắng, lòng bồn chồn không yên, bởi nếu không có việc lấy gì nuôi gia đình. Ngoài nắng nôi họ còn đau khổ về tâm lí, không có việc làm, gia đình đói, vì thế khi được thuê mướn là họ vui, không cần phải bàn thảo về trả công. Có việc làm là tốt rồi, ít nhiều gì cũng có chút lương mang về gia đình. Nhóm đau khổ nhất có lẽ là nhóm được thuê sau cùng, khi ngày đã tàn, niềm hy vọng được thuê đã cạn. Chính lúc thất vọng, ê chề nhất lại là lúc chủ vườn nho xuất hiện mang đến cho họ niềm hy vọng. Tính kiên nhẫn, đứng trông, ngồi chờ, gần cả ngày mang đến thành quả tốt đẹp. Cuối ngày, họ còn kinh ngạc hơn nữa, bởi họ nhận được một đồng bằng những người thợ khác. Họ hân hoan ra về, lòng rộn niềm vui, miệng hoan ca cảm tạ lòng xót thương chủ vườn nho dành cho.

Ông chủ đó chính là Thiên Chúa chúng ta tôn thờ.

TiengChuong.org

The First and The Last

The parable is about God's abundant generosity. Jesus used this parable to highlight the mercy of God, Who is the 'landowner', and all people are God's children. As God's children we all receive the same God's love. God discriminates against no one because God is love. We, humans discriminate against others, because we are driven by the world's standards.

The complaint was made, not because of the agreement on one denarius for a day's labour wasn't honoured, but because the expectation from the first group of labourers wasn't met. They raised the issue, because the last group of labourers got the same treatment as they did. They believed the last group of labourers received too much, for they had worked only an hour. For them it was unfair, and unacceptable, in the world's standard. The landowner, the Master, responded, that His generosity wasn't meant to be measured. Fairness, based on the labour market, shouldn't apply to God's generosity. the world's fairness, based on human greediness and vice, wasn't fair at all. The Master worked on a much higher level. It was the practice of heavenly virtues; the virtue of generosity. The Master challenged the workers: Are you envious because I am generous? Mat 20, 16. He told one of the complainants that they were in no position to get jealous. They were in no position to take control over who gets what, and how much the Master gave to the other workers. They were in no position to justify frustration with the Master, when He showed generosity, and certainly they were in no position to control the order of payment for the day work. The parable showed the first group of workers felt they were more important than the other workers. They should not use the worldly standard of justice to measure the heavenly standard of justice. For the Master, all workers were important, and all deserved to feel their worth.

The landowner agreed to pay the first group of workers one denarius for a day's labour. To the second and the third groups of workers, the landowner promised to 'give a fair wage'. We don't know what he meant by that, but they each received one denarius for their work. The last workers were employed without mentioning the amount of the payment. The first group of workers complained, that they worked hard all day, and endured the heat of the day. They failed to know, that they were blessed. They worked hard all day with peace of mind, that at the end of the day, they had a denarius to bring home. The other groups, all had endured the heat of the day as they were on standby, anxiously waiting to be hired. Do not fail to take into account the psychological anguish in waiting, worrying what would they bring home to feed their families. Their hope of being employed for the day dwindled as the day was going, and the prospect of being employed for that day was nil. Just before their hope died, the Master came to their rescue. There was no need of negotiating the payment, just something would be better than nothing. At the time of payment, to their surprise, they received much more than they could have imagined. The joy of receiving the Master's generosity overcame their anguish of waiting. They went home joyfully, chanting the Master's generosity. Their being patient to be employed paid off.