MỘT CÂU NÓI VẮN VỎI, HÉ LỘ CẢ CON TIM
“Lạy Chúa, xin tạo cho con một quả tim trong sạch”.
Kính thưa Anh Chị em,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay dẫn chúng ta vào một phòng triển lãm, ở đó, trưng bày rất nhiều trái tim. Trái tim phàm nhân, trái tim người thánh; trái tim biệt phái, trái tim tông đồ; trái tim vua Đavít, trái tim Chúa Giêsu và sẽ rất thú vị, ở đó, còn có cả trái tim của mỗi người chúng ta.
Bối cảnh của phòng trưng bày là một đồng lúa ửng chín, chờ ngày gặt; một ngày Sabbat, các bạn Chúa Giêsu đưa tay hái lúa. Thấy xót dạ, môn đệ bứt lúa mà mum; thấy khó chịu, biệt phái bàn tán ì xèo, “Tại sao các ông làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat? ”; thấy bất công, Chúa Giêsu lên tiếng, “Các ông chưa đọc điều Đavít đã làm khi vua và các người tuỳ tùng bị đói sao? ”.
Đôi khi, chỉ một câu nói vắn vỏi lại hé lộ cả con tim, hé lộ tất cả những gì đang xảy ra bên trong tâm trí của một con người. Người ta có thể thoáng nhìn vào trái tim hư hoại của Hitler với câu nói bất nhân của ông, “Tôi không hiểu tại sao con người lại không được phép tàn nhẫn như thiên nhiên”, ông thấy cần thiết phải diệt trừ những người yếu đuối, những dân tộc thấp hèn như định luật đào thải tự nhiên của thiên nhiên; hành động của ông thuộc loại diệt chủng nhất. Khi được chọn kế vị Phêrô, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói một câu đơn sơ, “Đừng sợ!”; câu nói ấy đã theo ngài suốt chặng đường 27 năm trên cương vị hoa tiêu con thuyền Giáo Hội. Mẹ Têrêxa hôm nay Giáo Hội mừng kính, 05/9, đã từng nói, “Hãy làm những việc nhỏ với một trái tim lớn”, Mẹ đã sống và làm như thế suốt đời.
Trong trình thuật Tin Mừng hôm nay, những người biệt phái đã nói rất nhiều về tình trạng trái tim riêng tư của họ với chỉ một câu, “Tại sao các ông làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat? ”; bị cuốn hút bởi vẻ bề ngoài của lề luật, họ đã bỏ lỡ bức hoạ tình yêu Chúa Giêsu mang đến: một tình yêu trọn vẹn đối với Thiên Chúa, một tình yêu hào hiệp đối với tha nhân. Với Chúa Giêsu, điều Ngài nói với người biệt phái cho thấy trái tim yêu thương quảng đại vượt quá vẻ bề ngoài của luật, Ngài nắm lấy cốt lõi bên trong; Ngài trưng dẫn việc vua Đavít vào nhà Chúa ăn bánh trưng hiến, cho đoàn tuỳ tùng cùng ăn. Với trái tim xót thương, Ngài không trách cứ các biệt phái mà chỉ gợi lên điều tốt nơi họ, mời gọi thiện tâm của họ hướng đến thiện ích vì người khác.
Từ gợi ý của Chúa Giêsu, chúng ta có thể nhìn thấy một trái tim khác, trái tim vua Đavít, một trái tim dũng cảm từ thời niên thiếu khi Đavít chỉ biết tựa nương một mình Thiên Chúa để chiến thắng Goliath khổng lồ; cũng trái tim đó, Đavít đã nhân ái với vua Saul, người tìm giết mình. Đó là một trái tim yếu đuối khi phải lòng Bethseva để gián tiếp giết Uriah, chồng nàng. Tuy nhiên, trái tim Đavít không băng giá trong tội, vua đã ăn năn thảm thiết, “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con; mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm”; và trái tim xót thương của Thiên Chúa đã chạnh lòng, để từ đó, Đavít luôn luôn thuộc trọn về Người. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay là một nhắc nhở cho chúng ta, “Chúa gần gũi mọi kẻ kêu cầu Người”. Thánh Phaolô trong thư Côrintô hôm nay cũng cho thấy trái tim của ngài, một trái tim yêu thương của người cha khi biết có sự phân hoá giữa cộng đoàn, “Tôi khuyến cáo anh em như con cái rất yêu dấu của tôi… Nhờ Tin Mừng, tôi đã sinh anh em ra trong Đức Giêsu Kitô”.
Ngày kia, thăm nước Ý, Gorky đọc trên một tờ báo của thành phố, “Hôm nay, rạp diễn vở “Kẻ Địch” của đại văn hào Marxim Gorky; diễn xong, Gorky sẽ gặp khán giả”. Gorky kinh ngạc vì nào ai biết ông đến đây. Rất đông người xem, Gorky cũng có mặt; một hồi, ông nổi giận rời rạp hát, vì vở kịch bị cắt xén nhiều. Nhưng sực nhớ sau vở diễn “Gorky” còn gặp khán giả, ông quay lại. Khán giả reo hò, “Gorky, Gorky!”. “Gorky giả” xuất hiện, vẫy tay chào. Gorky nghĩ, “Mình sẽ làm quen với anh này”. Mọi người đã về, Gorky ra sau cánh gà, bắt tay kẻ giả mạo, “Chào ngài “Gorky””. Kẻ giả mạo giật mình, ôm mặt, ngồi phịch xuống. Lấy bình tĩnh, anh nói, “Lẽ nào lại là ngài? ”. Gorky đáp, “Đúng là tôi”; “Xin ngài tha lỗi, cho tôi giải thích”. Anh nói, “Tôi rất nghèo, để nuôi cả gia đình, tôi phải đóng giả làm ngài”. Gorky hỏi, “Ai đề nghị anh đóng giả tôi? ”; anh nói, “Cái đói”, “Giờ ngài mắng chửi tôi thế nào cũng được”. Gorky đáp, “Tại sao tôi mắng chửi anh? Nếu việc này giúp gia đình anh tốt hơn thì tôi rất vui. Có điều tôi đề nghị, hãy công khai đóng giả tôi theo con đường chân thiện mỹ”. Kẻ giả mạo xúc động nắm tay Gorky, “Cảm ơn ngài! Ngài có một trái tim quá độ lượng”. Về sau, anh là cao thủ bắt chước, được mọi người yêu mến. Cả Gorky cũng cho rằng, “Mình và người bắt chước kia trông hệt nhau”.
Anh Chị em,
Cuối cùng, sau câu chuyện thương tâm và trước khi rời phòng triển lãm kỳ diệu, chúng ta cùng nhìn trái tim mình. Nó có độ lượng, xót thương, nhân ái, quảng đại như trái tim của Thiên Chúa, trái tim của Chúa Giêsu hoặc ít nữa hào hiệp như trái tim của Gorky không; hoặc nó cứng nhắc, khắc nghiệt và lạnh lùng như trái tim của biệt phái; nó lành lặn vì ích kỷ hay nó lắm thương tích vì yêu thương; ở đó, có dấu tích của những thánh giá không; nó nồng nàn hay hời hợt với tình yêu của Thiên Chúa và tha nhân; nó có trọn vẹn thuộc về Chúa không; nó có mẫn cảm xót thương như trái tim Người không?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin Thánh Thần thanh luyện trái tim con, để nó sạch trong như trái tim vẹn sạch Đức Mẹ; biết khóc than tội mình như trái tim Đavít; biết mến yêu nồng nàn như trái tim tông đồ Gioan”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Lạy Chúa, xin tạo cho con một quả tim trong sạch”.
Kính thưa Anh Chị em,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay dẫn chúng ta vào một phòng triển lãm, ở đó, trưng bày rất nhiều trái tim. Trái tim phàm nhân, trái tim người thánh; trái tim biệt phái, trái tim tông đồ; trái tim vua Đavít, trái tim Chúa Giêsu và sẽ rất thú vị, ở đó, còn có cả trái tim của mỗi người chúng ta.
Bối cảnh của phòng trưng bày là một đồng lúa ửng chín, chờ ngày gặt; một ngày Sabbat, các bạn Chúa Giêsu đưa tay hái lúa. Thấy xót dạ, môn đệ bứt lúa mà mum; thấy khó chịu, biệt phái bàn tán ì xèo, “Tại sao các ông làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat? ”; thấy bất công, Chúa Giêsu lên tiếng, “Các ông chưa đọc điều Đavít đã làm khi vua và các người tuỳ tùng bị đói sao? ”.
Trong trình thuật Tin Mừng hôm nay, những người biệt phái đã nói rất nhiều về tình trạng trái tim riêng tư của họ với chỉ một câu, “Tại sao các ông làm điều không được phép làm trong ngày Sabbat? ”; bị cuốn hút bởi vẻ bề ngoài của lề luật, họ đã bỏ lỡ bức hoạ tình yêu Chúa Giêsu mang đến: một tình yêu trọn vẹn đối với Thiên Chúa, một tình yêu hào hiệp đối với tha nhân. Với Chúa Giêsu, điều Ngài nói với người biệt phái cho thấy trái tim yêu thương quảng đại vượt quá vẻ bề ngoài của luật, Ngài nắm lấy cốt lõi bên trong; Ngài trưng dẫn việc vua Đavít vào nhà Chúa ăn bánh trưng hiến, cho đoàn tuỳ tùng cùng ăn. Với trái tim xót thương, Ngài không trách cứ các biệt phái mà chỉ gợi lên điều tốt nơi họ, mời gọi thiện tâm của họ hướng đến thiện ích vì người khác.
Từ gợi ý của Chúa Giêsu, chúng ta có thể nhìn thấy một trái tim khác, trái tim vua Đavít, một trái tim dũng cảm từ thời niên thiếu khi Đavít chỉ biết tựa nương một mình Thiên Chúa để chiến thắng Goliath khổng lồ; cũng trái tim đó, Đavít đã nhân ái với vua Saul, người tìm giết mình. Đó là một trái tim yếu đuối khi phải lòng Bethseva để gián tiếp giết Uriah, chồng nàng. Tuy nhiên, trái tim Đavít không băng giá trong tội, vua đã ăn năn thảm thiết, “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con; mở lượng hải hà xoá tội con đã phạm”; và trái tim xót thương của Thiên Chúa đã chạnh lòng, để từ đó, Đavít luôn luôn thuộc trọn về Người. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay là một nhắc nhở cho chúng ta, “Chúa gần gũi mọi kẻ kêu cầu Người”. Thánh Phaolô trong thư Côrintô hôm nay cũng cho thấy trái tim của ngài, một trái tim yêu thương của người cha khi biết có sự phân hoá giữa cộng đoàn, “Tôi khuyến cáo anh em như con cái rất yêu dấu của tôi… Nhờ Tin Mừng, tôi đã sinh anh em ra trong Đức Giêsu Kitô”.
Ngày kia, thăm nước Ý, Gorky đọc trên một tờ báo của thành phố, “Hôm nay, rạp diễn vở “Kẻ Địch” của đại văn hào Marxim Gorky; diễn xong, Gorky sẽ gặp khán giả”. Gorky kinh ngạc vì nào ai biết ông đến đây. Rất đông người xem, Gorky cũng có mặt; một hồi, ông nổi giận rời rạp hát, vì vở kịch bị cắt xén nhiều. Nhưng sực nhớ sau vở diễn “Gorky” còn gặp khán giả, ông quay lại. Khán giả reo hò, “Gorky, Gorky!”. “Gorky giả” xuất hiện, vẫy tay chào. Gorky nghĩ, “Mình sẽ làm quen với anh này”. Mọi người đã về, Gorky ra sau cánh gà, bắt tay kẻ giả mạo, “Chào ngài “Gorky””. Kẻ giả mạo giật mình, ôm mặt, ngồi phịch xuống. Lấy bình tĩnh, anh nói, “Lẽ nào lại là ngài? ”. Gorky đáp, “Đúng là tôi”; “Xin ngài tha lỗi, cho tôi giải thích”. Anh nói, “Tôi rất nghèo, để nuôi cả gia đình, tôi phải đóng giả làm ngài”. Gorky hỏi, “Ai đề nghị anh đóng giả tôi? ”; anh nói, “Cái đói”, “Giờ ngài mắng chửi tôi thế nào cũng được”. Gorky đáp, “Tại sao tôi mắng chửi anh? Nếu việc này giúp gia đình anh tốt hơn thì tôi rất vui. Có điều tôi đề nghị, hãy công khai đóng giả tôi theo con đường chân thiện mỹ”. Kẻ giả mạo xúc động nắm tay Gorky, “Cảm ơn ngài! Ngài có một trái tim quá độ lượng”. Về sau, anh là cao thủ bắt chước, được mọi người yêu mến. Cả Gorky cũng cho rằng, “Mình và người bắt chước kia trông hệt nhau”.
Anh Chị em,
Cuối cùng, sau câu chuyện thương tâm và trước khi rời phòng triển lãm kỳ diệu, chúng ta cùng nhìn trái tim mình. Nó có độ lượng, xót thương, nhân ái, quảng đại như trái tim của Thiên Chúa, trái tim của Chúa Giêsu hoặc ít nữa hào hiệp như trái tim của Gorky không; hoặc nó cứng nhắc, khắc nghiệt và lạnh lùng như trái tim của biệt phái; nó lành lặn vì ích kỷ hay nó lắm thương tích vì yêu thương; ở đó, có dấu tích của những thánh giá không; nó nồng nàn hay hời hợt với tình yêu của Thiên Chúa và tha nhân; nó có trọn vẹn thuộc về Chúa không; nó có mẫn cảm xót thương như trái tim Người không?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin Thánh Thần thanh luyện trái tim con, để nó sạch trong như trái tim vẹn sạch Đức Mẹ; biết khóc than tội mình như trái tim Đavít; biết mến yêu nồng nàn như trái tim tông đồ Gioan”, Amen.
(Tgp. Huế)