BIỂN CẢ THẲM SÂU, LÒNG NGƯỜI SÂU THẲM
“Chúa làm chủ trái đất cùng muôn vật muôn loài”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay mời chúng ta tiến ra một biển hồ xinh đẹp; ở đó, chúng ta quan chiêm Chúa Giêsu, Đấng thấu nhìn vực thẳm, biển khơi và cả lòng dạ con người; dẫu cho biển cả thẳm sâu, lòng người sâu thẳm. Trong một vài phút, chúng ta chiêm ngắm Chúa Giêsu, một con người đã hấp dẫn đám đông đến thế và nhất là các môn đệ đầu tiên, đến nỗi họ đã bỏ hết mọi sự mà đi theo Ngài, Đấng mà Thánh Vịnh đáp ca hôm nay reo lên, “Chúa làm chủ trái đất cùng muôn vật muôn loài”.
Lần dở các trang Tin Mừng, chúng ta biết Chúa Giêsu có thể giảng dạy bất cứ nơi đâu. Ngài giảng trong hội đường, trong đền thờ, giữa đồng lúa, trên thảm cỏ, giữa người lớn, giữa trẻ nhỏ; nhiều lần trên núi, ít lần dưới đồi, thi thoảng ở bờ biển và hôm nay, bối cảnh xảy ra trên một bờ hồ. Thánh Luca ghi nhận, “Dân chúng chen nhau lại gần Chúa Giêsu để nghe lời Thiên Chúa”.
Với những con người này, biển là tất cả. Biển là nước, là lương thực, là sự sống, là giao thương, là vận chuyển; bên cạnh đó, biển còn là một đối tượng của vẻ đẹp, một gợi hứng mời gọi chiêm ngắm. Tuy nhiên, bên dưới bề mặt tĩnh lặng thường ngày và xanh thẳm của nó, biển còn cả một thế giới sâu thẳm chưa được biết đến với những con người lưng nám chân trần này. Chúa Giêsu có đó, Ngài sẽ dò thăm chiều sâu của biển, và qua đó, Ngài sẽ giúp những con người này khám phá chiều sâu của lòng mình hầu họ có thể nhận ra bao điều bí ẩn của đức tin và kế hoạch của Chúa Trời, Đấng thấu nhìn vực thẳm và lòng người, cũng là Đấng tạo thành trời đất biển khơi cùng muôn loài trong đó.
Thật không khó để Chúa Giêsu cuốn hút một đám đông hiếu kỳ vốn đã dành cho Ngài một chút thời gian để lắng nghe Ngài; nhưng để mời gọi một ai đó cam kết cống hiến trọn cả cuộc đời mình cho kế hoạch cứu độ mà Ngài vừa khởi sự thì quả là điều không dễ. Vì thế, Ngài quyết định bước xuống một chiếc thuyền, thuyền của Phêrô; xin ông đưa ra xa bờ một chút và ngồi trên đó, lắc lư trên sóng, Ngài giảng dạy dân chúng. Thật, sẽ không có hình ảnh nào đẹp hơn, lãng mạn hơn!
Những gì Chúa Giêsu đòi hỏi Phêrô ban đầu xem ra thật nhẹ nhàng, dễ chịu; chỉ cần Phêrô hy sinh một phần nào vật chất, cụ thể là chiếc thuyền, và tỏ ra hào phóng một chút là đủ. Thế nhưng, để có thể dẫn Phêrô đi xa hơn, đủ lâu hơn với một tương quan bền bỉ, cam kết, sống chết hơn… Chúa Giêsu sẽ thách thức niềm tin của ông, một thách thức có thể đi ngược lại lý trí, kinh nghiệm cũng như sự thoải mái của cá nhân ông. Vậy là Ngài đề nghị Phêrô hãy cùng Ngài “ra chỗ nước sâu”.
Phêrô không cự nự, chẳng ngần ngừ ngoài việc thú nhận thất bại của mình, “Chúng tôi vất vả suốt đêm mà không bắt được gì hết”. Phêrô không lý sự cho dù biển giả là sinh nghề tử nghiệp của ông; trái lại, Phêrô ngoan nguỳ, mềm mỏng, chọn cho mình sự khờ dại trước một Thiên Chúa thượng trí vô song như bài đọc Côrintô hôm nay nhắc đến, “Sự khôn ngoan của thế gian này là sự điên dại đối với Thiên Chúa”; Đấng “bắt chợt những người khôn ngoan ngay trong xảo kế của họ”; Đấng “biết tư tưởng của những người khôn ngoan là hão huyền”. Vì thế, Phêrô lên tiếng, “Nhưng vì lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. Điều đã xảy ra là một mẻ cá kỳ lạ, không phải trả đồng nào, không phải thức trắng đêm, được tặng không sau đó. Và này, Chúa Giêsu, Đấng thấu nhìn vực thẳm biển khơi đã làm được một điều còn hơn cả mẻ cá kỳ lạ, một điều không ai ngờ tới, đó là biến đổi những tâm hồn để mai đây, họ sẽ đi lưới người như lưới cá; Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan, những con người đặt Ngài làm chủ trên cuộc đời mình như Ngài đã làm chủ trên cá biển chim trời; những con người rồi đây sẽ đem về cho Chúa những mẻ cá kỳ diệu hơn, những mẻ cá tươi rói các linh hồn, sẽ chất ngất trên con thuyền Giáo Hội.
Trong mọi đấng bậc, Chúa Giêsu đã bước xuống con thuyền cuộc đời mỗi người chúng ta và hẳn Ngài cũng đã làm một điều kỳ diệu nào đó; thế nhưng, chúng ta có ngạc nhiên không? Nỗi ngạc nhiên có xâm chiếm toàn bộ con người chúng ta như đã xâm chiếm Phêrô không? Phải chăng, chẳng có gì đáng ngạc nhiên vì chúng ta nghĩ rằng, những gì tốt đẹp hay thành công đều là do bản thân mình. Người kiêu ngạo sẽ nghĩ như thế nhưng kẻ khiêm nhượng thì không, họ nhận ra bàn tay uy quyền của Đấng tạo thành trời đất biển khơi cùng muôn loài trong đó, để như Phêrô, họ sẽ sụp lạy dưới chân Ngài và thưa lên, “Lạy Chúa, xin tránh xa con vì con là người tội lỗi”.
Trên một chuyến tàu xuyên đại dương, vị giám mục kể cho một giáo sĩ trẻ về cuộc đời gian khổ của mình; sau đó, ngài xin anh nói về ơn gọi của anh. Anh tự mãn, “Dễ thôi. Tất cả là Thiên Chúa cần con”. Giám mục nói, “Này bạn, quả là trùng hợp. Như tôi nhớ, trong Thánh Kinh, chỉ có một lần Chúa nói, Ngài cần một điều gì đó; thì trên đường vinh thắng vào Giêrusalem, Ngài nói, Ngài cần một con lừa”.
Anh Chị em,
Nếu chúng ta biết hạ mình như Phêrô, Chúa Giêsu cũng sẽ nói với mỗi người, “Đừng sợ, từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta”; vì lẽ, rất nhiều linh hồn đang hối hả đi qua thế giới này mà không biết sẽ đi về đâu, cũng không tận hưởng tình yêu của Đấng làm chủ trái đất cùng muôn vật muôn loài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa biết lòng con, Chúa biết sức con; xin đưa con ra chỗ nước sâu, ở đó, con sẽ ngụp lặn trong ân sủng của lòng thương xót Chúa; bấy giờ, con mới có thể lưới được những mẻ cá tươi rói của các linh hồn”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúa làm chủ trái đất cùng muôn vật muôn loài”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lần dở các trang Tin Mừng, chúng ta biết Chúa Giêsu có thể giảng dạy bất cứ nơi đâu. Ngài giảng trong hội đường, trong đền thờ, giữa đồng lúa, trên thảm cỏ, giữa người lớn, giữa trẻ nhỏ; nhiều lần trên núi, ít lần dưới đồi, thi thoảng ở bờ biển và hôm nay, bối cảnh xảy ra trên một bờ hồ. Thánh Luca ghi nhận, “Dân chúng chen nhau lại gần Chúa Giêsu để nghe lời Thiên Chúa”.
Với những con người này, biển là tất cả. Biển là nước, là lương thực, là sự sống, là giao thương, là vận chuyển; bên cạnh đó, biển còn là một đối tượng của vẻ đẹp, một gợi hứng mời gọi chiêm ngắm. Tuy nhiên, bên dưới bề mặt tĩnh lặng thường ngày và xanh thẳm của nó, biển còn cả một thế giới sâu thẳm chưa được biết đến với những con người lưng nám chân trần này. Chúa Giêsu có đó, Ngài sẽ dò thăm chiều sâu của biển, và qua đó, Ngài sẽ giúp những con người này khám phá chiều sâu của lòng mình hầu họ có thể nhận ra bao điều bí ẩn của đức tin và kế hoạch của Chúa Trời, Đấng thấu nhìn vực thẳm và lòng người, cũng là Đấng tạo thành trời đất biển khơi cùng muôn loài trong đó.
Thật không khó để Chúa Giêsu cuốn hút một đám đông hiếu kỳ vốn đã dành cho Ngài một chút thời gian để lắng nghe Ngài; nhưng để mời gọi một ai đó cam kết cống hiến trọn cả cuộc đời mình cho kế hoạch cứu độ mà Ngài vừa khởi sự thì quả là điều không dễ. Vì thế, Ngài quyết định bước xuống một chiếc thuyền, thuyền của Phêrô; xin ông đưa ra xa bờ một chút và ngồi trên đó, lắc lư trên sóng, Ngài giảng dạy dân chúng. Thật, sẽ không có hình ảnh nào đẹp hơn, lãng mạn hơn!
Những gì Chúa Giêsu đòi hỏi Phêrô ban đầu xem ra thật nhẹ nhàng, dễ chịu; chỉ cần Phêrô hy sinh một phần nào vật chất, cụ thể là chiếc thuyền, và tỏ ra hào phóng một chút là đủ. Thế nhưng, để có thể dẫn Phêrô đi xa hơn, đủ lâu hơn với một tương quan bền bỉ, cam kết, sống chết hơn… Chúa Giêsu sẽ thách thức niềm tin của ông, một thách thức có thể đi ngược lại lý trí, kinh nghiệm cũng như sự thoải mái của cá nhân ông. Vậy là Ngài đề nghị Phêrô hãy cùng Ngài “ra chỗ nước sâu”.
Phêrô không cự nự, chẳng ngần ngừ ngoài việc thú nhận thất bại của mình, “Chúng tôi vất vả suốt đêm mà không bắt được gì hết”. Phêrô không lý sự cho dù biển giả là sinh nghề tử nghiệp của ông; trái lại, Phêrô ngoan nguỳ, mềm mỏng, chọn cho mình sự khờ dại trước một Thiên Chúa thượng trí vô song như bài đọc Côrintô hôm nay nhắc đến, “Sự khôn ngoan của thế gian này là sự điên dại đối với Thiên Chúa”; Đấng “bắt chợt những người khôn ngoan ngay trong xảo kế của họ”; Đấng “biết tư tưởng của những người khôn ngoan là hão huyền”. Vì thế, Phêrô lên tiếng, “Nhưng vì lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. Điều đã xảy ra là một mẻ cá kỳ lạ, không phải trả đồng nào, không phải thức trắng đêm, được tặng không sau đó. Và này, Chúa Giêsu, Đấng thấu nhìn vực thẳm biển khơi đã làm được một điều còn hơn cả mẻ cá kỳ lạ, một điều không ai ngờ tới, đó là biến đổi những tâm hồn để mai đây, họ sẽ đi lưới người như lưới cá; Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan, những con người đặt Ngài làm chủ trên cuộc đời mình như Ngài đã làm chủ trên cá biển chim trời; những con người rồi đây sẽ đem về cho Chúa những mẻ cá kỳ diệu hơn, những mẻ cá tươi rói các linh hồn, sẽ chất ngất trên con thuyền Giáo Hội.
Trong mọi đấng bậc, Chúa Giêsu đã bước xuống con thuyền cuộc đời mỗi người chúng ta và hẳn Ngài cũng đã làm một điều kỳ diệu nào đó; thế nhưng, chúng ta có ngạc nhiên không? Nỗi ngạc nhiên có xâm chiếm toàn bộ con người chúng ta như đã xâm chiếm Phêrô không? Phải chăng, chẳng có gì đáng ngạc nhiên vì chúng ta nghĩ rằng, những gì tốt đẹp hay thành công đều là do bản thân mình. Người kiêu ngạo sẽ nghĩ như thế nhưng kẻ khiêm nhượng thì không, họ nhận ra bàn tay uy quyền của Đấng tạo thành trời đất biển khơi cùng muôn loài trong đó, để như Phêrô, họ sẽ sụp lạy dưới chân Ngài và thưa lên, “Lạy Chúa, xin tránh xa con vì con là người tội lỗi”.
Trên một chuyến tàu xuyên đại dương, vị giám mục kể cho một giáo sĩ trẻ về cuộc đời gian khổ của mình; sau đó, ngài xin anh nói về ơn gọi của anh. Anh tự mãn, “Dễ thôi. Tất cả là Thiên Chúa cần con”. Giám mục nói, “Này bạn, quả là trùng hợp. Như tôi nhớ, trong Thánh Kinh, chỉ có một lần Chúa nói, Ngài cần một điều gì đó; thì trên đường vinh thắng vào Giêrusalem, Ngài nói, Ngài cần một con lừa”.
Anh Chị em,
Nếu chúng ta biết hạ mình như Phêrô, Chúa Giêsu cũng sẽ nói với mỗi người, “Đừng sợ, từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta”; vì lẽ, rất nhiều linh hồn đang hối hả đi qua thế giới này mà không biết sẽ đi về đâu, cũng không tận hưởng tình yêu của Đấng làm chủ trái đất cùng muôn vật muôn loài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa biết lòng con, Chúa biết sức con; xin đưa con ra chỗ nước sâu, ở đó, con sẽ ngụp lặn trong ân sủng của lòng thương xót Chúa; bấy giờ, con mới có thể lưới được những mẻ cá tươi rói của các linh hồn”, Amen.
(Tgp. Huế)