CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM A
HƠN CẢ GÁNH NẶNG
Chúa nhật thứ XXII thường niên năm 2020 chỉ cách lễ Thánh Monica có ba ngày. Lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng của Chúa nhật này mời gọi: "Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo" (Mt 16, 24).
Hơn ai hết, cuộc đời Thánh Monica chính là phản ánh trung thực lời mời gọi này. Thánh Monica sáng rực trong việc chấp nhận bỏ mình, không phải ngày một ngày hai, nhưng là một đời làm vợ, làm mẹ của mình. Thánh nhân vác thập giá một cách anh dũng, trung thành để theo Chúa không hề có lúc nào suy giảm hay chao đảo, mất thăng bằng...
Đến tuổi trưởng thành, Monica vâng lời cha mẹ, cam phận làm vợ người đàn ông lớn tuổi, ngoại đạo, nát rượu, vũ phu tên là Patriciô. Cuộc hôn nhân nhiều năm với ông, nếu không có đức tin, đó quả thật là cảnh địa ngục nơi trần thế dành cho bà. Nhiều lúc quá cô đơn, quá đau khổ, bà chỉ biết khóc một mình và tự hỏi: “Tôi đã làm gì nên tội mà phải chịu cảnh đọa đày thế này? ”.
Nhưng rồi Monica chấp nhận và vượt qua trong một sức mạnh thiêng liêng truyệt vời, đó chính là đời sống cầu nguyện. Nhiều lần Mônica thưa với Chúa: “Lạy Chúa, thánh giá này Chúa đã gởi đến cho con, con xin lãnh nhận. Là phận hèn yếu đuối, xin Chúa giúp sức cho con lãnh nhận linh hồn Patriciô để hoán cải ông”.
Bà suy gẫm về cuộc thương khó của Chúa và lấy đó làm sức mạnh tiếp tục sống, tiếp tục chấp nhận thánh giá. Bà tự nhủ: “Chúa Kitô xưa làm gì nên tội mà chịu đóng đinh vào thập giá? Phải chăng vì lòng thương yêu loài người quá bội nên Người xuống thế liều mình chịu chết chuộc tội cho thiên hạ”.
Cuối cùng hoa quả ngọt ngào Mônica hái lượm sau bao năm tháng nhẫn nhục trong đau khổ và nước mắt, là sự hoán cải và xin theo đạo của ông Patriciô.
Con đường khổ giá của Thánh nữ Monica chưa dừng ở đó. Sau khi chồng chết, bà còn đổ nước mắt nhiều hơn vì đứa con cả Augustino hoang đàng, trụy lạc, theo lạc giáo Manet, chống Hội Thánh Công Giáo.
Bà lặn lội đường xa, xuống tàu bỏ quê hương châu Phi đến La Mã rồi lại Milan của nước Ý, tìm cho được và ra sức khuyên can đứa con vô luân, vô đạo ấy.
Một lần nữa nước mắt khổ lụy của người mẹ đã đánh động tâm hồn Augustino. Anh hồi tâm xin được rửa tội. Sau khi trở thành tín hữu Kitô, Augustino đi tu trở thành linh mục và được tấn phong Giám mục thành Hippon.
Trong quyển “Tự Thuật”, Giám mục Augustinô nhớ lại: “Cho tới ngày tôi rửa tội, nước mắt mẹ tôi đã chảy thành sông để dâng lời cầu nguyện cho tôi…”.
Nhưng cuối cùng, cuộc đời đầy khổ giá của Thánh nữ Monica được đền đáp trong vinh quang. Không những chính bà trở thành vị Thánh lớn trong Hội Thánh, người con lớn của bà, kẻ từng ngụp lặt trong tội lỗi cũng nên thánh.
Hội Thánh Công Giáo mừng lễ Thánh Monica ngày 27.8 hàng năm, thì chỉ một ngày sau, ngày 28.8, Hội Thánh mừng kính Thánh Augustino, hoa quả của lòng trung thành yêu mến Chúa mà thánh nữ Monica đã nêu gương.
Suy ngẫm về cuộc đời và ơn gọi của Thánh nữ Mônica, chúng ta cầu xin thánh nữ dạy chúng ta can đảm sống lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá của mình mỗi ngày mà theo Ta” theo đúng tấm gương mà Thánh nữ để lại.
Vinh quang hay ngọt ngào nào cũng đều có giá để ta phải trả. Giá để mua hạnh phúc chắc chắn không nhỏ chút nào. Nó đòi hy sinh rát buốt; đòi đánh đổi qua những mất mát, những đơn độc, những quặn thắt tâm hồn; đòi nước mắt chan hòa khổ lụy... Đó là sự từ bỏ chính mình.
Từ bỏ mình không dừng lại đó. Nó còn bao hàm cả những ngăn ngừa ta phạm tội như: từ bỏ “cái tôi” cao ngạo, ích kỷ, ương ngạnh, cố chấp. Từ bỏ nếp sống tự do dễ dãi; sự nuông chiều bản thân; sự dễ dàng tha thứ trước những sai sót do bản thân gây nên; sự yêu bản thân thái quá đến nỗi trở thành chướng ngại cản lối ta đặt mình vào tâm tư, hoàn cảnh của người khác, để có thể đón nhận nhau, bổ túc cho nhau trong từng nếp nghĩ, nếp sống...
Chỉ có ai can đảm dám từ bỏ như thế mới có thể vác nổi thập giá và theo Chúa trên con đường thập giá ấy.
Thập giá mỗi ngày của mình là mồ hôi thấm đầy miếng cơm manh áo; là những đau đớn, rệu rã, vật vã thể xác trước mọi đối đầu cùng nghịch cảnh, khổ đau, bế tắc; là những vật lộn, những bon chen hằng ngày vì sự tồn vong của mình, của gia đình mình; là những đau đớn của bệnh tật, hay phải chứng kiến người thân chiến đấu cùng bệnh tật; là những muộn phiền do thiếu đồng cảm lẫn nhau trong gia đình, ngoài xã hội...
Hãy nhớ lời Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận trong "Đường Hy Vọng”:
-“Tránh gian khổ con đừng mong làm thánh" (câu 702).
- "Không hy sinh, không có nhân đức thánh thiện. ‘Ai chưa bỏ mình vác thánh giá’ thì chưa ‘theo Thầy’ được. Đó là điều kiện tiên quyết" (câu 157).
- "Khi đau khổ cực độ, con hãy nhìn lên Thánh giá, ôm choàng Thánh giá và con sẽ thinh lặng đứng vững như Đức Mẹ" (câu 694).
Bắt chước thánh monica, bắt chước Đức Hồng Y, chúng ta xin Chúa hãy là nguồn sức mạnh nâng đỡ trong mọi gian lao, thử thách. Hãy trao gánh nặng đời mình vào tay Chúa, xin Chúa cho chúng ta đủ sức gánh lấy thập giá qua từng ngày sống của mình.
Có ơn Chúa đi cùng nghị lực của bản thân, ta sẽ đủ mạnh để đón lấy gánh nặng, thậm chí hơn cả gánh nặng.
HƠN CẢ GÁNH NẶNG
Chúa nhật thứ XXII thường niên năm 2020 chỉ cách lễ Thánh Monica có ba ngày. Lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng của Chúa nhật này mời gọi: "Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo" (Mt 16, 24).
Hơn ai hết, cuộc đời Thánh Monica chính là phản ánh trung thực lời mời gọi này. Thánh Monica sáng rực trong việc chấp nhận bỏ mình, không phải ngày một ngày hai, nhưng là một đời làm vợ, làm mẹ của mình. Thánh nhân vác thập giá một cách anh dũng, trung thành để theo Chúa không hề có lúc nào suy giảm hay chao đảo, mất thăng bằng...
Đến tuổi trưởng thành, Monica vâng lời cha mẹ, cam phận làm vợ người đàn ông lớn tuổi, ngoại đạo, nát rượu, vũ phu tên là Patriciô. Cuộc hôn nhân nhiều năm với ông, nếu không có đức tin, đó quả thật là cảnh địa ngục nơi trần thế dành cho bà. Nhiều lúc quá cô đơn, quá đau khổ, bà chỉ biết khóc một mình và tự hỏi: “Tôi đã làm gì nên tội mà phải chịu cảnh đọa đày thế này? ”.
Nhưng rồi Monica chấp nhận và vượt qua trong một sức mạnh thiêng liêng truyệt vời, đó chính là đời sống cầu nguyện. Nhiều lần Mônica thưa với Chúa: “Lạy Chúa, thánh giá này Chúa đã gởi đến cho con, con xin lãnh nhận. Là phận hèn yếu đuối, xin Chúa giúp sức cho con lãnh nhận linh hồn Patriciô để hoán cải ông”.
Bà suy gẫm về cuộc thương khó của Chúa và lấy đó làm sức mạnh tiếp tục sống, tiếp tục chấp nhận thánh giá. Bà tự nhủ: “Chúa Kitô xưa làm gì nên tội mà chịu đóng đinh vào thập giá? Phải chăng vì lòng thương yêu loài người quá bội nên Người xuống thế liều mình chịu chết chuộc tội cho thiên hạ”.
Cuối cùng hoa quả ngọt ngào Mônica hái lượm sau bao năm tháng nhẫn nhục trong đau khổ và nước mắt, là sự hoán cải và xin theo đạo của ông Patriciô.
Con đường khổ giá của Thánh nữ Monica chưa dừng ở đó. Sau khi chồng chết, bà còn đổ nước mắt nhiều hơn vì đứa con cả Augustino hoang đàng, trụy lạc, theo lạc giáo Manet, chống Hội Thánh Công Giáo.
Bà lặn lội đường xa, xuống tàu bỏ quê hương châu Phi đến La Mã rồi lại Milan của nước Ý, tìm cho được và ra sức khuyên can đứa con vô luân, vô đạo ấy.
Một lần nữa nước mắt khổ lụy của người mẹ đã đánh động tâm hồn Augustino. Anh hồi tâm xin được rửa tội. Sau khi trở thành tín hữu Kitô, Augustino đi tu trở thành linh mục và được tấn phong Giám mục thành Hippon.
Trong quyển “Tự Thuật”, Giám mục Augustinô nhớ lại: “Cho tới ngày tôi rửa tội, nước mắt mẹ tôi đã chảy thành sông để dâng lời cầu nguyện cho tôi…”.
Nhưng cuối cùng, cuộc đời đầy khổ giá của Thánh nữ Monica được đền đáp trong vinh quang. Không những chính bà trở thành vị Thánh lớn trong Hội Thánh, người con lớn của bà, kẻ từng ngụp lặt trong tội lỗi cũng nên thánh.
Hội Thánh Công Giáo mừng lễ Thánh Monica ngày 27.8 hàng năm, thì chỉ một ngày sau, ngày 28.8, Hội Thánh mừng kính Thánh Augustino, hoa quả của lòng trung thành yêu mến Chúa mà thánh nữ Monica đã nêu gương.
Suy ngẫm về cuộc đời và ơn gọi của Thánh nữ Mônica, chúng ta cầu xin thánh nữ dạy chúng ta can đảm sống lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá của mình mỗi ngày mà theo Ta” theo đúng tấm gương mà Thánh nữ để lại.
Vinh quang hay ngọt ngào nào cũng đều có giá để ta phải trả. Giá để mua hạnh phúc chắc chắn không nhỏ chút nào. Nó đòi hy sinh rát buốt; đòi đánh đổi qua những mất mát, những đơn độc, những quặn thắt tâm hồn; đòi nước mắt chan hòa khổ lụy... Đó là sự từ bỏ chính mình.
Từ bỏ mình không dừng lại đó. Nó còn bao hàm cả những ngăn ngừa ta phạm tội như: từ bỏ “cái tôi” cao ngạo, ích kỷ, ương ngạnh, cố chấp. Từ bỏ nếp sống tự do dễ dãi; sự nuông chiều bản thân; sự dễ dàng tha thứ trước những sai sót do bản thân gây nên; sự yêu bản thân thái quá đến nỗi trở thành chướng ngại cản lối ta đặt mình vào tâm tư, hoàn cảnh của người khác, để có thể đón nhận nhau, bổ túc cho nhau trong từng nếp nghĩ, nếp sống...
Chỉ có ai can đảm dám từ bỏ như thế mới có thể vác nổi thập giá và theo Chúa trên con đường thập giá ấy.
Thập giá mỗi ngày của mình là mồ hôi thấm đầy miếng cơm manh áo; là những đau đớn, rệu rã, vật vã thể xác trước mọi đối đầu cùng nghịch cảnh, khổ đau, bế tắc; là những vật lộn, những bon chen hằng ngày vì sự tồn vong của mình, của gia đình mình; là những đau đớn của bệnh tật, hay phải chứng kiến người thân chiến đấu cùng bệnh tật; là những muộn phiền do thiếu đồng cảm lẫn nhau trong gia đình, ngoài xã hội...
Hãy nhớ lời Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận trong "Đường Hy Vọng”:
-“Tránh gian khổ con đừng mong làm thánh" (câu 702).
- "Không hy sinh, không có nhân đức thánh thiện. ‘Ai chưa bỏ mình vác thánh giá’ thì chưa ‘theo Thầy’ được. Đó là điều kiện tiên quyết" (câu 157).
- "Khi đau khổ cực độ, con hãy nhìn lên Thánh giá, ôm choàng Thánh giá và con sẽ thinh lặng đứng vững như Đức Mẹ" (câu 694).
Bắt chước thánh monica, bắt chước Đức Hồng Y, chúng ta xin Chúa hãy là nguồn sức mạnh nâng đỡ trong mọi gian lao, thử thách. Hãy trao gánh nặng đời mình vào tay Chúa, xin Chúa cho chúng ta đủ sức gánh lấy thập giá qua từng ngày sống của mình.
Có ơn Chúa đi cùng nghị lực của bản thân, ta sẽ đủ mạnh để đón lấy gánh nặng, thậm chí hơn cả gánh nặng.