1. NHỮNG GÁNH HÀNG RONG
Nhà thơ Hoàng Cầm trong khi miêu tả cảnh tang hoang của chiến tranh trong bài thơ "Bên kia sông Đuống" đã không quên hình ảnh gánh hàng rong của mẹ. Tác giả viết:
"Chưa bán được một đồng
Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao thấp trên bờ tre hun hút
Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu? ".
Và chắc chắn, dù là người cứng cỏi nhất, bạn sẽ thấm thía đến rung lòng khi nghe trọn bài hát "Gánh hàng rong" của nhạc sĩ Lê Quốc Dũng:
"Trên con phố khuya có một người đang gánh hàng rong
Cơn mưa vẫn rơi, tiếng rao buồn lạc lõng chơi vơi
Bao năm vẫn ngược xuôi, lòng vui thấy con thơ mĩm cười
Mưa ơi thôi ngừng rơi để mẹ về còn chút niềm vui.
Ngày vui chóng qua, chốn đô thành rực rỡ phồn hoa
Còn đây bóng ai thân héo gầy oằn gánh trên vai
Cho con bao ngày vui, mẹ cay đắng xót xa ngậm ngùi
Ôm con trong vòng tay, mẹ quên hết bao nhiêu mỏi mệt...
Với đôi gánh hàng rong nuôi lớn đời tôi,
Từng ngày khắc ghi mãi vào tim không phút nào quên.
Có đôi gánh hàng rong, tôi bước vào trong cuộc đời,
Tiếng ru thuở còn nằm nôi là tiếng rao nuôi lớn đời tôi...".
Cám ơn các tác giả đã đặt trọn tâm hồn vào lời bài hát, đến nỗi đã trân trọng khắc họa người gánh hàng rong như chính hình ảnh của mẹ mình...
Và trách móc, không chỉ một mà ngàn lần trách móc kẻ quen ngồi trong những căn phòng sang trọng chẳng bao giờ phải ướt lạnh vì mưa rơi; ngự ở nơi có máy lạnh chạy đều trưa sớm chẳng bao giờ phải rớt một giọt mồ hôi; bọc thân mình trong những bộ áo quần sang trọng là lượt chẳng bao giờ biết đến nỗi lo thiếu thốn..., lại có thể nhẫn tâm lên tận phương tiện đại chúng to tiếng miệt thị, khinh khi những người nghèo khổ, dù ngày, dù đêm phải oằn vai vì đôi gánh, phải khàn cổ vì tiếng rao, phải nhức đau vì lang thang qua hàng hàng lớp lớp phố xá...
Những chủ nhân của những phát ngôn vô lương tâm có biết rằng, những con người oằn mình giữa bao nắng mưa, sương gió kia, lại có cả một lương tâm trong sáng, một đời thanh sạch, không phải ai ai cũng có?
Những chủ nhân của những phát ngôn vô lương tâm có biết rằng, những con người nghèo tiền của kia lại quá dư, quá giàu lòng tự trọng? Họ không ngửa tay xin ai một đồng. Họ cũng không bao giờ biết đến chuyện tham lam của công, vơ vét tiền thuế của dân để vinh thân phì da. Dù nghèo, những người bán rong ngẩng cao đầu vì họ biết cách tạo cho mình cuộc sống từ chính đôi tay lương thiện, từ giọt mồ hôi chân chính của bản thân!
Họ đáng trân, đáng quý trước mặt cộng đồng gấp triệu triệu lần nhiều kẻ ăn trơn mặc trắng, lẽ ra phải đặt chữ phục vụ lên hàng đầu, thì lại núp dưới chiêu phục vụ hòng tìm cách biền thủ của công, tước đoạt ngân sách...
Xin lỗi ư? Sao không là một lãnh đạo của nhà đài? Vẫn chỉ là thói quen, hay nặng hơn, thói hèn núp bóng cấp dưới. Bởi dù là ai "phun ra" lời miệt thị một cách ác ý, hoặc dẫu có vô tình đi nữa, thì kẻ "đứng mũi" phải là kẻ trước tiên "cầm sào"!
Xin lỗi ư? Một lời xin lỗi của một phát thanh viên, nghe xong, sao thấy kẻ xin lỗi cứ trơn tru, dễ dàng, nhẹ tênh... Ngay cả lời xin lỗi, vẫn thấy giống lời biện minh, tự bào chữa cho mình, bao che khuyết điểm của mình...
Sao nghe lòng đắng quá!!
Nghe xong lời xin lỗi, càng thương những phận đời lang bạt qua từng hàng me, góc phố...
Thương lắm!...
Thương quá đỗi thương!...
2. XIN ĐỪNG MIỆT THỊ HỌ...
Hơn 30 năm trước, sau khi hết phổ thông trung học, một mình từ chốn quê vào Sài Gòn, tôi chẳng khác "thằng khờ ra tỉnh". Mọi thứ xa xôi, lạ lẫm...
Đến ở trọ trong một hẻm nhỏ gần ga Sài Gòn, nơi mà hàng ngày trên đường đi học, bắt đầu từ căn gác trọ, không ngày nào tôi không gặp những khuôn mặt bán hàng rong quen thuộc.
Số đông trong họ cũng ở nhà trọ. Họ đến từ những miền đất khác nhau. Những món hàng rong họ bán cũng khác nhau. Có khi trên cùng một chiếc xe đẩy, có đủ mọi thứ y như cái chợ thu nhỏ.
Chính tôi, cái thuở đi học xa nhà, lại là con nhà nghèo, nhiều khi đi ngang những quán xá to, sang trọng, những nhà hàng đầy những người ôm cặp táp, chân đi giày hiệu... mà vội đạp xe nhanh, không dám nhìn... Sợ phải thèm những thứ chưa từng dám mơ...
Và như thế, thằng sinh viên năm nào trở thành "bạn hàng" trung thành của các chị, các mẹ đẩy những xe hay gánh những quang gánh hàng rong.
Đời sinh viên gần gũi người bán hàng rong, tôi thấm thía nỗi vất vả của họ. Họ phải rời nơi trọ qua đêm của mình từ khi còn tối mịt, và cũng đến tối mịt mới lặn lội trở về nơi gác trọ.
Mỗi ngày bàn chân người bán rong đi bao nhiêu cây số? Có lẽ chính họ cũng không thể đếm nổi. Chỉ biết là nhiều lắm.
Băng qua những ngả phố, bước thấp bước cao cạnh những quán xá ầm ĩ, bóng liêu xiêu dưới những tòa cao ốc, họ vẫn miệt mài với gánh nặng mưu sinh, bất kể nắng mưa, lạnh ấm...
Họ cứ đi và đi. Đi giữa biển người chen lấn, ồn ào, đầy bụi khói, họ chỉ dừng bước khi tiếng rao có người đáp lại.
Suốt mấy năm gần gũi những người bán hàng rong, nhìn nhịp điệu bàn chân của họ mỗi khi quay về xóm trọ giữa lúc phố xá đã lên đèn rực sáng tự bao giờ, tôi có thể đoán biết ngày hôm ấy, họ bán hàng có đắt hay không!
Nếu may mắn, đôi chân hớn hở của họ đi mà như những bước nhảy, nét mặt vui tương. Về đến nơi trọ, dưới cái bóng điện tờ mờ chỉ đủ sáng một góc nhỏ, họ bỏ tất cả số tiền kiếm được sau một ngày nhọc nhằn ra nền nhà, đếm từng tờ như kiểm chứng thành quả lao động lương thiện của mình.
Những tờ bạc nhàu được những bàn tay thô ráp vuốt phẳng phiu cẩn thận. Không thể nhẫm tính được những tờ bạc đã thấm bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Chỉ biết, những tờ bạc ít ỏi, có thể giúp họ chống đỡ cho sự sống của cả gia đình qua bao nhiêu năm tháng.
Nếu bị lổ hay phải gánh hàng về, đôi chân họ như nặng trĩu, như lê đi, nét mặt căng thẳng. Rồi ngày mai, họ sẽ phải thức sớm hơn, sẽ rời gác trọ trong khi cả thành phố còn say giấc.
Nhất là những ngày mưa dầm, họ ngồi thừ người dưới mái hiên nhà trọ, đôi mắt nhìn xa xăm. Tôi hiểu họ đang lo cho bữa cơm của gia đình, tiền học phí của thằng cu tí, tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà trọ đã gần hết tháng....
Cuộc đời những người bán rong đáng được yêu thương, quý mến, đáng trân trọng. Họ thanh bạch, đáng chúng ta học tập. Bởi dù nghèo, họ không bán rẻ lương tâm...
Xin đừng có ai, nhân danh bất cứ cái gì để miệt thị những người bán rong...
Tội lắm...!
Nhà thơ Hoàng Cầm trong khi miêu tả cảnh tang hoang của chiến tranh trong bài thơ "Bên kia sông Đuống" đã không quên hình ảnh gánh hàng rong của mẹ. Tác giả viết:
"Chưa bán được một đồng
Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao thấp trên bờ tre hun hút
Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu? ".
Và chắc chắn, dù là người cứng cỏi nhất, bạn sẽ thấm thía đến rung lòng khi nghe trọn bài hát "Gánh hàng rong" của nhạc sĩ Lê Quốc Dũng:
"Trên con phố khuya có một người đang gánh hàng rong
Cơn mưa vẫn rơi, tiếng rao buồn lạc lõng chơi vơi
Bao năm vẫn ngược xuôi, lòng vui thấy con thơ mĩm cười
Mưa ơi thôi ngừng rơi để mẹ về còn chút niềm vui.
Ngày vui chóng qua, chốn đô thành rực rỡ phồn hoa
Còn đây bóng ai thân héo gầy oằn gánh trên vai
Cho con bao ngày vui, mẹ cay đắng xót xa ngậm ngùi
Ôm con trong vòng tay, mẹ quên hết bao nhiêu mỏi mệt...
Với đôi gánh hàng rong nuôi lớn đời tôi,
Từng ngày khắc ghi mãi vào tim không phút nào quên.
Có đôi gánh hàng rong, tôi bước vào trong cuộc đời,
Tiếng ru thuở còn nằm nôi là tiếng rao nuôi lớn đời tôi...".
Cám ơn các tác giả đã đặt trọn tâm hồn vào lời bài hát, đến nỗi đã trân trọng khắc họa người gánh hàng rong như chính hình ảnh của mẹ mình...
Và trách móc, không chỉ một mà ngàn lần trách móc kẻ quen ngồi trong những căn phòng sang trọng chẳng bao giờ phải ướt lạnh vì mưa rơi; ngự ở nơi có máy lạnh chạy đều trưa sớm chẳng bao giờ phải rớt một giọt mồ hôi; bọc thân mình trong những bộ áo quần sang trọng là lượt chẳng bao giờ biết đến nỗi lo thiếu thốn..., lại có thể nhẫn tâm lên tận phương tiện đại chúng to tiếng miệt thị, khinh khi những người nghèo khổ, dù ngày, dù đêm phải oằn vai vì đôi gánh, phải khàn cổ vì tiếng rao, phải nhức đau vì lang thang qua hàng hàng lớp lớp phố xá...
Những chủ nhân của những phát ngôn vô lương tâm có biết rằng, những con người oằn mình giữa bao nắng mưa, sương gió kia, lại có cả một lương tâm trong sáng, một đời thanh sạch, không phải ai ai cũng có?
Những chủ nhân của những phát ngôn vô lương tâm có biết rằng, những con người nghèo tiền của kia lại quá dư, quá giàu lòng tự trọng? Họ không ngửa tay xin ai một đồng. Họ cũng không bao giờ biết đến chuyện tham lam của công, vơ vét tiền thuế của dân để vinh thân phì da. Dù nghèo, những người bán rong ngẩng cao đầu vì họ biết cách tạo cho mình cuộc sống từ chính đôi tay lương thiện, từ giọt mồ hôi chân chính của bản thân!
Họ đáng trân, đáng quý trước mặt cộng đồng gấp triệu triệu lần nhiều kẻ ăn trơn mặc trắng, lẽ ra phải đặt chữ phục vụ lên hàng đầu, thì lại núp dưới chiêu phục vụ hòng tìm cách biền thủ của công, tước đoạt ngân sách...
Xin lỗi ư? Sao không là một lãnh đạo của nhà đài? Vẫn chỉ là thói quen, hay nặng hơn, thói hèn núp bóng cấp dưới. Bởi dù là ai "phun ra" lời miệt thị một cách ác ý, hoặc dẫu có vô tình đi nữa, thì kẻ "đứng mũi" phải là kẻ trước tiên "cầm sào"!
Xin lỗi ư? Một lời xin lỗi của một phát thanh viên, nghe xong, sao thấy kẻ xin lỗi cứ trơn tru, dễ dàng, nhẹ tênh... Ngay cả lời xin lỗi, vẫn thấy giống lời biện minh, tự bào chữa cho mình, bao che khuyết điểm của mình...
Sao nghe lòng đắng quá!!
Nghe xong lời xin lỗi, càng thương những phận đời lang bạt qua từng hàng me, góc phố...
Thương lắm!...
Thương quá đỗi thương!...
2. XIN ĐỪNG MIỆT THỊ HỌ...
Hơn 30 năm trước, sau khi hết phổ thông trung học, một mình từ chốn quê vào Sài Gòn, tôi chẳng khác "thằng khờ ra tỉnh". Mọi thứ xa xôi, lạ lẫm...
Đến ở trọ trong một hẻm nhỏ gần ga Sài Gòn, nơi mà hàng ngày trên đường đi học, bắt đầu từ căn gác trọ, không ngày nào tôi không gặp những khuôn mặt bán hàng rong quen thuộc.
Số đông trong họ cũng ở nhà trọ. Họ đến từ những miền đất khác nhau. Những món hàng rong họ bán cũng khác nhau. Có khi trên cùng một chiếc xe đẩy, có đủ mọi thứ y như cái chợ thu nhỏ.
Chính tôi, cái thuở đi học xa nhà, lại là con nhà nghèo, nhiều khi đi ngang những quán xá to, sang trọng, những nhà hàng đầy những người ôm cặp táp, chân đi giày hiệu... mà vội đạp xe nhanh, không dám nhìn... Sợ phải thèm những thứ chưa từng dám mơ...
Và như thế, thằng sinh viên năm nào trở thành "bạn hàng" trung thành của các chị, các mẹ đẩy những xe hay gánh những quang gánh hàng rong.
Đời sinh viên gần gũi người bán hàng rong, tôi thấm thía nỗi vất vả của họ. Họ phải rời nơi trọ qua đêm của mình từ khi còn tối mịt, và cũng đến tối mịt mới lặn lội trở về nơi gác trọ.
Mỗi ngày bàn chân người bán rong đi bao nhiêu cây số? Có lẽ chính họ cũng không thể đếm nổi. Chỉ biết là nhiều lắm.
Băng qua những ngả phố, bước thấp bước cao cạnh những quán xá ầm ĩ, bóng liêu xiêu dưới những tòa cao ốc, họ vẫn miệt mài với gánh nặng mưu sinh, bất kể nắng mưa, lạnh ấm...
Họ cứ đi và đi. Đi giữa biển người chen lấn, ồn ào, đầy bụi khói, họ chỉ dừng bước khi tiếng rao có người đáp lại.
Suốt mấy năm gần gũi những người bán hàng rong, nhìn nhịp điệu bàn chân của họ mỗi khi quay về xóm trọ giữa lúc phố xá đã lên đèn rực sáng tự bao giờ, tôi có thể đoán biết ngày hôm ấy, họ bán hàng có đắt hay không!
Nếu may mắn, đôi chân hớn hở của họ đi mà như những bước nhảy, nét mặt vui tương. Về đến nơi trọ, dưới cái bóng điện tờ mờ chỉ đủ sáng một góc nhỏ, họ bỏ tất cả số tiền kiếm được sau một ngày nhọc nhằn ra nền nhà, đếm từng tờ như kiểm chứng thành quả lao động lương thiện của mình.
Những tờ bạc nhàu được những bàn tay thô ráp vuốt phẳng phiu cẩn thận. Không thể nhẫm tính được những tờ bạc đã thấm bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Chỉ biết, những tờ bạc ít ỏi, có thể giúp họ chống đỡ cho sự sống của cả gia đình qua bao nhiêu năm tháng.
Nếu bị lổ hay phải gánh hàng về, đôi chân họ như nặng trĩu, như lê đi, nét mặt căng thẳng. Rồi ngày mai, họ sẽ phải thức sớm hơn, sẽ rời gác trọ trong khi cả thành phố còn say giấc.
Nhất là những ngày mưa dầm, họ ngồi thừ người dưới mái hiên nhà trọ, đôi mắt nhìn xa xăm. Tôi hiểu họ đang lo cho bữa cơm của gia đình, tiền học phí của thằng cu tí, tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà trọ đã gần hết tháng....
Cuộc đời những người bán rong đáng được yêu thương, quý mến, đáng trân trọng. Họ thanh bạch, đáng chúng ta học tập. Bởi dù nghèo, họ không bán rẻ lương tâm...
Xin đừng có ai, nhân danh bất cứ cái gì để miệt thị những người bán rong...
Tội lắm...!