Chúa Nhật XX thường Niên
Chọn điều chính yếu để được cứu độ
Is 56, 1.6-7; Rm 11, 13-15.29-32; Mt 15, 21-28
Có một người sau khi đi du lịch ở Mỹ về, ông ta khoe với một người lái đò. Anh biết thành phố Los Angeles chưa? Ông lái đò trả lời: Tôi chưa biết.
Anh giải thích: “Thành phố Los Angeles là thành phố các thiên thần, có Holywood nỗi tiếng thế giới. Thế ông đã tới Las Vegas và New York chưa? ” Ông lái đò trả lời: “Tôi cũng chưa bao giờ tới đó.”
“Thế thì ông chết mất nửa đời rồi, vì đó là thiên đàng hạ giới, ” vị khách quả quyết.
Đi một lúc, một con gió mạnh ập tới làm con đò chồng chềng. Ông lái đò hỏi: “Thế ông có biết bơi không? ” Anh ta biến sắc mặt mếu máo: “Tôi không biết bơi.” Ông lái đò nói: “Thế thì ông chết mất cả đời rồi!”
Câu chuyện trên giúp chúng ta thư giản một chút nhưng ẩn bên trong chứa đựng bài học quý báu là chúng ta cần biết những điều chính yếu để được sống và được cứu độ. Đó cũng là sứ điệp mà Lời Chúa hôm nay nhắn nhủ.
Vậy đâu là những điều chính yếu mà chúng ta cần biết để sống tốt chứng tá đời sống Kitô hữu trong bối cảnh của ngày hôm nay. Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta hãy sống những điều chính yếu sau đây:
1- Tập trung vào Chúa Kitô
Đức Giáo Hoàng cảnh báo chúng ta về cám dỗ của ngày hôm nay, chúng ta biết quá nhiều điều và lại quá chú trọng đến những điều thứ yếu mà quên điều chính yếu. Điều chính yếu của đời sống Kitô hữu là gì nếu không phải là nhận biết Đức Kitô là Đấng Cứu Độ chúng ta. Như người đàn bà Canaan hôm nay, bà đã nhận ra Chúa Giêsu là Đấng cứu độ, bà có một đức tin mạnh mẽ vào Ngài. Nên Chúa đã chữa cho con của bà được sống.
Chúng ta được mời gọi hãy học để biết Chúa Kitô, nếu không, chúng ta sẽ chết cả đời, như người không biết bơi.
“Biết Chúa Kitô” không phải chỉ là sự hiểu biết thuần lý, của trí khôn, mà “biết” ở đây theo nghĩa của Kinh Thánh: có nghĩa là đi vào tương quan gặp gỡ, sống mật thiết và yêu mến Chúa Kitô. Biết ở đây cũng có nghĩa là xây dựng đời sống chúng ta trên nền tảng là Chúa Kitô. Là mỗi ngày cố gắng để trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Giống Chúa là có trái tim của Chúa, tâm tình của Chúa, cách hành xử và cách nghĩ như Chúa. Đó là nên giống Chúa.
Khi Chúa Kitô trở thành trung tâm điểm đời sống, chúng ta coi những thứ khác như tiền bạc, danh vọng, địa vị, hưởng lạc... là thứ yếu, và có thể nói như Phaolô: “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô” (Pl 3, 8).
Vì thế, Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta: hãy tập trung đời sống vào Chúa Kitô, phát xuất lại từ Người.
2- Điều quan trọng thứ hai là xây dựng nền văn hóa gặp gỡ
Thế giới mà chúng ta đang sống, vẫn còn bị thống trị bởi nền văn hóa loại trừ và thù địch. Con người vẫn còn đối xử và nhìn người khác như là kẻ thù, nếu không muốn nói nhiều lúc đối xử với nhau như chó sói. Coi tha nhân là địa ngục, là thù địch như triết gia Jean Paul Sartres đã từng nói.
Đức tin Kitô giáo không cho phép chúng ta nhìn tha nhân là thù địch, là hỏa ngục. Nhưng tha nhân chính là hình ảnh của Thiên Chúa, là một nhân vị quý giá đáng trân trọng, được Chúa Giêsu đổ máu cứu chuộc. Mỗi người là một nhân vị và là kết quả của tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa.
Vì thế, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta xây dựng nền văn hóa gặp gỡ. Bắt đầu từ trong gia đình của mình. Để gặp nhau, chúng ta phải dành thời gian cho nhau, tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ, nâng đỡ và yêu thương nhau.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô còn muốn mỗi chúng ta đi ra ngoài, ra vùng ngoại ô, ra khỏi phạm vi của mình để vươn tới mọi người, để gặp gỡ mọi người mà không loại trừ ai. Đây là cái nhìn của Thiên Chúa: Thiên Chúa không muốn loại trừ ai, Thiên Chúa muốn cứu độ hết mọi người. Chúng ta đừng loại trừ nhau trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ. Nhưng tất cả được mời gọi mở rộng cái nhìn của mình theo cách nhìn của Thiên Chúa, là biết tôn trọng và đón nhận những khác biệt của người khác, của các tôn giáo khác. Để Giáo Hội là nhà rộng cửa đón tiếp mọi người như là nhà của Thiên Chúa, ngõ hầu họ cũng được ơn cứu độ.
3- Cùng nhau làm chứng
Tất cả những ai đã gặp gỡ Chúa Kitô đều muốn loan báo cho người khác. Ai đã chịu Phép Rửa đều là “người mang Chúa Kitô” (a “cristoforo”) như các giáo phụ xưa thường nói. Vì thế, Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta hãy truyền giáo bằng đời sống của mình, là rao truyền những gì tốt đẹp của Tin Mừng cho những người xung quanh, nhất là những người chưa biết Chúa. Ơn cứu độ được ban qua Đức Kitô. Nhưng để cứu độ ta và cứu độ người khác, Chúa cần đến sự cộng tác của ta. Hãy cho Chúa mượn đôi bàn tày, con tim, lời nói và khả năng của chúng ta để Chúa cứu độ người khác. Các việc làm cụ thể để truyền giáo đó là chúng ta đóng góp phần mình cho công cuộc đào tạo linh mục và truyền giáo trong giáo phận. Đó là việc làm cụ thể để chúng ta truyền giáo.
Như vậy, ba điều trên là điều chính yếu đáng chúng ta sống để được cứu độ và giúp người khác cũng được cứu độ. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
Chọn điều chính yếu để được cứu độ
Is 56, 1.6-7; Rm 11, 13-15.29-32; Mt 15, 21-28
Có một người sau khi đi du lịch ở Mỹ về, ông ta khoe với một người lái đò. Anh biết thành phố Los Angeles chưa? Ông lái đò trả lời: Tôi chưa biết.
Anh giải thích: “Thành phố Los Angeles là thành phố các thiên thần, có Holywood nỗi tiếng thế giới. Thế ông đã tới Las Vegas và New York chưa? ” Ông lái đò trả lời: “Tôi cũng chưa bao giờ tới đó.”
“Thế thì ông chết mất nửa đời rồi, vì đó là thiên đàng hạ giới, ” vị khách quả quyết.
Đi một lúc, một con gió mạnh ập tới làm con đò chồng chềng. Ông lái đò hỏi: “Thế ông có biết bơi không? ” Anh ta biến sắc mặt mếu máo: “Tôi không biết bơi.” Ông lái đò nói: “Thế thì ông chết mất cả đời rồi!”
Câu chuyện trên giúp chúng ta thư giản một chút nhưng ẩn bên trong chứa đựng bài học quý báu là chúng ta cần biết những điều chính yếu để được sống và được cứu độ. Đó cũng là sứ điệp mà Lời Chúa hôm nay nhắn nhủ.
Vậy đâu là những điều chính yếu mà chúng ta cần biết để sống tốt chứng tá đời sống Kitô hữu trong bối cảnh của ngày hôm nay. Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta hãy sống những điều chính yếu sau đây:
1- Tập trung vào Chúa Kitô
Đức Giáo Hoàng cảnh báo chúng ta về cám dỗ của ngày hôm nay, chúng ta biết quá nhiều điều và lại quá chú trọng đến những điều thứ yếu mà quên điều chính yếu. Điều chính yếu của đời sống Kitô hữu là gì nếu không phải là nhận biết Đức Kitô là Đấng Cứu Độ chúng ta. Như người đàn bà Canaan hôm nay, bà đã nhận ra Chúa Giêsu là Đấng cứu độ, bà có một đức tin mạnh mẽ vào Ngài. Nên Chúa đã chữa cho con của bà được sống.
Chúng ta được mời gọi hãy học để biết Chúa Kitô, nếu không, chúng ta sẽ chết cả đời, như người không biết bơi.
“Biết Chúa Kitô” không phải chỉ là sự hiểu biết thuần lý, của trí khôn, mà “biết” ở đây theo nghĩa của Kinh Thánh: có nghĩa là đi vào tương quan gặp gỡ, sống mật thiết và yêu mến Chúa Kitô. Biết ở đây cũng có nghĩa là xây dựng đời sống chúng ta trên nền tảng là Chúa Kitô. Là mỗi ngày cố gắng để trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Giống Chúa là có trái tim của Chúa, tâm tình của Chúa, cách hành xử và cách nghĩ như Chúa. Đó là nên giống Chúa.
Khi Chúa Kitô trở thành trung tâm điểm đời sống, chúng ta coi những thứ khác như tiền bạc, danh vọng, địa vị, hưởng lạc... là thứ yếu, và có thể nói như Phaolô: “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô” (Pl 3, 8).
Vì thế, Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta: hãy tập trung đời sống vào Chúa Kitô, phát xuất lại từ Người.
2- Điều quan trọng thứ hai là xây dựng nền văn hóa gặp gỡ
Thế giới mà chúng ta đang sống, vẫn còn bị thống trị bởi nền văn hóa loại trừ và thù địch. Con người vẫn còn đối xử và nhìn người khác như là kẻ thù, nếu không muốn nói nhiều lúc đối xử với nhau như chó sói. Coi tha nhân là địa ngục, là thù địch như triết gia Jean Paul Sartres đã từng nói.
Đức tin Kitô giáo không cho phép chúng ta nhìn tha nhân là thù địch, là hỏa ngục. Nhưng tha nhân chính là hình ảnh của Thiên Chúa, là một nhân vị quý giá đáng trân trọng, được Chúa Giêsu đổ máu cứu chuộc. Mỗi người là một nhân vị và là kết quả của tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa.
Vì thế, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta xây dựng nền văn hóa gặp gỡ. Bắt đầu từ trong gia đình của mình. Để gặp nhau, chúng ta phải dành thời gian cho nhau, tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ, nâng đỡ và yêu thương nhau.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô còn muốn mỗi chúng ta đi ra ngoài, ra vùng ngoại ô, ra khỏi phạm vi của mình để vươn tới mọi người, để gặp gỡ mọi người mà không loại trừ ai. Đây là cái nhìn của Thiên Chúa: Thiên Chúa không muốn loại trừ ai, Thiên Chúa muốn cứu độ hết mọi người. Chúng ta đừng loại trừ nhau trong gia đình, trong cộng đoàn giáo xứ. Nhưng tất cả được mời gọi mở rộng cái nhìn của mình theo cách nhìn của Thiên Chúa, là biết tôn trọng và đón nhận những khác biệt của người khác, của các tôn giáo khác. Để Giáo Hội là nhà rộng cửa đón tiếp mọi người như là nhà của Thiên Chúa, ngõ hầu họ cũng được ơn cứu độ.
3- Cùng nhau làm chứng
Tất cả những ai đã gặp gỡ Chúa Kitô đều muốn loan báo cho người khác. Ai đã chịu Phép Rửa đều là “người mang Chúa Kitô” (a “cristoforo”) như các giáo phụ xưa thường nói. Vì thế, Đức Giáo Hoàng mời gọi chúng ta hãy truyền giáo bằng đời sống của mình, là rao truyền những gì tốt đẹp của Tin Mừng cho những người xung quanh, nhất là những người chưa biết Chúa. Ơn cứu độ được ban qua Đức Kitô. Nhưng để cứu độ ta và cứu độ người khác, Chúa cần đến sự cộng tác của ta. Hãy cho Chúa mượn đôi bàn tày, con tim, lời nói và khả năng của chúng ta để Chúa cứu độ người khác. Các việc làm cụ thể để truyền giáo đó là chúng ta đóng góp phần mình cho công cuộc đào tạo linh mục và truyền giáo trong giáo phận. Đó là việc làm cụ thể để chúng ta truyền giáo.
Như vậy, ba điều trên là điều chính yếu đáng chúng ta sống để được cứu độ và giúp người khác cũng được cứu độ. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An