CHÚA NHẬT XX TN (A)
Isaia 56: 6-7; Tvịnh 66; Rôma 11: 13-15, 29-32; Mátthêu 15: 21-28
Ngay từ đầu, tôi nghĩ bài Phúc âm hôm nay có vẽ như không thích hợp. Bạn có nghĩ vậy không? Thái độ của Chúa Giêsu đối với người phụ nữ Canaan đến khẩn xin Ngài giúp đở cho người con gái chị ta đau nặng có vẻ hờ hửng. Không giống như những mô tả về Chúa Giêsu mà chúng ta biết trong Phúc âm, vì Ngài luôn có lòng thương xót những người đến xin Ngài giúp đở. Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ Canaan là một ngoại lệ trong cách Ngài đối xử với chị ta.
Bài Phúc âm hôm nay được trích ở giữa chương 15 trong Phúc âm thánh Mátthêu. Phần đầu chương 15, nói về sự việc Chúa Giêsu gặp chống đối của các người Pharisêu và các Kinh sư. Họ chỉ trích Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài đã không tuân thủ nghi thức rữa sạch cần thiết theo truyền thống trước khi ăn. Chúa Giêsu đáp lại lời họ bằng lời khá cứng rắn dành cho người Pharisêu; Ngài gọi họ là những người đui dẫn đường cho người mù.
Sau cuộc đấu khẩu đó, hôm nay Tin mừng nói về việc Chúa Giêsu đã lui về miền Tia và Sidon. Ngài bỏ qua những cuộc trao đổi đầy những xung đột với người Pharisêu và Kinh sư. Ngài rời bỏ lãnh thổ Do thái và đi đến vùng người dân ngoại là nơi không có những đố kỵ để Ngài khỏi phải nặng lòng. Nhờ thế, Chúa Giêsu đã có được một thời gian nghỉ ngơi để tránh những căng thẳng phải lo đối phó với sự chống đối của người Do thái.
Mặc dù ở trong vùng dân ngoại, người ta vẫn biết danh tiếng của Chúa Giêsu. Một phụ nữ đến xin Ngài giúp đở cho người con gái đang đau nặng. Vậy Ngài có dám giúp một người phụ nữ Canaan không? Vì họ là kẻ thù của người Do thái. Và các môn đệ Ngài sẽ nghĩ gì khi họ quan sát cách Ngài nói với người phụ nữ Canaan đó? Lúc đầu mọi sự không có vẽ tốt đẹp gì cho lời yêu cầu của chị phụ nữ Canaan. Chúa Giêsu nói "không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con". Bạn có nghĩ đó là lời nói quá mạnh hay không? Lời nói có vẻ cay nghiệt phải không? Có phải Chúa Giêsu còn nỗi phiền giận vì cuộc xung đột với người Pharisêu và Kinh sư chống Ngài chăng? Hay Ngài không được thảnh thơi nên cáu gắt? Chắc có điều gì đó khá khác biệt sẽ xãy ra ở đây.
Nên lưu ý rằng người phụ nữ dân ngoại này không theo truyền thống của người Do thái vì chị ta xử dụng tên gọi của Chúa Giêsu bằng danh hiệu thiên sai "Con Vua David". Chị ta không biết gì dến lề luật về các ngôn sứ. Chị ta chỉ có đức tin, và đó là tất cả những gì cần có để đến với Chúa Giêsu.
Một người đàn ông Do thái sẽ không bao giờ nói chuyện trước công chúng với một phụ nữ khác không thuộc gia đình mình. Thử nghĩ Chúa Giêsu không hề xúc phạm người phụ nữ, nhưng chỉ nói chuyện với chị ta thôi? Sẽ có người nói là có thể Chúa Giêsu nhìn chị phụ nữ và mỉm cười thôi. Chị phụ nữ đó vẫn tiếp tục kêu xin Chúa Giêsu giúp đở. Khi Chúa Giêsu gọi chị ta là "đồ chó" thì đó là cách gọi thường dùng của người Do thái dành cho dân ngoại. Chị ta đáp lại Chúa Giêsu: “Nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mãnh vụn trên bàn chủ rơi xuống”. Chị ta không dùng từ "chó" mà dùng từ "chó con".
Người phụ nữ đã nhận được sự giúp đở về điều chị kêu cầu cho con gái chị được chữa lành, và hơn nữa là Chúa Giêsu khen chị ta "Này bà, lòng tin của bà mạnh thật" Hãy để ý đến sự trớ trêu sau: Chúa Giêsu gặp sự phản đối trong đất nước của Ngài. Nhưng ở nơi xa lạ này, lãnh địa của kẻ thù thì Ngài lại gặp người có đức tin mạnh.
Vậy các môn đệ quan sát được gì trong cuộc đối đáp của Chúa Giêsu với người phụ nữ Canaan? Thánh Mátthêu cho thấy khái niệm phân biệt cũ đã chấm dứt và một thời đại liên kết mới dành cho người có đức tin đã sẵn sàng. Các môn đệ sẽ mở lòng trí họ ra để gạt sang một bên thái độ chống đối người dân ngoại vốn rất phổ biến trong người Do thái, và ngay cả trong thế hệ đầu tiên của cộng đoàn Kitô tiên khởi. Sứ vụ của thánh Phaolô là đến với dân ngoại. Lúc đầu thánh nhân đã gặp phải sự phản đối của các môn đệ khác, kể cả thánh Phêrô.
Chúng ta không thể đóng khung Thiên Chúa trong những chuẩn mực truyền thống theo cách suy nghĩ của chúng ta. Và chúng ta cũng không nên nghĩ như vậy về những người mà chúng ta cho là họ chưa xứng đáng nhận được ơn Thiên Chúa. Với những Kitô hữu tiên khởi, chúng ta hãy sẵn sàng chia sẻ đức tin của chúng ta với những người mà chúng ta nghĩ là họ sẽ khó đón tiếp Tin Mừng. Tôi có một người bạn đi thăm các tù nhân sắp bị xử tử. Khi chuyến viếng thăm kết thúc, Một người tử tù đề nghị: Chúng ta có thể kết thúc chuyến viếng thăm này bằng cách cùng nhau cầu nguyện chăng. Thế rồi mỗi người tự nói lên lời nguyện cầu của mình. Một tù nhân cuối cùng lại dâng lời cầu cho gia đình người bạn tôi. Bạn tôi nói với tôi: "Tôi không hề nghĩ là có người bên kia song sắt có thể có đức tin như vậy”. Câu chuyện này cho chúng ta thấy "Đấy, bạn không hề biết trước được đâu".
Thiên Chúa tạo dựng nên cho chúng ta biết bao điều tốt lành. Nhưng, con người chúng ta, đôi khi xa lánh những điều khác biệt và xa lạ, không quen thuộc. Chúng ta có thể không thích những đa dạng của sự khác lạ, và có khi còn muốn sửa đổi, kiểm soát, áp đặc khuôn mẫu cũ theo sở thích thường nhật, không chấp nhận hay kỳ thị những người khác với chúng ta. Vậy, lời nói hôm nay về kỳ thị chủng tộc có cho chúng ta thấy trong câu chuyện người phụ nữ Canaan.
Có những người khác với chúng ta mà chúng ta không thích họ. Chúa Giêsu không nói chúng ta phải thích họ, nhưng Ngài buộc chúng ta phải yêu thương họ. Trong xã hội chúng ta, chúng ta cần phải bước ra khỏi biên cương như Chúa Giêsu đã đến vùng người ngoại. Và ở đó Ngài đã được gặp một phụ nữ, Ngài khen là người có đức tin mạnh. Điều gì sẽ làm chúng ta ngạc nhiên nếu chúng ta bước ra khỏi vùng an toàn của chúng ta, đừng đòi hỏi ngưới khác theo chiều hướng của chúng ta, và trái lại, hãy đến với họ trong sự vui vẻ và kính trọng tất cả mọi người, gạt bỏ những ý niệm phân biệt chủng tộc, nam hay nữ, đến quốc tịch và kể cả những người đồng tình luyến ái.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
20th SUNDAY (A)
Isaiah 56: 6-7; Psalm 67; Romans 11: 13-15, 29-32; Matthew 15: 21-28
Initially I find today’s gospel off-putting. Don’t you? Jesus’ treatment of the Canaanite woman urgently seeking help for her daughter seems gruff. Not the Jesus we have come to know in the Gospels, where he always has compassion for those who come to him. Is his encounter with the mother an exception to his usual willingness to help?
Today’s selection from Matthew is in the middle of chapter 15, which begins with a conflict between Jesus and the Pharisees and scribes. They confront him with a criticism of his disciples for not observing the required ritual washing before eating. Jesus addressed the crowd with strong words for the Pharisees, calling them blind guides.
After that combat, today’s gospel begins by telling us of Jesus’ withdrawal to Tyre and Sidon. He has left behind the conflicts with his religious opponents by withdrawing from Jewish territory. He may have needed to get away to a place free from the building conflict he was facing. His opponents would not leave Jewish territory to go to a foreign, pagan country, so he had a respite from the tension he was experiencing among his own people.
Still, even in a foreign territory Jesus’ reputation has preceded him. A woman comes to ask for help for her daughter. Would he dare help a woman, a non-Jew and a Canaanite, an enemy? What would his disciples have thought as they observed him talking to a woman from an enemy people? Initially things don’t look promising for the woman. Jesus says to her, "It is not right to take the food of the children and throw it to the dogs." Rather harsh, don’t you think? Was Jesus still bristling from his conflict with the Pharisees? Did he not get a good night’s sleep and was feeling cranky? No, something else is going on here.
Note that this pagan woman, without the tradition of the Israelites, called upon Jesus using the messianic title "Son of David." She does not have the law and the prophets in her background, but she has faith and that is all that is needed to come to Christ.
A Jewish man would not have talked in public to a woman who was not part of his family. Suppose Jesus isn’t insulting the woman, but engaging in playful banter with her? Someone has suggested that they might have been smiling at each other. The woman stays in the exchange. When he calls her a "dog, " the usual Jewish name for Gentiles, she comes back with, "even the dogs eat the scraps that fall from the table of their masters." The word she uses isn’t "dogs" – but "puppies."
The woman received what she wanted, the cure of her daughter – and more. Jesus compliments her, "O woman, great is your faith." Catch the irony: in his native land he met resistance, but in this far away place, enemy territory, he meets a person of great faith.
What did the disciples observe in the exchange between Jesus and the Gentile woman? Matthew is showing that the old era has ended and a new kingdom is available to the person who has faith. The disciples would have to open their minds and put aside their anti-pagan attitudes that were prevalent among Jesus’ people – and even among the first generation of the church. Paul’s ministry was to the Gentiles and, at first, he met opposition from the other apostles, including Peter.
We cannot box God in by our fixed norms and traditional ways of thinking. Nor should we limit those we think do, or do not, deserve God’s grace. With those first Christians we must be prepared to share our faith among the most unlikely people and not be too surprised to find welcome recipients to the Good News. Someone visited a death row inmate and, as the visit was ending, the man asked his visitor if they could end with a prayer. Each spoke a prayer and when the inmate prayed he included my friend’s family in his prayer. My friend later said to me, "I never expected that faith from someone on the other side of the bars in prison denims." Which just goes to show, "Hey! You never know."
God created such diversity and called it good. But we humans sometimes shrink away from the different and unfamiliar. We may not appreciate variety and may even try to change, control, stereotype, exclude, or segregate those who are different from us. Don’t today’s voices for racial equality have their echo in the story of the Canaanite woman?
There are people different from us whom we may not like. Jesus didn’t tell us we have to like everyone, but he did tell us we have to love them. What boundaries have we and our society created that we need to cross over, the way Jesus went to a foreign people and there was surprised by the woman whom he announced had great faith? What surprises await us if we also go beyond our comfort zone, stop demanding that people conform to our expectations and, instead, come to appreciate and reverence all people, putting aside our sexism, racism, homophobia and nationalism.