Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, vừa công bố bài viết sau đây của một linh mục Trung Quốc về tình trạng của Giáo Hội tại Hoa Lục trong những ngày này. Tác giả của bài viết là linh mục Sơn Nhân (Shanren-山人). Bài viết của ngài có tựa đề “Than có màu trắng” - 煤球是白的.
Để hiểu được những vấn đề do Cha Sơn Nhân đề cập đến chúng tôi muốn lưu ý quý vị và anh chị em một số diễn biến hiện nay rất bất lợi cho Giáo Hội tại Hoa Lục.
Trong cố gắng dấu diếm những thất bại và các tổn thất kinh hoàng trong đại dịch coronavirus kinh hoàng tại Hồ Bắc, Khoa Giáo Trung ương của bọn cầm quyền Trung Quốc cho rằng coronavirus là do quân đội Mỹ gây ra. Đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đã đưa ra các biện pháp thông minh và sáng tạo không những cứu được Trung Quốc mà còn cả thế giới.
Các phương tiện truyền thông tại Trung Quốc ca ngợi bọn cầm quyền cộng sản đi xa đến mức coi bọn lãnh đạo cộng sản như các vị thần minh thật sự, là những “đấng” cứu tinh của loài người. Đó là bối cảnh của làn sóng triệt hạ thánh giá kinh hoàng đang diễn ra tại Trung Quốc.
Bản tiếng Hoa có thể xem tại đây, và đây là bản tiếng Anh. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
煤球是白的 - Than có màu trắng
Bất cứ khi nào tôi muốn viết một bài báo, trước hết tôi luôn nghĩ về tựa đề của bài báo. Tôi chắc chắn không phải là người dựa vào tiêu đề để thu hút sự chú ý của độc giả và tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ làm điều đó, tuy nhiên, tôi luôn dành nhiều thời gian cho việc này. Tiêu đề “Than có màu trắng” này xuất hiện trong đầu tôi ngày hôm qua, nhưng tôi không có đủ thời gian để viết dài hơn. Một lý do khác là bây giờ không có nhiều điều để viết: cuộc sống dường như bế tắc như vậy, không còn gì có thể thay đổi. Chẳng phải những gì chúng ta thấy ngày nay thật quá vô lý đó sao?
Vào ngày 12 tháng Tư, Chúa Nhật Phục Sinh, một tín hữu đã gửi cho tôi một bức ảnh cho thấy thánh giá phía trên một nhà thờ trong giáo phận Tân Hương (Xinxiang -新乡) thuộc tỉnh Hà Nam (Henan -河南), đã bị triệt hạ vào đúng ngày Chúa Nhật Phục Sinh. Thánh giá đó và nhà thờ đó có lịch sử gần 100 năm. Các tín hữu yêu cầu tôi viết một điều đó về chuyện này! Những gì tôi nghĩ: thực sự không có gì để viết! Không phải là tôi không cảm thấy tức giận nữa. Vấn đề là nhiều người có thể nói: tức giận mà làm gì? Hơn nữa, nếu bạn tức giận về điều đó, bạn cũng bị coi là phạm tội hình sự!
Bây giờ khi một thập tự giá bị triệt hạ, tất cả các Kitô hữu phải bình tĩnh và mỉm cười. Trên thực tế, chỉ vài ngày trước, thánh giá của một nhà thờ cổ đại tại giáo phận An Huy (Anhui – 安徽) đã bị triệt hạ, và không một ai dám nhắc đến điều đó!
“公教文明”与被拆的十字架 - Tờ Văn Minh Kitô và việc triệt hạ thánh giá
Một ngày, Tờ Văn Minh Kitô ( Civiltà Cattolica - 公教文明)xuất bản một bài báo được viết bởi Cha Lombardi về “Lịch sử của mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Trung Quốc”. Tôi chỉ đủ thời gian để đọc qua một lần thì bài viết đã bị xóa khỏi internet. Đó thực sự là một mối ân hận rất lớn cho tôi khi không kịp chép lại bài đó. Về kết luận của bài báo đó, tôi đã đưa ra một số bình luận nhỏ được trích dẫn trong bài viết của mình: [kết luận về bài viết của Cha Lombardi là] này “Nếu ý nghĩa và tinh thần của Hiệp định ký ngày 22 tháng Chín năm 2018 được hiểu một cách chính xác và tích cực, sự ủng hộ và hiệp thông của các tín hữu Công Giáo Trung Quốc và tất cả Dân Chúa với Đức Giáo Hoàng có thể cung cấp một sự đóng góp quý báu để tiếp tục một cuộc hành trình đã bắt đầu, sinh hoa kết quả ngày càng vững chắc”. Nhận xét cá nhân của tôi có một kết thúc buồn, nếu bạn đào sâu ý nghĩa của những gì được viết. Để có một giải thích chính xác và tích cực về ý nghĩa và tinh thần của Thỏa thuận tạm thời này, chúng ta phải hỗ trợ lẫn nhau và phải thống nhất. Chỉ bằng cách này, người ta mới có thể đóng góp vào tiến trình của Thỏa thuận và từ đây có được một hoa trái ngày càng vững chắc. Do đó, việc xem xét và chấp nhận hành động triệt hạ thánh giá như một sự kiện hàng ngày, vì thế, dường như là đóng góp lớn duy nhất mà tín hữu Công Giáo Trung Quốc và tất cả Dân Chúa có thể thực hiện để tiếp tục Hiệp định!
祈求宽恕 - Cầu xin tha thứ
Tôi vô tình nghe bài giảng của Cha Phí Kế Sinh (Fei Jisheng - 费继生) với một nhóm các linh mục. Bài giảng có tựa đề “Suy tư trong một giai đoạn khó khăn”. Ý kiến của các tín hữu Trung Quốc với bài giảng này rất tích cực. Cha Phí Kế Sinh là một diễn giả hùng hồn, ngài cũng biết cách trích dẫn Kinh Thánh một cách đúng lúc, vì vậy các tín hữu rất trân trọng bài giảng của ngài. Sau khi nghe bài suy niệm của Cha Phí Kế Sinh, tôi quyết định viết bài này và tiêu đề “Cầu xin tha thứ” (“祈求宽恕”) nổi lên gần như ngay lập tức. Suy tư của ngài nói chính xác về tâm tình mà chúng ta, trong tư cách là các Kitô hữu, phải có đối với việc triệt hạ thánh giá của các cơ quan chính phủ. Lý luận của ngài rất đơn giản: trước hết, mọi việc xảy ra đều do Chúa muốn; thứ hai, thông qua điều này, Thiên Chúa dạy các tín hữu của mình nhận ra tội lỗi của họ; bởi vì, cuối cùng, chính những tội lỗi của Giáo hội đã gây ra những sự kiện này. Kết luận là người ta không nên phàn nàn, mà nên ăn năn! Đây là bản tóm tắt hời hợt của tôi về suy tư sâu sắc của Cha Phí Kế Sinh. Tôi không biết liệu có ai có một tình cảm tương tự như tôi hay không khi nghe bài giảng này, nhưng theo tôi, những lời này có khả năng gây hiểu lầm rất tai hại.
Trong nhận thức chung, than là màu đen, nhưng bây giờ mọi người đang được giáo dục để nói rằng nó là màu trắng. Để làm cho mọi người tin rằng than là màu trắng, chúng ta tiến hành với nhiều diễn đạt, qua lời nói và qua các bích chương. Những lý do được đưa ra bởi các cơ quan chính phủ để triệt hạ thánh giá luôn luôn rất đa dạng, nhưng các Kitô hữu có thực sự cần phải tìm lý do tại sao thánh giá bị triệt hạ hay không? Bởi vì liệu họ còn có thể tiếp tục tuyên bố rằng than vốn có màu đen?
Trong bí tích xưng tội, liệu tôi có phải chịu trách nhiệm về tội lỗi của người khác không, và liệu tôi có còn trách nhiệm phải phán xét và đưa ra sự thật về bản chất của tội ác không?
方方日记 - Nhật ký của Phương Phương (Fang Fang -方方)
Các giá trị của xã hội Trung Quốc hoàn toàn hỗn loạn, và điều này có thể thấy từ những lời chỉ trích cay nghiệt đối với nhật ký của Phương Phương. Một số người nhỏ mọn bắt đầu tìm kiếm các bài phát biểu cũ của Giáo sư Lương Diên Bình (Liang Yanping - 梁延平) của Đại học Hồ Bắc, tố cáo giáo sư này và đòi trường đại học của cô phải có biện pháp nghiêm khắc chống lại cô. Và điều này, chỉ bởi vì cô ấy đã ủng hộ bài báo của Phương Phương. Ấn tượng người ta cố gây cho mọi người là Phương Phương và Giáo sư Lương là hai kẻ đồng lõa với nhau. Họ đồng ý với nhau, chỉ vì họ ủng hộ công lý và tình nhân loại.
Từ khi nào công lý và nhân loại trở nên ít quan trọng hơn chế độ? Thánh giá tượng trưng cho đức tin Kitô giáo bị triệt hạ, và các Kitô hữu không những không thể ngăn chặn hành động này, mà thậm chí họ còn không thể chống lại nó. Chấp nhận chuyện đó bây giờ dường như là điều duy nhất được cho phép!
Than có mầu trắng là một lời nói dối và một trò đùa. Theo một số người nói: “ Không có lời nói dối nào mà bạn không dám nói; không có giới hạn nào mà bạn không dám vượt qua, và không ai biết có bao nhiêu người vẫn chưa bị hy sinh”. Thành ra, đây là một trò đùa rất buồn!
Source:Asia NewsChinese priest: Civiltà Cattolica and demolished crosses
Để hiểu được những vấn đề do Cha Sơn Nhân đề cập đến chúng tôi muốn lưu ý quý vị và anh chị em một số diễn biến hiện nay rất bất lợi cho Giáo Hội tại Hoa Lục.
Trong cố gắng dấu diếm những thất bại và các tổn thất kinh hoàng trong đại dịch coronavirus kinh hoàng tại Hồ Bắc, Khoa Giáo Trung ương của bọn cầm quyền Trung Quốc cho rằng coronavirus là do quân đội Mỹ gây ra. Đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đã đưa ra các biện pháp thông minh và sáng tạo không những cứu được Trung Quốc mà còn cả thế giới.
Các phương tiện truyền thông tại Trung Quốc ca ngợi bọn cầm quyền cộng sản đi xa đến mức coi bọn lãnh đạo cộng sản như các vị thần minh thật sự, là những “đấng” cứu tinh của loài người. Đó là bối cảnh của làn sóng triệt hạ thánh giá kinh hoàng đang diễn ra tại Trung Quốc.
Bản tiếng Hoa có thể xem tại đây, và đây là bản tiếng Anh. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
煤球是白的 - Than có màu trắng
Bất cứ khi nào tôi muốn viết một bài báo, trước hết tôi luôn nghĩ về tựa đề của bài báo. Tôi chắc chắn không phải là người dựa vào tiêu đề để thu hút sự chú ý của độc giả và tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ làm điều đó, tuy nhiên, tôi luôn dành nhiều thời gian cho việc này. Tiêu đề “Than có màu trắng” này xuất hiện trong đầu tôi ngày hôm qua, nhưng tôi không có đủ thời gian để viết dài hơn. Một lý do khác là bây giờ không có nhiều điều để viết: cuộc sống dường như bế tắc như vậy, không còn gì có thể thay đổi. Chẳng phải những gì chúng ta thấy ngày nay thật quá vô lý đó sao?
Vào ngày 12 tháng Tư, Chúa Nhật Phục Sinh, một tín hữu đã gửi cho tôi một bức ảnh cho thấy thánh giá phía trên một nhà thờ trong giáo phận Tân Hương (Xinxiang -新乡) thuộc tỉnh Hà Nam (Henan -河南), đã bị triệt hạ vào đúng ngày Chúa Nhật Phục Sinh. Thánh giá đó và nhà thờ đó có lịch sử gần 100 năm. Các tín hữu yêu cầu tôi viết một điều đó về chuyện này! Những gì tôi nghĩ: thực sự không có gì để viết! Không phải là tôi không cảm thấy tức giận nữa. Vấn đề là nhiều người có thể nói: tức giận mà làm gì? Hơn nữa, nếu bạn tức giận về điều đó, bạn cũng bị coi là phạm tội hình sự!
Bây giờ khi một thập tự giá bị triệt hạ, tất cả các Kitô hữu phải bình tĩnh và mỉm cười. Trên thực tế, chỉ vài ngày trước, thánh giá của một nhà thờ cổ đại tại giáo phận An Huy (Anhui – 安徽) đã bị triệt hạ, và không một ai dám nhắc đến điều đó!
“公教文明”与被拆的十字架 - Tờ Văn Minh Kitô và việc triệt hạ thánh giá
Một ngày, Tờ Văn Minh Kitô ( Civiltà Cattolica - 公教文明)xuất bản một bài báo được viết bởi Cha Lombardi về “Lịch sử của mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Trung Quốc”. Tôi chỉ đủ thời gian để đọc qua một lần thì bài viết đã bị xóa khỏi internet. Đó thực sự là một mối ân hận rất lớn cho tôi khi không kịp chép lại bài đó. Về kết luận của bài báo đó, tôi đã đưa ra một số bình luận nhỏ được trích dẫn trong bài viết của mình: [kết luận về bài viết của Cha Lombardi là] này “Nếu ý nghĩa và tinh thần của Hiệp định ký ngày 22 tháng Chín năm 2018 được hiểu một cách chính xác và tích cực, sự ủng hộ và hiệp thông của các tín hữu Công Giáo Trung Quốc và tất cả Dân Chúa với Đức Giáo Hoàng có thể cung cấp một sự đóng góp quý báu để tiếp tục một cuộc hành trình đã bắt đầu, sinh hoa kết quả ngày càng vững chắc”. Nhận xét cá nhân của tôi có một kết thúc buồn, nếu bạn đào sâu ý nghĩa của những gì được viết. Để có một giải thích chính xác và tích cực về ý nghĩa và tinh thần của Thỏa thuận tạm thời này, chúng ta phải hỗ trợ lẫn nhau và phải thống nhất. Chỉ bằng cách này, người ta mới có thể đóng góp vào tiến trình của Thỏa thuận và từ đây có được một hoa trái ngày càng vững chắc. Do đó, việc xem xét và chấp nhận hành động triệt hạ thánh giá như một sự kiện hàng ngày, vì thế, dường như là đóng góp lớn duy nhất mà tín hữu Công Giáo Trung Quốc và tất cả Dân Chúa có thể thực hiện để tiếp tục Hiệp định!
祈求宽恕 - Cầu xin tha thứ
Tôi vô tình nghe bài giảng của Cha Phí Kế Sinh (Fei Jisheng - 费继生) với một nhóm các linh mục. Bài giảng có tựa đề “Suy tư trong một giai đoạn khó khăn”. Ý kiến của các tín hữu Trung Quốc với bài giảng này rất tích cực. Cha Phí Kế Sinh là một diễn giả hùng hồn, ngài cũng biết cách trích dẫn Kinh Thánh một cách đúng lúc, vì vậy các tín hữu rất trân trọng bài giảng của ngài. Sau khi nghe bài suy niệm của Cha Phí Kế Sinh, tôi quyết định viết bài này và tiêu đề “Cầu xin tha thứ” (“祈求宽恕”) nổi lên gần như ngay lập tức. Suy tư của ngài nói chính xác về tâm tình mà chúng ta, trong tư cách là các Kitô hữu, phải có đối với việc triệt hạ thánh giá của các cơ quan chính phủ. Lý luận của ngài rất đơn giản: trước hết, mọi việc xảy ra đều do Chúa muốn; thứ hai, thông qua điều này, Thiên Chúa dạy các tín hữu của mình nhận ra tội lỗi của họ; bởi vì, cuối cùng, chính những tội lỗi của Giáo hội đã gây ra những sự kiện này. Kết luận là người ta không nên phàn nàn, mà nên ăn năn! Đây là bản tóm tắt hời hợt của tôi về suy tư sâu sắc của Cha Phí Kế Sinh. Tôi không biết liệu có ai có một tình cảm tương tự như tôi hay không khi nghe bài giảng này, nhưng theo tôi, những lời này có khả năng gây hiểu lầm rất tai hại.
Trong nhận thức chung, than là màu đen, nhưng bây giờ mọi người đang được giáo dục để nói rằng nó là màu trắng. Để làm cho mọi người tin rằng than là màu trắng, chúng ta tiến hành với nhiều diễn đạt, qua lời nói và qua các bích chương. Những lý do được đưa ra bởi các cơ quan chính phủ để triệt hạ thánh giá luôn luôn rất đa dạng, nhưng các Kitô hữu có thực sự cần phải tìm lý do tại sao thánh giá bị triệt hạ hay không? Bởi vì liệu họ còn có thể tiếp tục tuyên bố rằng than vốn có màu đen?
Trong bí tích xưng tội, liệu tôi có phải chịu trách nhiệm về tội lỗi của người khác không, và liệu tôi có còn trách nhiệm phải phán xét và đưa ra sự thật về bản chất của tội ác không?
方方日记 - Nhật ký của Phương Phương (Fang Fang -方方)
Các giá trị của xã hội Trung Quốc hoàn toàn hỗn loạn, và điều này có thể thấy từ những lời chỉ trích cay nghiệt đối với nhật ký của Phương Phương. Một số người nhỏ mọn bắt đầu tìm kiếm các bài phát biểu cũ của Giáo sư Lương Diên Bình (Liang Yanping - 梁延平) của Đại học Hồ Bắc, tố cáo giáo sư này và đòi trường đại học của cô phải có biện pháp nghiêm khắc chống lại cô. Và điều này, chỉ bởi vì cô ấy đã ủng hộ bài báo của Phương Phương. Ấn tượng người ta cố gây cho mọi người là Phương Phương và Giáo sư Lương là hai kẻ đồng lõa với nhau. Họ đồng ý với nhau, chỉ vì họ ủng hộ công lý và tình nhân loại.
Từ khi nào công lý và nhân loại trở nên ít quan trọng hơn chế độ? Thánh giá tượng trưng cho đức tin Kitô giáo bị triệt hạ, và các Kitô hữu không những không thể ngăn chặn hành động này, mà thậm chí họ còn không thể chống lại nó. Chấp nhận chuyện đó bây giờ dường như là điều duy nhất được cho phép!
Than có mầu trắng là một lời nói dối và một trò đùa. Theo một số người nói: “ Không có lời nói dối nào mà bạn không dám nói; không có giới hạn nào mà bạn không dám vượt qua, và không ai biết có bao nhiêu người vẫn chưa bị hy sinh”. Thành ra, đây là một trò đùa rất buồn!
Source:Asia News