Ước tính có khoảng 300 triệu lao động di cư từ các vùng nông thôn nội địa. Họ không được công nhận là cư dân cuả một thành phố hoặc cuả khu vực công nghiệp để có thể nhận việc làm. Đây là một "quả bom xã hội đang đợi giờ nổ" cho giới lãnh đạo Trung Quốc, sẽ gây bất ổn lớn một khi nó phát nổ.
Dàn chứng khoán UBS (liên hiệp cuả nhà băng Thụy sĩ UBS bên Trung Hoa) cho biết 80 triệu việc làm đã bị mất trong các nghành công nghiệp và xây dựng do hậu quả của đại dịch. Còn dàn chứng khoán Zhongtai (Trung thái) thì ước tính tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc ở mức 20,5% (khoảng 70 triệu người ); nhưng theo chính quyền thì tỷ lệ thất nghiệp chính thức chỉ là 5,9%.
Sự khác biệt với các con số của chính phủ rõ rệt đến mức các công ty tài chánh ở Trung Quốc đã rút lại các con số nghiên cứu cuả họ, có thể là vì áp lực từ chính quyền. Thay vào đó, các chuyên gia kinh tế nay phải dựa vào các con số cuả tổ chức EIU (Economist Intelligence Unit, Tổ chức Tình báo Kinh tế ở London), tính rằng 250 triệu công nhân ở Trung Quốc sẽ bị cắt giảm thu thập từ 10 đến 50%.
Chính phủ Trung quốc đã mở rộng một số lợi ích cho người di cư thất nghiệp mà từ trưóc cho đến nay họ chưa bao giờ được hưởng. Vấn đề là mới chỉ có 2,3 triệu công nhân Trung Quốc, trong tổng số 430 triệu cư dân thành thị, nhận được trợ cấp thất nghiệp.
Nạn thất nghiệp gia tăng tạo ra một tâm lý bất an trong những nhóm thất nghiệp. Bản tin Lao động Trung Quốc báo cáo rằng đã xảy ra hàng chục cuộc biểu tình nhỏ cuả các công nhân gặp khó khăn nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng đại dịch. Gần đây nhất, Thượng Hải, Giang Tây, Sơn Tây, Hà Bắc và Phúc Kiến đã chứng kiến các cuộc biểu tình ấy.
Việc mở cửa lại các hoạt động kinh tế và nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội, đã không tạo ra hiệu ứng mà ban lãnh đạo hy vọng. Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục gặp trở ngại; nhu cầu ở trong nước thì đang vật lộn để phục hồi lên còn nhu cầu từ nước ngoài thì sụp đổ hoàn toàn sau khi coronavirus lan rộng trên toàn thế giới. Có nhiều công ty đã từ chối mở cửa vì sợ một làn sóng nhiễm trùng mới.
Hiện tại, sự can thiệp của chính phủ đã không mang lại hiệu quả nào dù cho Bắc Kinh đã bơm tiền vào hệ thống tài chính, kêu gọi các ngân hàng bảo chứng các khoản vay tạm cho các doanh nghiệp, cắt giảm lãi suất và thuế doanh nghiệp.
Tình hình càng ngày càng tế nhị. Chủ tịch Tập Cận Bình vừa hứa đầu tư vào những cơ sở hạ tầng mới và Quốc hội Nhân dân sẽ họp vào ngày 22 tháng 5 (sau khi hoãn vào tháng 3 vì cuộc khủng hoảng đại dịch) để giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, có những lo ngại rằng một kích thích mới, dựa vào mô hình của Mỹ khi họ giải quyết cuộc khủng hoảng mortgage (tiền cho vay mua nhà) năm 2008, có thể làm cho nền kinh tế ở Trung quốc trở thành quá nóng, khiến cho khoản nợ công bị vỡ nợ.