Rước lễ Thiêng Liêng
Trong cơn đại dịch này, người Kitô hữu chúng ta, vì tình trạng bị cách ly, nên không được tham dự thánh lễ và rước Chúa thực sự. Trong bài viết của cha Federico Lombardi, giúp chúng ta khám phá lại việc rước lễ thiêng liêng.
(Tin Vatican - Federico Lombardi)
Khi còn nhỏ, chắc nhiều người trong chúng ta được nghe nói về sự rước lễ thiêng liêng. Chúng ta được dậy rằng chúng ta có thể kết hiệp một cách thiêng liêng với Chúa Giêsu, Đấng tự hiến trên bàn thờ, ngay cả khi chúng ta không thể hiệp thông bí tích bằng cách nhận Mình Thánh Chúa thực sự…
Sự rước lễ thiêng liêng là một việc quen làm, giúp chúng ta kết hợp liên lỉ với Chúa Giêsu, không chỉ khi chúng ta được rước Chúa trong Thánh lễ, mà còn ở những lúc và nơi chúng ta không thể tham dự lễ. Đây không phải là một sự thay thế cho việc rước lễ, nhưng trong một ý nghĩa nhất định chuẩn bị cho việc rước Chúa thật sự, ví dụ như đi viếng Thánh Thể hoặc vào những lúc cầu nguyện khác…
Bẵng đi một thời gian dài, chúng ta ít nghe nói đến việc rước lễ thiêng liêng này, cho đến thời điểm này! Chắc chắn việc tham dự thánh lễ và rước lễ, là điều tuyệt hảo, nhưng nó cũng đã làm lu mờ đi cái truyền thống sùng kính rước lễ thiêng liêng trong Giáo hội!
Tôi nhớ lại trong Ngày Giới trẻ Thế giới tại Madrid năm 2011, một cơn bão mạnh ập đến, đã làm xập hầu hết các lều Thánh Thể, nơi mà Đại hội đã dựng lên để sửa soạn đón chào hơn hai triệu các bạn trẻ tham dự giờ chầu và canh thức trước khi tham dự Thánh lễ bế mạc... do Đức Giáo Hoàng cử hành, trong thánh lễ đó, chỉ có một số rất ít các bạn trẻ được rước lễ...
Nhiều người đã thất vọng và đánh giá Ngày Giới trẻ Thế giới năm ấy thất bại, vì đỉnh cao của Đại hội là thánh lễ và rước Chúa! Phải mất nhiều thời gian và nỗ lực sau này, để giúp mọi người hiểu ra rằng, mặc dù việc lãnh nhận Mình Thánh là rất quan trọng, nhưng đó không phải là cách duy nhất để kết hợp với Chúa Giêsu và hiệp thông với Thân thể huyền nhiệm của Ngài là Giáo hội.
Ngày nay, trong các thánh lễ sáng tại nguyện đường thánh Mácta, Đức Giáo Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các tín hữu tham dự hiệp thông với ngài, không phải bằng thể lý nhưng trong tinh thần và rước lễ một cách thiêng liêng… Làm như vậy, Đức Thánh Cha đã làm sống lại một trong những việc đạo đức truyền thống mà từ lâu các bậc thầy tu đức đã chỉ dậy cho người Kitô chúng ta: những điều thân thương mà mẹ và bà chúng ta, thường đánh thức chúng ta dậy sớm mỗi sáng, đôi khi hàng ngày để đi tham dự thánh lễ - đây là cách để kết hợp với Chúa, trước những công việc bận rộn trong ngày...
Tôi còn nhớ trong những giờ giáo lý, thầy sơ hay giảng viên giáo lý cho tôi một tấm ảnh, in một em bé lành thánh với hình một linh mục đang dâng Thánh lễ, cầm Thánh Thể trên tay… Xung quanh ảnh, là các giờ khác nhau trên mọi châu lục nơi mà các linh mục không ngừng cử hành các Thánh lễ. Tấm ảnh này có ý nhắc nhở chúng ta rằng sự Hy sinh Khổ nạn, và cái Chết của chúa vì yêu thương chúng ta, được liên lỉ dâng hiến trên khắp thế giới, mà chúng ta có thể được kết hợp thiêng liêng với Ngài và nên một với Ngài.
Sự rước lễ thiêng liêng của người Kitô giáo, giúp chúng ta khi không thể rước lễ thực sự được thì hãy ước ao xin Chúa ngự vào linh hồng cách thiêng liêng, hầu giúp chúng ta kết hợp với Chúa Giêsu, đặc biệt qua hy sinh dâng hiến của Ngài trên Thập giá.
Trong thời gian không thể rước Thánh Thể thực sự lúc này, vì cơn đại dịch, Giáo hội mời gọi chúng ta rước lễ thiêng liêng thường xuyên trong ngày. Theo cách thức đặc biệt này, chính Giáo hội ban cho các tín hữu, những hồng ân mà trong tình hiệp thông Giáo hội rộng ban cho dân chúng khi phải cách ly với nhiều cô đơn, cô độc trong cơn đại dịch này.
Không được lãnh nhận các Bí tích một cách thực sự là một thiếu xót, nhưng đây cũng có thể là một thời gian thăng tiến trưởng thành. Tương tự như tình yêu vợ chồng, khi phải xa nhau vì lý do bất khả kháng làm cho tình yêu được tăng trưởng, nói lên lòng trung thủy và sự tinh khiết dành cho nhau!
Do đó, việc không được lãnh nhận Thánh Thể lúc này, có thể là thời gian thăng tiến: thăng tiến trong đức tin, tăng ước muốn được Rước Chúa, thăng tiến thêm tình liên đới với anh chị em mà vì lý do nào đó chúng ta không thể gặp gỡ! Đây cũng là lúc giúp chúng ta hiểu Bí tích Thánh Thể là một món quà vô giá và cao quí của Chúa Giêsu, nó siêu việt nhưng lại rất đơn sơ, hầu Chúa có thể hòa nhập nên một với trái tim chúng ta.
Trong cơn đại dịch này, người Kitô hữu chúng ta, vì tình trạng bị cách ly, nên không được tham dự thánh lễ và rước Chúa thực sự. Trong bài viết của cha Federico Lombardi, giúp chúng ta khám phá lại việc rước lễ thiêng liêng.
(Tin Vatican - Federico Lombardi)
Khi còn nhỏ, chắc nhiều người trong chúng ta được nghe nói về sự rước lễ thiêng liêng. Chúng ta được dậy rằng chúng ta có thể kết hiệp một cách thiêng liêng với Chúa Giêsu, Đấng tự hiến trên bàn thờ, ngay cả khi chúng ta không thể hiệp thông bí tích bằng cách nhận Mình Thánh Chúa thực sự…
Sự rước lễ thiêng liêng là một việc quen làm, giúp chúng ta kết hợp liên lỉ với Chúa Giêsu, không chỉ khi chúng ta được rước Chúa trong Thánh lễ, mà còn ở những lúc và nơi chúng ta không thể tham dự lễ. Đây không phải là một sự thay thế cho việc rước lễ, nhưng trong một ý nghĩa nhất định chuẩn bị cho việc rước Chúa thật sự, ví dụ như đi viếng Thánh Thể hoặc vào những lúc cầu nguyện khác…
Bẵng đi một thời gian dài, chúng ta ít nghe nói đến việc rước lễ thiêng liêng này, cho đến thời điểm này! Chắc chắn việc tham dự thánh lễ và rước lễ, là điều tuyệt hảo, nhưng nó cũng đã làm lu mờ đi cái truyền thống sùng kính rước lễ thiêng liêng trong Giáo hội!
Tôi nhớ lại trong Ngày Giới trẻ Thế giới tại Madrid năm 2011, một cơn bão mạnh ập đến, đã làm xập hầu hết các lều Thánh Thể, nơi mà Đại hội đã dựng lên để sửa soạn đón chào hơn hai triệu các bạn trẻ tham dự giờ chầu và canh thức trước khi tham dự Thánh lễ bế mạc... do Đức Giáo Hoàng cử hành, trong thánh lễ đó, chỉ có một số rất ít các bạn trẻ được rước lễ...
Nhiều người đã thất vọng và đánh giá Ngày Giới trẻ Thế giới năm ấy thất bại, vì đỉnh cao của Đại hội là thánh lễ và rước Chúa! Phải mất nhiều thời gian và nỗ lực sau này, để giúp mọi người hiểu ra rằng, mặc dù việc lãnh nhận Mình Thánh là rất quan trọng, nhưng đó không phải là cách duy nhất để kết hợp với Chúa Giêsu và hiệp thông với Thân thể huyền nhiệm của Ngài là Giáo hội.
Ngày nay, trong các thánh lễ sáng tại nguyện đường thánh Mácta, Đức Giáo Thánh Cha Phanxicô khuyến khích các tín hữu tham dự hiệp thông với ngài, không phải bằng thể lý nhưng trong tinh thần và rước lễ một cách thiêng liêng… Làm như vậy, Đức Thánh Cha đã làm sống lại một trong những việc đạo đức truyền thống mà từ lâu các bậc thầy tu đức đã chỉ dậy cho người Kitô chúng ta: những điều thân thương mà mẹ và bà chúng ta, thường đánh thức chúng ta dậy sớm mỗi sáng, đôi khi hàng ngày để đi tham dự thánh lễ - đây là cách để kết hợp với Chúa, trước những công việc bận rộn trong ngày...
Tôi còn nhớ trong những giờ giáo lý, thầy sơ hay giảng viên giáo lý cho tôi một tấm ảnh, in một em bé lành thánh với hình một linh mục đang dâng Thánh lễ, cầm Thánh Thể trên tay… Xung quanh ảnh, là các giờ khác nhau trên mọi châu lục nơi mà các linh mục không ngừng cử hành các Thánh lễ. Tấm ảnh này có ý nhắc nhở chúng ta rằng sự Hy sinh Khổ nạn, và cái Chết của chúa vì yêu thương chúng ta, được liên lỉ dâng hiến trên khắp thế giới, mà chúng ta có thể được kết hợp thiêng liêng với Ngài và nên một với Ngài.
Sự rước lễ thiêng liêng của người Kitô giáo, giúp chúng ta khi không thể rước lễ thực sự được thì hãy ước ao xin Chúa ngự vào linh hồng cách thiêng liêng, hầu giúp chúng ta kết hợp với Chúa Giêsu, đặc biệt qua hy sinh dâng hiến của Ngài trên Thập giá.
Trong thời gian không thể rước Thánh Thể thực sự lúc này, vì cơn đại dịch, Giáo hội mời gọi chúng ta rước lễ thiêng liêng thường xuyên trong ngày. Theo cách thức đặc biệt này, chính Giáo hội ban cho các tín hữu, những hồng ân mà trong tình hiệp thông Giáo hội rộng ban cho dân chúng khi phải cách ly với nhiều cô đơn, cô độc trong cơn đại dịch này.
Không được lãnh nhận các Bí tích một cách thực sự là một thiếu xót, nhưng đây cũng có thể là một thời gian thăng tiến trưởng thành. Tương tự như tình yêu vợ chồng, khi phải xa nhau vì lý do bất khả kháng làm cho tình yêu được tăng trưởng, nói lên lòng trung thủy và sự tinh khiết dành cho nhau!
Do đó, việc không được lãnh nhận Thánh Thể lúc này, có thể là thời gian thăng tiến: thăng tiến trong đức tin, tăng ước muốn được Rước Chúa, thăng tiến thêm tình liên đới với anh chị em mà vì lý do nào đó chúng ta không thể gặp gỡ! Đây cũng là lúc giúp chúng ta hiểu Bí tích Thánh Thể là một món quà vô giá và cao quí của Chúa Giêsu, nó siêu việt nhưng lại rất đơn sơ, hầu Chúa có thể hòa nhập nên một với trái tim chúng ta.