Lúc 7 sáng thứ Năm 23 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho các gia đình khủng hoảng kinh tế và những kẻ cho vay ăn lời cắt cổ, xin Chúa hoán cải con tim của họ để biết yêu thương những người đang lâm vào tình cảnh gây ra bởi dịch bệnh coronavirus.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Trong nhiều ảnh hưởng bi thảm có thể cảm nhận được trong đại dịch này, chúng ta thấy nhiều gia đình túng thiếu, đói khổ và không may họ phải nhờ đến sự trợ giúp của các nhóm cho vay ăn lời cắt cổ. Đây là một đại dịch khác. Đại dịch xã hội: gia đình của những người có công ăn việc làm không thường xuyên hoặc chẳng may là một công việc không chính thức thì rơi vào cảnh tay làm hàm nhai, tay không thể làm thì không có lương thực, khổ nhất là các gia đình có trẻ em. Và sau đó các nhà cho vay ăn lời cắt cổ này chiếm đoạt những thứ nhỏ nhoi mà họ có. Chúng ta hãy cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những gia đình này, cho những đứa trẻ trong những gia đình này, cho phẩm giá của những gia đình này, và chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ thừa cơ kiếm lời: xin Chúa chạm đến trái tim của họ và khiến cho họ hoán cải.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về Bài Đọc Một trích từ sách Tông đồ Công vụ (Cv 5:27-33) trong đó Phêrô, sau khi đối mặt với những lời trách móc và đe dọa của các thượng tế là những người đã ra lệnh cấm ông không được dạy bảo dân chúng, đã trả lời rằng chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng phục con người và phải tuyên bố công khai trước tất cả chư dân sự phục sinh của Chúa Giêsu, là Đấng cứu tinh, mà các nhà lãnh đạo tôn giáo đã muốn lên án chết cho Ngài. Sự can đảm của Phêrô, người trước đó rất yếu đuối và hèn nhát, xuất phát từ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dành cho ông.
Bài Ðọc I: Cv 5, 27-33
“Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Hôm ấy, khi các thủ hạ dẫn các tông đồ đi, họ đem các ngài ra trước công nghị. Vị thượng tế hỏi các ngài rằng: “Ta đã ra lệnh cấm các ngươi nhân danh ấy mà giảng dạy. Thế mà các ngươi đã giảng dạy giáo lý các ngươi khắp cả Giêrusalem; các ngươi còn muốn làm cho máu người đó lại đổ trên chúng tôi ư?” Phêrô và các tông đồ trả lời rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta. Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã cho Ðức Giêsu sống lại, Ðấng mà các ông đã giết khi treo Ngài trên thập giá. Thiên Chúa đã dùng quyền năng tôn Ngài làm thủ lãnh và làm Ðấng Cứu Ðộ, để ban cho Israel được ăn năn sám hối và được ơn tha tội. Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần, Ðấng mà Thiên Chúa đã ban cho mọi kẻ vâng lời Người” Khi nghe những lời đó, họ liền phẫn nộ và tìm mưu giết các ngài.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Bài Đọc Một tiếp tục câu chuyện đã được bắt đầu với việc chữa lành cho một người bị bại liệt tại Cửa Đẹp. Các tông đồ được đưa đến trước công nghị, sau đó các ngài bị tống vào ngục, và cuối cùng một thiên thần đã giải thoát họ. Và đúng vào buổi sáng mà lẽ ra các ngài phải rời khỏi nhà tù để bị đưa ra xét xử, thì các ngài đã được thiên thần giải thoát và đang hùng hồn rao giảng trong Đền thờ. Có người đến báo cáo cho Thượng Hội Đồng rằng: “Những người các ông đã tống ngục, kìa họ đang đứng trong Đền Thờ và giảng dạy cho dân!” Viên lãnh binh bèn đi với bọn thuộc hạ và điệu các ông về, nhưng không dùng bạo lực vì sợ bị dân ném đá.
Họ điệu các ông đến giữa Thượng Hội Đồng; vị thượng tế hỏi các ông rằng: “Chúng tôi đã nghiêm cấm các ông không được giảng dạy về danh ấy nữa, thế mà các ông đã làm cho Giêrusalem ngập đầy giáo lý của các ông, lại còn muốn cho máu người ấy đổ trên đầu chúng tôi!”
Bấy giờ ông Phêrô và các Tông Đồ khác đáp lại rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm.” Rồi hai ông Phêrô và Gioan trách móc các nhà lãnh đạo, và các thượng tế vì đã giết Chúa Giêsu. Các ông đã cáo buộc họ, với một lòng dũng cảm, với một sự thẳng thắn, khiến ta phải ngạc nhiên: “Chẳng lẽ đây không phải là ông Phêrô đã từ chối Chúa Giêsu đó sao?” Thưa: đó chính là Phêrô, người đã rất sợ hãi, là người đã hèn nhát? Nhưng làm sao lại được như thế này? Chính ông đã giải thích trong câu nói này: “Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần, Ðấng mà Thiên Chúa đã ban cho mọi kẻ vâng lời Người.”
Thánh Phêrô đã có thể chọn con đường thoả hiệp, chẳng hạn như nói rằng:
“Nhưng yên tâm, chúng tôi sẽ đi, chúng tôi sẽ nói dịu giọng hơn, chúng tôi sẽ không bao giờ buộc tội các ông ở nơi công cộng, nhưng các ông phải để cho chúng tôi yên”, và như thế là đạt được các thỏa hiệp.
Nhưng thánh Phêrô đã chọn con đường khác. Ngài thực hiện một hành trình trong đó ngài thể hiện sự can đảm và táo bạo. Trong lịch sử của Giáo hội, những nhà lãnh đạo Giáo hội đôi khi đã thoả hiệp để cứu Dân Chúa. Nhưng vào những thời điểm khác, họ đã thỏa hiệp để tự cứu mình, chứ không phải cứu Giáo Hội thánh thiện.
Đề cao hình ảnh thánh Phêrô đã từ chối thỏa hiệp đức tin của mình, nhưng chọn con đường can đảm, Đức Thánh Cha nói rằng thánh Phêrô yêu mến hết mình, nhưng ngài cũng sợ hãi.
Thánh Phêrô là một người cởi mở với Thiên Chúa đến mức Thiên Chúa tiết lộ với thánh nhân rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nhưng rồi ông rơi vào cám dỗ chối bỏ Chúa Giêsu, nhưng sau đó thánh nhân chuyển từ trạng thái sa chước cám dỗ sang trạng thái có ân nghĩa với Chúa.
Sức mạnh đó, hay bí mật của thánh Phêrô đến từ đâu?
Có một câu sẽ giúp chúng ta hiểu: Trước cuộc thương khó, Chúa Giêsu nói với thánh Phêrô:
“Simôn, Simôn ơi, kìa Satan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh.”
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng như Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho thánh Phêrô, Ngài cũng cầu nguyện cho tất cả chúng ta. Sau đó, Ngài khuyến khích các tín hữu đừng chỉ cầu nguyện xin Chúa Giêsu ban cho chúng ta hết ân sủng này đến hồng ân khác nhưng phải biết chiêm ngưỡng Chúa Giêsu là Đấng đã chỉ cho Chúa Cha thấy những vết thương của mình.
Chúng ta hãy suy nghĩ về cách thánh Phêrô có thể tiến bộ trên con đường này từ một kẻ hèn nhát trở thành một người can đảm nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần. Đó là nhờ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, và chúng ta hãy biết ơn Chúa Giêsu vì Ngài luôn cầu nguyện cho mỗi chúng ta.
Source:Vatican NewsIl Papa prega per le famiglie in crisi e per la conversione degli usurai che le affamano
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho các gia đình khủng hoảng kinh tế và những kẻ cho vay ăn lời cắt cổ, xin Chúa hoán cải con tim của họ để biết yêu thương những người đang lâm vào tình cảnh gây ra bởi dịch bệnh coronavirus.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Trong nhiều ảnh hưởng bi thảm có thể cảm nhận được trong đại dịch này, chúng ta thấy nhiều gia đình túng thiếu, đói khổ và không may họ phải nhờ đến sự trợ giúp của các nhóm cho vay ăn lời cắt cổ. Đây là một đại dịch khác. Đại dịch xã hội: gia đình của những người có công ăn việc làm không thường xuyên hoặc chẳng may là một công việc không chính thức thì rơi vào cảnh tay làm hàm nhai, tay không thể làm thì không có lương thực, khổ nhất là các gia đình có trẻ em. Và sau đó các nhà cho vay ăn lời cắt cổ này chiếm đoạt những thứ nhỏ nhoi mà họ có. Chúng ta hãy cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những gia đình này, cho những đứa trẻ trong những gia đình này, cho phẩm giá của những gia đình này, và chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ thừa cơ kiếm lời: xin Chúa chạm đến trái tim của họ và khiến cho họ hoán cải.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về Bài Đọc Một trích từ sách Tông đồ Công vụ (Cv 5:27-33) trong đó Phêrô, sau khi đối mặt với những lời trách móc và đe dọa của các thượng tế là những người đã ra lệnh cấm ông không được dạy bảo dân chúng, đã trả lời rằng chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng phục con người và phải tuyên bố công khai trước tất cả chư dân sự phục sinh của Chúa Giêsu, là Đấng cứu tinh, mà các nhà lãnh đạo tôn giáo đã muốn lên án chết cho Ngài. Sự can đảm của Phêrô, người trước đó rất yếu đuối và hèn nhát, xuất phát từ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dành cho ông.
Bài Ðọc I: Cv 5, 27-33
“Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần”.
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Hôm ấy, khi các thủ hạ dẫn các tông đồ đi, họ đem các ngài ra trước công nghị. Vị thượng tế hỏi các ngài rằng: “Ta đã ra lệnh cấm các ngươi nhân danh ấy mà giảng dạy. Thế mà các ngươi đã giảng dạy giáo lý các ngươi khắp cả Giêrusalem; các ngươi còn muốn làm cho máu người đó lại đổ trên chúng tôi ư?” Phêrô và các tông đồ trả lời rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta. Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã cho Ðức Giêsu sống lại, Ðấng mà các ông đã giết khi treo Ngài trên thập giá. Thiên Chúa đã dùng quyền năng tôn Ngài làm thủ lãnh và làm Ðấng Cứu Ðộ, để ban cho Israel được ăn năn sám hối và được ơn tha tội. Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần, Ðấng mà Thiên Chúa đã ban cho mọi kẻ vâng lời Người” Khi nghe những lời đó, họ liền phẫn nộ và tìm mưu giết các ngài.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Bài Đọc Một tiếp tục câu chuyện đã được bắt đầu với việc chữa lành cho một người bị bại liệt tại Cửa Đẹp. Các tông đồ được đưa đến trước công nghị, sau đó các ngài bị tống vào ngục, và cuối cùng một thiên thần đã giải thoát họ. Và đúng vào buổi sáng mà lẽ ra các ngài phải rời khỏi nhà tù để bị đưa ra xét xử, thì các ngài đã được thiên thần giải thoát và đang hùng hồn rao giảng trong Đền thờ. Có người đến báo cáo cho Thượng Hội Đồng rằng: “Những người các ông đã tống ngục, kìa họ đang đứng trong Đền Thờ và giảng dạy cho dân!” Viên lãnh binh bèn đi với bọn thuộc hạ và điệu các ông về, nhưng không dùng bạo lực vì sợ bị dân ném đá.
Họ điệu các ông đến giữa Thượng Hội Đồng; vị thượng tế hỏi các ông rằng: “Chúng tôi đã nghiêm cấm các ông không được giảng dạy về danh ấy nữa, thế mà các ông đã làm cho Giêrusalem ngập đầy giáo lý của các ông, lại còn muốn cho máu người ấy đổ trên đầu chúng tôi!”
Bấy giờ ông Phêrô và các Tông Đồ khác đáp lại rằng: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm.” Rồi hai ông Phêrô và Gioan trách móc các nhà lãnh đạo, và các thượng tế vì đã giết Chúa Giêsu. Các ông đã cáo buộc họ, với một lòng dũng cảm, với một sự thẳng thắn, khiến ta phải ngạc nhiên: “Chẳng lẽ đây không phải là ông Phêrô đã từ chối Chúa Giêsu đó sao?” Thưa: đó chính là Phêrô, người đã rất sợ hãi, là người đã hèn nhát? Nhưng làm sao lại được như thế này? Chính ông đã giải thích trong câu nói này: “Chúng tôi là nhân chứng các lời đó cùng với Thánh Thần, Ðấng mà Thiên Chúa đã ban cho mọi kẻ vâng lời Người.”
Thánh Phêrô đã có thể chọn con đường thoả hiệp, chẳng hạn như nói rằng:
“Nhưng yên tâm, chúng tôi sẽ đi, chúng tôi sẽ nói dịu giọng hơn, chúng tôi sẽ không bao giờ buộc tội các ông ở nơi công cộng, nhưng các ông phải để cho chúng tôi yên”, và như thế là đạt được các thỏa hiệp.
Nhưng thánh Phêrô đã chọn con đường khác. Ngài thực hiện một hành trình trong đó ngài thể hiện sự can đảm và táo bạo. Trong lịch sử của Giáo hội, những nhà lãnh đạo Giáo hội đôi khi đã thoả hiệp để cứu Dân Chúa. Nhưng vào những thời điểm khác, họ đã thỏa hiệp để tự cứu mình, chứ không phải cứu Giáo Hội thánh thiện.
Đề cao hình ảnh thánh Phêrô đã từ chối thỏa hiệp đức tin của mình, nhưng chọn con đường can đảm, Đức Thánh Cha nói rằng thánh Phêrô yêu mến hết mình, nhưng ngài cũng sợ hãi.
Thánh Phêrô là một người cởi mở với Thiên Chúa đến mức Thiên Chúa tiết lộ với thánh nhân rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nhưng rồi ông rơi vào cám dỗ chối bỏ Chúa Giêsu, nhưng sau đó thánh nhân chuyển từ trạng thái sa chước cám dỗ sang trạng thái có ân nghĩa với Chúa.
Sức mạnh đó, hay bí mật của thánh Phêrô đến từ đâu?
Có một câu sẽ giúp chúng ta hiểu: Trước cuộc thương khó, Chúa Giêsu nói với thánh Phêrô:
“Simôn, Simôn ơi, kìa Satan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh.”
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng như Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho thánh Phêrô, Ngài cũng cầu nguyện cho tất cả chúng ta. Sau đó, Ngài khuyến khích các tín hữu đừng chỉ cầu nguyện xin Chúa Giêsu ban cho chúng ta hết ân sủng này đến hồng ân khác nhưng phải biết chiêm ngưỡng Chúa Giêsu là Đấng đã chỉ cho Chúa Cha thấy những vết thương của mình.
Chúng ta hãy suy nghĩ về cách thánh Phêrô có thể tiến bộ trên con đường này từ một kẻ hèn nhát trở thành một người can đảm nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần. Đó là nhờ lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, và chúng ta hãy biết ơn Chúa Giêsu vì Ngài luôn cầu nguyện cho mỗi chúng ta.
Source:Vatican News