Chính quyền Trung Quốc đã cho phép cộng đồng Công Giáo Bắc Kinh tổ chức các nghi lễ đặc biệt để tưởng nhớ Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và truyền hình nhà nước Trung Hoa đã cho phát sóng trực tiếp lễ an táng.
Đức Giám Mục Hồng Kông, Đức Cha Giuse Trần Như Quân đã trả lời phỏng vấn về quan hệ ngoại giao giữa Toà Thánh Vatican và Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Đức Giám Mục Trần, 73 tuổi, được Bắc Kinh mô tả như là một viên chức Vatican khi nói đến các lập trường kiên định của ngài, ngài chăn dắt một giáo phận có 224.000 dân. Một vài ngày trước, chính quyền Trung Hoa đã phản đối sự hiện diện của Tổng Thống Đài Loan, ông Trần Thủy Biển, trong tang lễ của Đức Gioan Phaolô II, khi nhắc nhở với nước Ý rằng Ý có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh chứ không phải Đài Bắc và bày tỏ sự khó chịu việc Ý chấp thuận cấp visa cho ông Trần để đến viếng thăm Vatican. Tuy nhiên, Đức Cha Trần đã lưu ý trong một cuộc họp báo rằng Toà Thánh Vatican sẵn sáng di chuyển Tòa Đại Sứ Vatican ở Đài Loan về Bắc Kinh, nếu như có sự bang giao, nhưng phải có ngoại giao trước, chứ không thể đặt điều kiện tiên quyết cho Tòa Thánh cắt đứt ngoại giao lập tức với Đài Loan. Đức Cha Trần nói rằng đây là điều không mới, khi vào năm 1999, Đức Hồng Y Angelo Sodano nói rằng Toà Thánh đã tuyên bố sẵn sàng để tái thiết lập toà đại sứ tại Bắc Kinh.
Thông tấn xã Công Giáo MISNA đã có cuộc trao đổi với Cha Gianni Criveller ở Hồng Kông, ngài là nhà truyền giáo của Học viện Giáo Hoàng truyền giáo Hải ngoại (PIME) và đồng thời cũng là nhà nghiên cứu về Lịch sử Giáo Hội ở Á Châu. Trước tiên ngài đề cập đến sự qua đời của Cố Đức Giáo Hoàng, trong đó nói đến sự đáp trả một cách lớn lao của các tín hữu, họ đã đến chật kín thành Rôma và Vatican để tôn kính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Kế đến, ngài nói đến sự vắng mặt đáng chú ý của đại diện Bắc Kinh tại Quảng trường Thánh Phêrô. Cha Criveller nói rằng quan điểm của công chúng Hồng Kông bị chia rẽ giữa những người phàn nàn về thái độ của Bắc Kinh và những người đồng ý với lập trường của Bắc Kinh qua việc hết sức ngờ vực về giáo triều Vatican và tầm ảnh hưởng của Toà Thánh Vatican.
Cũng như Cha Criveller, Frank Ching, biên tập viên của tờ ‘South China Morning Post’ đã bày tỏ một số dè dặt về thái độ của Bắc Kinh về việc đổ lỗi cho Toà Thánh Vatican thiếu đối thoại với Bắc Kinh. Họ nói rằng Toà Thánh công nhận Đài Loan và đó là điểm chính của sự bất đồng. Ông Ching và một số người khác cũng nói rằng Toà Thánh Vatican thường tỏ ý muốn xem xét lại vấn đề Đài Loan với Bắc Kinh, sự việc được cho rằng là sự can thiệp sâu về ngoại giao của Toà Thánh. Sự vắng mặt của đại diện Bắc Kinh ở Quảng trường Thánh Phêrô được xem như mất đi một cơ hội. Vấn đế thứ hai của sự bất đồng giữa Trung Hoa và Toà Thánh là việc bổ nhiệm các giám mục, vấn đề mà chính quyền Trung Hoa cho rằng là vấn đề mà họ phải quyết định vì chủ chăn của các giáo phận phải trả lời trước giới lãnh đạo chính trị Trung Hoa chứ không phải trước giáo triều tại La Mã. Cha Criveller cho hay: “điều khiển các giám mục và các hoạt động của Giáo Hội là mối bận tâm của Bắc Kinh trong khi đáp ứng việc công nhận Đài Loan họ lại để ngoài. Nhưng ở Hồng Kông, đó là sự công nhận của người dân, mà Bắc Kinh không nghĩ rằng bằng cách này, chia sẻ ít nhất một phần với họ sự ngờ vực mà Trung Hoa vốn e ngại đó là những ảnh hưởng mà Giáo Hội có thể có. Vì thế, có sự nóng bỏng trong cuộc thảo luận chung qua các vấn đề. Nhưng điều gì thực sự cản trở việc khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Toà Thánh và Trung Hoa, đó chính là lập trường rắn chắc của Bắc Kinh, vốn luôn luôn lặp đi lặp lại ý muốn từ chối bất kỳ sự can thiệp nào vào công việc nội bộ”.
Quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Toà Thánh Vatican rất gay go kể từ năm 1951, khi Bắc Kinh trục xuất Đại diện ngoại giao của Toà Thánh Vatican. Hiện nay ở Trung Hoa có hai Giáo Hội cùng tồn tại, một Giáo Hội được xem là “yêu nước” do chính quyền điều khiển và một Giáo Hội “bí mật” trung thành với Đức Giáo Hoàng. Mặc dù điều tồi tệ nhất đã thuộc về quá khứ, nhưng đời sống Giáo Hội hiện nay không hoàn toàn dễ dàng, vì nhiều sự hạn chế và hành động đàn áp: từ những phạt vạ nặng nề vì việc cử hành thánh lễ cho đến những trường hợp cầm tù và cản trở quyền tự do cá nhân. Tình hình này không thay đổi cho đến khi nào quan hệ ngoại giao giữa Toà Thánh Vatican và Bắc Kinh trở nên hoàn toàn bình thường. Paolo Longo, thông tín viên Rai tại Bắc Kinh thường nhận xét trong những bài báo gần đây rằng, trong khi muốn bày tỏ lòng kính trọng Đức Gioan Phaolô II, chính quyền Trung Quốc vẫn tỏ thái độ miễn cưỡng đối với động thái được Đức Cha Trần đề xuất. Cha Criveller cho hay: “Thật cần thiết để Bắc Kinh nới rộng sự điều khiển các hoạt động và duy trì sự tôn trọng thật sự những người có lương tâm và các tín hữu của bất kỳ tôn giáo tín ngưỡng nào”
Đức Giám Mục Hồng Kông, Đức Cha Giuse Trần Như Quân đã trả lời phỏng vấn về quan hệ ngoại giao giữa Toà Thánh Vatican và Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Đức Giám Mục Trần, 73 tuổi, được Bắc Kinh mô tả như là một viên chức Vatican khi nói đến các lập trường kiên định của ngài, ngài chăn dắt một giáo phận có 224.000 dân. Một vài ngày trước, chính quyền Trung Hoa đã phản đối sự hiện diện của Tổng Thống Đài Loan, ông Trần Thủy Biển, trong tang lễ của Đức Gioan Phaolô II, khi nhắc nhở với nước Ý rằng Ý có quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh chứ không phải Đài Bắc và bày tỏ sự khó chịu việc Ý chấp thuận cấp visa cho ông Trần để đến viếng thăm Vatican. Tuy nhiên, Đức Cha Trần đã lưu ý trong một cuộc họp báo rằng Toà Thánh Vatican sẵn sáng di chuyển Tòa Đại Sứ Vatican ở Đài Loan về Bắc Kinh, nếu như có sự bang giao, nhưng phải có ngoại giao trước, chứ không thể đặt điều kiện tiên quyết cho Tòa Thánh cắt đứt ngoại giao lập tức với Đài Loan. Đức Cha Trần nói rằng đây là điều không mới, khi vào năm 1999, Đức Hồng Y Angelo Sodano nói rằng Toà Thánh đã tuyên bố sẵn sàng để tái thiết lập toà đại sứ tại Bắc Kinh.
Thông tấn xã Công Giáo MISNA đã có cuộc trao đổi với Cha Gianni Criveller ở Hồng Kông, ngài là nhà truyền giáo của Học viện Giáo Hoàng truyền giáo Hải ngoại (PIME) và đồng thời cũng là nhà nghiên cứu về Lịch sử Giáo Hội ở Á Châu. Trước tiên ngài đề cập đến sự qua đời của Cố Đức Giáo Hoàng, trong đó nói đến sự đáp trả một cách lớn lao của các tín hữu, họ đã đến chật kín thành Rôma và Vatican để tôn kính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Kế đến, ngài nói đến sự vắng mặt đáng chú ý của đại diện Bắc Kinh tại Quảng trường Thánh Phêrô. Cha Criveller nói rằng quan điểm của công chúng Hồng Kông bị chia rẽ giữa những người phàn nàn về thái độ của Bắc Kinh và những người đồng ý với lập trường của Bắc Kinh qua việc hết sức ngờ vực về giáo triều Vatican và tầm ảnh hưởng của Toà Thánh Vatican.
Cũng như Cha Criveller, Frank Ching, biên tập viên của tờ ‘South China Morning Post’ đã bày tỏ một số dè dặt về thái độ của Bắc Kinh về việc đổ lỗi cho Toà Thánh Vatican thiếu đối thoại với Bắc Kinh. Họ nói rằng Toà Thánh công nhận Đài Loan và đó là điểm chính của sự bất đồng. Ông Ching và một số người khác cũng nói rằng Toà Thánh Vatican thường tỏ ý muốn xem xét lại vấn đề Đài Loan với Bắc Kinh, sự việc được cho rằng là sự can thiệp sâu về ngoại giao của Toà Thánh. Sự vắng mặt của đại diện Bắc Kinh ở Quảng trường Thánh Phêrô được xem như mất đi một cơ hội. Vấn đế thứ hai của sự bất đồng giữa Trung Hoa và Toà Thánh là việc bổ nhiệm các giám mục, vấn đề mà chính quyền Trung Hoa cho rằng là vấn đề mà họ phải quyết định vì chủ chăn của các giáo phận phải trả lời trước giới lãnh đạo chính trị Trung Hoa chứ không phải trước giáo triều tại La Mã. Cha Criveller cho hay: “điều khiển các giám mục và các hoạt động của Giáo Hội là mối bận tâm của Bắc Kinh trong khi đáp ứng việc công nhận Đài Loan họ lại để ngoài. Nhưng ở Hồng Kông, đó là sự công nhận của người dân, mà Bắc Kinh không nghĩ rằng bằng cách này, chia sẻ ít nhất một phần với họ sự ngờ vực mà Trung Hoa vốn e ngại đó là những ảnh hưởng mà Giáo Hội có thể có. Vì thế, có sự nóng bỏng trong cuộc thảo luận chung qua các vấn đề. Nhưng điều gì thực sự cản trở việc khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Toà Thánh và Trung Hoa, đó chính là lập trường rắn chắc của Bắc Kinh, vốn luôn luôn lặp đi lặp lại ý muốn từ chối bất kỳ sự can thiệp nào vào công việc nội bộ”.
Quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Toà Thánh Vatican rất gay go kể từ năm 1951, khi Bắc Kinh trục xuất Đại diện ngoại giao của Toà Thánh Vatican. Hiện nay ở Trung Hoa có hai Giáo Hội cùng tồn tại, một Giáo Hội được xem là “yêu nước” do chính quyền điều khiển và một Giáo Hội “bí mật” trung thành với Đức Giáo Hoàng. Mặc dù điều tồi tệ nhất đã thuộc về quá khứ, nhưng đời sống Giáo Hội hiện nay không hoàn toàn dễ dàng, vì nhiều sự hạn chế và hành động đàn áp: từ những phạt vạ nặng nề vì việc cử hành thánh lễ cho đến những trường hợp cầm tù và cản trở quyền tự do cá nhân. Tình hình này không thay đổi cho đến khi nào quan hệ ngoại giao giữa Toà Thánh Vatican và Bắc Kinh trở nên hoàn toàn bình thường. Paolo Longo, thông tín viên Rai tại Bắc Kinh thường nhận xét trong những bài báo gần đây rằng, trong khi muốn bày tỏ lòng kính trọng Đức Gioan Phaolô II, chính quyền Trung Quốc vẫn tỏ thái độ miễn cưỡng đối với động thái được Đức Cha Trần đề xuất. Cha Criveller cho hay: “Thật cần thiết để Bắc Kinh nới rộng sự điều khiển các hoạt động và duy trì sự tôn trọng thật sự những người có lương tâm và các tín hữu của bất kỳ tôn giáo tín ngưỡng nào”