Khi được hỏi về những hiểm họa có khả năng đe dọa tới đời sống nhân loại, nhà vật lý siêu đẳng Stephen Hawking nhắc tới bốn điều: thứ nhất, một cuộc chiến tranh hạt nhân bất ngờ; thứ nhì, vi khuẩn biến đổi gen; thứ ba, trái đất ấm dần; và thứ tư, những hiểm họa khác mà con người vẫn chưa biết. Lời tiên đoán của ông ngày hôm nay đang trở thành một hiện thực. Từ khi xuất hiện trên trái đất, vi khuẩn Vũ Hán họ Corona chủng mới tiếp tục đánh gục lần lượt từng quốc gia. Trung Cộng trước tiên, rồi Hàn Quốc, rồi Iran, Ý, và Âu Châu, tiếp nối là Úc và Hoa Kỳ. Mới nhất, Ấn Độ với hơn 1 tỷ người cũng đã phong tỏa. Đến ngày hôm nay, cả thế giới đều chưa kiếm ra vũ khí để chặn đứng vó ngựa bách chiến bách thắng của đoàn vi khuẩn Vũ Hán. Bởi thế, vi khuẩn Corona chủng mới đi tới đâu, nơi đó không còn bóng người.
Một điều khiến cả thế giới kinh ngạc ngỡ ngàng là con người (vẫn tự coi mình là một chủng siêu đẳng) bị một chủng vi khuẩn siêu nhỏ hạ đo ván. Tất cả mọi sinh hoạt thường ngày của con người “hữu hình” giờ này bị một loại vi khuẩn “vô hình” đảo lộn. Cả thế giới căng thẳng, hoang mang và sợ hãi. Những con số thống kê về người nhiễm khuẩn và kẻ mất mạng bởi kẻ thù của nhân loại tiếp tục tăng vọt… Bây giờ không chỉ còn là Vũ Hán của Trung Cộng hoặc Daegu của Hàn Quốc nữa, mà là cả thế giới năm châu bị đại dịch cúm Corona!
Dịch Vũ Hán lan nhanh cũng bởi nhiều lý do. Một trong những lý do đó liên quan tới thời gian ủ bệnh. Vi khuẩn ủ bệnh thông thường trong vòng từ 2 tới 3 tuần lễ. Trong khoảng thời gian ủ bệnh, vi khuẩn tiếp tục nhân lên, rồi nhanh chóng lây lan sang những người chung quanh. Điểm đặc biệt trong thời gian ủ bệnh, vi khuẩn im lìm đến nỗi người bị nhiễm cũng không biết mình đã bị dính khuẩn. Họ có thể vẫn không sốt, không ho, không đau rát cổ… Họ vẫn tươi cười sinh hoạt bình thường với người thân trong gia đình. Bởi thế vi khuẩn có dịp lây lan sang bố mẹ, ông bà. Rồi bố mẹ và ông bà của U60 lại tà tà đi thăm viếng hàng xóm, uống ly càfe ở quán đầu xóm, ăn tô Phở ở quán đầu hẻm. Thế là nguyên cả một xóm nhiễm vi khuẩn. Xóm này đi thăm xóm kia, hóa ra cả làng, cả tổng, rồi cả nước. Cho nên không lạ chi, nước Ý, Tây Ban Nha, Mỹ, Úc, Philippines, Ấn Độ và gần như cả thế giới đều đồng loạt đóng cửa biên giới và đóng cửa nhà.
Giữa những bản tin đặc nghẹt trên trang mạng về cúm Vũ Hán, xuất hiện đó đây hai ba bản tin về hiện tượng ở Ý, chim rủ nhau bay về tấp nập trên những con kênh đào bình thường đặc nghẹt thuyền du khách; hoặc bầu trời thủ đô Manila thường ngày đen đặc khí thải giờ này xanh ngăn ngắt bởi lệnh phong tỏa. Một trong những lời bình luận về bầu trời xanh của thủ đô Manila từ ngày lệnh phong tỏa có hiệu lực là một câu hỏi lý thú và bất ngờ, “Vậy thì ai mới là vi khuẩn?”
Từ những ngày vi khuẩn Vũ Hán khai chiến rồi liên tục chiến thắng, đường phố và sông ngòi của thế giới tiếp tục vắng hẳn bóng người. Cũng bởi nhân loại (tạm thời) ở ẩn, thật là bất ngờ, trái đất có dịp hồi sinh!
Khi con người trú ẩn trong nhà, nhà máy đóng cửa, xe hơi xe máy xếp xó. Hiện tượng này dẫn tới hệ quả bầu trời không còn bị ô nhiễm nữa. Hết khói nhà máy và khói xăng, trái đất giảm dần hiện tượng nhà kiếng hâm nóng bầu khí quyển. Nhiệt độ không tăng, tuyết hai cực đông cứng, vi khuẩn (?) tiếp tục ngủ say dưới những tảng băng dầy.
Bởi con người đóng cửa sinh hoạt dưới mái gia đình, rừng xanh không bị san bằng, cây rừng không bị chặt bỏ. Hiện tượng này dẫn tới ít nhất hai hệ quả có mối liên hệ với nhau; thứ nhất, lá phổi của trái đất không còn bị tàn phá nữa; thứ hai, thú rừng từ từ được trả lại môi trường sống quen thuộc. Dơi, rắn và tê tê quay lại đời sống thường nhật!
Bởi con người vắng bóng, thú vật, chim chóc và cá mú không còn bị săn bắn vô tội vạ nữa. Dơi bay tự do trên bầu trời, tha hồ ăn muỗi! Rắn tiếp tục bò trườn tìm kiếm chuột chù. Cá bơi nhởn nhơ không còn sợ phải nuối trôi vào bụng chất độc hóa học thải ra từ những nhà máy!
Còn nhiều điều nữa sẽ còn tiếp tục xảy ra tới Mẹ Đất, nếu con người tiếp tục ở ẩn trong nhà.
Lịch sử Do Thái ghi lại câu chuyện tháp Babel nghĩ lại cũng khá lý thú. Theo như sách Sáng Thế Ký (STK), sau trận lụt đại hồng thủy, con người hăm hở xây dựng ngọn tháp cao đến tận trời làm một tượng đài kỷ niệm. Hơn nữa, nhờ tháp Babel, con người “sẽ không bị tản lạc khắp nơi trên mặt đất nữa” (STK 11:4). Nhưng Thiên Chúa can thiệp, Ngài khiến con người mở miệng nói ngôn ngữ khác nhau… Việc xây tháp Babel thế là dở dang (STK 11:8).
Hiện tượng đại dịch cúm Vũ Hán gợi nhớ lại câu chuyện tháp Babel. Trước khi đại dịch bùng phát, con người tiếp tục xây dựng những ngọn tháp Babel bằng cách phá hủy môi trường sinh thái của trái đất. Hiện tượng này dẫn đến hệ lụy tất cả những sinh vật của trái đất bị đẩy gạt sang bên lề cuộc sống chỉ để phục vụ cho nhu cầu của riêng chủng người. Bất ngờ từ những ngày tháng 11 năm 2019, vi khuẩn Corona xuất hiện tại thành phố Vũ Hán của Trung Cộng. Thật nhanh, vi khuẩn Vũ Hán đảo ngược thế cờ. Chủng người liên tục bị đẩy gạt sang bên lề xã hội bởi chủng Corona.
Nếu con người tiếp tục bị chủng Vũ Hán đánh gục, sau cùng biến mất (trường hợp xấu nhất có thể xẩy ra), tất cả những sinh vật còn lại sẽ thở phào nhẹ nhõm bởi mùa phục sinh đã tới với trái đất. Khi đó, chắc chim sẻ sẽ buồn, bởi không còn chủng người nữa, chủng chim sẻ không còn thóc gạo để mổ tanh tách trên sân gạch!
Khi mùa hồi sinh tới, chủng người sẽ có nhiều vấn đề để phân tích và mổ xẻ. Một trong những vấn đề đó là mối tương quan giữa con người và trái đất. Nói một cách ngắn gọn, con người rồi sẽ phải tự hỏi một câu hỏi thật thà, “Trái đất gồm có những ai?” Câu trả lời cho câu hỏi này có phải là: “Trái đất bao gồm tất cả mọi sinh vật: con người, thú vật, chim trời, cá mú và thực vật.” Hay câu trả lời chỉ đơn thuần là: “Duy nhất một chủng người.” Chủng vi khuẩn Vũ Hán rõ ràng có một câu trả lời rõ ràng và thẳng thắn cho riêng mình!
Một điều khiến cả thế giới kinh ngạc ngỡ ngàng là con người (vẫn tự coi mình là một chủng siêu đẳng) bị một chủng vi khuẩn siêu nhỏ hạ đo ván. Tất cả mọi sinh hoạt thường ngày của con người “hữu hình” giờ này bị một loại vi khuẩn “vô hình” đảo lộn. Cả thế giới căng thẳng, hoang mang và sợ hãi. Những con số thống kê về người nhiễm khuẩn và kẻ mất mạng bởi kẻ thù của nhân loại tiếp tục tăng vọt… Bây giờ không chỉ còn là Vũ Hán của Trung Cộng hoặc Daegu của Hàn Quốc nữa, mà là cả thế giới năm châu bị đại dịch cúm Corona!
Dịch Vũ Hán lan nhanh cũng bởi nhiều lý do. Một trong những lý do đó liên quan tới thời gian ủ bệnh. Vi khuẩn ủ bệnh thông thường trong vòng từ 2 tới 3 tuần lễ. Trong khoảng thời gian ủ bệnh, vi khuẩn tiếp tục nhân lên, rồi nhanh chóng lây lan sang những người chung quanh. Điểm đặc biệt trong thời gian ủ bệnh, vi khuẩn im lìm đến nỗi người bị nhiễm cũng không biết mình đã bị dính khuẩn. Họ có thể vẫn không sốt, không ho, không đau rát cổ… Họ vẫn tươi cười sinh hoạt bình thường với người thân trong gia đình. Bởi thế vi khuẩn có dịp lây lan sang bố mẹ, ông bà. Rồi bố mẹ và ông bà của U60 lại tà tà đi thăm viếng hàng xóm, uống ly càfe ở quán đầu xóm, ăn tô Phở ở quán đầu hẻm. Thế là nguyên cả một xóm nhiễm vi khuẩn. Xóm này đi thăm xóm kia, hóa ra cả làng, cả tổng, rồi cả nước. Cho nên không lạ chi, nước Ý, Tây Ban Nha, Mỹ, Úc, Philippines, Ấn Độ và gần như cả thế giới đều đồng loạt đóng cửa biên giới và đóng cửa nhà.
Giữa những bản tin đặc nghẹt trên trang mạng về cúm Vũ Hán, xuất hiện đó đây hai ba bản tin về hiện tượng ở Ý, chim rủ nhau bay về tấp nập trên những con kênh đào bình thường đặc nghẹt thuyền du khách; hoặc bầu trời thủ đô Manila thường ngày đen đặc khí thải giờ này xanh ngăn ngắt bởi lệnh phong tỏa. Một trong những lời bình luận về bầu trời xanh của thủ đô Manila từ ngày lệnh phong tỏa có hiệu lực là một câu hỏi lý thú và bất ngờ, “Vậy thì ai mới là vi khuẩn?”
Từ những ngày vi khuẩn Vũ Hán khai chiến rồi liên tục chiến thắng, đường phố và sông ngòi của thế giới tiếp tục vắng hẳn bóng người. Cũng bởi nhân loại (tạm thời) ở ẩn, thật là bất ngờ, trái đất có dịp hồi sinh!
Khi con người trú ẩn trong nhà, nhà máy đóng cửa, xe hơi xe máy xếp xó. Hiện tượng này dẫn tới hệ quả bầu trời không còn bị ô nhiễm nữa. Hết khói nhà máy và khói xăng, trái đất giảm dần hiện tượng nhà kiếng hâm nóng bầu khí quyển. Nhiệt độ không tăng, tuyết hai cực đông cứng, vi khuẩn (?) tiếp tục ngủ say dưới những tảng băng dầy.
Bởi con người đóng cửa sinh hoạt dưới mái gia đình, rừng xanh không bị san bằng, cây rừng không bị chặt bỏ. Hiện tượng này dẫn tới ít nhất hai hệ quả có mối liên hệ với nhau; thứ nhất, lá phổi của trái đất không còn bị tàn phá nữa; thứ hai, thú rừng từ từ được trả lại môi trường sống quen thuộc. Dơi, rắn và tê tê quay lại đời sống thường nhật!
Bởi con người vắng bóng, thú vật, chim chóc và cá mú không còn bị săn bắn vô tội vạ nữa. Dơi bay tự do trên bầu trời, tha hồ ăn muỗi! Rắn tiếp tục bò trườn tìm kiếm chuột chù. Cá bơi nhởn nhơ không còn sợ phải nuối trôi vào bụng chất độc hóa học thải ra từ những nhà máy!
Còn nhiều điều nữa sẽ còn tiếp tục xảy ra tới Mẹ Đất, nếu con người tiếp tục ở ẩn trong nhà.
Lịch sử Do Thái ghi lại câu chuyện tháp Babel nghĩ lại cũng khá lý thú. Theo như sách Sáng Thế Ký (STK), sau trận lụt đại hồng thủy, con người hăm hở xây dựng ngọn tháp cao đến tận trời làm một tượng đài kỷ niệm. Hơn nữa, nhờ tháp Babel, con người “sẽ không bị tản lạc khắp nơi trên mặt đất nữa” (STK 11:4). Nhưng Thiên Chúa can thiệp, Ngài khiến con người mở miệng nói ngôn ngữ khác nhau… Việc xây tháp Babel thế là dở dang (STK 11:8).
Hiện tượng đại dịch cúm Vũ Hán gợi nhớ lại câu chuyện tháp Babel. Trước khi đại dịch bùng phát, con người tiếp tục xây dựng những ngọn tháp Babel bằng cách phá hủy môi trường sinh thái của trái đất. Hiện tượng này dẫn đến hệ lụy tất cả những sinh vật của trái đất bị đẩy gạt sang bên lề cuộc sống chỉ để phục vụ cho nhu cầu của riêng chủng người. Bất ngờ từ những ngày tháng 11 năm 2019, vi khuẩn Corona xuất hiện tại thành phố Vũ Hán của Trung Cộng. Thật nhanh, vi khuẩn Vũ Hán đảo ngược thế cờ. Chủng người liên tục bị đẩy gạt sang bên lề xã hội bởi chủng Corona.
Nếu con người tiếp tục bị chủng Vũ Hán đánh gục, sau cùng biến mất (trường hợp xấu nhất có thể xẩy ra), tất cả những sinh vật còn lại sẽ thở phào nhẹ nhõm bởi mùa phục sinh đã tới với trái đất. Khi đó, chắc chim sẻ sẽ buồn, bởi không còn chủng người nữa, chủng chim sẻ không còn thóc gạo để mổ tanh tách trên sân gạch!
Khi mùa hồi sinh tới, chủng người sẽ có nhiều vấn đề để phân tích và mổ xẻ. Một trong những vấn đề đó là mối tương quan giữa con người và trái đất. Nói một cách ngắn gọn, con người rồi sẽ phải tự hỏi một câu hỏi thật thà, “Trái đất gồm có những ai?” Câu trả lời cho câu hỏi này có phải là: “Trái đất bao gồm tất cả mọi sinh vật: con người, thú vật, chim trời, cá mú và thực vật.” Hay câu trả lời chỉ đơn thuần là: “Duy nhất một chủng người.” Chủng vi khuẩn Vũ Hán rõ ràng có một câu trả lời rõ ràng và thẳng thắn cho riêng mình!