Rogito: Văn bản được đặt trong Quan Tài của Đức Cố Giáo Hoàng

Kể Về Cuộc Đời và Công Việc của Ngài

VATICAN CITY.-Văn bản Rogito này được đọc bởi Đức Tổng Giám Mục Piero Marini, trưởng việc Cử Hành Các Nghi Lễ Phụng Vụ Giáo Hoàng. Sau khi đã được ký bởi tất cả những vị có mặt, văn bản đó (viết bằng tiếng La tinh) được đặt trong quan tài của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị như sau:

OBITUS, DEPOSITO ET TUMULATO IOANNIS PAULI PP II SANCTAE MEMORIAE

Trong ánh sáng Phục Sinh của việc Chúa Kitô sống lại từ cõi chết, vào ngày 2 tháng 5 năm của Thiên Chúa 2005, vào lúc 9:37 giờ chiều, nhân lúc sắp kết thúc buổi chiều tối Thứ Bảy, và chúng ta đã đưa linh cữu của vị Cha Chung của Giáo Hội, Đức Cố Gioan Phaolô Đệ Nhị, từ thế giới này về Nhà Cha vào chiều Chủ Nhật Thứ Hai Phục Sinh, Chủ Nhật Lòng Chúa Xót Thương. Toàn thể Giáo Hội, hiệp thông qua lời cầu nguyện, nguyện cầu cho sự mất mát này.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị là vị Giáo Hoàng thứ 264. Những kỷ niệm về Ngài, vẫn còn tồn tại mãi trong tim của Giáo Hội và toàn thể nhân loại thế giới.

Karol Wojtyla, được bầu làm Giáo Hoàng vào ngày 16 tháng 10 năm 1978, được sinh ra tại Wadowice, một thành phố cách Krakow 50 dặm vào ngày 18 tháng 5 năm 1920, và được rửa tội hai ngày sau đó tại giáo xứ của cha Francis Zak.

Ngài rước lể lần đầu khi được 9 tuổi, và lãnh bí tích thêm sức khi Ngài 18 tuổi. Việc học hành của Ngài bị chấm dứt, dang dỡ vì sự chiếm đóng của Quân Phát Xít Đức, và họ đã đóng cửa trường đại học, sau đó, Ngài làm việc tại một nhà máy sản xuất hóa chất tên là Solvay.

Vào năm 1942, ý thức về ơn gọi linh mục, Ngài bắt đầu những khóa học tại chủng viện chui ở Krakow. Ngài được Đức Hồng Y Adam Sapieha phong chức linh mục vào ngày 1 tháng 11 năm 1946, sau đó được gởi sang Rôma, là nơi mà Ngài nhận được văn bằng tiến sĩ Thần Học, với luận án chuyên về "Doctrina de fide apud Sanctum Ioannem a Cruce - Tín lí về Đức Tin theo Thánh Gioan Thánh Giá."

Ngài quay trở về Ba Lan để thi hành công tác mục vụ và giảng dạy môn kỷ luật thánh. Vào ngày 4 tháng 7 năm 1958, Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII bổ nhiệm Ngài vào chức Giám Mục Phụ Tá của Krakow. Ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Krakow vào năm 1964 bởi Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục. Trong chức vụ này, Ngài tham dự vào Công Đồng Chung Vaticăn II. Cũng Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục nâng Ngài lên chức Hồng Y vào ngày 26 tháng 6 năm 1967.

Ngài được chọn làm Giáo Hoàng bởi các vị Hồng Y qua cơ mật viện vào ngày 16 tháng 10 năm 1978, và lấy tên là Gioan Phaolô Đệ Nhị. Vào ngày 22 tháng 10, ngày của Thiên Chúa, Ngài long trọng bắt đầu sự vụ Giáo Hoàng của Ngài.

Triều đại Giáo Hoàng của Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị là một trong những triều đại lâu nhất trong lịch sử của Giáo Hội. Trong khoảng thời gian đó, dưới rất nhiều khía cạnh, rất nhiều sự thay đổi đã được chứng kiến và ghi nhận. Có thể đếm trong số đó chính là sự sụp đổ của một vài chế độ, mà chính Ngài đã góp phần vào. Ngài thực hiện rất nhiều chuyến viếng thăm mục vụ đến rất nhiều quốc gia để loan báo Tin Mừng

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị thi hành sứ vụ giáo hoàng của Ngài với tinh thần truyền giáo không mệt mỏi, cống hiến toàn bộ năng lực của Ngài vào việc "sollicitudo omnium ecclesiarum - vận động tật cả các Giáo Hội" và lòng bác ái rộng mở đến cho toàn thể nhân loại. Hơn hẵn bất kỳ một người tiền nhiệm nào, Ngài đã gặp gở với dân Thiên Chúa và những nhà lãnh đạo của các quốc gia, qua việc cử hành, qua những buổi tiếp kiến chung, riêng và những lần viếng thăm mục vụ.

Tình yêu của Ngài dành cho người trẻ đã thúc đẩy Ngài sáng kiến lập ra Ngày Giới Trẻ Thế Giới, thu hút hàng triệu người trẻ đến từ khắp mọi miền thế giới. Ngài đã thành công cổ võ cuộc đối thoại với những người Do Thái và các đại diện của các tôn giáo khác, và có lúc triệu tập tất cả các vị đó cùng tham gia buổi cầu nguyện chung cho hòa bình, đặc biệt là tại Assisi.

Ngài đặc biệt mở rộng Hồng Y Đoàn, nâng lên hàng Hồng Y cho 231 vị (cộng với 1 vị “bí mật”). Ngài triệu tập tổng cộng là 15 Kỳ Họp của Thượng Hồi Đồng Giám Mục Thế Giới, 7 kỳ họp thường và 8 kỳ họp đặc biệt. Ngài đã lập ra rất nhiều địa phận và nhiều khu vực truyền giáo, đặc biệt là tại Đông Âu. Ngài đã cải cách Bộ Giáo Luật của Tây và Đông Phương, thiết lập ra 8 học viện và tổ chức lại Giáo Triều Rôma.

Với tư cách là "sacerdos magnus - Linh Mục thượng phẩm," Ngài đã thực thi công tác phụng vụ tại Giáo Phận Rôma và trên toàn thể thế giới, trong việc chung thành tuyệt đối với Công Đồng Chung Vaticăn II. Ngài đã cổ võ bằng việc làm gương, bằng đời sống thánh thiện, phụng vụ và suy niệm cầu nguyện, đặc biệt là sự cung kính Phép Thánh Thể và lần hạt Mân Côi.

Giáo Hội bước vào thiên niên kỷ thứ ba dưới sự lãnh đạo của Ngài và việc cử hành Đại Năm Thánh 2000, đúng theo những chỉ dẫn được chỉ định trong Tông Thư "Tertio Millennio Adveniente - Bước vào ngàn Năm thứ Ba." Giáo Hội sau đó phải diện đối với thời đại mới, và nhận được những chỉ dẫn của Ngài qua Tông Thư "Novo Millennio Ineunte” qua đó Ngài đưa ra những đường hướng, chỉ dẩn cho mọi thành phần giáo dân trước những thách đố mới.

Qua Năm Cứu Thế, Năm Thánh Mẫu và Năm Thánh Thể, Ngài khơi dậy lòng sốt mến và canh tân của Giáo hội. Ngài đặc biệt phong Thánh và các vị Chân Phước, đưa ra rất nhiều gương thánh thiện trong cuộc sống thời này, nhằm khuyến kích và kêu gọi mọi người hãy trở nên thánh. Ngài công bố Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu là vị Thánh Tiến Sĩ của Hội Thánh.

Những học thuyết, tín lý trong triều đại Giáo Hoàng của Ngài rất là phong phú và sâu đậm. Ngài là Người canh giữ đức tin với sự khôn ngoan và lòng dũng cảm. Ngài cổ võ những học thuyết về thần học, luân lý và thiêng liêng của Giáo Hội Công Giáo và chống lại những khuynh hướng đi ngược với truyền thống thuần túy của Giáo Hội.

Mộ Đức Gioan Phaolô II
Trong số những văn bản chính của Ngài, có tất cả là 14 Hiến Chế, 15 Tông Huấn, 11 Tông Hiến và 45 Tông Thư, không kể đến những chương trình giảng dạy giáo lý của Ngài tại những buổi tiếp kiến chung và những cuộc nói chuyện của Ngài trên khắp thế giới. Với những giảng dạy của Ngài, Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị khẳng định và làm sáng tỏ hơn về dân của Thiên Chúa qua các học thuyết về thần học (đặc biệt là 3 Hiến Chế quan trọng đầu tiên là "Redemptor Hominis - Đáng Cứu Thế của con người ," "Dives in Misericordia Vào trong lòng thương xót Chúa" và "Dominum et Vivificantem Chúa và Ơn Thánh Sủng"); về các vấn đề có liên quan tới nhân chủng và xã hội học (qua "Laborem Exercens - Lao Công," "Sollicitudo Rei Socialis Những vấn đề Xã Hội" và "Centesimus Annus - Bách Chu Niên"); về luân lý học (gồm "Veritatis Splendor -Vẻ Huy Hoàng Chân Lý" và "Evangelium Vitae Đời Sống Phúc Âm"); về việc đối thoại liên tôn (qua "Ut Unum Sint - Để Chúng nên Một"); về truyền giáo học (qua "Redemptoris Mission - Sứ Mạng Đấng Cứu Thế"); và về Mẹ Maria (qua “Redemptoris Mater - Mẹ Đấng Cứu Thế").

Ngài công bố Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, dựa trên ánh sáng của truyền thống, được diễn dịch đúng theo tinh thần của Công Đồng Chung Vaticăn II. Ngài cũng còn xuất bản thêm nhiều cuốn sách thuộc cấp độ Tiến Sĩ.

Triều đại Giáo Hoàng của Ngài lên tới đỉnh điểm với Năm Thánh Thể, qua Hiến Chế "Ecclesia de Eucharistia - Giáo Hội từ Thánh thể" và Tông Thư "Mane Nobiscum Domine - Xin Thầy ở lại với chúng con."

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã để lại lòng mến thương, sự nên thánh, tình yêu của vị Cha Chung, và sự ngưỡng mộ đến cao độ, và rất đáng để khâm phục.

Được ký bởi những người làm chứng…….

CORPUS IOANNIS PAULI II P.M. (bên cạnh di hài của Đức Gioan Phaolô II, Giáo Hoàng tối cao)

VIXIT ANNOS LXXXIV, MENSES X DIES XV (Ngài đã sống 83 năm 10 tháng 15 ngày)

ECCLESIAE UNIVERSAE PRAEFUIT (là Đầu Giáo Hội Hoàn Vũ)

ANNOS XXVI MENSES V DIES XVII (trong thời gian 26 năm 5 tháng và 17 ngày)

Semper in Christo vivas, Pater Sancte! Cha là Đấng thánh thiện, Cha luôn sống trong Đức Kitô