Xin cho Các Linh Hồn được hưởng lòng thương xót Chúa
“Ngay từ buổi đầu của Ki-tô giáo, Hội Thánh lữ hành đã hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã qua đời. Vì cầu nguyện để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý nghĩ lành thánh (2Mcb 12,45). Chúng ta hãy dâng thánh lễ và các việc lành để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời” (Trích Những ngày lễ Công Giáo, tháng 11, trang 126).
Tháng 11 trong Giáo Hội Công Giáo chúng ta dành riêng cầu cho các linh hồn đã qua đời. Theo lời dạy của Giáo Hội, việc cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời là một việc lành thánh, là một việc thiện.
“Ngay khi lìa bỏ thân xác, linh hồn bất tử sẽ chịu phán xét riêng để được thưởng hay bị phạt đời đời. Tùy theo đời sống của mình trong tương quan với Đức Ki-tô, linh hồn hoặc phải trải qua một cuộc thanh luyện; hoặc được hưởng phúc trên trời; hoặc sa địa ngục vĩnh viễn” (x. GLCG , số 1022).
Các linh hồn trong luyện ngục bây giờ thật đáng thương, vì các Ngài không còn làm được gì để cho mình lãnh được ơn tha thứ và ơn cứu độ nữa. Các Ngài bây giờ đâu còn thân xác để cầu nguyện hay làm việc lành gì. Các ngài như “Người bị tù”, chỉ mong chờ sự cứu giúp của Giáo Hội, của người thân cầu nguyện cho thôi.
Các Ngài có thể là ông bà, cha mẹ hay bạn hữu của ta. Ngày xưa người Việt ta gọi là “CÁC ĐẲNG” thì phải lắm. Các Đẳng như là các Đấng, các bậc sinh thành nên chúng ta đó. Các Ngài bây giờ đang ở trong luyện ngục để thanh tẩy hay đền bù những gì mình đã sống bất công hay làm điều xấu xa, tội lỗi.
Chúng ta sẽ làm gì để cứu giúp các Ngài bây giờ?
“Hội Thánh vẫn kính nhớ người quá cố và cầu nguyện cho họ, đặc biệt trong thánh lễ; để một khi được thanh luyện họ có thể hưởng nhan thánh Chúa. Hội Thánh khuyên chúng ta bố thí, làm việc hãm mình và nhường các ân xá cho những người đã qua đời” (x. GLCG, số 1032).
Như vậy, chúng ta có thể cứu giúp các Ngài bằng những lời cầu nguyện; bằng những hy sinh; bằng việc lần chuỗi Mân côi; lần chuỗi Lòng thương xót Chúa; bằng việc hãm mình, bố thí hoặc nhường các ân xá. Đó là cách tốt nhất để chúng ta trả ơn Các Ngài đó. Trong các việc đạo đức chúng ta làm, thì việc dâng lễ là việc cao trọng nhất và có giá trị nhất. Vì nhờ công nghiệp của Đức Giê-su, các Ngài lãnh nhận được dồi dào “lòng thương xót Chúa”.
Tôi dùng cụm từ “lòng thương xót Chúa”, chứ không dùng “xin cho các ngài mau được hưởng nhan thánh Chúa”, vì hơn ai hết các linh hồn trong luyện ngục bây giờ rất cần đến lòng thương xót của Chúa. Chúa thương, Chúa xót bao nhiêu thì các linh hồn sẽ được hưởng bấy nhiêu và sẽ mau về thiên đàng hưởng Nhan Thánh Chúa bấy nhiêu.
Bởi đó, chúng ta có thể cầu nguyện và nhớ đến các Ngài khi dâng thánh lễ hoặc xin lễ để cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời.
Cách riêng nói đến việc “xin lễ”. Dù tiền không mua được Thánh Lễ, cũng như không mua được ơn cứu độ, nhưng đó là sự hy sinh của ta. Vì chưng chúng ta biết: “Đồng tiền nó liền khúc ruột” mà; đó là do mồ hôi và nước mắt chúng ta làm ra. Vì sự cứu rỗi các linh hồn, ta dâng sự hy sinh đó. Đó là một sự hy sinh, một sự hãm mình lớn lao chứ không phải chuyện chơi.
Trong Giáo Luật, tiền xin lễ được gọi là “Bổng lễ”. “Khi dâng bổng lễ để Thánh Lễ được áp dụng theo ý chỉ của mình, các tín hữu đóng góp vào thiện ích của Giáo Hội: Bằng việc dâng cúng ấy, họ góp phần nâng đỡ các thừa tác viên và các hoạt động của Giáo Hội” (x. Giáo luật, số 946).
Nghĩa là khi ta xin lễ cầu cho linh hồn nào thì Thánh Lễ đó sẽ được dâng và “áp dụng” cho linh hồn đó theo ý chỉ của ta. Dù trong Thánh Lễ đó có cầu cho nhiều linh hồn khác đi nữa, thì mỗi linh hồn cũng sẽ được hưởng trọn vẹn chứ không bị phân chia. Đó là ý nghĩa của từ “áp dụng”. Và Tư Tế có dâng nhiều Thánh Lễ trong một ngày hay dâng nhiều linh hồn trong một thánh lễ, thì cũng chỉ nhận được một bổng lễ mà thôi. (x. Giáo luật, số 951)
Giáo luật còn nói rõ: “Phải áp dụng từng Thánh Lễ cho mỗi ý chỉ vì đó mà bổng lễ đã được dâng và nhận, cho dù bổng lễ đã nhận là nhỏ bé” (x. Gl số 948).
Dù vậy, việc ta xin lễ đó, các linh hồn được hưởng bao nhiêu là do Chúa quyết định, chứ không đương nhiên là linh hồn đó được hưởng hết. Linh hồn đó đáng được hưởng bao nhiêu thì Chúa ban cho bấy nhiêu. Ơn cứu độ là của Chúa, Chúa không bán; cũng không ai có thể bắt Chúa ban cho cả. Chúng ta cũng như các linh hồn chỉ kêu cầu và phó thác cho Lòng Thương Xót của Chúa thôi, chứ không dám đòi hỏi chi hết. Bởi đó, mà tôi dùng cụm từ “Lòng thương xót Chúa” là vậy. “Xin cho các linh hồn nhận được lòng thương xót của Chúa”.
Nếu ta siêng năng xin lễ và cầu nguyện cho các linh hồn, thì nhờ công nghiệp của Đức Giê-su Ki-tô, chắc chắn các Ngài sẽ được hưởng “dồi dào” lòng thương xót của Chúa. Các Ngài mà hưởng được dồi dào lòng thương xót Chúa bao nhiêu thì sẽ mau được vào thiên đàng bấy nhiêu.
Vậy chúng ta hãy nhớ đọc kinh cầu nguyện và xin lễ cầu cho các linh hồn đã qua đời trong tháng 11 này, để giúp các Ngài nhận được dồi dào lòng thương xót của Chúa và cứu các Ngài ra khỏi luyện ngục, sớm được lên thiên đàng hưởng Nhan Thánh Chúa.
“Ngay từ buổi đầu của Ki-tô giáo, Hội Thánh lữ hành đã hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã qua đời. Vì cầu nguyện để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý nghĩ lành thánh (2Mcb 12,45). Chúng ta hãy dâng thánh lễ và các việc lành để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời” (Trích Những ngày lễ Công Giáo, tháng 11, trang 126).
Tháng 11 trong Giáo Hội Công Giáo chúng ta dành riêng cầu cho các linh hồn đã qua đời. Theo lời dạy của Giáo Hội, việc cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời là một việc lành thánh, là một việc thiện.
“Ngay khi lìa bỏ thân xác, linh hồn bất tử sẽ chịu phán xét riêng để được thưởng hay bị phạt đời đời. Tùy theo đời sống của mình trong tương quan với Đức Ki-tô, linh hồn hoặc phải trải qua một cuộc thanh luyện; hoặc được hưởng phúc trên trời; hoặc sa địa ngục vĩnh viễn” (x. GLCG , số 1022).
Các linh hồn trong luyện ngục bây giờ thật đáng thương, vì các Ngài không còn làm được gì để cho mình lãnh được ơn tha thứ và ơn cứu độ nữa. Các Ngài bây giờ đâu còn thân xác để cầu nguyện hay làm việc lành gì. Các ngài như “Người bị tù”, chỉ mong chờ sự cứu giúp của Giáo Hội, của người thân cầu nguyện cho thôi.
Các Ngài có thể là ông bà, cha mẹ hay bạn hữu của ta. Ngày xưa người Việt ta gọi là “CÁC ĐẲNG” thì phải lắm. Các Đẳng như là các Đấng, các bậc sinh thành nên chúng ta đó. Các Ngài bây giờ đang ở trong luyện ngục để thanh tẩy hay đền bù những gì mình đã sống bất công hay làm điều xấu xa, tội lỗi.
Chúng ta sẽ làm gì để cứu giúp các Ngài bây giờ?
“Hội Thánh vẫn kính nhớ người quá cố và cầu nguyện cho họ, đặc biệt trong thánh lễ; để một khi được thanh luyện họ có thể hưởng nhan thánh Chúa. Hội Thánh khuyên chúng ta bố thí, làm việc hãm mình và nhường các ân xá cho những người đã qua đời” (x. GLCG, số 1032).
Như vậy, chúng ta có thể cứu giúp các Ngài bằng những lời cầu nguyện; bằng những hy sinh; bằng việc lần chuỗi Mân côi; lần chuỗi Lòng thương xót Chúa; bằng việc hãm mình, bố thí hoặc nhường các ân xá. Đó là cách tốt nhất để chúng ta trả ơn Các Ngài đó. Trong các việc đạo đức chúng ta làm, thì việc dâng lễ là việc cao trọng nhất và có giá trị nhất. Vì nhờ công nghiệp của Đức Giê-su, các Ngài lãnh nhận được dồi dào “lòng thương xót Chúa”.
Tôi dùng cụm từ “lòng thương xót Chúa”, chứ không dùng “xin cho các ngài mau được hưởng nhan thánh Chúa”, vì hơn ai hết các linh hồn trong luyện ngục bây giờ rất cần đến lòng thương xót của Chúa. Chúa thương, Chúa xót bao nhiêu thì các linh hồn sẽ được hưởng bấy nhiêu và sẽ mau về thiên đàng hưởng Nhan Thánh Chúa bấy nhiêu.
Bởi đó, chúng ta có thể cầu nguyện và nhớ đến các Ngài khi dâng thánh lễ hoặc xin lễ để cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời.
Cách riêng nói đến việc “xin lễ”. Dù tiền không mua được Thánh Lễ, cũng như không mua được ơn cứu độ, nhưng đó là sự hy sinh của ta. Vì chưng chúng ta biết: “Đồng tiền nó liền khúc ruột” mà; đó là do mồ hôi và nước mắt chúng ta làm ra. Vì sự cứu rỗi các linh hồn, ta dâng sự hy sinh đó. Đó là một sự hy sinh, một sự hãm mình lớn lao chứ không phải chuyện chơi.
Trong Giáo Luật, tiền xin lễ được gọi là “Bổng lễ”. “Khi dâng bổng lễ để Thánh Lễ được áp dụng theo ý chỉ của mình, các tín hữu đóng góp vào thiện ích của Giáo Hội: Bằng việc dâng cúng ấy, họ góp phần nâng đỡ các thừa tác viên và các hoạt động của Giáo Hội” (x. Giáo luật, số 946).
Nghĩa là khi ta xin lễ cầu cho linh hồn nào thì Thánh Lễ đó sẽ được dâng và “áp dụng” cho linh hồn đó theo ý chỉ của ta. Dù trong Thánh Lễ đó có cầu cho nhiều linh hồn khác đi nữa, thì mỗi linh hồn cũng sẽ được hưởng trọn vẹn chứ không bị phân chia. Đó là ý nghĩa của từ “áp dụng”. Và Tư Tế có dâng nhiều Thánh Lễ trong một ngày hay dâng nhiều linh hồn trong một thánh lễ, thì cũng chỉ nhận được một bổng lễ mà thôi. (x. Giáo luật, số 951)
Giáo luật còn nói rõ: “Phải áp dụng từng Thánh Lễ cho mỗi ý chỉ vì đó mà bổng lễ đã được dâng và nhận, cho dù bổng lễ đã nhận là nhỏ bé” (x. Gl số 948).
Dù vậy, việc ta xin lễ đó, các linh hồn được hưởng bao nhiêu là do Chúa quyết định, chứ không đương nhiên là linh hồn đó được hưởng hết. Linh hồn đó đáng được hưởng bao nhiêu thì Chúa ban cho bấy nhiêu. Ơn cứu độ là của Chúa, Chúa không bán; cũng không ai có thể bắt Chúa ban cho cả. Chúng ta cũng như các linh hồn chỉ kêu cầu và phó thác cho Lòng Thương Xót của Chúa thôi, chứ không dám đòi hỏi chi hết. Bởi đó, mà tôi dùng cụm từ “Lòng thương xót Chúa” là vậy. “Xin cho các linh hồn nhận được lòng thương xót của Chúa”.
Nếu ta siêng năng xin lễ và cầu nguyện cho các linh hồn, thì nhờ công nghiệp của Đức Giê-su Ki-tô, chắc chắn các Ngài sẽ được hưởng “dồi dào” lòng thương xót của Chúa. Các Ngài mà hưởng được dồi dào lòng thương xót Chúa bao nhiêu thì sẽ mau được vào thiên đàng bấy nhiêu.
Vậy chúng ta hãy nhớ đọc kinh cầu nguyện và xin lễ cầu cho các linh hồn đã qua đời trong tháng 11 này, để giúp các Ngài nhận được dồi dào lòng thương xót của Chúa và cứu các Ngài ra khỏi luyện ngục, sớm được lên thiên đàng hưởng Nhan Thánh Chúa.